Quy trình bể xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt là gì ? Tại sao phải xử lý nước thải sinh hoạt và quy trình xử lý nào cho đúng chuẩn, hiệu quả nhất ? Hãy cùng Cty môi trường Đức Tài tìm hiểu nhé.

NƯỚC THẢI SINH HOẠT LÀ GÌ?

Nước thải sinh hoạt là nước sau khi được dùng cho các nhu cầu sống và sinh hoạt của con người thải ra như: Nước từ các nhà bếp, nhà ăn, buồng vệ sinh, nước tắm rửa và giặt giũ, nước cọ rửa nhà cửa và các đồ dùng sinh hoạt.

Nước thải có thể đã qua các bế tự hoại của từng nhà hoặc không, chảy vào hệ thống cống dẫn của đô thị, tập trung về các trạm xử lý nước.

ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa các tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 52% các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Các vi sinh vật trong nước thường là virus và các vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, lỵ, tả,… Đồng thời trong nước thải cũng chứa vi khuẩn không có hại, để phân hủy các chất thải.

Các thành phần với các giá trị điển hình như sau:

  • Nito NH3 và Nito Hữu cơ = 40mg/l            • COD=500mg/l,
  • BOD5=250mg/l                                          • SS=220 mg/l
  • Photpho = 8mg/l          • pH = 6.8              • TS=720 mg/l

Tóm lại, nước thải sinh hoạt có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Hơn nữa, không phải các chất hữu cơ đều có thê phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20 đến 40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐƠN GIẢN

>>> Bài viết liên quan : Các công đoạn xử lý nước thải cơ bản

SƠ LƯỢC VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ

Nước thải từ quá trình sinh hoạt của con người sau khi qua các hầm tự hoại sẽ được dẫn về bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ ô nhiễm của nước thải trước khi xảy ra các quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

Sau bể điều hòa nước thải được bơm qua bể vi sinh thiếu khí Anoxic, bể Anoxic là nơi diễn ra các hoạt động xử lý sinh học thiếu khí nhằm khử Nitơ, Photpho có trong nước thải.

Nước thải tiếp tục được chảy qua bể vi sinh hiếu khí Aerotank, bể Aerotank có tác dụng loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải nhờ vào hoạt động của các chủng vi sinh vật hiếu khí có trong nước. Phần nước và bùn được tuần hoàn về bể Anoxic để khử Nitơ có trong nước thải.

Hỗn hợp bùn và nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học để lắng bùn vi sinh. Bùn vi sinh lắng ở đáy được hồi lưu lại bể Aerotank để duy trì nồng độ vi sinh trong bể thích hợp. Phần bùn dư được thải về bể chứa bùn. Phần nước trong được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải. Nước từ bể khử trùng thoát ra cống thoát nước thải.

1. Bể điều hòa

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đặc biệt là cụm bể sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải.

Bên cạnh đó, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định.

2.  Bể Anoxic

Bể Anoxic được sử dụng để khử Nitơ bằng quá trình chuyển hóa Nitrate thành Nitơ tự do. Lượng Nitrate này được tuần hoàn từ lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng và lượng nước thải từ Bể Aerotank [đặt sau Bể Anoxic].

Cần lưu ý một số thông số quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả khử Nitơ:

  • Thời gian lưu nước của Bể Anoxic
  • Nồng độ vi sinh trong bể
  • Thành phần và nồng độ chất hữu cơ
  • Phần nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
  • Lượng oxy hòa tan
  • Nhiệt độ.

3. Bể Aerotank

Tại Bể Aerotank các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O,… theo phản ứng sau:

CHẤT HỮU CƠ + VI SINH VẬT HIẾU KHÍ + O2 → H2O + CO2 + SINH KHỐI MỚI +  …

Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp phụ Photpho, Nitơ cao hơn mức bình thường, Photpho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.

4. Bể lắng sinh học trong quá trình xử lý

Ở bể lắng sinh học xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn [vi sinh vật]. Phần bùn lắng này chủ yếu là  vi sinh vật trôi ra từ Bể hiếu khí. Phần bùn sau lắng được dẫn về Bể chứa và phân hủy bùn, một lượng bùn được Bơm bùn bơm tuần hoàn về Bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn trong bể.

Phần bùn dư còn lại sẽ được bơm vào Bể chứa và phân hủy bùn để giảm độ ẩm vì bùn vừa bơm từ Bể lắng thường chứa độ ẩm khá lớn. Bùn sau khi về Bể chứa và phân hủy bùn sẽ được định kỳ đem đi xử lý theo quy định.

5. Bể khử trùng

Ở Bể này, dung dịch Chlorine được  Bơm hóa chất bơm vào để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… có trong nước thải.

>>> Bài viết liên quan : Vai trò của Chlorine trong xử lý nước thải

6. Bể chứa và phân hủy bùn

Bùn dư sinh ra từ quá trình sinh học xử lý nước thải sinh hoạt, được định kỳ bơm xả về Bể chứa và phân hủy bùn.

Tại bể này có bố trí hệ thống phân phối khí để bùn sinh học phân hủy nội bào,  từ đó giảm khối tích bùn và định kỳ được hút bỏ.

Quý khách quan tâm đến dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế bệnh viện, nước thải công nghiệp, …… HÃY liên hệ ngay với chúng tôi để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ – HOTLINE: 0839.121512

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL:

ZALO: 0839121512 [Môi Trường Đức Tài]

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài

Chủ Đề