Sân bay long thành 2023

[KTSG Online] – Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý và nhà thầu hoàn thành việc san lấp 110 triệu m3 mặt bằng dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào tháng 7-2023.

  • Chính phủ yêu cầu cuối năm phải khởi công nhà ga và đường băng sân bay Long Thành

Yêu cầu này được nêu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào hôm nay, 14-6.

Phó thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cần hoàn thành dứt điểm công tác GPMB dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Đức Tuân

Về giải phóng mặt bằng [GPMB], ông Cao Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – cho biết tỉnh đã bàn giao 2.398,42 ha/2.532 ha mặt bằng thi công giai đoạn 1, tương ứng gần 95%. Phần diện tích còn lại dự kiến bàn giao xong trong tháng 6-2022.

Về san lấp mặt bằng, ông Vũ Thế Phiệt – Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam [ACV], chủ đầu tư dự án – cho biết tổng khối lượng đào đắp đạt 11,5 triệu m3 tính tới 12-6-2022. Ngoài ra, ACV đã hoàn thành san lấp toàn bộ khu vực lõi nhà ga trong tháng 5-2022, trước một tháng so với kế hoạch.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thể – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải [GTVT] – đánh giá khối lượng mặt bằng cần san lấp còn rất lớn, mỗi tháng ACV cần đạt khối lượng san ủi 10 triệu m3 mới bảo đảm mục tiêu hoàn thành phần san lấp mặt bằng vào tháng 7-2023.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng việc phải hoàn thành san lấp với khối lượng trên 100 triệu m3 trong 11 tháng tới đòi hỏi chủ đầu tư phải có giải pháp để bù tiến độ. Để hoàn thành phần việc này vào tháng 7-2023, ông yêu cầu tiến độ triển khai theo 3 ca. Đồng thời, bám sát, theo dõi chặt chẽ tiến độ đường găng xây dựng các hạng mục.

Ngoài ra, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình, an toàn lao động, đảm bảo tuân thủ đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp luật.

Với hạng mục nhà ga hành khách, ông Vũ Thế Phiệt cho biết đây là hạng mục quan trọng có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhất, thời gian thiết kế, thi công dài nhất hiện đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ 90% thiết kế kỹ thuật. Tới 18-6, hồ sơ thiết kế kỹ thuật giai đoạn 90% nhà ga hành khách sẽ chính thức trình cơ quan chuyên môn thẩm định.

Vì vậy, công tác thẩm định hồ sơ thiết kế nhà ga hành khách là công tác cấp bách nhất trong tháng 6 và đầu tháng 7-2022.

Để đảm bảo tiến độ công việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị thành lập tổ liên ngành gồm đại diện Bộ GTVT, Bộ Xây dựng cùng tư vấn, trao đổi trực tiếp, giải quyết kịp thời.

Đồng tình với đề xuất của ông Thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì tổ công tác liên ngành, cùng Bộ Xây dựng thúc đẩy quá trình phê duyệt thiết kế các dự án thành phần, đảm bảo phê duyệt thiết kế nhà ga hành khách vào tháng 7-2022, qua đó có thể khởi công nhà ga hành khách trong tháng 10-2022 và hạng mục đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay trong tháng 12-2022.

Ông cũng giao Bộ GTVT và tỉnh Đồng Nai phối hợp với các đơn vị liên quan lên phương án triển khai các tuyến đường giao thông và tuyến đường sắt kết nối Cảng hàng không Long Thành đến các địa phương.

Đường ĐT 769, đường ĐT 770B và đường ĐT 773 là các dự án kết nối nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc và các huyện, thành phố của Đồng Nai với sân bay Long Thành.

Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, hiện tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đầu tư 3 dự án giao thông gồm đường ĐT 769, đường ĐT 770B và đường ĐT 773 với tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng.

Đây là các dự án kết nối nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc và các huyện, thành phố của Đồng Nai với sân bay Long Thành.

Ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai cho biết các dự án nêu trên thuộc đầu tư công nhóm A, nằm trong danh mục mà tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên triển khai trong 5 năm tới.

Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai các bước nhằm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu chọn đơn vị thi công để đầu năm 2023 khởi công cả 3 ba dự án.

Trong số đó, đường ĐT 770B là dự án được xây dựng mới hoàn toàn với chiều dài 53km, tổng vốn đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.500 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây dựng.

Dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT 769, chiều dài gần 31 km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới đường ĐT 773 với chiều dài 51km, với tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.

[Đầu tư tuyến giao thông nối sân bay Long Thành theo Luật Đầu tư công]

Các tuyến đường này có quy mô từ 4 đến 8 làn xe ôtô, 2 đến 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới từ 40m đến 120m, khi hoàn thành sẽ kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh [tỉnh Đồng Nai] với sân bay Long Thành.

Đồng thời giảm tải cho các tuyến quốc lộ đoạn qua địa bàn Đồng Nai vốn đang bị quá tải trầm trọng.

Theo phương án của tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn làm đường sẽ được lấy từ ngân sách và khai thác quỹ đất dọc 2 bên dự án. Để làm điều này, các ngành chức năng đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến những khu đất lợi thế nằm dọc các tuyến đường để thu hồi, đấu giá.

Ông Nguyễn Bôn cho rằng nhu cầu kết nối giao thông trên địa bàn Đồng Nai là vấn đề cấp bách. Bởi hiện nay, sân bay Long Thành đã khởi công, dự kiến năm 2025 đi vào khai thác.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp với diện tích hàng nghìn hecta tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành. Khi sân bay Long Thành và các khu công nghiệp đi vào hoạt động nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai sẽ tăng mạnh.

Xem thêm: Đất vườn Hồ Trị An Đồng Nai

Theo báo: Vietnamplus

Chủ Đề