Quy trình xử lý kỷ luật trong quân đội

Trả lời: Điều 6 Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21-2-2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng quy định những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

1. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật:

a] Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;

b] Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;

c] Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;

d] Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

2. Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:

a] Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;

b] Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;

c] Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

* Bạn đọc Trần Phương Hoa ở đường Trần Lựu, phường An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh hỏi: Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 37 Luật Biển Việt Nam quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như sau:

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;

3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;

4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;

5. Khoan, đào trái phép;

6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

7. Gây ô nhiễm môi trường biển;

8. Cướp biển, cướp có vũ trang;

9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

QĐND

Kỷ luật trong quân đội là một vấn đề khá thú vị. Hầu như ai cũng muốn biết việc vi phạm kỷ luật trong quân đội sẽ bị xử lý như thế nào đúng không? Vậy, nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của ACC. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số vấn đề về xử lý vi phạm kỷ luật trong quân đội. Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau:

Xử lý vi phạm kỷ luật trong quân đội [Cập nhật mới 2021]

Quân đội là một môi trường cực kỳ nguyên tắc,vì thế, việc xử lý kỷ luật trong quân đội cũng cũng phải có nguyên tắc riêng, cụ thể nguyên tắc xử lý kỷ luật trong quân đội là như sau: 

  • Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
  • Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thdanh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
  •  Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.
  • Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
  • Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
  • Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật [hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức] do cấp có thẩm quyền quyết định.
  • Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên [sau đây gọi chung là người chỉ huy] các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
  • Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.

2. Các hình thức Xử lý kỷ luật trong quân đội

Tùy vào cấp bật cảu từng người trong quân đội mà có những hình thức xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

  • Khiển trách;
  •  Cảnh cáo;
  • Hạ bậc lương;
  • Giáng cấp bậc quân hàm;
  • Giáng chức;
  • Cách chức;
  • Tước quân hàm sĩ quan;
  • Tước danh hiệu quân nhân.

2.2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ 

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Giáng cấp bậc quân hàm;
  • Giáng chức;
  • Cách Chức;
  • Tước danh hiệu quân nhân.

2.3. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Hạ bậc lương;
  • Buộc thôi việc.

3. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỉ luật lao động

3.1. Tình tiết giảm nhẹ

  • Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
  • Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
  • Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3.2. Tình tiết tăng nặng

  • Vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tái phạm;
  • Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
  • Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
  • Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật

4. Công ty luật ACC

Trên đây là những  thống tin cơ bản về dịch vụ Tư vấn xử lý vi phạm kỷ luật trong quân đội của Công ty Luật ACC, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi  thống qua số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, chúng tôi sẽ phản hồi cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Công ty luật ACC cam kết đem cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Công ty Luật ACC xin cảm ơn!

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Chủ Đề