Sâu bệnh hại và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông

Hiện nay, cây lúa đang giai đoạn hồi xanh – đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ; chè kinh doanh giai đoạn phát triển búp; chè giống giai đoạn nảy mầm. Thời tiết những ngày này trời âm u, có mưa phùn, độ ẩm cao, đã tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh hại phát sinh gây hại trên cây trồng. Trước vấn đề này, ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng, trừ sâu bệnh kịp thời.

Hiện nay, một số diện tích lúa tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá hại lúa.

Với 5 sào lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, những ngày này, bà Trần Thị Tám, ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tỉa dặm và chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Bà Trần Thị Tám chia sẻ: "Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tôi đã thường xuyên đi kiểm tra đồng ruộng để kịp thời xử lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa".

Qua kiểm tra thực tế tại đồng ruộng và qua thông báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, một số diện tích lúa tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá hại lúa, đã và đang gây hại với tỷ lệ trung bình 0,5-1%, nơi cao 2,5-3% lá bị hại; bệnh phồng lá trên cây chè gây hại với tỷ lệ trung bình 1-5%; nơi cao 10-15% lá bị hại.

Đối với bệnh phồng lá hại chè, bà con vệ sinh nương chè sạch sẽ; sau đó, phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Stifano 5.5SL; Starsuper 20WP, Manage 5 WP…

Anh Nguyễn Ngọc Minh, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ cho hay: "Trong những ngày mưa gió kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng của cây chè với bệnh phồng lá".

Để tránh sâu bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến các đối tượng gây hại trên để sử dụng các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng để phun phòng, trừ kịp thời. Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn hại lúa, bà con dừng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá, giữ đủ nước trong ruộng. Đối với bệnh phồng lá hại chè, bà con vệ sinh nương chè sạch sẽ; sau đó, phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Stifano 5.5SL; Starsuper 20WP, Manage 5 WP…

Ông Luân Quang Thìn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện sâu bệnh hại, có biện pháp phòng trừ kịp thời đảm bảo cây trồng phát triển; sử dụng các loại thuốc đặc hiệu có hướng dẫn chi tiết, cụ thể trên bao bì của từng loại thuốc".

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, những ngày tới, thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, rét nhẹ, một số loại sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh sương mai có khả năng vẫn sẽ phát sinh, gây hại với mức độ, diện tích cao. Vì vậy, bà con nông dân cần thực hiện theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về năng suất, chất lượng cây trồng./.

Thùy Linh

Hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiều đối tượng sâu bệnh có nguy cơ phát sinh, gây hại trên cây trồng vụ Đông. Để đảm bảo cây trồng vụ đông phát triển tốt, ngành nông nghiệp đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân tiến hành các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Người dân xã Dân Chủ, TP Hạ Long chăm sóc cây ngô vụ Đông.

Vụ Đông có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng lương thực của năm. Theo kế hoạch, tổng diện tích gieo trồng cây vụ Đông của tỉnh  là 7.180ha, trong đó cây ngô 930ha, khoai lang 900ha, rau các loại là 4.430ha, khoai tây 370ha, cây khác là 550ha.

Tuy nhiên, việc sản xuất, trồng trọt trên cây vụ Đông năm nay đối mặt với không ít bất lợi của thời tiết. Theo dự báo, nhiệt độ tháng 10/2020 và từ tháng 1 đến tháng 3/2021, phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình cùng kỳ các năm trước.

Riêng tháng 11 và 12/2020, nhiệt độ cả nước thấp hơn so trung bình cùng kỳ các năm trước từ 0,5-1oC, lượng mưa trong tháng 10 đến tháng 12/2020 cao hơn trung bình các năm trước. Vì vậy, sinh vật có hại cho cây trồng dự báo diễn biến phức tạp, khó lường.

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật [Sở NN&PTNT], trên cây ngô, người dân cần chú ý một số đối tượng sinh vật hại chính như: Sâu đục thân, sâu keo mùa thu, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá.

Đối với mỗi loại sâu hại, người nông dân cần chủ động vệ sinh đồng ruộng, bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K; thâm canh đúng kỹ thuật để cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế được sự gây hại của nấm bệnh. Cùng với đó, kết hợp sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Người dân TX Quảng Yên chủ động chăm sóc rau màu vụ Đông. Ảnh: CTV

Đối với cây khoai tây, cần chú ý một số đối tượng sinh vật hại chính, như: Rệp, nhện và bọ trĩ. Người nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, hạn chế trồng cây ký chủ phụ cùng họ như đậu, bí đỏ, rau cải,... xung quanh ruộng.

Bên cạnh đó, sử dụng bẫy dính màu vàng để thu bắt; cắt bỏ lá bị hại nặng, phun thuốc khi phát hiện có sâu, rệp, nhện, bọ trĩ. Lưu ý nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc, sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Còn đối với bệnh mốc sương và bệnh đốm lá trên cây khoai tây, người dân cần sử dụng củ giống sạch bệnh, trồng xa khu vực có khoai tây hoặc ký chủ khác đã nhiễm bệnh. Ngoài ra, chú ý giữ vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ phụ và các tàn dư ký chủ của vụ trước; không để củ thối, nhiễm bệnh trong hoặc xung quanh ruộng trồng.

Người dân cũng cần kết hợp thực hiện phun phòng trừ bệnh mốc sương trước khi cây khoai tây khép tán. Đặc biệt, chú ý quan sát thời tiết, khi có mưa hoặc sương mù nhiều liên tục 2-3 ngày liền trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 26oC thì cần phun thuốc phòng bệnh.

Ông Đào Văn Ngọc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: Để hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại cho mùa màng, bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các đối tượng gây hại trên diện tích cây rau màu, chủ động các biện pháp phòng trừ sớm để bảo vệ diện tích rau màu vụ đông. Đối với việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, bà con phải phát hiện sớm để chủ động phun thuốc, giảm sâu bệnh hại ngay trong giai đoạn đầu, còn khi phát hiện muộn quá thì lúc ấy phun phòng trừ khó hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bà con khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần triệt để thực hiện nguyên tắc "4 đúng", đặc biệt cần tuân thủ đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm, áp dụng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho cả người sản xuất và tiêu dùng.

Hoàng Quỳnh

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

Sâu hại lúa

- Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn [tháng 3,4] thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

            Bọ trĩ non                   Bọ trĩ trưởng thành                   Ruộng lúa gieo sạ bị trĩ hại nặng

 Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

     Nhộng                Bướm trưởng thành                 Trứng                Sâu non               Lúa bị sâu hại

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại [nơi trú ngụ qua đông của sâu].

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 [giai đoạn lúa đẻ nhánh] và 6-9 con/m2 [giai đoạn lúa làm đòng] cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC... phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb [ Obaone 95 WG … ], Flubendiamide [ Takumi 20WG…], Chlorantraniliprole [Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC]

Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker  

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.
+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

 

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2  trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2  cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole [Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC].

- Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 [vụ xuân] và cuối tháng 9 đầu tháng 10 [vụ mùa] trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

 

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng giống kháng rầy nâu.

- Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, [khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy].

- Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine [Chess 50WG] Nitenpyram [Acdinosin 50WP.. ] lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

Bệnh hại lúa

- Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

                Đạo ôn lá                                       Đạo ôn cổ lá                                 Đạo ôn cổ bông

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh.  Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji –one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

- Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ: 

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

 

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục;

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn [có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh], đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, A.v.tvil 5SC, Til calisuper 300EC,...

- Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn . Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

 

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 540C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin  Fisan [lúa vàng], Kasumin  và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Video liên quan

Chủ Đề