Sơ đồ từ duy bài Cấu tạo và tính chất của cơ

Với lượng kiến thức lớn cần phải ghi nhớ thì con người đã phát minh ra các phương pháp để có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức một cách tổng hợp. Trong đó sơ đồ tư duy là một phương pháp đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm và cách xây dựng sơ đồ tư duy như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một phương pháp kết nối, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác lập thông tin theo mô hình đồ họa bằng cách sử dụng từ khóa, hình ảnh chủ đạo hoặc các màu sắc khác biệt để dễ dàng ghi nhớ và phát sinh các ý tưởng.

Mỗi chi tiết ghi nhớ chủ đạo trong sơ đồ tư duy là chìa khóa để khai mở các nội dung và ý tưởng có liên quan làm khơi nguồn khả năng tư duy của bộ não.

Đặc điểm của sơ đồ tư duy

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy là gì? chúng tôi chia sẻ thông tin về đặc điểm của sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Đối tượng, thông tin được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm;

Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những thông tin, chủ đề chính được tỏa rộng thành các nhánh. Quan hệ giữa các thông tin, chủ đề được thể hiện rõ ràng thông qua vị trí sắp xếp và đường nối;

Thứ ba: Các nhánh được hình thành từ một hình ảnh chủ đạo hay bằng các từ khóa trên một dòng liên kết. Những vẫn đề phụ sẽ được thể hiện tại các nhánh thứ cấp;

Thứ tư: Các nhánh sẽ tạo thành một hệ thống kiến thức liên kết với nhau.

Cấu tạo của sơ đồ tư duy bao gồm: chủ đề chính, nhánh con, hình ảnh gợi nhớ, từ khóa liên kết với nhau và được thể hiện bởi các và các màu sắc, kích cỡ khác nhau để đẩy mạnh khả năng gợi nhớ thông tin tốt nhất.

Sơ đồ từ duy bài Cấu tạo và tính chất của cơ

Cách xây dựng sơ đồ tư duy

Quy trình để xây dựng sơ đồ tư duy như sau:

Bước 1: Xác định từ khóa, thông tin chính

Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm sơ đồ

– Sử dụng một tờ giấy trắng nằm ngang và vẽ chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc chữ kết hợp với hình ảnh liên quan đến nội dung để gợi nhớ;

– Để nhận biết được là chủ đề trung tâm thì cần vẽ với kích thước to.

Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ cấp 1 liên quan trực tiếp đến chủ đề trung tâm

– Tiêu đề phụ nên thể hiện bằng chữ in hoa trên các nhánh nối liền từ chủ đề trung tâm ra;

– Nên vẽ các nhánh thể hiện tiêu đề phụ theo hình chéo để thể hiện được nhiều thông tin và lan toa được nhiều nhánh thứ cấp.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,…

– Nối các nhánh thứ cấp từ nhánh đầu tiên, mỗi nhánh nên sử dụng một hình ảnh và màu sắc để dễ phân biệt;

– Các nhánh của cùng một ý tỏa ra cùng một điểm và nên tìm cách viết tắt hoặc thể hiện bằng các ký hiệu để không rối thông tin.

Bước 5: Vẽ thêm các hình ảnh minh họa

Những hình ảnh minh họa có thể giúp cho sơ đồ tư duy có hứng thú với người đọc và dễ dàng liên tưởng đến các nội dung kiến thức hơn.

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện trí nhớ, tăng tính sáng tạo và tư duy khoa học. Sơ đồ tư duy cũng giúp tăng hiệu suất công việc, lên kế hoạch và ý tưởng một cách khoa học giúp tiết kiệm thời gian;

Trong công việc học tập hay làm việc thì sơ đồ tư duy cũng giúp ích rất nhiều để nâng cao hiệu quả công việc. Trong học tập thì sơ đồ tư duy giúp cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo và khả năng tổng hợp kiến thức qua đó giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn vì thông thường sơ đồ tư duy cần phải có sự hiểu biết và khả năng tư duy từ nhiều kiến thức khác nhau. Trong công việc sơ đồ tư duy cũng giúp cho người lao động có thể quản lý thời gian, lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu một cách toàn diện nhất.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm và cách xây dựng sơ đồ tư duy như thế nào Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn:…. Ngày dạy:…… Tiết số: ……… BÀI 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ. Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ . 2. Kĩ năng: - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức - Thu thập thông tin, khái quát hóa vấn đề - Kỹ năng - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ cơ. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to về thí nghiệm hình 9.2 SGK. - Tranh phóng to hình 9.1 SGK. - Tranh chi tiết về các nhóm cơ. - Tranh “sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ” ở SGK. 2. Chuẩn bị của HS: III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thành phần hóa học và tính chất của xương? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. BƯỚC 1: GV cho HS làm phản xạ đầu gối: Ngồi trên ghế để thẳng chân xuống, lấy búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè , thấy đoạn từ đầu gối trở xuống của chân đá ra phía trước. BƯỚC 2: Yêu cầu HS giải thích cơ chế của phản xạ này. - HS chỉ trình bày được các phần của 1 cung phản xạ đã biết, còn cơ chế chưa giải thích được. BƯỚC 3: Vậy để giải thích được ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ BƯỚC 1: HS nghiên cứu thông tin và hình 9.1 trong SGK. - Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. + Bắp cơ có cấu tạo như thế nào? + Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào? BƯỚC 2: GV kết hợp với tranh sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ để giảng giải như SGV. - Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung. BƯỚC 3: - GV nhấn mạnh: Vân ngang có được từ đơn vị cấu trúc vì có đĩa sáng và đĩa tối Hoạt động 2: Tính chất của cơ Mục tiêu: Nắm được tích chất của cơ là co và giãn. BƯỚC 1: GV mô tả cách bố trí thí nghiệm hình 9-2 SGK - Cho biết kết quả của thí nghiệm 9.2 trang 32 SGK - Từ thí nghiệm này ⇨ em có kết luận gì? + Làm thí nghiệm phản xạ đầu gối và giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ? + Như vậy cơ có tính chất gì? + Gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi ntn? Vì sao có sự thay đổi đó ? BƯỚC 2: HS nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 32 trả lời câu hỏi. + Kích thích vào dây thần kinh đi tới cơ cẳng chân ếch làm cơ co . -Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè-> kích thích vào gân cơ đùi -> phát sinh 1 xung tk theo dây tk hướng tâm truyền về tủy sống, sang các dây tk li tâm chạy đến các cơ ở mặt trước đùi, làm cơ đùi co lại, kéo cẳng chân(x.đùi, x.mác)lên phía trước. -Gập cẳng tay vào sát với cánh tay->bắp cơ ở trước cánh tay to hơn bình thường do cơ ở 2 đầu co lại (rút ngắn) kéo xương cẳng tay(x. trụ và x.quay) co lại. BƯỚC 3: GV cho HS quan sát lại sơ đồ đơn vị cấu trúc của tế bào cơ để giải thích. + Tại sao người bị liệt cơ không co được? (Cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa vì các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ) + Khi chuột rút ở chân có phải là co cơ không?(bắp cơ bị co cứng không hoạt động được) Hoạt động 3: Ý nghĩa của hoạt động co cơ Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của co cơ và ví dụ BƯỚC 1: HS quan sát hình 9.4 kết hợp với nội dung 2. - Cơ 2 đầu là cơ gấp ở phía trước xương cánh tay, khi cơ này co lại, kéo xương trụ và xương quay lên làm tay co lại, đồng thời cơ 3 đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra. + Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào? + Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào? BƯỚC 2: GV chốt lại kiến thức I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ * Bắp cơ : - Ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to. - Trong có nhiều sợi cơ tập trung thành các bó cơ. * Tế bào cơ: gồm nhiều tơ cơ. - Tơ cơ dày: có các mấu lồi sinh chất, tạo vân tối - Tơ cơ mảnh: trơn, tạo vân sáng. - Sự sắp xếp các tơ cơ theo chiều dọc làm cho các tế bào cơ có vân ngang: vân tối và vân sáng xen kẽ nhau. - Mỗi tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc: là phần tơ cơ giữa 2 tấm Z II. Tính chất của cơ - Là co và dãn. - Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. - Cơ co khi có kích thích và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ - Cơ co giúp xương cử động dẫn đến vận động sự cơ thể. - Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. (1)Gọi một HS đọc phần ghi nhớ SGK (2)Mô tả cấu tạo của 1 tế bào cơ (3)Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? + Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày. +Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại. (4) Cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co khi ta đứng để giữ xương chân thẳng đứng. Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa. Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Có những người bơi giỏi nhưng vẫn bị chết đuối, dân gian cho rằng họ bị ma làm. Điều này có đúng không? Giải thích? - Không đúng, tuy bơi giỏi nhưng bơi lâu, quá sức (có thể do chủ quan) gây mỏi cơ đến mức cơ không co được nữa khi chưa đến bờ, gây chết đuối. 4. Dặn dò (1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập lại kiến thức về lực, công cơ học. * Rút kinh nghiệm bài học: