Qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn cho ta thấy tác giả là người như thế nào

Bài làm

Như ta đã biết, vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Châu Trinh ngắn hơn cụ Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đíìy, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài Đập đá ở Côn Lôn. So với bài Vào nhà ngục Quàng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn ra dời trước sáu năm. Xa cách về thời gian, về không gian, nhưng cảnh ngộ tác giả – người anh hùng chí lớn bị mất tự do – nhất là bản lĩnh làm người của hai nhà thơ thì tương tự, nên tác phẩm có đôi ba nét tương đồng. Nét tương đồng dễ thấy giữa hai bài thơ là về thể thơ, cả hai đều là thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật; về đề tài, cả hai đều là thơ viết trong tù vượt trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự hoạ chân dung nhân cách của chính mình; về giọng điệu, cá hai đều là thơ khẩu khí hào hùng, mạnh mẽ, đậm chất anh hùng ca,… Tất nhiên, xét về nội dung, ngôn từ, hình ảnh,… cụ thể của tác phẩm, Đập đá ở Côn Lôn khác với Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Điểm sáng chói nhất trong bài thơ của cụ Phan Châu Trinh là hình tượng một đấng tài trai hiên ngang, ngạo nghễ vung cao chiếc búa… đứng giữa đất Côn Lôn rải rác đá hòn, đá táng và bời bời sóng gió đại dương.

Bài thơ có bố cục quen thuộc của thơ Đường luật: đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên nếu ta quan sát kĩ hình tượng nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh nhà thơ – ta thấy có hai nét nổi bật:

1. Bốn cấu đầu khắc hoạ dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách bứa đánh tan năm bay đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu để trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quá công việc, thật rõ ràng. Đó là một đấng nam nhi, đứng hiên ngang giữa “đất cỏn Lôn”… Nói tới Côn Lôn, mọi người Việt Nam thuở ấy đều hiểu rằng đây là “Côn Đảo”, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm, đày đoạ những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên, hình ảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ dàng làm cho người đọc nghT tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích. Người trai ấy đang làm gì?

Xem thêm:  Tóm tắt văn bản cô bé bán diêm

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Thì ra người đang đập đá. Câu thứ nhất tĩnh, xuống câu thứ hai chuyển sang nét động. Từ lừng lẫy đầu câu chưa thật rõ nghĩa. Nhưng đến cụm từ sau “làm cho lở núi non” thì ý thơ mở ra, hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi, khơi sông để sắp xếp lại núi non, trời đất. Trong thực tế, Phan Châu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá để làm đường, xây nhà,… theo sự ép buộc của bọn cai ngục, sự quản thúc của bọn lính ngục. Đó là công việc chẳng hứng thú gì nếu không nói là vô cùng cực khổ. Vậy mà, tác giả lại nói như thế, viết như thế. Thật là những cãu thơ lãng mạn của một bản lĩnh người anh hùng vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc đời, để khẳng định phong cách làm người, một phong cách sống. Đến hai câu thực, phong cách sống ấy bộc lộ rõ nét hơn nữa:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Về nghĩa tả thực, cũng như nghĩa tượng trưng, bóng bẩy, ta có cảm giác người tù – vị thần ấy đang làm việc hết mình, tung hoành, ngang dọc, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt. Hình ảnh đối xứng hài hoà, kết hợp các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc. Hoá ra, đây đâu phải việc đập đá tầm thường như kẻ địch ép buộc người tù mà chính là việc biến cải càn khôn, vũ trụ của người dũng sĩ phá tan những gò đống, đập vỡ những tảng, những hòn ngăn cản đường đi… Cặp cụm từ đánh tan, đối xứng với đập bể vang lên, nghe thật sướng tai! Có thể nói, bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình – cũng là hình ảnh Phan Châu Trinh khi phải làm khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút pháp tả thực mà phóng bút, dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự hoạ chân dung mình. Do đó, từ một việc bình thường, thậm chí tầm thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn đổi thay vũ trụ… công việc ấy lẫy lừng, vang dộng cả đất Côn Lôn.

Xem thêm:  Lời kêu gọi bình thường mà trang trọng [Về bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000] – Bình giảng Ngữ Văn 8

2. Sang đến bốn câu sau – hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu:

Tháng ngày hao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khỉ lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chặt chẽ: “tháng ngày” – “mưa nắng” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”. Ý thơ mở rộng, không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những “nắng mưa”, bão tố của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng, tất cả, minh đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi luyện cho thân thêm “sành sỏi”, cứng rắn hơn, cho dạ “sắt son”, lòng trung thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu dối khá tinh tế: Tháng ngày – biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với “thân sành sỏi” ; Mưa nắng – biểu tượng cho những gian khổ ở dời đối chọi với “dạ sắt son”. Đồng thời, ta c.òn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của hai củu thơ. Dùng hai hình anh “sành sỏi” và “sắt son”, vốn rất gần gũi cuộc sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

Hình ảnh “kẻ vá trời” nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại vé bà “Nữ Oa dội đá vá trời”. Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời. Bởi vì, sự nghiệp cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp hơn nửa thế kỉ mà các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu theo đuổi lúc bấy giờ quả là một việc to lớn, táo bạo, nặng nề và đầy ý nghĩa, chẳng kém gì bà Nữ Oa xưa đội đá vá trời, nhằm đem lại cho nhân dân áo ấm, cơm no. Với hình ảnh vá trời ấy, nhà thơ nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên. Đồng thời, cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù đang phải làm chỉ là việc con con. Như thế, cả về niêm, luật của Đường thi lẫn nội dung, ý nghĩa, hai câu kết đã tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Xem thêm:  Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Tóm lại, bằng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nhiều từ ngữ, khoa trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc, bài thơ Đập đá ở Côn Lỏn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp – một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa núi đồi trời biển, oai phong lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ như thế của cụ Phan Châu Trinh, chúng ta bắt gặp ở khá nhiều bài thơ trong kho tàng thơ ca trung đại Việt Nam. Và sau này, nhà thơ Sóng Hồng[1] – một chiến sĩ cộng sản – cũng đã sáng tác một bài thơ có đề tài, giọng điệu và cách biểu hiện tương tự. Đó là bài Lấy củi, có hai câu thơ được truyền tụng:

Đốt cho tiêu kiếp tù đầy

Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.

Giống cảnh ngộ cụ Phan Châu Trinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở nhà tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp, đốt lửa,… Từ một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù – thi sĩ ấy đã viết nên những vần thơ ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu Đập đá ỏ Côn Lôn, Vào nhà ngục Quàng Đôn ạ cảm tác hay Lấy củi, chúng ta không chí nhìn thấy nét dẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hăy nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn…

Prev Article Next Article


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.

Nhà tù thực dân Côn Đảo là một địa ngục trần gian. Bọn thực dân dùng nơi này để đày đọa những con người yêu nước ưu tú hòng làm nhụt chí khí đấu tranh của họ. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc mà người đi đày phải làm. Phan Chu Trinh cũng ở trong số tù khổ sai ấy. Nhưng giữa nắng gió biển khơi khắc nghiệt, người tù Phan Chu Trinh đã dựng lên cả một tượng đài bằng thơ thể hiện một vẻ đẹp lẫm liệt, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận “làm trai” đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai”. Nguyễn Công Trứ thì viết: “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể”. Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: ” Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời”… Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: “… đứng giữa đất Côn Lôn” là “đứng giữa” biển – trời – đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc [khai thác đá] tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: “xách búa”, “ra tay”; và “lừng lẫy” những chiến công “lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.

Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:

Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chỉ kể việc con con!

“Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” sẽ bền bỉ trụ lại được cùng “tháng ngày”, mưa nắng”. Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” [Nguyễn Trãi] kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ “vá trời” lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh “những kẻ vá trời” vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ [vá trời] với thực tế gian nan chỉ là “việc con con”. Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không “con con” chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.

Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 2

Phan Châu Trinh [1872 – 1926], người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập đầu thế kỷ thứ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Bài thơ viết theo thể thết ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kè vả trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con!

Nhan đề bài thơ là Đập đá ở Côn Lôn nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chông sưu thuế nổ ra ở Trung kỳ, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo.

Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thử thách nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ làm cho lở núi non thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.

Các vị ngữ đánh tan và đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá năm bảy đống và mấy trăm hòn, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù [tháng ngày] đối với gian truân thử thách [mưa nắng] lấy thân dày dạn phong trần [thân sành sỏi] đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên [dạ sắt son]. Tất cả đã thể hiện hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. Thân sành sỏi và dạ sất son là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

Các từ ngữ: bao quản và càng bền biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp trong nhiều bài thơ trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:

Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân; Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần.

[Trích Bốn tháng rồi – Nhật ký trong tù]

Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự [vá trời] mà không thành [lỡ bước]. Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đáy gian nan chỉ là việc con con không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian na chi kể việc con con.

Đập đá ở Côn Lôn tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để giải bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn này. Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

Xem thêm:  Thuyết minh về một loài hoa [Hoa xuyến chi]


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 3

Tương tự như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong chốn tù đày.

Nhan đề bài thơ gợi lên cảnh lao động khổ sai của tác giả và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam và đày đọa ở Côn Đảo. Sau sự kiện chống thuế ở Trung Kì, năm 1908, Phan Châu Trinh và một sốchiến sĩ bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo với án khổ sai chung thần.

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Bốn câu thơ đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thách thức nhưng không phải là thấp hèn mà là lừng lẫy, không những thế còn lừng lẫy làm cho lở núi non. Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, bất khuất trước quân thù. Câu thơ thứ hai thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh đày đọa của quân thù. Các động từ đánh tan, đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá, vừa thể hiện một quyết tâm, một ý chícăm thù giặc. Đó là quyết tâm phá tan cảnh ngục tù, lật đổ ách thống trị của bọn thực dân tàn bạo. Câu thứ ba và thứ tư đối nhau làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ, các sốtừ trong câu đã tạo nên vẻ đa nghĩa cho bài thơ:  .

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu năm và sáu đôi nhau rất chỉnh. Tác giả lấy thời gian bị giam cầm [tháng ngày]đối với gian truân, thử thách [mưa nắng]; lấy thân dày dạn phong trần [thân sành sỏi] đối với tinh thần sắt thép [dạ sắt son]. Nghệ thuật đối làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.

Thân sành sỏi và dạ sắt sonlà hai hình ảnh ẩn dụ thể hiện một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cao quý của tác giả:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Các từ bao quản và chi sờn biểu thị một thái độ chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, thái độ thách thức với cảnh ngục tù của quân thù. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự [vá trời] mà không thành [lỡ bước]. Hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang đã được khắc họa một cách thú vị. Chuyện tù đày được xem là con con, không đáng kể. Hai câu cuối toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của người chí sĩ yêu nước:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kề việc con con!

Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca viết trong ngục tù của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng,ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị, vừa cổ kính sang trọng. Tác giả đã lấy thơ để giãi bày cái tâm, cái chí của mình, sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với sự nghiệp cứu nước, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày. Đó chính là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

Hình tượng người chiến sĩ yêu nước vào đầu thế kỉ XX được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôncủa Phan Châu Trinh.


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 4

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có những bước phát triển mới với những hoạt động sôi nổi phong phú. Tiên phong trong phong trào văn học thời kì này là các nhà Nho yêu nước tham gia phong trào cách mạng. Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác’’ của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.

Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn củacuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

[Phan Bội Châu]

Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

 [Phan Châu Trinh]

Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nôlệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chôn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

[Phan Châu Trinh]

Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 5

Không phải chi sau này, Côn Lôn hay Côn Đảo mới được nhắc tới như một cái tên gắn liền với khí phách, với sự gan dạ, anh hùng của những chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước. Ngay từ nhừng năm đầu thế kỉ, khi thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ trên đất nước ta, cùng với việc hoàn thiện bộ máy cai trị, chúng đã biến Côn Lôn thành nơi giam giữ nhừng người tù cách mạng. Tinh thần phản kháng mãnh liệt của nhân dân ta luôn luôn là sức mạnh to lớn, mà kẻ thù lúc nào cũng phải kinh hoàng, đối phó và đàn áp. Cùng với những cái tên như Sơn La, Lao Bảo… Côn Lôn còn là nơi ghi dấu bao tội ác bạo tàn của thực dân đế quốc, bao đau thương chết chóc của những lớp tù nhân: Roi đế quốc báng súng trường quất xé thịt hi sinh của những kiếp đi đày…

Nhưng trong bài thơ Đập đả ở Côn Lôn của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, trừ hai tiếng “Côn Lôn”, dường như không còn một từ nào khác nói về việc tù đày, giam hãm. Ai đã một lần đến Côn Lôn, nhìn những hầm giam, chuồng cọp, những tòa nhà dành cho cai ngục, chúa đảo… xây bằng đá kiên cố – mà ngày nay nhiều cái đã trở thành di tích lịch sử – hẳn có thể hình dung bao mồ hôi xương máu của những người tù nhiều thế hệ đã xây nên dưới đòn roi báng súng kẻ thù. Công việc đập đá khổ sai ấy lại được nói đến trong bài thơ bằng một giọng nhẹ nhõm, đầy tự chủ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Không một chút bóng dáng của một kẻ tù đày, mà ngược lại, là tư thế hiên ngang của một con người đầy đủ ý thức về mình, làm trai, trong thời ấy, chĩ những người đã biết được cuộc sống có ý nghĩa, biết hiến dâng cuộc đời mình cho một mục đích cao quý mới có thế nói về điều đó, về chí nam nhi của con người. Chính là mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc mà người trai ấy mới phải đến Côn Lôn, mới sa vào tù ngục, nhưng điều đó đối với anh là chuyện bình thường. Thậm chí câu thơ còn như đượm một vẻ tự hào, kiêu hãnh: “Anh đang đứng giữa đất Côn Lôn”, đứng ở vị trí đối mặt với kẻ thù, ở ngay nơi mà kẻ thù tưởng có thể giam cầm, đày đọa, có thế làm cho anh khuất phục, sợ hãi. Không những thế, ngay ở nơi ấy, người chiến sĩ yêu nước vẫn còn có thể làm nên những chuyện “kinh thiên động địa”.

Xem thêm:  Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Văn mẫu lớp 8

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Theo luật thơ Đường, hai câu thơ đầu tiên [thường gọi là hai câu “đề”] là hết sức quan trọng, nó vừa phải nêu được ý khái quát của toàn bài, vừa mơ ra dược những gì sẽ nói rõ, nói sâu hơn trong những câu sau. Ở đây, phần “đề”, đã vừa nêu đầy đủ sự việc chính sẽ đề cập đến trong bài: đập đá [mà là đá núi: “lơ núi non”] ở đất Côn Lôn, vừa thể hiện tư thế, khí phách hiên ngang chủ động của con người: đứng giữa… lừng lẫy làm cho… Đồng thời giọng điệu ngang tàng nhẹ nhõm của nó còn giúp cho ta nhận ra cái chất “thơ khẩu khí” vốn hay gặp trong thơ ca của cha ông ta xưa. Loại thơ này thường viết về một sự vật, một sự việc bình thường, nhiều khi rất nho, dế gửi gắm trong đó một triết lí, một suy ngẫm, có khi là cả một lí tưởng sống của tác giả [như bài Tùng của Nguyễn Trãi thế kí XV, một số bài thơ của Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ…] và gần hơn là những bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ yêu nước, loại thơ này thường có hai nghĩa: một nghĩa tả thực, một nghĩa ẩn, và cái tài của người làm loại thơ này là bao giờ cũng tìm được từ ngữ, hình ảnh thể hiện đầy đủ sinh động và sâu sắc cả hai nghĩa đó. Trong những câu tiếp theo [hai câu “thực” có nhiệm vụ giải thích, miêu tả trực tiếp cái mà hai câu “đề” đã nêu lên, hai câu “luận” là mơ rộng nâng cao nó] ta vẫn gặp chủ đề “đập đá” ấy với những chi tiết rất cụ thể: xách búa, ra tay…, năm bảy đống, mấy trăm hòn… có thể hình dung thật rõ công việc nặng nhọc, hoàn toàn thủ công của người tù, cái búa trong tay, núi đá vôi chất ngất, ngày tháng triền miên, nắng mưa dầu dãi… Nhưng đó chỉ là lớp thứ nhất, đơn giản, và tác giả hoàn toàn không muốn dừng lại ở đó. Phải thấy ở đây vần là tư thế chủ động, là sức mạnh tiến công của người tù: Xách búa đánh tan…, Ra tay đập bể… những “đống”, những “hòn” ấy cũng còn là hình ảnh ẩn dụ của những bất công, áp bức thống trị của kẻ thù. Sự nghiệp yêu nước, cứu nước của người chiến sĩ không vì tù đày giam hãm của kẻ thù mà đứt đoạn. Như Phan Bội Châu viết: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù… nhà tù đế quốc phong kiến chỉ là nơi rèn luyện, hun đúc hơn phẩm chất, chí khí người chiến sĩ. Gian nan mưa nắng chỉ thêm tôi luyện thân sành sỏi, dạ sắt son của người đập đá. Đến hai câu “luận” [câu 5 và câu trong bài] thì lớp thứ nhất của các từ liên quan đến “đập đá” đã mờ đi, tuy vẫn giữ mối liên hệ lô gích chặt chẽ [“sành sỏi” phải chăng là phần rắn nhất của đá được gọt mài qua năm tháng, cũng như “sắt son” là phần thuộc tính vững bền của đá đã được nâng lên thành hình tượng?]. Hai câu thơ như nắng xuân, đằm chắc, một lời thề nguyện lòng nhủ với lòng. Để rồi đến hai câu kết [vốn có nhiệm vụ khép bài thơ, nhưng chỉ khép lời mà mở ý, như một nhà thơ đời Đường ở Trung Quốc đã nói… phần mở như pháo trúc kêu vang mà thông suốt, phần kết như đánh chuông trong âm mà vang xa, hình ảnh con người “đập đá” đã được nâng lên thành một hình tượng kì vĩ lớn lao của những người làm công việc làm thay đổi vũ trụ, những kẻ vá trời. Đối với nhừng con người như vậy, bên cạnh những lo toan lớn lao cho dân tộc, cho đất nước, những gian nan đày đọa của cảnh tù đày chỉ là việc cỏn con, làm sao có thế lay chuyến, lung lạc được con người! Hình ảnh người tù nhân dập đá [vôn đã mờ nhạt trong lớp nghĩa thứ nhất], hoàn toàn không còn nữa, chi thây sừng sừng và cao đẹp hình ảnh của một con người ung dung tự tại, bất khuât kiên cường. Khí phách của người chiên sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn cũng chính là khí phách tiêu biểu cho truyền thống anh dũng kiên cường của dân tộc Việt Nam, khí phách ấy sau này ta còn gặp trong thơ văn yêu nước của các chiến sĩ cộng sản trong tù mà tiêu biểu tả Nhật kí trong tù của Bác Hồ.

Trong cuộc đời hoạt động yêu nước của mình: cũng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh luôn ý thức được sức mạnh to lớn của văn học, và nhiều tác phẩm được ông viết với mục đích tuyên truyền kêu gọi đấu tranh. Tài năng và lòng yêu nước cháy bỏng của Phan Châu Trinh, cũng như Phan Bội Châu đã làm cho các tác phẩm mà các ông để lại có giá trị, có sức sống lâu bền của các tác phàm văn học lớn. Riêng bài Đập đá ở Côn Lôn, có lẻ khi viết, nhà thơ không hề cân nhắc băn khoăn về niêm luật, cùng không nhằm mục đích kêu gọi, tuyên truyền thuyết phục ai… Bài thơ là tiếng nói của tâm hồn, của khí phách con người trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng lại là tâm hồn, khí phách tiêu biểu cho cả một thời đại, một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục. Chính vì vậy, bài thơ đã và sẽ có giá trị bền vừng mãi mãi với thời gian…Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bơi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.

Bài thơ thế hiện khí phách của một người xem thường mọi thứ thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại.

2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:

-Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” [Phan Bội Châu], “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bễ” [Nguyễn Công Trứ],… Đó là niềm kiêu hành, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai cùa mình: đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biến rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thô hiên ngang, sừng sững. Từ câu thứ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.

-Miêu tả công việc đập đá: bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”…

Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.

3. Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. 

Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cánh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giừ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nôn một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng deo dai, bền bi và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.

Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thế làm được. Những thử thách trên bước đường chiên đấu bị Phan Châu Trinh coi như là nhừng “việc con con”, không làm ông nhục chí.


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 6

Sau khi gửi cho Toàn quyền Pháp một bức thư dài gần 12 trang [1906] đả kích chính sách cai trị của thực dân, chỉ trích sự tham nhũng và bất lực của quan lại Nam triều, đòi chính phủ bảo hộ phải cải cách guồng máy chính trị, thanh trừng ‘tệ lậu’ – Nhân việc phản kháng thuế ở Quảng Nam năm 1908, cụ bị bắt về tội ‘xúi dân làm loạn’ – bị toà án Nam triều kết án trảm quyết – nhưng nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, cụ được giảm án và bị đày đi Côn Đảo. Bài thơ ‘Đập đá ở Côn Lôn’ cụ viết trong lúc bị lưu đày và phải đi đập đá.

Tác giả đã mượn điển tích bà Nữ Oa, em gái vua Phục Hy rèn đá ngũ sắc để vá trời, nói lên sứ mạng giải phóng dân tộc, một việc làm quá sức mình.

Ta thử phân tích bài thơ trên để tìm hiểu chí hướng của tác giả:

‘Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn’

Thân dù bị lưu đày, cụ chẳng phải hạng tù tầm thường mà là người quân tử đứng nơi trung chính trong thiên hạ [sách Mạnh Tử nói: Lập thiên hạ chí tử chính vị]. Non nước Côn Lôn còn tượng trưng cho chí hiên ngang của bậc anh hùng giữa vùng núi cao, bể rộng:

‘Lừng lẫy làm cho lở núi non’

Đất anh hùng bổn phận mình phải ra tay xẻ núi lấp sông. Cụ cho việc ‘Khai sơn, phá thạch’ của kẻ làm trai đứng trong vũ hụ là một việc làm chứng tỏ chí khí của mình [chữ lở có nghĩa là: phá thạch].

‘Xách búa đánh tan năm bảy đống ‘.

Dù gặp những trở ngại, chông gai cũng quyết vượt qua, với ý chí quả quyết tiến đến thành công:

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Văn mẫu lớp 8

‘Ra tay đập bể mấy trăm hòn ‘.

‘Đập đá ‘ đã chứng tỏ được hành động mạnh bạo của cụ trong việc san bằng những trở ngại, để tiến hành những công việc. Những danh từ cụ thể ‘năm bảy đống’, ‘mấy trăm hòn’ đã tượng trưng một cách rõ rệt những trở lực:

‘Tháng ngày bao quản thân sành sỏi’.

Năm, tháng trôi qua, gian khổ, đem thân ra để đền nợ nước, cứu giúp đồng bào, cụ vẫn xem thường. Thân thể dù phải tiêu hao, vẫn rắn chắc như mảnh sành và hòn sỏi qua thử thách của thời gian:

‘Mưa nắng chi sờn dạ sắt son ‘

Trải bao sương tuyết, dày dạn với nắng mưa, cụ vẫn bền lòng, chắc dạ. Chí khí anh hùng càng toả rạng. ‘Thất bại là mẹ của thành công’, cụ quyết mưu chí kiên nhẫn để đợi thời cơ:

‘Những kẻ vá trời khi lỡ bước ‘

‘Đội đá vá trời’ là một việc làm quá với sức người, dù có thất bại cũng là sự thường. Người anh hùng nuôi chí lớn, trước sự thất bại, cụ chỉ xem đó là một phút lỡ đường:

‘Gian nan nào sá sự con con… ‘

Tranh đấu vì dân, vì nước, cuộc đời dù có phải ra sao cũng không quản ngại, đối với việc đày đoạ thân thể cực nhọc về thể xác trong việc đập đá cụ có xem ra gì đâu. Việc cứu dân cứu nước kia mới đáng kể.

Công việc đập đá là một hình phạt nặng nhọc của tù nhân ở Côn Đảo đã được cụ lồng vào một khung cảnh hùng vĩ và sinh động. Dưới ngòi bút của thi nhân, việc đập đá tầm thường đã được thi vị hoá, từ địa vị một tù nhân khổ sai, cụ nghiễm nhiên là một bậc anh hùng đem tài sức ra ‘khai sơn, phá thạch’, ‘đập đá vá trời’ Việc đập đá biến thành một công việc vô cùng to tát, cao quý: Cứu nước, cứu dân.

Bài thơ trên thuộc thể thất ngôn bát cú, theo Đường luật, gieo vần lưng, những chữ cùng vần là: non, hòn, son, con.

về bút pháp, bài ‘Đập đá ở Côn Lôn’ có một sắc thái sinh động, lời văn rất hùng hồn, cương quyết. Những tiếng ‘đánh tan’, ‘đập bể’ cho ta thấy chí khí hào hùng và hiên ngang của cụ. Những trở ngại được tượng trưng bằng ‘năm bảy đống’, ‘mấy trảm hòn’ rất cụ thể. Những tính từ ‘sành sỏi’ ‘sắt son’ nói về đức tính của kẻ anh hùng, nhưng vẫn liên kết với ý trên là hòn đá, cho ta thấy dù trong cảnh khổ cụ vẫn bền lòng.

về phép đối ngẫu, hai câu thực trong bài thơ trên đối rất chỉnh về lời. Trong câu luận phần đối chỉnh nhất là ‘thân sành sỏi’ ‘dạ sắt son’ – Xuất sắc nhất là trong 8 câu thơ, tác giả không để câu nào lọt ra ngoài ý đập đá, văn tứ do đó rất có hệ thống – vần gieo rất già dặn, ‘non’ với ‘hòn’ với ‘con’, tuy chữ dùng cùng một vần nhưng đọc lên ta thấy những âm điệu trong bài thơ rất uyển chuyển.

Qua bài thơ ‘Đập đá ở Côn Lôn’, chí hướng của cụ Phan càng tỏ rõ hơn trong  việc tranh đấu để giải phóng quê hương, đòi lại chủ quyền cho Tổ quốc. Trong cảnh đoạ đầy, tù tội, tấm lòng sắt đá không hề lay chuyển. Con đường đã vạch sấn, dù cho chông gai, nguy hiểm, cụ vẫn vượt qua:

‘Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn’.

Tài ‘khai sơn phá thạch’, chí khí anh hùng tuy bị dồn ép vào khoảng đất Côn Lôn, nhưng cụ đã thức tỉnh được một số người đang đắm mình trong vòng cương toả, mải chạy theo công danh, phú quý, quên cả nước non. Cảnh gông cùm, xiềng xích là cơ hội để cho cụ tĩnh tâm mài lưỡi gươm chí khí, nung nâu thêm tấm lòng ái quốc làm sáng tỏ tài chọc trời khuấy nước:

‘Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non’…

Vì tội yêu nước, cụ bị giam cầm, hành hạ đủ điều, làm tù nhân khổ sai, đập đá. Cụ cho đó là một thử thách mà người anh hùng phải chịu trong cơn quốc biến để trải mật phơi gan cùng tuế nguyệt:

‘Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son ‘.

Chí hướng đã định, sự nghiệp cách mạng dù phải tạm bế tắc trong chốn lao tù, chưa phải là bước đường cùng. Lòng tin tưởng vô biên ở ngày mai huy hoàng của đất nước gợi cho cụ một niềm hứng khởi, cụ quên hẳn cảnh gian nan hiện tại. Kẻ ‘vá trời’ ‘lấp biển’ trong cơn lỡ bước, bị lưu đầy thường:

‘Những kẻ vá trời nay lỡ bước,

Gian nan nào sá sự con con’.

Trước bạo lực của cường quyền, trước những sự khủng bố tinh thần của thực dân dưới mọi hình thức, ta thấy cụ Phan không nao núng. Chí khí luôn luôn hướng về việc cứu dân, cứu nước không vì tư lợi cá nhân, cụ đã gây được một uy tín lớn lao với dân quốc. Do đó, chí hướng của cụ là chí hướng của một nhà cách mạng chân chính.

Dù nay đã thành người thiên cổ, cụ Phan Châu Trinh đã lưu lại danh thơm muôn thuở. Gian nan chẳng kể, thân thế không màng, với một bầu nhiệt huyết, cụ tranh đấu để đưa Tổ quốc đến vinh quang. Nhắc đến người xưa, ngâm lại vần thơ cũ, ta cảm thấy anh linh cụ như còn phảng phất đâu đây để vui mừng xem hậu thế tiến mạnh trên đường phục hưng xứ sở. Để kết luận, ta mượn những vần thơ của cụ Sào Nam đã tưởng niệm nhà cách mạng quá cố của dân tộc.

‘Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,

Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần.

Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,

Chết mà vì nước, chết vì dân ‘.


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh – Bài làm 7

Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sông mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lân ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.

Những kẻ vá trời khi  lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chống thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông, cái “địa ngục trần gian” này là nơi giam cầm, đoạ đày đã man những người yêu nước và đã có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Trong tư thế “đứng” ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất khuất vừa chủ động tự tin – Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục là tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là một người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí “làm trai” của người quân tử có phen được bộc lộ và thử thách.

Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn vững vàng:

Lừng  lẫy làm cho lở núi non.

Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí khí hào hùng lẫm liệt của kẻ “làm trai” có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước non.

Xạch búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mây trăm hòn.

“Xách búa”, “ra tay” thể hiện tư thế chủ động; “đánh tan”, “đập bể” động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào cánh tay để “đập bể”, “đánh tan” cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát.

Ba năm trời đằng đẵng Phan làm thân tù tội, chịu đựng biết bao đoạ đày “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” [một ngày ở tù, nghìn năm ở ngoài]. Nhưng thời gian [tháng ngày], gian nan [mưa nắng] cũng là hoàn cảnh để rèn luyện khí tiết người cách mạng.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông “vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”, Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình

Nghĩ mình trong bước gian truân

 Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

[Nhật kí trong tù]

Những thử thách khốc liệt của lao lù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lòng dạ càng thêm sáng ngời “sắt son” một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dấn, cứu nước.

Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Phan tự ví mình là kẻ “vá trời”, lấp biển, mưu đồ sự nghiệp lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, “lỡ bước”! Bị “lỡ bước” trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đối với ông. Người cách mạng sẵn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng. Nói chuyện tù tội, chết chóc mà lời thơ cứ tự nhiên, nhẹ nhàng:

Gian nan chi kể việc con con!

Ông xem đó chỉ là việc “con con”, không đáng kể, thái độ tư  thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc, ung dung lạ thường, ở đây ta lại bắt gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí sĩ họ Phan:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.

[Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu]

Kẻ thù dùng bạo lực, cực hình đày đọa để tiêu diệt lòng yêu nước, nhưng chúng đã lầm, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô địch.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù”. Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc.

Prev Article Next Article

Video liên quan

Chủ Đề