Quy trình đánh giá sự phù hợp

Đáp: Để thực hiện việc CNHC, CNHQ các Doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.

Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  1. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  1. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  1. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

đ] Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

  1. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  1. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  1. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Đối với đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức CNHC hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn [CBHC] quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.

Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy CNPH cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hiệu phù hợp trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Công tác trong ngành hàng sản xuất hàng mỹ phẩm. Tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi thông tin. Thắc mắc có nội dung sau: Các phương thức đánh giá sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định như thế nào?

Các phương thức đánh giá sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:

- Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

+ Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;

+ Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

+ Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

+ Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

+ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

+ Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;

+ Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

+ Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

- Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

Đối chiếu với quy định này thì tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký hoạt động dựa trên nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:

- Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, quá trình, môi trường [sau đây gọi là đối tượng đánh giá sự phù hợp] chuyên ngành thuộc trách nhiệm, quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công thì thực hiện đăng ký hoạt động tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý đối tượng đó.

- Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đối tượng đánh giá sự phù hợp tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý của từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên thì thực hiện đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với hai hoặc nhiều đối tượng đánh giá sự phù hợp chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của hai hoặc nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực thì thực hiện đăng ký hoạt động tại các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý từng đối tượng tương ứng.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp là gì? Được phép hoạt động khi có ít nhất bao nhiêu chuyên gia đánh giá chính thức? [hình từ Internet]

Tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng hóa được phép hoạt động khi có ít nhất bao nhiêu chuyên gia đánh giá chính thức?

Căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp
...
5. Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức [viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn], gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a] Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng;
b] Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành [ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác] phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
c] Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành [ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác] dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
d] Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế [ILAC].
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động công nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức [viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn] tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động công nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.

Như vậy tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng hóa được kinh doanh dịch vụ này khi có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức.

Cũng theo quy định này thì chuyên gia đánh giá chính thức có thể là viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn], gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện do luật định.

Chủ Đề