Quy định cách hạch toán hàng tạm nhập tái xuất

TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT

      Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế khi nhập khẩu? Chính sách thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm. Kế toán An Hiểu Minh sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết sau đây.

1. Các hình thức tạm nhập tái xuất:

G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
  • Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
  • Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế.

Sử dụng trong trường hợp:

– Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;

– Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.

2. Về thuế nhập khẩu:

Miễn thuế:

– Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế miễn thuế, không phải nộp thuế theo quy định tại điều 16 luật thuế 107/2016/QH13.

– Loại hình G12Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế. Quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.

Nộp thuế:

– Loại hình G11: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật [nếu có] trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.

– Số tiền nộp thuế này có thể hiểu giống như một khoản nhà nước giữ lại để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất, do đó khi doanh nghiệp đã thực xuất thì sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu này.

– Loại hình G12: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. Quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.

– Số tiền thuế nhập khẩu sẽ được hoàn lại và khoản hoàn lại được xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

– Ngoài ra nếu doanh nghiệp được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế sẽ được áp dụng theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất [không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất] và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.

3. Về thuế GTGT:

Nộp thuế

– Thuê tàu bay [bao gồm cả động cơ tàu bay], dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại. Quy định tại điểm c khoản 17 thông tư 219/2013/TT-BTC.

Miễn thuế

Căn cứ vào khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: Doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu [trừ những sản phẩm nộp thuế như trên] và công văn số 778/TXNK-CST cũng nói về điều này.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!

BÀI LIÊN QUAN: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Misa Mimosa.Net 2019 [Phần 1]

———————————————————————————————————————————————————

Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Đào Tấn 28/02/2019


Hướng dẫn cách hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu, cách hạch toán hàng nhập khẩu - hạch toán thuế nhập khẩu, cách xác định giá trị hàng nhập khẩu theo quy định mới nhất của Bộ tài chính.



Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính:

“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế như sau:

-
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

-
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC cụ thể như sau:


[Theo điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC]


c] Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán [
bên có tài khoản 331] bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh [tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch]. Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

- Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán [
bên Nợ tài khoản 331] bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ [Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó]. Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế [là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch] tại thời điểm ứng trước;

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định [phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế] để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.


[Theo điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC]


a] Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

-
Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:

+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ [không qua các tài Khoản phải trả] là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là
tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

-----------------------------------------------------------------


Để hiểu rõ hơn Công ty xin lấy 1 ví dụ để các bạn hành dung rõ ràng hơn về quy trình hạch toán ghi mua hàng nhập khẩu:

VD: Công ty Thiên Ưng nhập khẩu 1 lô hàng 50 bộ Điều hòa, đơn giá 200 USD/bộ = 10.000 USD, có 3 trường hợp sẽ xảy ra như sau:

1. Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp:
- Ngày 1/10/2018 thanh toán toàn bộ: 10.000 USD [
tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là 21.000].

Nợ TK 331: 10.000 x 21.000
Có TK 112: 10.000 x 21.000

- Ngày 11/10/2018 hàng về đến cảng Hải phỏng [tỷ giá trên tờ khai là 21.500, không được lấy tỷ giá này để hạch toán vào giá trị hàng hóa, tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB.. GTGT]
Nợ TK 156: 10.000 x 21.000 [theo tỷ giá ngày ứng trước là 21.000]
Có TK 331: 10.000 x 21.000

2. Thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp: [Tổng là 10.000 USD]
- Ngày 1/10/2018 thanh toán trước 1 phần: 4.000 USD [
tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là 21.000].
Nợ TK 331: 4.000 x 21.000
Có TK 112: 4.000 x 21.000

- Ngày 11/10/2018 hàng về đến cảng Hải phỏng [t
ỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là 21.500]
Nợ TK 156: [4.000 x 21.000] + [ 6.000 x 21.500]
Có TK 331: [4.000 x 21.000] + [ 6.000 x 21.500]

- Ngày 20/10/2018 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp: 6.000 USD [
tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là21.200]

Nợ các TK 331: 6.000 x 21.500 = 129.000.000 [Chỉ lấy phần chênh lệch ngày 11/10]
Có các TK 112: 6.000 x 21.200 = 127.200.000
Có TK 515: 6.000 x [21.500 – 21.200] = 1.800.000

3. Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
- Ngày 1/10/2018 hàng về đến cảng Hải phỏng [
tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là21.500]

Nợ TK 156: 10.000 x 21.500
Có TK 331: 10.000 x 21.500

- Ngày 08/10/2018 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp: [
tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là21.800]

Nợ TK 331: 10.000 x 21.500 = 215.000.000
Nợ TK 635: 10.000 x [21.800 – 21.500] = 3.000.000
Có các TK 112: 10.000 x 21.800 = 218.000.000

Đó là giá trị của hàng nhập khẩu, bây giờ chúng ta đi vào hạch toán các khoản thuế phát sinh khi nhập khẩu:


Chú ý: Thuế Xuất nhập khẩu, TTĐB, BVMT, thuế GTGT.... hàng nhập khẩu thì bên hải quan đã tính rồi, các bạn chỉ dựa vào tờ khai hải quan để hạch toán tiền thuế.
- Các khoản thuế nhập khẩu, TTĐB, lệ phí phát sinh các bạn cho vào giá trị của hàng hóa nhé:

- Thuế GTGT thì các bạn kê khai để khấu trừ.

Hạch toán tiền thuế Nhập khẩu, TTĐB... của hàng Nhập khẩu:
Nợ TK 156: Tổng tiền các loại thuế [Trừ thuế GTGT]
Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu

Có TK 3332 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333...- Nếu có thuế khác

Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT....

Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333... [Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có]

Có TK 111, 112

- Thực hiện khấu trừ thuế GTGT hàng Nhập khẩu
Nợ TK 1331

Có TK 33312 – Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu

- Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho ....
Nợ TK 156, 152, 153, 211...
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331...

Như vậy: Giá trị hàng nhập khẩu:
Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB[nếu có] + Chi phí mua hàng.

Cùng với ví dụ bên trên sẽ đưa thêm các loại thuế vào cụ thể như sau:

Công ty Thiên Ưng nhập khẩu 1 lô hàng 50 bộ Điều hòa, với giá CIF là 200 USD/bộ = 10.000 USD, thuế NK là 25%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10% :

1. Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp:
- Ngày 1/10/2018 thanh toán toàn bộ: 10.000 USD [tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịchhôm đó là21.000].

Nợ TK 331: 10.000 x 21.000 = 210.000.000
Có TK 112:210.000.000

- Ngày 11/10/2018 hàng về đến cảng Hải phỏng [tỷ giá trên tờ khai hải quan là 21.500, đây là tỷ giá để cơ quan Hải quan tính thuế, không lấy tỷ giá này để hạch toán vào giá trị hàng hóa]
Nợ TK 156: 10.000 x 21.000 [theo tỷ giá ngày ứng trước]
Có TK 331:210.000.000

- Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo tờ khai hải quan:
Nợ TK 156:[Thuế nhập khẩu] - Là số tiền thuế NK trên tờ khai hải quan.

Có TK 3333:[Thuế nhập khẩu]
- Khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 133:
Có TK 33312: Số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan

- Khi nộp tiền thuế vào NSNN:
Nợ TK 33312:
Số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan
Nợ TK 3333:Số tiền thuế NK trên tờ khai hải quan
Có TK: 111, 112: Tổng số tiền thuế phải nộp.

- Các trường hợp còn lại các bạn làm tương tự nhé!



Xem thêm: Cách kêkhai thuế GTGT hàng nhập khẩu


-------------------------------------------------------------------------

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:Lớphọc kế toán thực hànhthực tế tại
__________________________________________________


Video liên quan

Chủ Đề