Quy định về việc đăng ký nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

Luật An ninh Y tế và Sẵn sàng Đối phó với Khủng bố Sinh học năm 2002," của Mỹ (hay còn gọi là Luật chống khủng bố sinh học hoặc BTA) gồm những điều khoản được thiết lập để bảo vệ nước Mỹ khỏi mối đe doạ khủng bố sinh học đến nguồn cung cấp thực phẩm, bao gồm thực phẩm từ nước ngoài.

Hệ quả của điều luật này là Hải quan Mỹ có thể gửi trả lại hoặc loại bỏ mọi chuyến hàng không tuân thủ tất cả những điều khoản được yêu cầu. Chính phủ Mỹ sẽ thi hành mọi khoản tiền phạt/hình phạt đối với những trường hợp không tuân thủ.

Điều luật này có hai điều khoản tác động đến các khách hàng của DHL Express:

  • Đăng ký Cơ sở: FDA yêu cầu các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay chứa thực phẩm cho người hoặc động vật tiêu thụ tại Mỹ phải đăng ký với FDA. Các nông trại, cơ sở bán lẻ, nhà hàng và cơ sở thực phẩm phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, nơi thực phẩm được chuẩn bị hoặc phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng được miễn trừ khỏi các yêu cầu này.

  • Thông báo trước về việc Nhập khẩu Thực phẩm: FDA yêu cầu các người mua hàng hoặc các nhà nhập khẩu tại Mỹ hoặc đại diện của họ đệ trình lên FDA thông báo trước về việc nhập khẩu thực phẩm. Thông báo này phải được đệ trình không dưới bốn giờ trước khi chuyến bay hạ cánh nhưng không được nhiều hơn năm ngày trước khi chuyến hàng đến nơi.

Đăng ký và Thông báo trước có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng thương mại. Chứng từ này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về các điều khoản liên quan có thể tác động đến bạn, với tư cách là khách hàng của DHL Express.

Hướng dẫn cụ thể hơn về các yêu cầu liên quan và sự trợ giúp mà DHL có thể cung cấp có tại văn phòng DHL tại địa phương của bạn. Thông tin chi tiết về Luật và Thông báo về việc Xây dựng Dự thảo Luật được đăng tại trang web của FDA.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sự thay đổi này, vui lòng liên hệ văn phòng DHL tại địa phương. Ngoài ra, vui lòng tham khảo danh sách các câu hỏi và trả lời đính kèm cũng có thể hỗ trợ được.

Quy định về việc đăng ký nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

Công bố sản phẩm sẽ có trình tự, thủ tục tương ứng với từng nhóm sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa lưu thông hiện nay bao gồm hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa sản xuất trong khu chế xuất và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại hàng hóa này được luật pháp quy định thành hai nhóm hàng, đó là:

•     Nhóm 1 - Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng mất an toàn;

•     Nhóm 2 - Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.

Đối với hàng hóa thuộc Nhóm 1 được Nhà nước quản lý dựa trên các tiêu chuẩn công bố áp dụng, là những ‘sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường’.

Nhóm 2 bao gồm ‘sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường’ được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007).

Riêng đối với sản phẩm, hàng hóa được xếp vào Nhóm 2, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy, đây là bước không thể thiếu để hàng hóa được lưu thông trên thị trường.

Công bố sản phẩm với hàng hóa sản xuất trong nước?

Video: Làm thế nào để lưu thông hàng hóa tại thị trường Việt Nam

Với các loại hàng hóa được sản xuất trong nước, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa nằm trong danh mục phải công bố, hàng hóa phải trải qua các bước sau trước khi lưu hành:

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (tương đương ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng) Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức tư vấn hoặc dịch vụ đào tạo từ các tổ chức chứng nhận (bên thứ ba).
Đăng ký chứng nhận với tổ chức được cấp thẩm quyền chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp thực hiện đánh giá chứng nhận hệ thống và sản phẩm (có thể tích hợp).
Công bố sản phẩm Công bố sự phù hợp của sản phẩm theo tiêu chuẩn - quy chuẩn tương ứng đã được pháp luật quy định

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 

Bước đầu tiên trong công bố sản phẩm cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Chi tiết về xây dựng hệ thống quản lý chất lượng xem chi tiết tại đây.

Doanh nghiệp có thể tự mình thiết lập hệ thống quản lý trong nội bộ tổ chức hoặc làm việc với tổ chức tư vấn, tổ chức đào tạo (bên thứ 3) độc lập. Sau khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng trong ít nhất 2 tháng trước khi đăng ký chứng nhận để đạt được chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng (phổ biến nhất hiện nay là tiêu chuẩn ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng được soạn thảo bởi tổ chức ISO).

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

Chứng nhận hệ thống quản lý được đánh giá và cấp bởi các tổ chức chứng nhận (Certification Body - CB) có thẩm quyền. 

Chứng chỉ này chứng minh rằng doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng thành thạo HTQLCL vào các quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ của mình, khẳng định chất lượng hàng hóa được đảm bảo và kiểm soát. Chứng nhận ISO 9001 có thể nâng cao uy tín của tổ chức bằng cách cho khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó đáp ứng được mong đợi. Trong một số trường hợp hoặc trong một số ngành, chứng nhận này là bắt buộc hoặc bắt buộc về mặt pháp lý. Đối với hàng hóa muốn công bố hợp quy để lưu thông trên thị trường, để đạt được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần phải có HTQLCL.

Công bố sản phẩm sản xuất trong nước

►   Công bố hợp chuẩn - hợp quy

Sau khi doanh nghiệp được chứng nhận HTQLCL có thể đăng ký công bố hợp chuẩn - hợp quy theo tiêu chuẩn - quy chuẩn tương ứng theo phân loại lĩnh vực nhà nước đã quy định.

Theo Khoản 8, Điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp chuẩn được định nghĩa như sau: “Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”;

Căn cứ Thông tư 28/2021/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: “Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng”

Đối tượng công bố hợp chuẩn là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.

Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 2 Điều 3 giải thích: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.” Theo định nghĩa này, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện đánh giá chứng nhận sản phẩm/dịch vụ tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhà Nhà nước đã ban hành, phân loại theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm.

Việc công bố sản phẩm hợp quy giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa của mình ra thị trường trở nên dễ dàng, bền vững hơn, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tạo dựng niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường.

Sau khi công bố, doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì và đảm bảo chất lượng hàng hóa, chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa cung cấp ra thị trường. Theo chu kỳ chứng nhận, hàng hóa phải được đánh giá giám sát hàng năm (nhưng không quá 12 tháng) và cần đánh giá tái chứng nhận sau khi hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận.

►   Tự công bố sản phẩm

Tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tiến hành đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Điều kiện để tự công bố là các sản phẩm này phải thuộc nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo NĐ 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn Thực Phẩm (LATTP).

Đối tượng thuộc danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
  • Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố.

Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, sản xuất nội địa không tiêu thụ trong nước không phải tự công bố.

VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CÔNG BỐ:

Bước 1

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công khai qua Hệ thống dữ liệu an toàn thực phẩm. 

Lưu ý: 

  • Nếu chưa thiết lập hệ thống dữ liệu ATTP thì tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao (sau đây gọi là “Cơ quan tiếp nhận”) để lưu hồ sơ bản tự công bố, tên của tổ chức, cá nhân và thông tin sản phẩm trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân; 

  • Nếu tổ chức, cá nhân có nhiều hơn 02 cơ sở sản xuất cùng một loại sản phẩm thì chỉ nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước nơi mình lựa chọn cơ sở sản xuất. Sau khi lựa chọn cơ quan quản lý để nộp hồ sơ, hồ sơ tự công bố tiếp theo phải nộp tại cơ quan đã chọn trước đó);

  • Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm này, nhưng có hợp đồng với một cơ sở sản xuất tại địa điểm khác (trường hợp thuê cơ sở sản xuất, gia công sản xuất) thì Doanh nghiệp nộp hồ sơ về cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp có trụ sở do doanh nghiệp đứng tên tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính pháp lý của hồ sơ tự công bố sản phẩm và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố;

  • Đối với các sản phẩm thực hiện tự công bố: tên và địa chỉ công ty trên kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm phải đúng với tên công ty đứng ra tự công bố sản phẩm, không sử dụng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của công ty là nhà sản xuất hoặc nhập khẩu.

Bước 2
  Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó;
Bước 3
  Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ.

VỀ HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CỦA DOANH NGHIỆP, GỒM:

Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước:

  1. Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I của NĐ 15/2018/NĐ-CP;
  2. Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 NĐ 15/2018/NĐ-CP:

“Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.”

“Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo”.

Công bố sản phẩm với hàng hóa nhập khẩu?

Các sản phẩm nhập khẩu yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải tiến hành khai báo hải quan và công bố chất lượng để được thông quan hàng hóa, trừ các trường hợp được miễn trừ kiểm tra nhà nước theo luật pháp về hải quan và các quy định có liên quan khác. 

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

“a) Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).

b) Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo (Packing list).

c) Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

d) Các tài liệu khác có liên quan; Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).”

Khi hồ sơ khai quan được thụ lý, doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Bước tiếp theo cần làm là đăng ký chứng nhận lô hàng nhập khẩu với tổ chức đánh giá sự phù hợp để được tiến hành đánh giá và kiểm nghiệm. Hàng hóa nhập khẩu được đánh giá chứng nhận theo Phương thức 1 và Phương thức 7 (đối với chứng nhận lô hàng) hoặc giám định. Giấy chứng nhận lô hàng hoặc chứng thư giám định là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ thông quan của doanh nghiệp. Trường hợp sản phẩm nhập khẩu đạt yêu cầu, doanh nghiệp nộp lại giấy chứng nhận/chứng thư giám định cùng mẫu thử nghiệm cho cơ quan quản lý tại nơi nhập khẩu để được đưa vào tiêu thụ nội địa.

Lưu ý: 

- Trong quá trình đợi thông quan, doanh nghiệp có thể tạm thời bảo quản hàng hóa tại kho, bãi lưu trữ. 

- Giấy chứng nhận lô hàng chỉ có giá trị đối với lô hàng được chứng nhận.

Hàng hóa nhập khẩu được phân chia làm hai loại là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải đăng ký công bố và hàng hóa nhập khẩu được tự công bố.

Đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bắt buộc áp dụng. Cần căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể ban hành công bố để nhận biết. Các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất an toàn thì bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình.

Công bố theo tiêu chuẩn áp dụng sản phẩm nhập khẩu

Quy định về việc đăng ký nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

Hồ sơ công bố chất lượng theo tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

  1. Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh của và Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
  2. Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ
  3. Nhãn phụ sản phẩm (Artwork)
  4. Công thức Sản Phẩm (Formulation): ghi rõ tỷ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)
    • Phiếu kiểm định chất lượng(nước sở tại).
    • Chứng nhận chất lượng hàng hóa(nước sở tại). 

Công bố hợp quy sản phẩm nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc loại hàng hóa Nhóm 2 (Xem danh mục hàng hóa bắt buộc công bố hợp quy) cần đăng ký công bố để được bán, phân phối hàng hóa ra thị trường.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước xuất khẩu (các giấy này phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm, lưu ý: Kết quả kiểm nghiệm phải còn thời hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn (kim loại, vi sinh vật, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,… tùy theo từng sản phẩm sẽ tương ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau) do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do doanh nghiệp công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); 
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; 
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/07/2019 (bản có xác nhận của doanh nghiệp)

Tự công bố sản phẩm nhập khẩu

Đối với sản phẩm nhập khẩu, điều kiện để sản phẩm được tự công bố là thuộc danh mục sản phẩm được không bắt buộc công bố theo quy định của Chính phủ. 

Lưu ý: Các sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Hồ sơ để doanh nghiệp tự công bố sản phẩm bao gồm:

  1. Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh
  2. Giấy chứng nhận Lưu hành sản phẩm tự do (CFS) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung,.../ Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE)/Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  4. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  6. Mẫu nhãn sản phẩm (nếu có)

Tại sao nên làm việc với ISOCERT?

  • Sứ mệnh của ISOCERT đóng góp vào sự nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp vì lợi ích quốc gia
  • ISOCERT – Thương hiệu của lòng tin: Từ Lòng tin – Trust, như bao nhiêu từ ngữ khác, đều có ý nghĩa khác nhau, như một biểu đổ Venn. Đối với chúng tôi (ISOCERT), lòng tin là một trách nhiệm thiêng liêng. Là một trong các tổ chức chứng nhận và giám định độc lập (bên thứ 3), công việc hàng ngày của chúng tôi là đánh giá hoặc giám định về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ của khách hàng thì niềm tin càng trở lên quan trọng. 

Quy định về việc đăng ký nhà sản xuất thực phẩm nhập khẩu ở nước ngoài

  • Logo ISOCERT biểu tượng của sự "hài hòa cùng thịnh vượng" . Khi ISOCERT cấp dấu chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được dán dấu chứng nhận ISO 9001 lên sản phẩm biểu tượng của sự hài hòa cùng thịnh vượng. Sản phẩm của doanh nghiệp đi khắp mọi nơi, khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, họ nhìn thấy biểu tượng logo dấu chứng nhận hài hòa cùng thịnh vượng, họ yên tâm tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn. Bởi họ tin rằng sản phẩm, hàng hóa đã được đánh giá đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO, từ đó đem lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.
  •  Ước nguyện của ISOCERT xây dựng xã hội tươi đẹp trong tươi lai.

> Khám phá thêm lý do để làm việc với ISOCERT >

Hotline: 0976389199  hoặc tổng đài: 1900 636 538 

Email:  >

YÊU CẦU BÁO GIÁ >

Ngày cập nhật: 0000-00-00 00:00:00