Sau khi lên ngôi thục phán xưng là gì

Trả lời [1]

  • Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương.

    Like [0] Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Tất cả

Toán học

Vật Lý

Hóa học

Văn học

Lịch sử

Địa lý

Sinh học

GDCD

Tin học

Tiếng anh

Công nghệ

Khoa học Tự nhiên

Lịch sử và Địa lý

Thục phán sau khi đánh bại quân tần lên. Ngôi năm 

4 câu trả lời 791

Chào em,

Thục Phán sau khi đánh bại quân Tần lên ngôi năm 207 TCN.

Sau thắng lợi vẻ vang, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.

Thục Phán sau khi đánh bại quân Tần lên ngôi năm 207 TCN.

Sau thắng lợi vẻ vang, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.

Lập nươc Âu Việt và xưng là An Dương  Vương đóng đô ở Cổ Loa

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

An Dương vương
安陽王Quốc vương nước Âu LạcTại vịTiền nhiệmKế nhiệmThông tin chungMấtThê thiếpHậu duệTước hiệuThân phụ
Vua Việt Nam

Tượng An Dương Vương ở Quận 5, Tp. HCM

257 - 208 TCN/208 - 179 TCN[1]
Sáng lập triều đại
Triều đại sụp đổ
179 TCN[1]
Thục Nương
Mỵ Châu
Tên đầy đủ
Thục Phán
An Dương vương [?]
Thục Chế

An Dương vương [chữ Hán: 安陽王], tên thật là Thục Phán [蜀泮],[2] là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang.

Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN.[3] Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm.[4]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời kỳ Hồng Bàng cách đây 2.300 năm, ở vùng Bắc bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc] có các bộ tộc người Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị người Lạc Việt. Thục Phán là vua người Âu Việt, sau 1 cuộc xung đột [sử sách không ghi rõ chi tiết], ông đã đánh bại Hùng Vương, thống nhất hai tộc Âu Việt và Lạc Việt vào chung 1 triều đình. Ông đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê [nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội]. Có ca dao:

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây

Nghi vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc[5] mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục. Cựu Đường thư [Hậu Tấn – Lưu Hú soạn năm 945 SCN], dẫn Nam Việt chí [viết thời Lưu Tống 420 – 479] cũng chỉ ghi "vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ", vua Thục ở đây không rõ là tên họ hay là tên miền đất cai trị.

Tựu trung, cả hai thuyết đều chưa được chứng minh bằng các di tích khảo cổ hoặc văn tự ghi chép lại. Song có thể khẳng định: An Dương Vương là lãnh đạo người Âu Việt ở lân cận nước Văn Lang, cùng sống trên địa bàn miền Bắc Việt Nam hiện nay. Sau một thời gian, ông đã lãnh đạo người Âu Việt tiêu diệt nước Văn Lang, thống nhất cả hai nhóm Âu Việt và Lạc Việt dưới một quốc gia, hai nhóm này hòa nhập với nhau và chính là tổ tiên của người Kinh ở Việt Nam ngày nay.

Lập quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:

Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc.[6]

Cựu Đường thư [Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN], quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí [viết thời Lưu Tống 420 – 479] chép:

"Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc".

Tục truyền rằng khi lên ngôi, Thục Phán mới 22 tuổi và làm vua được 50 năm.[7] Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng ông làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu với Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN.

Thục Phán sau khi lấy được Văn Lang nhanh chóng ổn định quân đội, treo bảng cầu hiền, những tù trưởng thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ nguyên chức vụ, ông lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, bộ máy nhà nước thời Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc hầu - Lạc tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.

Chống quân Tần[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập sáu nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.
Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa.

Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm năm đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Âu Lạc, đạo quân thứ nhất do tướng Sử Lộc chỉ huy đã đào con kênh nối sông Lương [vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay] để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng Dịch Hu Tống [譯吁宋], chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Bên kia chiến tuyến, Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Âu Lạc, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, dân Âu Lạc làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần chiến đấu trong nhiều năm, Đồ Thư tổ chức tấn công-tiêu diệt không hiệu quả, dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân nhà Tần đã kiệt sức vì thiếu lương, thì quân dân Âu Lạc do Thục Phán chỉ huy mới bắt đầu xuất trận, quân Tần muốn tiến hay lui đều bị người Âu Lạc bủa vây đánh úp. Quân của Thục Phán đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ tấn công quân Tần. Đồ Thư lúc này mới hối hận, không biết chớp thời cơ, bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sử ký Tư Mã Thiên mô tả tình trạng quân Tần lúc bấy giờ như sau:

Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau.

Theo Hoài Nam Tử, tướng Đồ Thư bị giết, quân Tần thây phơi máu chảy mấy mươi vạn, nước Tần phải lấy tù nhân bị lưu đày để bổ sung quân đội.

Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.

Xây thành Cổ Loa[sửa | sửa mã nguồn]

Bề mặt ngói ống tại Cổ Loa
Tượng Rùa tại Đền Cuông.

Sau chiến thắng trước quân Tần, danh tiếng của Thục Phán vang vọng khắp vùng. Một trong những thủ lĩnh Văn Lang là Cao Lỗ, đã giúp An Dương Vương xây Thành Cổ Loa và chế tạo nỏ liên châu [bắn được nhiều mũi tên một phát].

Nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự, Thục Phán đã cho quân dân ngày đêm xây đắp Thành Cổ Loa, trang bị cho thành trì nhiều vũ khí đáng sợ. Ông ra lệnh cho cấp dưới ra sức huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Còn mình thì thường giám sát tập bắn ở trên "Ngự xa đài". Bộ cung Âu Lạc thời bấy giờ vang danh khắp nơi là bất khả chiến bại, được xưng tụng sánh ngang với kỵ mã nhà Tần, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.

Theo truyền thuyết, thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành, lại dùng kế diệt trừ yêu quái. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thủy binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.

Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.

Sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

Cổng vào Đền thờ An Dương Vương tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, trong khoảng thời gian này 208 TCN - 207 TCN, quận úy Nam Hải là Nhâm Hiêu bị bệnh nặng rồi chết, giao quyền cho cấp phó Triệu Đà. Triệu Đà nhân dịp đó giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng Nam Việt vương, chính thức ly khai khỏi nhà Tần. Để mở rộng lãnh thổ, Triệu Đà cho quân đánh xuống Âu Lạc.

Theo truyền thuyết của người Việt thì Triệu Đà dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và nhảy xuống biển tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.

Cựu Đường thư [Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN], quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí [viết thời Lưu Tống, 420 – 479] chép:

"Úy Đà đóng đô ở thành Phiên Ngu phát binh sang đánh. [An Dương] Vương có nỏ thần bắn một phát giết một vạn quân Việt. Triệu Đà bèn hòa với vương, rồi sai con mình tên là Thủy làm con tin. An Dương Vương đem con gái tên là Mị Châu gả cho Thủy, Thủy thấy được nỏ thần bèn hủy đi. Kịp khi quân Việt đến liền giết An Dương Vương, chiếm cả nước ấy".

Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần "Nam Việt chí" của Nhạc Sử nhà Lưu Tống:

An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông [Cao Lỗ] giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mỵ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục.
Đền thờ An Dương tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An [Đền Cuông].

Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.

Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam [Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án] đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thủy ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.

Thẻ ngọc "An Dương hành bảo"[sửa | sửa mã nguồn]

Thẻ ngọc "An Dương hành bảo" được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ "安陽行寶"[8] [An Dương hành bảo], khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu. Bản khắc toàn văn sáu mươi [Giáp Tý], [60 chữ can chi]. Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô.[9] Nhà nghiên cứu "Sở giản" Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng: "Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành." Thẻ ngọc này đào được ở phía đông nam và cách thành phố Quảng Châu 18 km, ở trên hạ lưu sông Việt Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những thẻ ngọc đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng Châu.[10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cổ Thục
  • Nồi Hầu
  • Lý Ông Trọng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Giả thuyết thứ nhất theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, giả thiết thứ hai theo Sử ký Tư Mã Thiên. Xem nguồn đã dẫn.
  2. ^ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971. Bản điện tử do talawas thực hiện.
  3. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển I.
  4. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr. 129-130.
  5. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, quyển 113, Liệt truyện, Nam Việt liệt truyện, chép: "且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。" [Thả nam phương ti thấp, Man Di trung gian, kỳ đông Mân Việt thiên nhân chúng hiệu xưng Vương, kỳ tây Âu Lạc khỏa quốc diệc xưng Vương]
  6. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển 1, Kỷ nhà Thục.
  7. ^ Theo Tôn Nữ Quỳnh Trân, Phan An.
  8. ^ Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam
  9. ^ Theo phân tích của nhà nghiên cứu "Sở giản" Dư Duy Cương ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam
  10. ^ Trịnh Quang Vũ [ngày 16 tháng 12 năm 2011]. “CỔ NGỌC TRANG SỨC - NGỌC TỶ Việt Nam 5000 NĂM”. Hội Mỹ thuật Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh [1991], Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
  • Viện Sử học [1988], Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
  • Đại Việt sử ký toàn thư, quyển I

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về An Dương Vương.
  • An Dương Vương tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Khảo cổ tại Cổ Loa Lưu trữ 2016-09-22 tại Wayback Machine
  • Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động
  • Câu chuyện lịch sử và truyền thuyết thời An Dương Vương
  • Trọng Thủy - Mỵ Châu và bài học cảnh giác xâm lược

Chủ Đề