Quy định về mua sắm tài sản trên 100 triệu

Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Ảnh: Internet.

Cử tri tỉnh Tây Ninh cho biết, theo Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 quy định một số gói thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, tại khoản 7 Điều 4 quy định: các gói thầu dưới 50 triệu đồng thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp nhưng phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thì các gói thầu dưới 100 triệu đồng, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác.

Cử tri băn khoăn, đối với các gói thầu dưới 100 triệu đồng và trên 50 triệu đồng có cần thiết phải trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không, và đối với danh mục mua sắm hàng hóa thông thường như: xăng xe, vật tư văn phòng phẩm, các dụng cụ, công cụ phục vụ công tác chuyên môn có giá trị dưới 10 triệu đồng và trên 2 triệu đồng có cần xin 3 báo giá và ký hợp đồng thực hiện hay không.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu về chỉ định thầu: việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây....; trong đó bao gồm kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm a khoản 6 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Trong đó, đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt [theo điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC].

Bộ Tài chính cũng cho biết, theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu.

Trong đó, đối với gói thầu có giá không quá 50 triệu đồng thực hiện theo quy trình tại khoản 7 Điều 4 như sau: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật [không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

Như vậy, theo các quy định trên, đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 50 triệu đồng [bao gồm cả gói thầu có giá gói thầu trên 2 triệu đồng và dưới 10 triệu đồng] thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 3 và khoản 7 Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg.

Đối với gói thầu có giá gói thầu trên 50 triệu đồng đến không quá 100 triệu đồng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC và các quy định của pháp luật về đấu thầu liên quan.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Đề nghị mua sắm

Thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm tài sản.

Bước 2: Lập kế hoạch đấu thầu

- Phòng Kế hoạch- Tài vụ xây dựng dự toán chi tiết, lập kế hoạch đấu thầu, gửi Tờ trình lên Hiệu trưởng Đại học Tân Trào đề nghị phê duyệt dự toán chi tiết, lập kế hoạch đấu thầu của trường.

- Thẩm định kế hoạch đấu thầu: Phòng Kế hoạch- Tài vụ lập báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu trình UBND tỉnh và sở Kế hoạch & Đầu tư xem xét. Thời gian thẩm định theo quy định.

- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu: Hiệu trưởng Đại học Tân Trào căn cứ văn bản của tỉnh phân cấp để phê duyệt kế hoạch đấu thầu, thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 02 ngày kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu.

Bước 3: Tổ chức đấu thầu

- Thành lập Hội đồng đấu thầu, Tổ chuyên gia xét thầu sau khi có phê duyệt kế hoạch đấu thầu của Hiệu trưởng Đại học Tân Trào.

- Hội đồng đấu thầu lập Hồ sơ mời thầu [hoặc Hồ sơ yêu cầu].

- Phê duyệt Hồ sơ mời thầu [Hồ sơ yêu cầu]: Hiệu trưởng Đại học Tân Trào phê duyệt Hồ sơ mời thầu [hoặc Hồ sơ yêu cầu] sau khi nhận được báo cáo thẩm định Hồ sơ mời thầu [Hồ sơ yêu cầu] của tổ chức [hoặc cá nhân] do Thủ trưởng đơn vị yêu cầu.

- Hội đồng đấu thầu, Tổ chuyên gia xét thầu thực hiện thông báo mời thầu, mở thầu, xét thầu, lập báo cáo xét thầu theo quy định của Luật đấu thầu.

- Phê duyệt kết quả xét thầu: Thủ trưởng đơn vị phê duyệt kết quả xét thầu sau khi nhận được báo cáo thẩm định kết quả xét thầu của tổ chức [hoặc cá nhân] do Thủ trưởng đơn vị yêu cầu.

- Hội đồng đấu thầu thông báo kết quả xét thầu tới các nhà thầu tham dự, thương thảo hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu trình Hiệu trưởng Đại học Tân Trào ký hợp đồng kinh tế.

- Hiệu trưởng Đại học Tân Trào ra quyết định công nhân kết quả đấu thầu [bằng văn bản] cho đơn vị trúng thầu.

Bước 4: Triển khai thực hiện mua sắm, lắp đặt

Phòng Hành chính- Quản trị [Bộ phận cơ sở vật chất], phòng Kế hoạch- Tài vụ kết hợp với đơn vị được trang cấp triển khai thực hiện mua sắm theo các nội dung của hợp đồng kinh tế đã ký với nhà thầu cung cấp.

Bước 5: Nghiệm thu kỹ thuật

Hội đồng nghiệm thu kỹ thuật gồm: trưởng [hoặc phó], chuyên viên bộ phận cơ sở vật chất, kế toán tài sản, đại diện đơn vị trực thuộc được trang cấp.

Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao sử dụng

- Hội đồng nghiệm thu và bàn giao sử dụng gồm: Đại diện lãnh đạo trường, trưởng phòng Kế hoạch- Tài vụ [kế toán trưởng], bộ phận quản trị, bộ phận tài vụ, đại diện đơn vị được trang cấp.

- Kế toán tài sản lập biên bản giao nhận tài sản cố định [nếu mặt hàng mua sắm hội đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định].

Bước 7: Thanh toán với đơn vị cung cấp

phòng Kế hoạch- Tài vụ làm đầu mối, tập hợp các chứng từ liên quan đến công việc mua sắm và thanh lý hợp đồng.

[HNMO]-Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành. Nhằm tạo thuận lợi trong quá trình triển khai Thông tư 58 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, cơ quan, địa phương để phổ biến một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên đến các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, về lựa chọn nhà thầu thuộc trường hợp đặc biệt trong mua sắm thường xuyên, đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu [bao gồm cả gói thầu mua sắm có giá gói thầu không quá 20 triệu đồng khi mua sắm, các cơ quan, đơn vị không phải xây dựng và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] không thuộc phạm vi quy định tại Thông tư số 58, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi văn bản phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với mua sắm dược liệu, việc mua sắm dược liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2016 của Bộ Y tế. Về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 58 quy định: “3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao". Theo quy định trên, trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành. Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho phép quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc đã phân cấp nhưng mức phân cấp thấp hơn 100 triệu đồng thì thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu theo quy định tại Thông tư số 58. Về trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 58 thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch đấu thầu.

Về hạn mức thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên: Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58 của Bộ Tài chính quy định gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả gói thầu dịch vụ tư vấn trong mua sắm thường xuyên] có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014 của Chính phủ.

Video liên quan

Chủ Đề