Số lượng nhà máy thủy điện ở Việt Nam

Thủy điện Thác Bà là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc trong bối cảnh đế quốc Mỹ mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc bằng không quân, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà máy Thủy điện Thác Bà chính thức khởi công xây dựng ngày 19-8-1964. Hàng nghìn công nhân, lao động và bộ đội chuyển ngành đã hăng hái, tình nguyện về đây cống hiến sức trẻ của mình cho việc xây dựng công trình trọng điểm của đất nước. Là một công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất của nước ta [1960 - 1965]. Là nền móng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Với 9 Huân chương Lao động Nhất, Nhì, Ba; 2 Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến công; 1 Huân chương Độc lập, danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang và nhiều Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cùng với sự quan tâm giúp đỡ thiết thực của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty CP Thủy điện Thác Bà sẽ tiếp tục vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng là “đứa con đầu lòng” của ngành Thủy điện nước ta, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà máy thủy điện Thác Bà

Nhà máy thủy điện Thác Bà

Thủy điện ở Việt Nam thuận lợi nhờ có có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm và hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Ngoài mục tiêu cung cấp điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.[1]

Khi thủy điện chặn dòng không trả lại nước cho sông.

Tác động môi trường và xã hộiSửa đổi

Bài chi tiết: Tác động môi trường của hồ chứa nước

Cuối tháng 9 năm 2009, thuỷ điện A Vương ở Quảng Nam xả lũ sau bão số 9 gây ngập úng trên diện rộng.[3]

Tháng 9 năm 2016, vụ vỡ ống thủy điện Sông Bung 2 làm nhiều người mất tích.[4]

Tháng 10 năm 2016 Thủy điện Hố Hô xả lũ gây ra ngập úng diện rộng trên các xã thuộc huyện Hương Khê - Hà Tĩnh và phía Bắc tỉnh Quảng Bình[5] cộng thêm tình hình mưa kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng tương đương trận lũ lịch sử năm 1999.

Tháng 12 cùng năm, 12 hồ thủy điện ở Nam Trung Bộ đồng loạt xả lũ, cùng với mưa lớn gây ngập nặng, ít nhất 3 người chết.[6]

Trách nhiệmSửa đổi

Lãnh đạo địa phươngSửa đổi

Qua bàn cãi về các vụ xả lũ và hạn hán tại các khu vực hạ lưu Thủy điện An Khê - Kanak, ông Nguyễn Thanh Cao-Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học-Kỹ thuật Kon Tum nêu quan điểm: “Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương nơi xây dựng nhà máy thủy điện rất quan trọng. Địa phương cần phải bắt buộc chủ đầu tư cam kết duy trì dòng chảy hạ lưu con sông nơi xây dựng công trình thủy điện để tránh việc trốn trách nhiệm.” [7]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c d Thủy điện Việt Nam: Tiềm năng và thách thức nangluongvietnam, 14/09/2015
  2. ^ Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN? BBC, 19.10.2013
  3. ^ “Xả lũ đúng nhưng quy trình... sai!”. Người Lao động.
  4. ^ “Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Nhiều người mất tích chưa được tìm thấy”. Phụ nữ Today. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ “Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “12 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, miền Trung chìm trong nước”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Đối mặt khô hạn kỷ lục 60 năm qua: Sông Ba ngắc ngoải, tienphong

Xem thêmSửa đổi

  • Tổ chức Sông ngòi Quốc tế
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thủy điện ở Việt Nam.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Các nhà máy thuỷ điện lớn [>100MW] của Việt Nam
  • Website của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam.
  • Website của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế

Video liên quan

Chủ Đề