Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Không phải là những rạp chiếu phim hiện đại với công nghệ đột phá mà những rạp chiếu phim với kiến trúc cổ điển mới là những "thánh đường" điện ảnh được đánh giá cao trên thế giới.

1. Nhà hát Avoca

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Hướng ra ngoài khu vực cồn cát chỉ cách 100 mét từ Thái Bình Dương. Nhà hát Avoca mang đến hình ảnh một vùng ngoại ô thanh bình ở Australia, gần Sydney. Nhìn từ xa nhà hát Avoca trông giống như một căn lều hoặc quán bar trên bãi biển. Nhà hát Avoca chỉ có duy nhất một màn hình dùng để chiếu phim trong suốt hàng thập kỷ qua. Bên cạnh những buổi chiếu phim, nhà hát Avoca còn tổ chức những buổi thảo luận về điện ảnh trong khu vực ngoài trời.

Được xây dựng vào năm 1951, nhà hát Avoca luôn được xem là công trình kiến trúc ngoài bờ biển có tầm ảnh hưởng và đẹp nhất tại Australia.

2. Nhà hát Castro

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Nhà hát huyến thoại Castro tọa lạc tại San Francisco là một sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc ở California. Kiến trúc sư Timothy Pflueger, người từng thiết kế công trình kiến trúc nổi tiếng Bay Area, đã thổi vào nhà hát Castro một không gian trong giống như nhà thờ ở Mexico với những hoa văn mang đặc trưng của Tây Ban Nha và châu Á.

Kể từ khi mở cửa vào năm 1921, nhà hát Castro đã được sửa đổi và cải tạo nhiều lần. Năm 1930, đèn neon bắt đầu được đưa vào bên trong nhà hát. Từng là biểu tượng của cộng đồng người đồng tính ở San Francisco trong nhiều thập kỷ, Castro vẫn còn duy trì thành công cho đến ngày nay.

3.  Rạp chiếu phim Acapulco

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Rạp chiếu phim Acapulco Havana bắt đầu mở cửa vào năm 1958, ngay trước khi cách mạng Cuba lật đổ Tổng thống Batista. Đây là một kiệt tác của kiến trúc theo thiết kế Art Deco, từ những phông chữ in nghiêng cho đến những bức tường phản chiếu hình ảnh tạo cảm giác đường vào rạp chiếu phim Acapulco dài vô cùng. Ngày nay chỉ còn 40 rạp chiếu phim hoạt động tại Cuba dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính phủ. Tuy nhiên giá cả những rạp chiếu phim này, bao gồm cả Acapulco đã không thay đổi kể từ những năm 1950.

4. Cinematheque Français

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Rạp chiếu phim Cinematheque Français đã trở thành huyền thoại với bộ sưu tập bản in phim. Chúng được sưu tập trong nhiều thập kỷ bởi nhà lưu trữ nổi tiếng Henri Langlois. Từ những năm 1930, Cinematheque Français đã đem vẻ đẹp của điện ảnh trình chiếu lên màn ảnh màu bạc. Năm 1993, rạp chiếu phim Cinematheque Français được thay đổi toàn diện theo thiết kế của Frank Gehry. Những nét kiến trúc đặc trưng của Cinematheque làm người ta nhớ đến thiết kế của Gehry cho bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha.

5. Nhà hát Tampa

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Nhà hát Tampa được xây dựng vào những năm 1920 theo phong cách Baroque. Sau này rạp chiếu phim được sửa chữa theo hướng kết hợp giữa sự giao thoa của văn hóa Moorish, Tây Ban Nha, Byzantine, Italy thời Phục hưng, và văn hóa Hy Lạp Phục hưng. Trần nhà được sơn màu giống như một bầu trời đêm với tròn 99 ngôi sao lấp lánh bằng những bóng đèn nhỏ.

6. Rạp chiếu phim Thisio

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Có nhiều rạp chiếu phim ngoài trời trên thế giới nhưng chắc chắn không đâu để lại ấn tượng mạnh mẽ như rạp chiếu phim Thisio. Đến với rạp Thisio, người xem có một góc nhìn tuyệt với hướng ra ngôi đền Parthenon nổi tiếng. Màn hình nhỏ ở phía trước chỉ trình chiếu những bộ phim mới nhất. Dù rạp chiếu phim Thisio chỉ mở cửa vào mùa hè nhưng địa điểm này đã làm hài lòng người yêu thích điện ảnh kể từ năm 1935.

7. Đấu tường Kino


Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Đấu trường Kino tọa lạc tại thủ đô Oslo, Na Uy. Được đánh giá là rạp chiếu phim lớn nhất bán đảo Scandinavi với duy nhất một phòng chiếu phim lớn có sức chứa hơn 1.000 chỗ ngồi. Người dân Na Uy biết đến rạp chiếu phim Kino với ấn tượng mái vòm hình cầu nổi bật hướng về đường chân trời ở Oslo.

8. Rai Mandir

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Raj Mandir Jaipur là rạp chiếu phim tiếng Hindi phổ biến ở Ấn Độ. Rạp luôn bán hết vé từ ngày này sang ngày khác. Rạp được thiết kế theo phong cách kiến trúc Art Deco giống như cung điện maharaja. Raj Mandir Jaipur mở cửa kể từ năm 1976. Sảnh vào rạp được thắp sáng bằng đèn trắng pha với màu xanh trong từng khoảng thời gian. Mùi hương hoa được bơm qua ống dẫn không khí nằm dưới hơn 1.000 chỗ ngồi trong rạp.

9. Rạp chiếu phim Rex

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Mở cửa trở lại ở Berkhamsted, Vương quốc Anh sau một khoảng thời gian gián đoạn gần 20 năm, Rex được mệnh danh là rạp chiếu phim đẹp nhất ở Anh. Lần đầu tiên mở cửa vào năm 1936, các bức tường trong rạp được bao phủ bởi mỗi bóng đèn nhỏ. Mang kiến trúc cổ điển nhưng rạp chiếu phim Rex được trang bị những tính năng hiện đại nhất trong phòng chiếu cũng như chỗ ngồi thoải mái cũng công nghệ âm thanh đỉnh cao.

10. Rạp chiếu phim Music Box

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Được mệnh danh là liên hoan phim quanh năm ở Chicago, rạp chiếu phim Music Box trông giống như một cung điện kể từ khi mở cửa vào năm 1920. Màn hình khổng lồ với trần nhà được sơn màu xanh tạo cho khán giả cảm giác đang ở trước một bầu trời đêm khổng lồ.

Phóng viên - 21/11/2017 | 15:45 (GTM + 7)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Rạp Công Nhân là một trong những rạp phim thời bấy giờ (Ảnh: 36 phố phường)

Thời hoàng kim của điện ảnh là vào khoảng những năm 1960 – 1980. Đó là khoảng thời gian mà đêm đêm tất cả rạp hát và rạp chiếu phim sáng đèn với hàng nghìn người đến xem.

Có nhiều vở diễn hay, phim hay thậm chí còn cháy vé cả tuần. Để thấy rõ cả quá trình phát triển thăng trầm của hoạt động nghệ thuật này, ngay sau đây, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - Báo Hà Nội mới sẽ chia sẻ với chúng ta một câu chuyện hết sức thú vị:

Còn nhớ đến những năm 20 của thế kỷ trước, Hà Nội mới có rạp chiếu phim đầu tiên. Đến thời hoàng kim, Hà Nội có trên 60 rạp hát và chiếu phim. Ở giai đoạn này, chủ yếu các rạp vẫn có kiến trúc khá đơn giản, khán giả có khi phải ngồi ghế băng gỗ, hay thậm chí ngồi bệt dưới sàn, ngửa cổ lên để coi hát hoặc xem phim nhưng không lúc nào có chỗ trống.

Ông Trần Hữu Toàn nhà ở quận Hai Bà Trưng nhớ lại: “Lúc đó cái rạp nó không có ghế gì cả, chỉ có 1 khúc xi măng coi như là ngồi. Lúc đó người ta xem rất đông, ở rất xa nhưng cũng đến để xem.”

Cứ mỗi lần rạp chiếu phim hay là cả Hà Nội chộn rộn, đám trẻ dành tiền ăn sáng săn lùng bằng được đôi vé xem phim. Rạp này không được thì đi rạp khác, hễ đâu có là xếp hàng bằng được, dù là hầu như vé bán lấy lệ vài cái còn thì tuồn ra ngoài cho “phe vé” gần hết. Tối đến, cửa rạp đông nghịt người, đám “phe vé” í ới chào mời, phim hay giá gấp đôi gấp ba là chuyện bình thường.

Ông Nguyễn Hứu Ái một cán bộ về hưu kể: “Ngày xưa phải mua vé xếp hàng mà người ta diễn hàng đêm, chiếu phim chiếu hàng đêm. Lượng khán giả rất đông chứ không vắng như bây giờ. Rạp công nhân lúc trước vẫn là biểu diễn kịch thôi, bây giờ vẫn biểu diễn kịch nhưng dưới tầng hầm hình như họ biến tướng thành quán ăn, duy trì kịch đêm không còn nữa, chủ yếu phục vụ mục đích khác nhiều hơn. Ví dụ tiêu biểu như nhà hát chèo, nhà hát nhạc vũ kịch hay là nhà hát nhạc trẻ ở chỗ Huỳnh Thúc Kháng. Thực tế biểu diễn hàng đêm là ít. Ngày xưa xem phim là cả một cái văn hóa”

Nhiều người Hà Nội bây giờ vẫn còn đọc vanh vách tên các rạp chiếu phim ở Hà Nội. Ngày ấy, hàng tuần, cửa rạp cứ thay đổi đều đều pano giới thiệu phim mới đến mức đủ ăn đủ sống cho nhóm họa sỹ chuyên vẽ pano. Cảm giác xem phim thời ấy rất háo hức, rất hồi hộp và đáng nhớ.

Rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới xây ở đâu

Rạp Dân Chủ trên phố Khâm Thiên (Ảnh: Dân trí)

Phim hộp cứ chạy vòng vèo các rạp, buổi chiếu chênh nhau chừng mười lăm phút đủ để phim quay vòng nóng hổi. Ông Ái chia sẻ có những lúc đang xem thì tạm ngắt đoạn vì phim chưa kịp “về”, thế là kỹ thuật lại bật đèn sáng để khán giả giải lao ra mua sấu dầm, táo dầm hay hạt bí hạt dưa ngay sảnh rạp.

Ông Ái nói: “Xem phim ngày xưa ở Hà Nội có rất nhiều rạp chiếu phim. Ví dụ như kinh đô bắc đô, Khâm Thiên có 1 rạp, Hàng Cót có 1 rạp. Hà Nội ngày xưa có nhiều điểm chiếu phim, nhiều rạp chiếu phim lắm ... thiếu nhi có rạp Kim Đồng, diễn kịch, các sân khấu kịch có Đại Nam, Công Nhân, Nhà Hát Lớn rồi là cung văn hóa. Các rạp vừa ca nhạc vừa kịch được"

Bây giờ, xem phim có khác xưa. Hệ thống rạp chiếu phim nhà nước đã bị giải tán bớt đi nhiều rạp, nhưng hệ thống chiếu phim tư nhân lại mọc lên như nấm, chất lượng cũng tốt hơn và giá cả cũng cao hơn. Một thời vàng son của các địa chỉ văn hóa ở Hà Nội nay đã sắp kết thúc. Chỉ còn Trung tâm chiếu phim quốc gia ở ngã tư Thái Hà - Láng Hạ và những rạp tư nhân là vẫn còn người đến xem.

Những năm 80 của thế kỷ trước, rạp chiếu phim ở Hà Nội hoạt động hết công suất và xem phim trở thành nét văn hóa, lối sống của người dân. Những phút tiếp theo của chương trình chúng tôi sẽ chia sẻ cùng quý vị một vài bộ phim hay được chiếu tại các rạp trong thời kỳ này.

>>> Lịch sử rạp chiếu bóng ở Hồ Gươm

Hàng loạt rạp chiếu phim trên các phố Hàng Quạt, Hàng Chiếu, Hàng Cót, Lò Đúc, Bạch Mai, Huế, Hàng Bài, Hàng Trống… với cơ man các phim truyện được xây dựng từ các tiểu thuyết kinh điển như “Thầy Lang”, “Những con chim xanh”… Đặc biệt phải kể đến bộ phim nổi tiếng khoảng năm 1983 của Ấn Độ: “Tình yêu và giọt nước mắt”. Các rạp ở Hà Nội năm đó chiếu bộ phim này 24/24h. Vé bán ra có giá tới tận 125 đồng/đôi. Phim không đủ cho các rạp cùng chiếu nên phải chiếu liên hoàn, rạp này chiếu xong một cuốn mang sang rạp khác chiếu tiếp. Cứ như vậy bộ phim này tung hoành cả ngày lẫn đêm ở tất cả các rạp.

Thời đó ở các rạp chiếu phim cũng chứng kiến vô số chuyện cười ra nước mắt. Ngày đó, cứ đến mùa hè 8h sáng là tất cả dắt nhau đi xem phim ở rạp Kim Đồng. Thời thiếu niên của lứa tuổi 6X, 7X được xem rất nhiều phim hay ở rạp Kim Đồng như “Ba người lính ngự lâm”, “Nàng tiên cá”, “Những người báo thù không bao giờ bị bắt”, “Adela chưa ăn bữa tối”… chủ yếu là phim của các nước xã hội chủ nghĩa.

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, rạp chiếu phim ở Hà Nội vắng dần. Cũng nhiều lý do, từ phim không hay, rạp nóng, ghế gãy… và cả lý do khách quan do công nghệ. Cho đến những năm đầu 1990, khi đầu video đã tràn ngập trong các gia đình thì rạp chiếu phim ở Hà Nội vắng khách trầm trọng. Rạp Kim Đồng thành bãi gửi xe ô tô. Rạp Đại Đồng, Mê Linh thành vũ trường.

>>> Trung tâm văn hóa Pháp – L’Espace: Điểm đến nghệ thuật và giáo dục

Nhưng cũng có những rạp kéo được khán giả đến đều đặn như rạp Ngọc Khánh nhờ chiếu phim nổi nhưng khán giả đến cũng chỉ vì tò mò như đi xem đầu video. Chỉ có rạp Fanlands trên phố Lý Thường Kiệt là đông khán giả đều đặn do lựa chọn được những phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam và thế giới như “Cuộc sống tươi đẹp”, “Casablanca”, “Mùa ổi”, “Thương nhớ đồng quê”.

Rạp chiếu phim ở Hà Nội đông khán giả trở lại bắt đầu từ năm đầu thế kỷ 21. Nhưng lúc này các rạp truyền thống lại bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các rạp hiện đại mới mở với máy lạnh, âm thanh lập thể, ghế ngồi thoải mái hơn. Ban đầu là Trung tâm chiếu phim Quốc gia, rồi đến các rạp hiện đại khác trên các cao ốc với hàng loạt phim “bom tấn”. Đi xem phim bây giờ là hoạt động vui chơi giải trí của đa số người dân. Nhưng họ thích rạp hiện đại chứ ít đến các rạp truyền thống.

Rạp Dân Chủ trên phố Khâm Thiên từng thu hút rất đông khán giả ngay từ những năm 1990 khi mới tân trang. Ngày đó, rạp Dân Chủ duy nhất có ghế đôi cho những đôi trẻ, phim chiếu cũng được lựa chọn kỹ. Nhưng mới đây, rạp Dân Chủ đã thông báo tạm dừng hoạt động, dù với lý do gì thì người Hà Nội vẫn thấy nao lòng, tiếc nuối. Mỗi khi đi qua các rạp chiếu phim truyền thống lại thấy cả một thời xa xưa bỗng ùa về…