Robert trần là ai

Kể từ năm 2016 Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC] đã chính thức được thành lập, tới đây có thể Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] cũng sẽ được chính phủ các nước thông qua, trước đó Việt Nam cũng đã tham nhiều hiệp định thương mại khác.

Hoạt động hội nhập này sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Tuy nhiên cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam cả về công nghệ, nhân sự hay khung pháp lý.

Xoay quanh vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Robert Trần – Tổng giám đốc Tập đoàn ROBENNY tại Châu Á, người điều hành khoảng 70 nhân sự cao cấp là các giám đốc, tổng giám đốc của các công ty tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ông Robert Trần– Tổng giám đốc Tập đoàn ROBENNY tại Châu Á. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

- Thưa ông! Việt Nam được đánh giá là một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển với nhiều lợi thế như dân số đông, trẻ, tình hình chính trị ổn định trong khi mức lương phải trả rất thấp. Vậy theo ông các doanh nghiệp này nên tập trung vào thị trường trong nước hay hướng đến những thị trường bên ngoài?

Tôi cho rằng nên làm cả hai và song song vì chi phí để thành lập một văn phòng đại diện, công ty hay một văn phòng nghiên cứu thị trường trước khi quyết định đăng ký kinh doanh rất thấp. Cụ thể ở Mỹ, Canada, Australia hay Châu Âu sẽ mất khoảng 5.000USD/năm, còn ở Singapore khoảng 10.000USD/năm. Thị trường nội địa rất tiềm năng hoặc là thị trường chính vì vậy phải phát triển và làm cho tốt, còn văn phòng ở những nước khác là để quảng bá, tìm đối tác và cũng là để học hỏi kinh nghiệm từ thị trường các nước. Xa hơn nữa đó sẽ là nơi khởi đầu để xây dựng thương hiệu của công ty.

- Với nền tảng kỹ thuật và trình độ quản lý còn thua các nước trong khối ASEAN nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung, ông có nghĩ rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đủ sức cạnh tranh khi thị trường mở cửa?

Không phải ngành nghề nào chúng ta cũng thua! Tôi nhận thấy rằng những doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã đầu tư vào thị trường Việt Nam gần 20 năm nay, do vậy sau khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết sẽ chỉ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài “ăn theo”, bởi vậy nỗi lo của họ cũng chính là nỗi lo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Do đó họ cũng sẽ rất thận trọng khi quyết định đầu tư hay tìm đối tác Việt Nam để liên kết.

Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nên chấn chỉnh lại định hướng, tài chính, con người và đầu tư thêm về công nghệ. Điều đó sẽ nâng cấp mình và mở ra cơ hội kết hợp với nhiều thứ khác. Chúng ta không nên suy nghĩ quá phức tạp rằng phải “tái cấu trúc”, mà chỉ cần điều chỉnh từng bước một theo hướng chuẩn hóa.

- Khi gia nhập các hiệp định thương mại đồng nghĩa với việc những hàng rào thuế quan sẽ lần lượt bị dỡ bỏ. Dù Việt Nam thường nằm trong số các nước được “ân hạn” tuy nhiên điều này chỉ kéo dài chừng vài năm. Như vậy ông cho rằng nhà nước nên “bảo hộ” cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình ở mức độ như thế nào? Ông có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể?

Một cách làm rất đơn giản và nhanh nhất là nghiên cứu tất cả luật bảo hộ mà các quốc gia đang dùng đối với Việt Nam, từ đó chúng ta điều chỉnh lại cho phù hợp và áp dụng!

- Mở rộng ra, theo ông nhà nước cần có những thay đổi gì về chính sách để khuyến khích và tạo đựng được nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này?

Tôi cho rằng cần làm hai việc chính. Thứ nhất là thay đổi chính sách đầu tư vào Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài cùng đó là chính sách đầu tư ra thế giới cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai là chính sách vay vốn trong điều kiện doanh nghiệp không chỉ đầu tư ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài.

- Là người điều hành hàng chục nhân sự lãnh đạo cao cấp tại các công ty Việt Nam ông thấy họ cần bổ sung điều gì trong tư duy của mình khi gia nhập thị trường các thị trường tự do?

Hiện tại ROBENNY CORPORATION đang quản lý 6.500 nhân sự cao cấp toàn cầu với mức lương từ 250.000USD đến vài triệu USD/năm. Khi đã đạt đến mức độ cao cấp này thì gần như các nhân sự sẽ tương đồng về tầm nhìn, khả năng điều hành và chuyên môn. Qua quá trình làm việc của mình tôi nhận thấy lãnh đạo của các công ty Việt Nam rất giỏi, điều họ thiếu là thông tin chính xác và nhanh nhất từ các hiệp hội và đại sứ - lãnh sự quán Việt Nam tại các nước [trong trường hợp họ muốn đầu tư ra nước ngoài].

Nếu được tư vấn, tôi sẽ đề nghị họ nên nhìn nhận rộng hơn, không phải ở thị trường trong nước và phải ở phạm vi cả khối. Muốn làm được điều này họ phải thiết lập các văn phòng nghiên cứu thị trường tại các quốc gia muốn đầu tư như tôi đã nói ở trên.

- Là một nhà quản trị nhân lực ông có lo ngại việc tham gia AEC sẽ làm Việt Nam ngày càng bị “chảy máu” chất xám trầm trọng hơn?

Hoàn toàn không! Ngược lại tôi còn khuyến khích họ luân chuyển quả các nước trong khu vực để học về văn hóa kinh doanh trong khối và nâng tầm nhìn cho một thị trường 609 triệu dân. Hiện nay có rất nhiều nhân sự cao cấp của Việt Nam không chịu luân chuyển qua các nước khác, chính suy nghĩ đó làm họ mất đi cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực, mà nếu chấp nhận chắc chắn họ sẽ thu gặt được rất nhiều điều mới mẻ, bổ ích.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguyễn Cường [ghi]

Ông Robert Trần là diễn giả, chuyên gia tư vấn đáng tin cậy về rủi ro công nghệ thông tin và lòng tin công nghệ số. Ông Robert Trần hiện giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn, lãnh đạo mảng Rủi ro Công nghệ và An ninh mạng của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam [EY Việt Nam]. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Ông đã lãnh đạo thành công các dự án về mô hình quản trị công nghệ thông tin [CNTT] và vận hành mục tiêu, chiến lược và đào tạo CNTT cho hội đồng quản trị, đánh giá mức độ hoàn thiện hệ thống CNTT, lập mô hình các mối đe dọa, đánh giá chỉ số vi phạm, đánh giá các điểm dễ bị tổn thương, kiểm tra khả năng chống thâm nhập, đánh cắp dữ liệu, quản trị tính liên tục trong kinh doanh, rủi ro doanh nghiệp, tuân thủ quyền riêng tư, theo dõi tính bảo mật, phản ứng với các vi phạm hệ thống CNTT và bảo mật bằng công nghệ blockchain. Ông cũng phụ trách việc triển khai và cung cấp các dịch vụ đánh giá khả năng thâm nhập và tấn công của tội phạm mạng trong các ngành khác nhau.

Ông có bằng thạc sĩ của Trường Công nghệ Viễn thông ParisTech [Pháp] và nhiều chứng chỉ chuyên môn quốc tế về an ninh mạng. Ông Robert Trần lãnh đạo đội ngũ các chuyên gia an ninh mạng có trình độ cao của EY Việt Nam bảo vệ hoạt động kinh doanh của các khách hàng bằng cách xây dựng một nền tảng an ninh mạng vững chắc, phát hiện các mối đe dọa CNTT mà họ đang đối mặt và phản ứng với vi phạm an ninh mạng. Ông đóng góp vào mục tiêu xây dựng một thế giới làm việc tốt đẹp hơn bằng cách bảo vệ khách hàng trước những nguy cơ CNTT truyền thống và phi truyền thống, nhờ đó họ đạt được những kết quả tốt hơn và lâu dài hơn, từ khâu chiến lược cho đến thực thi.

CYBERSECURITY ISSUES TROUBLESHOOTING SCRIPT 15:15 17-06-2022

OPENING CEREMONY & KEYNOTE 14:00 17-06-2022

KỊCH BẢN KHẮC PHỤC SỰ CỐ AN NINH MẠNG 15:15 17-06-2022

PHIÊN KHAI MẠC & BÁO CÁO CHÍNH 14:00 17-06-2022

Có phải tất cả người có thu nhập cao đều được xếp vào nhóm H.E.N.R.Y? Tiếp nối thành công của các số trước, Cafe cùng Doanh nghiệp, Chủ đề What is luxury? [Thế nào là cuộc sống cao cấp?] Số 3 tiếp tục được do Ban Truyền thông – Hiệp hội Doanh Nghiệp TP. Hồ Chí Minh [HUBA] phối hợp cùng Ủy ban Truyền thông – Thương hiệu thuộc Hội đồng Doanh Nhân Việt Nam tổ chức với nội dung xoay quanh cách nghĩ và làm của nhóm H.E.N.R.Y, một nhóm người cận giàu đang gia tăng nhanh chóng và được dự đoán có khả năng định hướng xu hướng thị trường Việt Nam trong vài năm tới do ông Robert Trần, CEO – USA, Canada & Asia Pacific Robenny Corporation chia sẻ.

H.E.N.R.Y là nhóm những hộ gia đình có thu nhập trung bình từ 75.000 – 250.000 đô la Mỹ/tháng. Nhóm người này hiện đang chiếm 15% dân số Việt Nam. Họ có những suy nghĩ và cách làm rất văn minh, góp phần tạo ra nhiều xu hướng tiên tiến trong xã hội hiện đại, đồng thời họ cũng không ngại khẳng định đẳng cấp bản thân thông qua phong cách sống.

H.E.N.R.Y định vị đẳng cấp bản thân dựa trên 7 yếu tố:

1.Tài chính

Tiết kiệm để mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm, gửi ngân hàng… là thói quen sử dụng tài chính thường thấy ở nhóm người này. Họ lo lắng cho tương lai bản thân và chuẩn bị những khoản “phòng thân” nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Khác với những người giàu ở thế hệ 7X về trước, những H.E.N.R.Y thế hệ 8X thường gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng thay vì đầu tư vào bất động sản. Theo khảo sát, H.E.N.R.Y có tối thiểu 35.000 – 50.000 đô la Mỹ trong tài khoản.

2.Phong thái

“Giàu chưa chắc đã sang.”, Ông Robert Trần, CEO – USA, Canada & Asia Pacific Robenny Corporation, một trong những chuyên gia tham gia vào nghiên cứu cho biết. Có nhiều người lầm tưởng thu nhập cao đồng nghĩa là họ đã có cuộc sống cao cấp. Đẳng cấp thật sự của một H.E.N.R.Y được khẳng định từ chính suy nghĩ của họ: “Tôi độc lập, tôi mạnh mẽ và tôi có giá trị của mình”.

Ông cũng cho biết chúng ta có thể không xuất thân giàu sang nhưng vẫn có thể học được phong cách của HENRY nhờ “behave – believe – belong” [ biểu hiện – tin tưởng – trở thành]. Mỗi người có thể luyện tập “bắt chước” biểu hiện của H.E.N.R.Y, từ đó tạo ra niềm tin và suy nghĩ tương tự, phong thái sẽ tự nhiên “cùng tần suất” với H.E.N.R.Y và thứ tự này có thể đảo thành “believe – behave – belong”.

Ông Robert Trần, CEO – USA, Canada & Asia Pacific Robenny Corporation

3.Tinh thần

Họ thích dùng “hàng hiệu giá phải chăng”. Mặc dù, thu nhập của họ khá cao nhưng  họ sẽ không chi quá nhiều tiền chỉ vì thương hiệu nổi tiếng. Điều họ quan tâm nhất vẫn là giá trị tinh thần họ có được nếu mua sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Để đáp ứng xu hướng đó, hàng loạt nhãn hiệu thời trang đình đám nhưng giá thành phải chăng ra đời như Coach, Zara, F21,… và trong các chiến dịch quảng bá hình ảnh thương hiệu nhiều doanh nghiệp cũng khéo léo đưa vào những câu chuyện nhân văn để nói về sản phẩm hay dịch vụ của họ.

4.Thể chất

 Họ dành nhiều thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư vào sức khỏe. Họ nhận thức rõ và xem trọng các hoạt động tăng cường thể chất và giữ vóc dáng như tập thể dục, tập gym hay yoga và sử dụng các thực phẩm sạch… Điều này còn làm hình thành nên mối bận tâm khi nhóm người này khi quyết định làm việc tại các công ty với câu hỏi “Liệu công ty này có tạo điều kiện để nhân viên có thời gian tập thể thao hay chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên không?”

5. Tri thức

Suy nghĩ mới mẻ, luôn khát khao học hỏi và trải nghiệm để thu nạp thêm nhiều kiến thức. Đó là những suy nghĩ vô cùng tích cực của nhóm người này. Họ luôn mong muốn được học nhiều hơn nữa, từ đó hình thành những sở thích như tham gia các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, tọa đàm, đi du lịch để khám phá, trải nghiệm…

6. Xã hội

Chuyên gia Robert Trần cho biết, ở Việt Nam mối quan hệ xã hội đang bị hiểu sai. Người ta nghĩ có connect [kết nối] với những người giàu, người nổi tiếng, chuyên gia… trên mạng xã hội thì đã được xem là “có đẳng cấp”. Tuy nhiên, network [mối liên hệ] thực sự sẽ được thể hiện ở chỗ bạn biết họ, họ biết bạn và cả hai sẽ sẵn sàng gặp gỡ bên ngoài và hỗ trợ lẫn nhau.

Mạng xã hội thể hiện đẳng cấp của H.E.N.R.Y vì vậy hãy vì vậy hãy cân nhắc và lọc lại danh sách bạn bè trên các trang mạng xã hội này nếu cần thiết. 

7. Môi trường

Trân trọng thiên nhiên. Họ thích tham gia và ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ có góp phần vào bảo vệ môi trường sống và tránh tuyệt đối các thực phẩm từ động vật “có thể bị tuyệt chủng”.

Mời tham dự tiếp Chủ đề số thứ  04 :  LIFESTYLE CỦA HENRY

CAFE CÙNG DOANH NGHIỆP hân hạnh ra mắt PHIÊN BẢN MỚI và chuỗi chủ đề về H.E.N.R.Y [High Earner Not Yet Rich = Thu nhập tốt nhưng chưa phải là người giàu] trong năm 2017.

Theo dự báo đến 2020, Việt Nam sẽ có 15% dân số thuộc nhóm HENRY này. Người giàu tại Việt Nam tăng nhanh thứ ba thế giới…đó là những thông tin thực sự hấp dẫn với thị trường…

Vậy xu hướng tiêu dùng của nhóm H.E.N.R.Y này sẽ thế nào? họ có phải là khách hàng của Doanh nghiệp bạn không?

Hãy đăng ký tham dự và chia sẻ cùng chuyên gia của chúng tôi trong chủ đề số thứ 4 : LIFESTYLE CỦA HENRY Diễn giả:

Ông Robert Trần [CEO Robenny Corp.]


Host:
– Ông Phan Trần Quân [Senior Business Consultant]
– Ông Trần Khánh Tùng [Senior business consultant ]

Video liên quan

Chủ Đề