Quy cách mốc ranh giới quy hoạch

Chào bạn mình đang lập hồ sơ dự toán cắm mốc quy hoạch chi tiết phần bảng tổng hợp theo Quyết định 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016; Công bố bộ định mức dự toán công trình phần khảo sát. Phần định mức CF.21100 cắm mốc chỉ giới đường đỏ, cắm mốc ranh giới quy hoạch là áp dụng cho cả đơn giá 1 mốc hay sao ạ? Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi giải đáp câu hỏi này nhé

Dự toán cắm mốc quy hoạch là gì ?

Để nắm rõ hơn các bạn có thể thao khảo thông tư 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng; Quy định về cắm mốc và quản lý mốc giới  theo quy hoạch xây dựng

Trả lời cho câu hỏi của bạn Định mức CF.21100 cắm mốc chỉ giới đường đỏ, cắm mốc ranh giới quy hoạch áp dụng cho 1 cột mốc.  Định mức này được chia cho 6 loại địa hình khác nhau

Hình ảnh hướng dẫn lập dự toán căm mốc quy hoạch trên phần mềm dự toán Eta

Để có thể áp dụng được chính xác định mức này bạn cần xác định loại công trình [ thủy lợi, đường …]. Cắm mốc để giải phóng mặt bằng hay xác định tuyến, địa điểm cắm mốc là vị trí có quan trọng hay không ?

Thành phần công việc Dự toán cắm mốc quy hoạch

Nhận nhiệm vụ, lập phương án thi công, thăm thực địa, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị

  1. Chọn điểm, định hướng, Xác định vị trí mốc cần cắm
  2. Đo đạc, định vị mốc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
  3. Vận chuyển, chôn mốc đúng yêu cầu thiết kế
  4. Hoàn thành theo yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu, bàn giao

Quy định có liên quan và lập dự toán cắm mốc quy hoạch

Điều 20. Quy định về cột mốc trong Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng

1. Cột mốc bao gồm phần móng chôn mốc, đế mốc và thân mốc, được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết.

2. Đế mốc có kích thước 40x40x50 cm.

3. Thân mốc có chiều dài 90 cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy định như sau:

a] Mốc tim đường có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 15 cm;

b] Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm;

c] Mốc ranh giới các khu vực có mặt cắt ngang hình tam giác đều, chiều dài cạnh 15 cm;

d] Mốc tham chiếu có mặt cắt ngang giống mặt cắt ngang của mốc giới cần cắm; trên mốc tham chiếu thể hiện đầy đủ các thông số để dẫn chiếu đến mốc giới cần cắm.

4. Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc.

5. Độ sâu phần móng chôn mốc tối thiểu là 100 cm.

Trên đây là hướng dẫn lập dự toán cắm mốc quy hoạch công trình xây dựng. Các bạn có thể tham khảo để lập dự toán khảo sát xây dựng công trình theo Quyết định 1354/QĐ-BXD

Số điện thoại tư vấn hỗ trợ và đặt mua dự toán Eta Hotline 0965635638

Video hướng dẫn lập dự toán khảo sát công trình xây dựng trên phần mềm dự toán Eta 2019

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa

Luật sư Tư vấn Luật xây dựng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 09 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa

  • Luật xây dựng 2014
  • Thông tư 10/2016/TT-BXD Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng

3./ Luật sư tư vấn

Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.

Các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm: Mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.

Việc thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa được các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa.

Các loại mốc giới cắm ngoài thực địa đối với từng đồ án quy hoạch được quy định tại Điều 11, 12, 13 Thông tư 16/2014/TT-BXD như sau:

– Đối với thành phố trực thuộc trung ương, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:

+ Mốc tim đường các đường phố chính đô thị dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong thành phố;

+ Mốc chỉ giới đường đỏ các đường phố chính đô thị dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong thành phố;

+ Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóavà các khu vực cần bảo vệ khác.

– Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới và khu chức năng đặc thù, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:

+ Mốc tim đường các đường phố chính và đường khu vực dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong đô thị, khu chức năng đặc thù;

+ Mốc chỉ giới đường đỏ các đường phố chính và đường khu vực dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong đô thị, khu chức năng đặc thù;

+ Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóavà các khu vực cần bảo vệ khác.

– Đối với xã, các mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm:

+ Mốc tim đường các trục đường chính trong xã, đường liên thôn, đường trục chính thôn và đường chính nội đồng dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong xã;

+ Mốc chỉ giới đường đỏ các trục đường chính trong xã, đường liên thôn, đường trục chính thôn và đường chính nội đồng gắn với công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong xã;

+ Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóavà các khu vực cần bảo vệ khác.

– Các mốc giới cắm ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch phân khu bao gồm:

+ Mốc tim đường các tuyến đường dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch;

+ Mốc chỉ giới đường đỏ các tuyến đường dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch;

+ Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng, bao gồm các mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và khu vực cần bảo vệ khác trong khu vực quy hoạch.

Các mốc giới cắm ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm:

+ Mốc tim đường các tuyến đường, tuyến ngõ dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch;

+ Mốc chỉ giới đường đỏ các tuyến đường, tuyến ngõ dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch. Trên thân mốc chỉ giới đường đỏ phải thể hiện rõ các thông số quy định về chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng;

+ Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng, bao gồm các mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và khu vực cần bảo vệ khác trong khu vực quy hoạch.

Về khoảng cách giữa các mốc giới, căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BXD, khoảng cách giữa các mốc giới từ 30 mét trở lên tùy thuộc vào địa hình địa mạo khu vực cắm mốc và phải đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ; trường hợp Khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30 mét thì phải giải trình trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.

Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp. Để thực hiện cắm mốc ngoài thực địa, đơn vị thực hiện cần chuẩn bị 02 loại hồ sơ gồm: hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng và hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng.

Về nội dung hồ sơ, căn cứ Điều 14, 15 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định:

Hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng bao gồm:

– Thuyết minh nhiệm vụ cắm mốc giới:

+ Xác định yêu cầu cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng;

+ Xác định khối lượng công việc cần thực hiện;

+ Xác định kinh phí thực hiện việc lập hồ sơ cắm mốc giới;

+ Tổ chức thực hiện và dự kiến thời gian lập hồ sơ cắm mốc giới.

– Thành phần bản vẽ: Sơ đồ vị trí và giới hạn phạm vi cắm mốc giới trích từ đồ án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp.

– Các văn bản pháp lý có liên quan

– Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ hồ sơ cắm mốc giới

– Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ cắm mốc giới.

Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng bao gồm:

– Thuyết minh hồ sơ cắm mốc giới:

+ Căn cứ lập hồ sơ cắm mốc giới;

+ Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc giới;

+ Nội dung cắm mốc giới bao gồm: Các loại mốc giới cần cắm; số lượng mốc giới cần cắm; phương án định vị mốc giới; Khoảng cách các mốc giới; các mốc tham chiếu [nếu có].

+ Khái toán kinh phí triển khai cắm mốc;

+ Tổ chức thực hiện.

– Thành phần bản vẽ:

+ Sơ đồ vị trí và giới hạn phạm vi cắm mốc giới trích từ đồ án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp.

+ Bản vẽ cắm mốc giới phải thể hiện vị trí, tọa độ, cao độ của các mốc giới cần cắm, trên nền bản đồ địa hình và tỷ lệ được quy định tại Điều 5 của Thông tư 10/2016/TT-BXD.

– Các văn bản pháp lý có liên quan.

– Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới

– Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập hồ sơ cắm mốc giới.

– Đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh và bản vẽ.

Như vậy, việc cắm mốc xây dựng ngoài thực địa cần phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng mà pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Có liên quan

Video liên quan

Chủ Đề