Quan sát hệ mặt trời tin học 6

Câu 5 trang 50 SGK Tin học 6

Sử dụng thông tin của phần mềm, hãy trả lời các câu hỏi sau: a] Trái Đất hình thành cách đây bao nhiêu năm?...

Xem lời giải

3
17 MB
0
7

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

doc

13 0 30

docx

7 1 11

doc

9 0 4

Giáo án Tin 6 Tên chủ đề: LUYỆN TẬP QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI VỚI PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM Giới thiệu chung chủ đề: Sử dụng phần mềm Solar System để quan sát Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và các Vì sao. Giải thích các hiện tượng ngày – đêm, các mùa trong năm, các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, nhật thực và nguyệt thực giúp các em học tốt môn địa lí . Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức: - Giúp HS mở rộng kiến thức, hiểu rõ việc Tin học hỗ trợ học tập cho những môn học khác như “tìm hiểu các hiện tượng trong Hệ Mặt Trời”. - Biết cách khởi động phần mềm Solar System. - Biết các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt trời. Kỹ năng: - Thực hiện được việc khởi động/ thoát khỏi phần mềm. - Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, quan sát, tìm hiểu về Hệ Mặt trời. Thái độ: - Học sinh thực hiện nghiêm túc, có ý thức học tập và tinh thần trách nhiệm. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực sử dụng các công cụ phần mềm phục vụ học tập và cuộc sống tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề, cộng tác, trình bày. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, phần mềm Solar System, phòng máy, máy chiếu. 2. Học sinh: - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới ở nhà, vở ghi, đồ dùng học tập. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh - Biết phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời [Solar System] Nội dung 1: Trái đất quay quanh Mặt Trời như Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động thế nào? Vì sao có ngày và đêm? Học sinh phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên trước lớp. GV gọi hs phát biểu ý kiến, các bạn còn lại nhận * Trái Đất tự quay quanh trục xét, bổ sung. nghiêng 23044’ theo hướng từ tây sang đông. - Khi quay, phần bề mặt trái đất hướng về mặt trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm GV nhận xét, chốt đáp án và dẫn dắt vào bài: * HS biết được phần mềm mô ngoài ra để giải đáp trái đất quay quanh Mặt Trời phỏng Hệ Mặt trời. Phần khởi như thế nào? Vì sao có hiện tượng nhật thực, động giúp hs có hứng thú tìm hiểu những hoạt động tiếp theo. nguyệt thực? Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng khi tròn khi khuyết? Hệ Mặt Trời có những hành tinh nào? Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời như thế nào?... Thì phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời [Solar System] giúp chúng ta dễ dàng giải đáp các câu hỏi trên. Giáo án Tin 6 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động - Biết biểu tượng, cách khởi động, giao diện chính của phần mềm. - Biết sử dụng các nút lệnh để quan sát trái đất: ngày và đêm, các mùa trên trái đất. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động a. Nội dung 1: Giao diện chính của phần mềm. GV làm mẫu cho cả lớp quan sát, vừa làm vừa giải thích biểu tượng, khởi động phần mềm và quan sát giao diện của phần mềm. Sau đó khi HS * Cách khởi động: Nháy đúp tự làm thì GV theo dõi và trợ giúp. vào biểu tượng Solar * Cách khởi động: Nháy đúp vào biểu tượng Solar System trên màn hình.Nháy chuột vào mỗi System trên màn hình - Màn hình giao diện: các hành vùng để mở cửa sổ tương ứng tinh, mặt trời, mặt trăng, trái đất. Nháy chuột vào mỗi vùng để mở cửa sổ tương ứng * HS nhận biết được biểu tượng, thực hiện được thao tác khởi động, nháy chuột vào mỗi GV: nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức: vùng để mở cửa sổ tương ứng - Cách khởi động: Nháy đúp vào biểu tượng Solar System trên màn hình - Màn hình giao diện: các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, trái đất. Nháy chuột vào mỗi vùng để mở cửa sổ tương ứng b. Nội dung 2: Quan sát Trái Đất. Yêu cầu học sinh quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi sau: Nêu ý nghĩa các nút lệnh hình dưới đây? * HS trình bày được ý kiến, nhận xét của mình. GV: Giới thiệu cửa sổ nút lệnh quan sát trái đất ? Trái đất tự quay theo trục nào ? theo hướng nào? HS: Trục nghiêng, theo hướng từ tây sang đông GV: Hướng dẫn HS mở cửa sổ quan sát trái đất bằng nút lệnh Earth HS: Quan sát và ghi nhớ ? Giải thích hiện tượng ngày và đêm ? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn HS mở cửa sổ quan sát hiện tượng ngày và đêm Giáo án Tin 6 ? Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo như thế nào? HS: Có hình elip gần tròn ? Thời gian trái đất chuyển động quanh mặt trời là bao lâu ? HS: 365 ngày 6 giờ GV: Giải thích sự vận động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu như SGK-45 HS: Quan sát và ghi nhớ GV: Hướng dẫn HS sử dụng nút lệnh để quan sát trái đất quay quanh trục của mình và quay quanh mặt trời vào các ngày, mùa trong năm. - Biết sử dụng các nút lệnh để quan sát mặt trăng, khám phá trăng tròn, khuyết, hiện tượng thủy triều, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Nháy vào nút Next để quan sát và xem thông tin các ngày 21/6, 23/9, 21/12 c. Nội dung 3: Quan sát mặt trăng GV: Giới thiệu giao diện cửa sổ quan sát mặt trăng và ý nghĩa của các nút lệnh: • Moon: quan sát Mặt Trăng. • Moonphases: khám phá hiện tượng Trăng tròn, Trăng khuyết. • Eclipses: giải thích hiện tượng thuỷ triều. • Tides: giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Yêu cầu đọc nội dung và quan sát hình trong sách để thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhóm 1: Quan sát mặt trăng như một hành tinh ? Mặt trăng là một hành tinh có thể tự phát sáng hay không ? ? Thời gian mặt trăng quay xung quanh trái đất một vòng là bao lâu ? - Mặt trăng là một hành tinh không tự phát sáng. - Thời gian Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất là một tháng. - Mặt trời luôn chiếu sáng một Giáo án Tin 6 nửa bề mặt của mặt trăng. Từ trái đất nhìn lên mặt trăng chúng - Nhóm 2: Giải thích hiện tượng trăng tròn, trăng ta chỉ thấy phần được chiếu sáng khuyết đó của mặt trăng. Khi quay trên quỹ đạo thì tùy thuộc vào vị trí của mặt trăng ở từng thời điểm khác nhau trong tháng, em sẽ quan sát được hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết. - Nhóm 3: Giải thích hiện tượng thủy triều trên trái đất Thủytriều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn. Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng. - Nhóm 4: Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực GV: thường xuyên giám sát, hướng dẫn, gợi ý, giải đáp thắc mắc nảy sinh và khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ học tập. GV: yêu cầu các nhóm báo cáo , sau đó nhận xét. GV thao tác mẫu, giải thích GV: Giới thiệu cách quan sát hiện tượng trăng tròn trăng khuyết trên phần mềm GV: Dùng sơ đồ và phần mềm giải thích cho HS hiện tượng nhật thực. Hiện tượng nguyệt thực ? - Hiện tượng nhật thực là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái đất nên khi đứng ở Trái Đất thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che đi một phần hoặc toàn . - Hiện tượng nguyệt thực là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng nên khi đứng ở Trái Đất thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che đi một phần hoặc toàn . * HS trả lời đúng các câu hỏi thảo luận nhóm. Giáo án Tin 6 - Biết sử dụng các nút lệnh để quan sát quan sát Mặt Trời, quỹ đạo các hành tinh hệ Mặt Trời d. Nội dung 4: Quan sát mặt trời GV: Hướng dẫn HS mở cửa sổ quan sát mặt trời trên phần mềm. Quan sát quỹ đạo chuyển động GV: Mặt trời là một quả cầu lửa và là hành tinh lớn nhất của Hệ mặt trời. Tất cả các hành tinh của các hành tinh trong hệ mặt khác trong hệ mặt trời đều quay quanh mặt trời trời. HS kể được thứ tự các hành với các quỹ đạo và vận tốc khác nhau. tinh trong hệ mặt trời. GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mô phỏng bề mặt của mặt trời và xem các thông tin trong phần mềm GV: Sử dụng phần mềm để giới thiệu hệ mặt trời Hệ mặt trời có các hành tinh quay quanh mặt trời trên một mặt phẳng quỹ đạo. Kể tên các hành tinh theo thứ tự? HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: gần mặt trời nhất là sao Thủy, sau đó lần lượt là Sao Kim, trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Ngoài ra còn có hệ thống sao Chổi quay quanh mặt trời. GV: nhận xét, bổ sung, chốt đáp án. Em có thể thay đổi góc nhìn mặt phẳng quỹ đạo hoặc tốc độ quay của các hành tinh khi quan sát. Biết sử dụng nút lệnh để quan sát các hành tinh, tên các hành tinh. e. Nội dung 5: Quan sát các hành tinh của hệ mặt trời. GV: Giới thiệu giao diện của cửa sổ nút lệnh quan sát các hành tinh Với mỗi hành tinh em có thể quan sát được quỹ đạo chuyển động, các thông tin liên quan đến hành tinh đó Yêu cầu hoạt động cặp đôi: HS biết được các hành tinh, trả Nhận diện các hành tinh trong hình vẽ, cử đại lời đúng câu hỏi. diện báo cáo kết quả. Tổ chức cho một hoặc hai nhóm chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình. GV: đến từng cặp HS để quan sát và hướng Giáo án Tin 6 dẫn khi HS gặp khó khăn. GV: gọi 2 cặp đôi báo cáo, sau đó các cặp đôi khác nhận xét, bố sung. GV nhận xét, chốt đáp án Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động HS sử dụng các nút lệnh để khám phá phần mềm Solar System, giải thích một số hiện tượng giúp học tốt môn Địa lí. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh GV: hướngdẫn hs thực hành khám phá phần mềm GV: bố trí chỗ ngồi hs, yêu cầu khởi động máy, khởi động phần mềm Solar System, sử dụng các nút lệnh để quan sát, trả lời các câu hỏi trong SGK/50. Quan sát hs thực hiện, kiểm tra kết quả, giúp những HS còn lúng túng trong thao tác. GV: Gọi 1 hay 2 hs bất kỳ nào trong lớp lên thực hiện thao tác khởi động, sử dụng các nút lệnh khám phá hiện tượng ngày và đêm, xem nhiệt độ trung bình trên trái đất. GV: Yêu cầu cá nhân khác nhận xét, đánh giá GV: Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thực hành. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Giải thích hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất: Vì Trái Đất có hình cầu và nó quay xung quanh trục nên khi nửa bán cầu này quay về hướng mặt trời sẽ được mặt trời chiếu sáng [là ban ngày] thì bên nửa bán cầu còn lại sẽ không được mặt trời chiếu sáng [là ban đêm] nên có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Trái đất di chuyển theo quỹ đạo hình elíp quanh Mặt trời và đồng thời xoay theo trục có vị trí nghiêng tương đối với bề mặt của quỹ đạo. Điều đó có nghĩa là các bán cầu khác nhau được hưởng khối lượng khác nhau của ánh sáng Mặt trời trong suốt một năm. Bởi vì, Mặt Trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của chúng ta, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự thay đổi và xuất hiện bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trái Đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. - Mỗi giây Trái Đất quay được 29.79 ki-lô-mét. - Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là khoảng 20 độ C. b] Nhiệt độ trung bình trên Sao Kim là khoảng 470 độ C c] Nhiệt độ trung bình trên Sao Kim là khoảng -25 độ C * HS thực hiện được các yêu cầu của bài tập thực hành. Giáo án Tin 6 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Sử dụng các nút Đọc thông tin và làm bài tập. lệnh của phần mềm Những thuật ngữ tiếng Anh trong thông tin về các để khám phá hệ mặt hành tinh? trời, các thông tin về các hành tinh. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Diameter: Đường kính. - Orbit: Chiều dài quỹ đạo. - Orbit period: Thời gian di chuyển hết một vòng xung quanh quỹ đạo [tức là một năm]. - Mean Orbit Velociti: tốc độ chuyển động. - Planet day: thời gian tự quay xung quanh mình được vòng. - Mass: khối lượng hành tinh. - Temperature: nhiệt độ trung bình. - Densiti: tỉ trọng HS tìm hiểu được những thuật ngữ tiếng Anh trong thông tin về các hành tinh. IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. 1. Mức độ nhận biết: Phần mềm quan sát Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt trời và các Vì sao trong hệ mặt trời là: A. Mario B. Solar System C. Mouse Skills D. Kompozer 2. Mức độ thông hiểu: Nháy chuột vào trong giao diện chính của phần mềm để khám phá trạm vũ trụ của em. Để quan sát mặt trời ta thực hiện: A. Nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trời trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời B. Nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời C. Nháy chuột vào biểu tượng Trái đất trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời D. Nháy chuột vào biểu tượng Vì sao trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời 3. Mức độ vận dụng: Hãy giải thích vì sao có câu nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”? Giáo án Tin 6

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề