Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu không yên. Cũng vì điều này mà các bậc cha mẹ rất quan tâm đến lý do và cách xử trí khi trẻ bị rôm sảy. Bài viết sau sẽ cùng cha mẹ đi tìm lời giải đáp cho băn khoăn ấy.

1. Phân loại rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ

rôm sảy ở trẻ nhỏ có 4 dạng phổ biến sau:

- Rôm sảy kết tinh

Đây là loại rôm sảy nhẹ nhất vì nó chỉ gây ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi trên da. Bệnh có biểu hiện điển hình là da có các mụn hoặc bỏng nước dễ vỡ nhưng không gây đau, không gây ngứa.

Rôm sảy đỏ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh

- Rôm sảy đỏ

Bệnh rôm sảy đỏ tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khởi phát, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ gây ngứa nên trẻ hay dùng tay gãi làm cho nốt mụn vỡ ra. Lúc ấy, da bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị.

- Rôm sảy mủ

Trẻ bị rôm sảy mủ sẽ thấy trên da có các nốt đỏ hoặc mụn có lông ở giữa. Nếu mụn vỡ sẽ có mủ hoặc máu chảy ra gây đau rát, ngứa ngáy và nhiễm trùng.

- Rôm sảy sâu

Đây là bệnh lý đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì sâu nhất nên mồ hôi có cơ hội xâm nhập vào bên trong da dẫn đến nhiễm trùng. Vùng da bị rôm sảy sâu thường có màu đỏ giống như da gà. Bệnh gây ra hiện tượng ứ đọng mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông nhưng ít khí gây ngứa ngáy hay đau rát.

2. Nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị rôm sảy là gì?

- Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành

Thường thì ở trẻ sơ sinh, ống dẫn mồ hôi chưa có sự phát triển đầy đủ nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này đặc biệt trở nên nghiêm trọng vào mùa hè, sự nóng bức của thời tiết làm cho cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi hơn. Do ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện nên khó tránh khỏi tình trạng mồ hôi không thoát ra hết được và bị bít tắc gây ra bệnh rôm sảy.

- Ứ đọng, bít tắc mồ hôi

Trẻ mặc quần áo quá nhiều, quá lâu hay quần áo không thông thoáng rất dễ bị ứ đọng mồ hôi trên da và hậu quả là rôm sảy xuất hiện.

- Môi trường sống

Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng có thể gia tăng nguy cơ rôm sảy ở trẻ.

Thời tiết nóng bức cùng với vận động nhiều dễ khiến trẻ bị rôm sảy

- Không gian sống nóng bức

Trẻ nhỏ sống trong không gian bí bách, không thoáng khí, chật chội hoặc oi bức cũng dễ nổi rôm hơn so với trẻ ở nơi thông thoáng và mát mẻ.

- Vệ sinh không đúng cách

Nếu da trẻ không được chú ý vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, nhất là vào mùa hè thì cũng rất dễ bị rôm sảy.

- Dị ứng

Trẻ bị dị ứng với thành phần hóa học nào đó có trong sữa tắm cũng có thể nổi rôm sảy.

- Thiếu nước

Thời tiết càng nóng thì cơ thể càng mất nước nhiều hơn. Lúc này nếu trẻ không được bổ sung nước đầy đủ thì quá trình thải độc của gan và thận trở nên kém đi, rôm sảy là khó tránh.

- Di truyền

Nhiều thống kê cho thấy những trẻ trên 2 tuổi sinh ra trong gia đình có người từng bị cơ địa dị ứng thì có nguy cơ bị rôm sảy cao hơn trẻ bình thường.

3. Xử trí khi trẻ bị rôm sảy như thế nào?

3.1. Chăm sóc tại nhà

Hầu hết các trường hợp trẻ bị rôm sảy nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà đều có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Muốn vậy cha mẹ cần:

- Tránh đưa trẻ đến nơi đông đúc, bí gió, ngột ngạt. Thay vào đó hãy cho trẻ ở nơi thông thoáng, mặc quần áo mỏng và có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

- Giảm tiết mồ hôi cho trẻ bằng cách dùng quạt thông khí, máy lạnh, hạn chế vận động,...

- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh làn da trẻ sạch sẽ, mát mẻ để lỗ chân lông không bị bịt kín.

- Không xoa phấn rôm cho trẻ khi đổ nhiều mồ hôi bởi nó càng khiến lỗ chân lông bị bít tắc nhiều hơn.

Tắm rửa sạch sẽ, đúng cách cho trẻ giúp rôm sảy nhanh lặn

- Nếu dùng thuốc trị rôm sảy cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng hoặc làm bệnh trầm trọng hơn.

- Cho trẻ uống đủ nước, nhất là các loại nước có nhiều vitamin C, hạn chế nước nhiều đường.

- Cắt móng tay để trẻ không gãi làm trầy xước các nốt rôm sảy tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm trên da.

3.2. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Trẻ bị rôm sảy nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng và sinh ra một số biến chứng như: viêm da mãn tính, nhiễm trùng huyết,... Về cơ bản đại đa số trẻ bị rôm sảy có thể tự chăm sóc ở nhà nhưng nếu con bạn có các triệu chứng kéo dài vài ngày hoặc tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn hay có các dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu:

- Nốt rôm vỡ và có mủ chảy ra.

- Ớn lạnh, sốt.

- Xung quanh khu vực da bị rôm sảy trở nên đỏ, sưng và đau hơn.

- Sưng hạch bạch huyết tại háng, nách, cổ.

- Sốt hơn 38 độ C.

3.3. Một số điều cần tránh khi trị rôm sảy cho trẻ

Để bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ sớm thuyên giảm, tránh được những biến chứng không đáng có, trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

- Không bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương vì việc làm này dễ tăng bức bí, cản trở quá trình bài chảy mồ hôi ở da.

- Không vắt chanh vào nước tắm của trẻ vì axit trong chanh sẽ khiến da vốn đã bị tổn thương do rôm sảy nay càng dễ trở nên trầm trọng hơn.

- Không tùy tiện dùng nước lá để tắm cho trẻ nếu chưa có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu.

- Không sử dụng sữa tắm có chất tẩy mạnh bởi nó dễ khiến da bị kích ứng.

Rôm sảy là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng, dễ dẫn đến tình trạng được người ta chỉ đâu đánh đấy. Lúc này, tốt nhất hãy chọn lọc thông tin, tham vấn ý kiến chuyên gia để có được hành động đúng đắn. Có như vậy bạn mới trở thành những bậc cha mẹ thông thái, chủ động giúp con mình sớm chia tay rôm sảy một cách an toàn.

Mọi sự trợ giúp về y tế khi cần thiết, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Làn da trẻ sơ sinh bỗng xuất hiện các đốm rôm sảy, tuy là tình trạng phổ biến nhưng cũng gây không ít phiền lòng cho mẹ. Vậy làm cách nào để chữa trị các đốm rôm sảy gây khó chịu cho bé, và cách ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái đi tái lại trong thời gian dài? Mời mẹ cùng tìm hiểu với Huggies thông qua bài viết dưới đây nhé!

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thông thường với biểu hiện phát ban đỏ hoặc hồng, thường được thấy trên các vùng cơ thể được bao phủ bởi quần áo. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi là phổ biến nhất nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và thậm chí người lớn ở vùng khí hậu nóng, ẩm ướt. Vậy nguyên nhân trẻ bị rôm sảy là do đâu?

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời tiết nóng bức thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn. Nếu mồ hôi không thoát hết sẽ gây ứ đọng trong các ống bài tiết trên da trẻ. Các ống này bị bụi hay chất cặn bã bịt kín sẽ khiến trẻ bị rôm sảy. Yếu tố thuận lợi khiến làn da trẻ bị rôm sảy thường là:

  • Cha mẹ ủ ấm bé quá kỹ [mặc nhiều quần áo do sợ bé bị nhiễm lạnh].
  • Nhà cửa không thông thoáng, chật chội.
  • Vệ sinh da bé chưa tốt.
  • Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

    Các triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ bị rôm sảy có biểu hiện với nhiều mụn nhỏ màu hồng, mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn, mọc lấm tấm, hoặc mọc thành từng đám, có khi dày đặc.
  • Thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ và vai, lưng và các nếp gấp của cơ thể.
  • Trẻ bị rôm sảy có thể ngứa ngáy, biểu hiện khó chịu, quấy khóc.
  • Các vùng bị rôm sảy có thể bị kích thích bởi quần áo hoặc trầy xước, và có thể gây nhiễm trùng da thứ phát.
  • Các dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Trước khi bước vào tìm hiểu các hướng điều trị cho bé, mẹ cần phân biệt các dạng rôm sảy khác nhau để có hướng điều trị phù hợp. Rôm sảy thường được chia thành 4 dạng dựa trên mức độ tắc nghẽn ống dẫn mồ̀ hôi như sau:

  • Rôm sảy kết tinh: Khi ống mồ hôi ở lớp sừng ngoài cùng của da bị bít tắt, trên bề mặt da bé sẽ xuất hiệǹ những mụn nước nhỏ li ti, nông, trong suốt rất dễ vỡ và không gây ngứa.
  • Rôm sảy đỏ: Dạng rôm sảy này có mức tổn thương sâu hơn rôm sảy kết tinh vì trên vùng da bắt đầu xuất hiện nhiều vết mẩn, mụn gai đỏ.
  • Bé có thể cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy như kiến cắn, gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
  • Rôm sảy mủ: Khi da bé bắt đầu xuất hiện những mụn đỏ có mủ trắng cũng là lúc báo hiệu cho mẹ tình trạng rôm sảy trở nặng. Bé có thể cảm giác ngứa ngáy, đau rát, hoặc thậm chí xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da. Khi những mụn này khi vỡ ra có thể gây chảy máu, hình thành vết thương hở.
  • Rôm sảy sâu: Khi bé bị rôm sảy đỏ tái đi tái lại nhiều lần, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn sâu bên trong gây ra các nốt mụn đỏ sần lên rõ như da gà. Bé có thể không cảm thấy ngứa nhưng lại có nguy cơ cao có triệu chứng nhiễm trùng sâu như: chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, sốc do nóng.
  • Đối với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, mẹ có thể chữa trị cho bé bằng các bài thuốc dân gian hoặc kem chữa ngoài da thông dụng. Tuy nhiên, với hai trường hợp rôm sảy mủ và rôm sảy sâu, mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp chữa trị phù hợp, tránh tổn thương sâu cho bé, mẹ nhé!

    Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

    Về bản chất, rôm sảy là bệnh do cơ thể của trẻ quá nóng, và sẽ tự khỏi khi nhiệt độ hạ xuống. Đặc biệt, khi thời tiết mát mẻ, da của trẻ bớt nóng và không ra nhiều mồ hôi nên các triệu chứng của bệnh sẽ mất dần. Tuy nhiên, rôm sảy sẽ không tự khỏi hoàn toàn mà vẫn tái phát khi thời tiết nắng nóng trở lại, nhất là vào mùa hè.

    Thông thường trong điều kiện thuận lợi, thì rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Dù vậy cha mẹ vẫn nên áp dụng nhiều phương pháp trị rôm sảy để có quá trình khỏi bé được diễn ra nhanh hơn.

    Cách trị rôm sảy cho bé ở mức độ nhẹ bằng phương pháp dân gian

    Trong dân gian, có khá nhiều phương pháp để trị rôm sảy cho bé. Mẹ cần lưu ý rằng trước khi áp dụng những phương pháp dưới đây, mẹ nên thử trước với một vùng da nhỏ trên người bé để xem phản ứng của da với nước tắm bằng các loại lá dân gian. Nếu vùng da không bị nổi đỏ hay dị ứng thì lúc đó mẹ có thể yên tâm tắm cho bé bằng các cách sau:

    Tắm mướp đắng để chữa rôm sảy

  • Xay nhỏ trái mướp đắng.
  • Pha thêm với một ít nước lọc rồi lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất.
  • Lấy nước này pha với nước tắm cho bé.
  • Lưu ý: Số lượng mướp đắng tùy theo lượng nước tắm cho bé ít hay nhiều. Thông thường, mẹ có thể lấy 2 trái / 1 lần tắm.
  • Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá trà xanh

  • Cho lá chè xanh đã rửa sạch vào nồi nước đun và lấy nước này tắm cho bé.
  • Lá chè xanh có tác dụng làm mát da cho bé và hỗ trợ kháng khuẩn rất tốt.
  • Tắm cho bé với lá kinh giới

  • Đun sôi hỗn hợp lá kinh giới và lá đậu ván rồi tắm cho bé. Lưu ý, nên rửa sạch lá trước khi đun.
  • Lá kinh giới là một vị thuốc trong dân gian có tác dụng vệ sinh da và kháng khuẩn. Lá kinh giới có vị cay, mùi thơm dễ chịu, có chứa tới 1% tinh dầu và còn có nhiều chất có tác dụng trị bệnh rất tốt.
  • Lá khế cũng giúp chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh

  • Lấy lá khế [khoảng 1 nắm tay], bỏ các phần thừa của lá sau đó rửa sạch rồi đun sôi với một lượng nhỏ muối.
  • Sau khi sôi khoảng 5 phút, chắt nước ra và bỏ bã. Lấy nước đó để tắm cho bé.
  • Lưu ý, lượng nước nóng và nước lạnh cần được cân đối hợp lý để tránh cho bé bị bỏng.
  • Khế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt nên thường được dùng để trị các bệnh như ngứa dị ứng, mề đay, mụn nhọt.
  • Lá dâu tằm

  • Ngâm lá dâu tằm với nước muối, sau đó rửa sạch
  • Bỏ tất cả lá vào trong túi vải lớn và đổ đầy nước. Cho túi này vào nồi và đun sôi.
  • Sau khi sôi, để nước nguội một lúc sau đó pha thêm ít nước lạnh để tắm cho bé.
  • Lá tía tô

  • Rửa sạch lá tía tô, sau đó giã nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Lấy nước này chấm lên khu vực bé bị rôm sảy vài lần trong ngày.
  • Sau khi bôi, mẹ để tầm 15 phút để bề mặt được khô sau đó cho bé đi tắm hoặc lau người nhẹ nhàng.
  • Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

    Đa phần các trường hợp trẻ bị rôm sảy có thể tự lành. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.

    Làm mát da cho bé:

  • Mẹ nên dùng bông gòn hay gạc nhúng nước sạch hoặc nước ấm lau mát vùng da bị tổn thương của bé.
  • Mỗi lần lau cách nhau 4 - 6 giờ/ lần trong ngày để giữ cho da bé mát và khô ráo.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần nới lỏng quần áo bé, và chọn áo quần cho bé bằng vải cotton dễ hút mồ hôi.
  • Mẹ cũng nên cho bé ở phòng thoáng mát hay sử dụng máy lọc không khí, quạt.
  • Ngoài ra, có thể bỏ đá vào túi chườm để chườm mát da cho bé.
  • Cho da bé "thở" vài giờ mỗi ngày: Theo Whattoexpect, việc "đóng bộ" bé cả ngày có thể khiến tình trạng rôm sảy trở nên năng hơn. Mẹ có thể cho bé "thả rông" vài giờ mỗi ngày để da bé thoáng mát hơn.

    Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho bé: Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày với nước khổ qua, chè xanh pha loãng hoặc các bộ sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm để hạn chế tình trạng rôm sảy ở da bé.

    Sử dụng kem trị rôm sảy: Mẹ có thể thoa kem trị rôm sảy cho bé trong quá trình thay tã nhưng hãy nhớ tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Tránh bôi quá nhiều, da bé sẽ bị kích ứng ngược.

    Chọn nước xả vải, nước giặt lành tính cho bé: Mẹ nên chọn nước giặt xả quần áo có thành phần thiên nhiên không kích ứng da và không chứa chất tẩy độc hại đến từ những thương hiệu uy tín.

    Chọn tã lành tính: Mẹ thường xuyên mặc tã quá chặt, không có độ co dãn, hoặc mặc tã quá dầy gây hiện tượng bít tắc tuyết mồ hôi là một trong những nguyên nhân khiến con dễ bị rôm sảy.

    Thế nên khi lựa chọn tã cho con, mẹ chỉ nên dùng các loại tã dán siêu mỏng, êm mềm, có tính chất thấm hút tốt, khả năng chống tràn tốt, hoặc có dải màu báo hiệu tã đã đầy để mẹ kịp thay ngay. Tã dán Lọt Lòng Bọc Kén Con Tằm 360 độ của Huggies đều hội tụ đủ những tính năng ưu việt cần thiết này, đảm bảo bé cưng luôn được khô thoáng, cảm giác được bao bọc an toàn, từ đó giúp bé cưng phát triển tốt hơn.

    Với lớp đệm siêu êm mềm được thiết kế ở các vị trí dễ bị rôm sảy như vùng đùi, lưng và bụng sẽ bảo vệ, chở che cho con luôn được an toàn khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu còn đỏ hỏn.Với lớp đệm siêu êm mềm được thiết kế ở các vị trí dễ bị rôm sảy như vùng đùi, lưng và bụng sẽ bảo vệ, chở che cho con luôn được an toàn khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu còn đỏ hỏn.

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để trị rôm sảy, mẹ cần: Thường xuyên tắm gội cho bé sạch sẽ, lau mồ hôi thường xuyên Uống nhiều nước trái cây có vitamin C như cam chanh, nước giải khát thanh nhiệt: rau má, mía lau Tránh ăn ngọt, nên ăn thức ăn mát như: hoa thiên lý, bột sắn dây, đậu nguyên hột các loại... Ăn mặc thoáng mát, trời nóng quá có thể bật điều hòa giữ nhiệt độ 26-28 độ. Dùng các loại kem bôi tại chỗ như: Bepanthen, ceredan, Norash, milian… để trị rôm sảy. Tham khảo: Sức khoẻ của bé

    Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

    Đây được xem là một trong những phương pháp dân gian được ông bà ta áp dụng và mang đến hiệu quả tức thì ngay sau đó. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng các loại lá đảm bảo an toàn, không chứa các hoạt chất thuốc trừ sâu. Các loại lá trị rôm sảy có thể kể đến như:

  • Lá trầu không
  • Trong lá trầu có không có chứa các thành phần chống lại vi khuẩn như vitamin C, riboflavin, niacin và nhiều khoáng chất khác. Do đó, lá trầu được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý như mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da,...

  • Lá chè xanh
  • Lá chè xanh không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn có khả năng sát khuẩn và làm lành vết thương. Vì trong lá trà có chứa EGCG, đây được xem là hợp chất có tác dụng tiêu viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nhờ vậy quá trình trị hăm của bé cũng trở nên hiệu quả.

  • Lá khế chua
  • Theo Tây y, lá khế chứa khá nhiều vitamin C, A,.. và nhiều hợp chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Còn theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh nên có công dụng trị chứng rôm sảy, lở, ngứa, mụn nhọt, mề đay,...

    Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên ăn gì?

    Trong quá trình điều trị rôm sảy, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ những thực phẩm cần thiết. Đặc biệt là thực phẩm có tính mát giúp cơ thể bé hết hẳn rôm sảy.

  • Các loại trái cây tươi mát
  • Bố mẹ có thể cho trẻ ăn các loại trái cây như bơ, dâu tây, quýt,... Nếu trẻ của bạn lười ăn, bạn có thể sử dụng máy để lấy nước ép hoặc xay nhuyễn để bé dễ hấp thụ hơn.

  • Các loại rau
  • Rau là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ, đặc biệt là rau dền đất, rau sam, rau ngót,... Tất cả đều có tính mát, hỗ trợ làm giảm tình trạng rôm sảy của trẻ.

  • Các loại chè từ đậu
  • Đậu được biết là thành phần có tính mát và lành tính. Đặc biệt là đậu đen có chức năng hệ thống miễn dịch và hỗ trợ trong điều trị bệnh rôm sảy hiệu quả.

    Lưu ý khi trị rôm sảy cho bé tại nhà

    Làn da của trẻ rất yếu ớt và mong manh. Do đó, khi trị rôm sảy tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số mẹo để tránh tình trạng da trẻ bị dị ứng.

  • Nên xác định được trẻ thuộc loại da gì, từ đó có thể lựa chọn loại lá phù hợp để tắm cho trẻ.
  • Nên rửa thật sạch nguyên liệu trước khi sử dụng bằng cách ngâm với nước muối hoặc thuốc tím. Bởi trong các loại lá này có chứa khá nhiều vi khuẩn, gây hại, có thể gây kích ứng da của trẻ.
  • Cần tắm cho trẻ bằng sữa tắm, trước khi tắm qua các loại lá.
  • Không thêm muối và chanh vào nước tắm của trẻ. Vì chúng có tính sát khuẩn cao, rất dễ gây đau rát và kích ứng da.
  • Không nên đun với tỷ lệ lá quá nhiều, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da của con, gây nhiễm khuẩn.
  • Không nên tắm nước lá cho trẻ khi da của con có dấu hiệu trầy xước hoặc viêm đỏ.
  • Khi trẻ bị rôm sảy, nếu có các dấu hiệu sau gợi ý nhiễm trùng

    Nếu có các triệu chứng này, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Mẹ cảm nhận thấy bé có vẻ tăng cảm giác đau, sưng, nóng, đỏ, đau xung quanh khu vực bị rôm sảy.
  • Xuất hiện vệt hay mảng đỏ lâu dài ở khu vực bị rôm sảy.
  • Chảy mủ hoặc rỉ dịch từ khu vực này.
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, háng.
  • Sốt trên 37,5 ° C hoặc cao hơn.
  • Tham khảo: Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

    Cách phòng ngừa rôm sảy cho trẻ sơ sinh

  • Mặc quần áo bằng loại vải cotton có thể hút ẩm vào mùa hè.
  • Đừng ủ ấm bé quá kỹ.
  • Cải thiện nhiệt độ phòng bé: khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.
  • Tắm và vệ sinh cho bé hằng ngày, mẹ đừng nên lạm dụng sữa tắm nhiều có thể gây khô da bé.
  • Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

    Video liên quan

    Chủ Đề