Số pi có bao nhiêu số

Vào ngày 14 tháng 3, tức hôm nay, chính là Ngày số Pi, một ngày lễ để "kỷ niệm tỷ lệ phi lý, siêu việt và không bao giờ kết thúc giúp mô tả các vòng tròn ở mọi kích cỡ".

Pi [ký hiệu: π] là tỷ số giữa chu vi hình tròn với đường kính của nó. Con số này thường được rút gọn đơn gian bằng 3,14, bất kể kích thước của hình tròn. Và 3,14 là con số trùng với ngày 14 tháng 3.

Ngày số Pi đầu tiên được tuyên bố vào năm 1988 bởi Larry Shaw, một nhân viên của bảo tàng khoa học, công nghệ và nghệ thuật Exploratorium ở San Francisco, California, Mỹ. Kể từ đó, Ngày số Pi đã được Quốc hội Mỹ công nhận, cũng như Đại hội đồng lần thứ 40 của UNESCO đã chỉ định ngày 14 tháng 3 là “Ngày Quốc tế Toán học” vào năm 2019. Ngày lễ này thường được tổ chức bằng cách... đi bộ trong vòng tròn, hoặc ăn bánh và các loại thực phẩm hình tròn khác.

Sự thật thú vị về số Pi và Ngày số Pi

Chúng ta thường tính số Pi với các số gần đúng như 3,14 hoặc 3,14159, nhưng chuỗi số ở bên phải của dấu thập phân của nó thực sự kéo dài vô hạn. Chúng ta không viết hết chúng ra vì chúng không có điểm dừng. Pi là một số vô tỉ, không bao giờ kết thúc và chuỗi số đó không bao giờ bị lặp lại.

Mặc dù số Pi kéo dài vô tận, nhưng trong điều kiện thực tế, chúng ta thực sự chỉ cần một vài chữ số sau dấu thập phân để thực hiện các phép đo chính xác. NASA chỉ sử dụng 15 hoặc 16 chữ số để tính toán cho chương trình không gian của họ, và như chúng ta thấy là nó đã khá đủ chính xác.

Nếu bạn tính chu vi của một vòng tròn có kích thước bằng toàn bộ vũ trụ đã biết, với độ chính xác bằng kích thước đường kính của một nguyên tử hydro, bạn cũng chỉ cần 39 hoặc 40 chữ số của số Pi.

Trước khi có máy tính, việc tính toán các chữ số của Pi rất khó và tốn nhiều thời gian. Năm 480, Zu Chongzhi [Tổ Xung Chi] - nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - đã tính toán ra 7 chữ số đầu tiên của số Pi. Hơn một trăm năm sau, Adriaan van Roomen đã làm cho nó có tới 20 chữ số.

Bắt đầu từ năm 1853, nhà toán học người Anh William Shanks đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này. 20 năm sau, ông đã tính số Pi đến 707 chữ số thập phân. Nhưng Shanks đã nhầm ở chữ số thứ 527, nên tất cả các chữ số sau đó đều sai.

Con số chính xác nhất của số Pi cho tới hiện tại là bao gồm 62,8 nghìn tỷ chữ số thập phân. Và nó được thực hiện bởi một siêu máy tính, thứ đã mất 108 ngày để chạy các phép tính.

Rajveer Meena [Ấn Độ] là người giữ kỷ lục thế giới về việc ghi nhớ nhiều chữ số thập phân nhất của số Pi. Ông đã nhớ lại chính xác 70.000 chữ số thập phân trong hơn 10 giờ.

Ngày "Super Pi" được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 năm 2015, vì ngày đó là 3/14/15, có thêm hai chữ số nữa của số Pi. Và khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày hôm đó là vài phút trước 9h30 sáng và tối, là khi 10 chữ số đầu tiên của số Pi được thể hiện: 3/14/15 9:26:53.

Có một "phong cách viết" dựa trên số Pi, tên là "Pilish", tức là độ dài của các từ liên tiếp sẽ đại diện cho các chữ số của số Pi. Nếu bạn đếm số chữ cái trong mỗi từ trong câu này: "How I need a drink, alcoholic in nature, after the heavy lectures involving quantum mechanics!” [Tạm dịch: Làm thế nào tôi cần một thức uống, bản chất là rượu, sau những bài giảng nặng nề liên quan đến cơ học lượng tử!], thì đó là 3,14159265358979. Có một cuốn sách tên là Not a Wake, được viết hoàn toàn bằng Pilish.

Một số nhà toán học cho rằng nhân loại nên kỷ niệm thêm Ngày số Tau thay vì Ngày số Pi. Họ cho rằng tau [τ], bằng hai lần Pi [π], là hằng số đường tròn tốt hơn. Ngày Tau được tổ chức vào ngày 28 tháng 6.

Pi trên thực tế được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp “p”, chứ không bắt nguồn từ một cái tên cao siêu nào cả.

Và nếu bạn viết ngược ba chữ số đầu tiên của số Pi [3,14], thì nó sẽ giống như “PIE”, cách gọi một loại bánh nướng hình tròn.

Tham khảo Lifehacker

Các nhà nghiên cứu tìm ra công thức toán học chung để mô tả mọi quả trứng chim có trong tự nhiên

//genk.vn/hom-nay-la-ngay-so-pi-va-day-la-nhung-su-that-ky-la-nhat-ve-con-so-dac-biet-nay-2022031412005066.chn

Ý tưởng về bộ môn chạy marathon hiện đại ra đời từ câu chuyện có thật về một người đưa tin Hy Lạp thời cổ đại tên là Philippides. Người này đã chạy liên tục từ Marathon đến Athens với khoảng cách khoảng 42 km để gửi mộ thông điệp về chiến thắng của quân Hy Lạp trước đội quân xâm lược Ba Tư hùng mạnh năm 490 trước công nguyên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, người đưa tin đã gục ngã và qua đời.

Vì không ai thấy được lý do tại sao phải chạy hàng chục km như thế. Đến khi cần thì người đưa tin này đã không qua khỏi. Bây giờ nó đã là môn thể thao Olympic và rất nhiều vận động viên trên thế giới có thể hoàn thành được cự ly này.

Bạn có bao giờ hỏi những người chạy marathon kia đang làm việc vô bổ?

Chinh phục số pi là một thử thách về tinh thần và là bộ môn marathon trong ghi nhớ. Chỉ những người đủ sức khỏe, nghị lực, kiên trì và niềm tin mới hoàn thành được cuộc đua marathon trong tâm trí này.

Tôi từng chinh phục 2300 dữ liệu trong 1 giờ 35 phút trong chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam cũng sử dụng phương pháp tương tự để nhớ dãy 1000 số pi.

Số pi là gì? Lịch sử số pi

Số pi được phát hiện bởi người Babylon cổ đại khoảng năm 1900-1680 trước công nguyên với giá trị của nó được tính là 3,125.

Khoảng năm 1650 trước công nguyên người Ai Cập đã tính diện tích hình tròn bằng một công thức cho giá trị của π là 3.1605.

Archimedes một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại, góp công lớn trong việc tìm ra giá trị của số π. ông tính được π là một số nằm giữa 3 1/7 và 3 10/71.

Số pi là một số thập phân vô tận với các con số không lặp lại theo một mẫu nhất định. Hiện tai, người ta quy ước ngắn gọn giá trị của số pi là 3,14.

Số pi dài nhất: Vào ngày 16/8/2021, bằng cách dùng đến các siêu máy tính, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tính được hằng số pi với độ chính xác kỷ lục, đạt mức 62,8 nghìn tỷ chữ số. Quá trình xử lý này mất đến 108 ngày và 9 giờ.

Ngày 14/3 hàng năm được tôn vinh là Ngày số Pi [giá trị 3.14 theo tiếng Anh 3/14]. Do từ pi phát âm giống từ “pie” [chiếc bánh] nên trong ngày này người ta thường ăn mừng với bánh nướng.

Số pi đóng vai trò quan trọng trong khoa học như các biểu thức dùng miêu tả chuỗi xoắn kép DNA, sóng nước lan tỏa, hàng hải,…

Mục đích nhớ số pi

Dường như bạn đang lo lắng tại sao phải nhớ dãy số pi vô bổ như thế này phải không?

Đừng lo mọi thứ tồn tại trên đời đều có mục đích của nó. Nếu bạn chưa biết những lợi ích của việc nhớ số pi đem lại thì hãy xem thêm ở link dưới.

Xem thêm: Nhớ 1000 số pi để làm gì?

Hai vấn đề khó khăn nhất trong siêu trí nhớ đó là liên tưởng và liên kết. Và nhớ dãy số pi là bài tập tốt nhất cho việc rèn luyện hai kỹ năng đó.

Ngoài ra, khi bạn cần nhớ một dãy số dài như mã thẻ visa, tài khoản ngân hàng…thì không còn là vấn đề khó khăn nữa.

1000 số pi đầy đủ

Trước khi hoàn thành thử thách thì dưới đây là 1000 con số pi sau dấu phẩy:

Nếu bạn muốn xác định vị trí bất kỳ của số pi là con số mấy thì bạn truy cập vào đây.

Kỷ lục nhớ số pi dài nhất

Năm 2005, ông Akira Haraguchi, 59 tuổi, đã nhớ và đọc lại được 83.431 con số thập phân của số pi.

Năm 2020, Jonas von Essen – 2 lần vô địch siêu trí nhớ thế giới, đã lập kỷ lục nhớ 100.000 số pi sau dấu phẩy.

Mẹo nhỏ nhớ nhanh số pi ngắn

Câu sáng tạo: Câu sáng tạo có nghĩa là bạn sẽ sáng tạo ra một câu để ghi nhớ dãy số dựa trên một quy luật nào đó. Ở đây quy luât là số chữ của mỗi từ bằng con số cần nhớ.

3.1415926: May I have a large container of coffee?

Câu chuyện chế: Một cách nữa là bạn sẽ chế ra một câu chuyện mà trong đó có các con số cần nhớ xuất hiện.

3.1415926: “3 thanh niên choy choy khoảng 14, 15 tuổi đi lạc vào rừng tìm cách bẫy thú để nấu “chín” thức ăn. Họ tìm mãi mới được 2 búp măng để làm món thịt “xáo” măng.”

Tất nhiên, các mẹo nhớ này không thể giúp nhớ được 1000 số pi. Vì vậy cần có phương pháp bài bản. Đó cũng chính là phương pháp để nhớ dãy số dài bất kỳ.

Phương pháp “xây cầu” để ghi nhớ dãy số dài bất kỳ

Bạn không thể xây một cây cầu dài mà chỉ có một nhịp đúng không? Đầu tiên, bạn cần xây trụ cầu để nâng từng nhịp cầu. Mỗi cây cầu dài sẽ cần có nhiều nhịp nhỏ hơn. Việc nhớ dãy số dài cũng như thế.

1.Xây trụ cầu – Lâu đài trí nhớ

Giống như việc xây cầu bạn sẽ tạo ra các trụ cầu bằng cách tạo ra một lâu đài trí nhớ với các điểm mốc.

Xem thêm: Cách tạo lâu đài trí nhớ.

Các điểm mốc trong lâu đài trí nhớ đóng vai trò là bệ đỡ cho thông tin. Mỗi điểm mốc như thế sẽ có thể chịu tải được một tải trọng nhất định. Tức là không nên lưu quá nhiều thông tin vào một điểm mốc.

Để nhớ được 1000 số pi thì bạn cần tạo lâu đài trí nhớ có 100 điểm mốc. Mỗi điểm mốc như thế sẽ lưu trữ 10 con số.

Một lưu ý quan trọng là trong quá trình tạo các điểm mốc bạn sẽ đánh dấu các mốc 5, 10, 15, 20,… để tiện cho việc truy xuất thông tin sau này.

2.Chia nhịp cầu – Bộ mã hóa số thành hình ảnh

Sức mạnh của trí nhớ hình ảnh

Để ghi nhớ tốt bạn cần kết hợp giữa logic của não trái và tưởng tượng của não phải. Với mỗi con số thì việc nhận diện là chưa đủ mà cần mã hóa chúng thành hình ảnh để dễ ghi nhớ hơn.

Một hình ảnh sẽ tạo ra được nhiều kết nối giữa các tế bào thần kinh bởi vì hình ảnh có: màu sắc, hình dạng, kích thước, cảm xúc,…

Xem thêm: Não trái và não phải.

Xây dựng bộ mã hóa số thành hình ảnh

Ở đây bạn cần phải chuyển đổi các con số thành hình ảnh.

Xem thêm: Cách xây dựng bộ mã hóa số thành hình ảnh.

Sau khi đã có được bộ mã hóa cho các con số từ 00-99. Cứ 10 con số bạn sẽ mã hóa thành 5 hình ảnh theo bộ mã hóa đã tạo ra và chia chúng thành một nhóm.

Với 1000 con số pi thì bạn sẽ tạo thành 500 hình ảnh. Tức là có 100 nhóm, mỗi nhóm có 5 hình ảnh.

3.Lắp ráp – Tạo câu chuyện ghi nhớ

Chuẩn bị

Sau khi đã có trụ cầu và các nhịp cầu công việc tiếp theo là lắp ráp chúng lại. Tức là bạn phải tạo ra câu chuyện liên kết 5 hình ảnh trong một nhóm với 1 hình ảnh của điểm mốc.

Xem thêm: Phương pháp ghi nhớ liên kết là gì?

Lúc này, chúng ta có 6 hình ảnh cho một câu chuyện liên kết. Có hai cách để kể chuyện:

  • Đặt hình ảnh của câu chuyện vừa tạo ra vào điểm mốc của lâu đài trí nhớ. Điểm mốc chỉ đóng vai trò là hình nền của câu chuyện.
  • Điểm mốc là một thành phần ngang hàng với năm hình ảnh trong câu chuyện.

Cụ thể để nhớ 20 con số pi đầu tiên: 3 . 1 4 1 5 9 2 6 5 3 5 8 9 7 9 3 2 3 8 4 6.

Dưới đây là bộ mã hóa các con số trong dãy số pi trên.

Mã hóa các con số.

Cách kể chuyện

Câu chuyện 1: Một người khuyết tật đang ngồi ở nhà vì muốn được tiếp xúc với thiên nhiên nên chế tạo chiếc ghế gỗ thành xe lăn để đến sở thú xem xiếc khỉ. Sức sống trỗi dậy mạnh mẽ vì được ra ngoài thiên nhiên, người này có sức mạnh vô song nắm chặt bàn tay bật dậy để bắt một con bọ đang bò trên cây.

Câu chuyện 2: Nàng tiên cá vừa đàn piano vừa hát thì bị chàng hoàng tử trong bộ đồ thợ lặn bắt lên bờ. Để duy trì sự sống do sốc nhiệt nên hoàng tử phải dùng thùng nước đổ liên tục lên người nàng tiên cá. Lúc này một con bọ cạp xuất hiện chích một phát vào hoàng tử. Nàng tiên cá lái xe chở hoàng tử đi bệnh viện. Nhưng do không biết đường ở thành phố nên nàng tiên cá chở hoàng tử xuống biển gặp cá ngựa để dùng cái mỏ dài hút chất độc ra.

Câu chuyện thế nào mới dễ nhớ?

Để tạo câu chuyện dễ nhớ nó sẽ có sự phi logic và logic trong đó. Bởi vì câu chuyện là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các hình ảnh nên sẽ tạo ra sự phi logic nơi não phải xử lý. Vậy phần còn lại là sự logic của não trái xử lý. Câu chuyện của bạn cần đảm bảo được yếu tố logic này.

Xét lại câu chuyện 1: đó là sự logic của người khuyết tật ít ra ngoài => nên luôn khao khát tìm về với thiên nhiên. Chính vì thế bạn sẽ biết rõ được diễn biến chính của câu chuyện.

Xét lại câu chuyện 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nàng tiên cá và hoàng tử => hoàn cảnh thay đổi liên tục.

  • Logic 1: cá lên bờ thì thiếu nước => phải chế nước liên tục.
  • Logic 2: người bị trúng độc => cần phải hút ra.

Bạn tiếp tục làm như thế cho 98 điểm mốc còn lại với các số tiếp theo trong dãy số pi.

4.Bảo trì – Ôn tập để vào trí nhớ dài hạn

Một cây cầu xây xong cần phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo chất lượng. Việc ghi nhớ một lượng lớn thông tin như 1000 số pi thì cũng phải được bảo trì như thế.

Vì số pi là cố định nên bạn dễ dàng ôn tập để đưa vào trí nhớ dài hạn. Để ôn tập hiệu quả bạn nên sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng trên phần mền Anki.

Xem thêm: Cách ôn tập hiệu quả [Updating].

Như vậy bạn đã xây dựng xong một cây cầu số pi trong tâm trí. Thế làm sao để đưa vào sử dụng?

5.Sử dụng – Truy xuất con số ở vị trí bất kỳ

Để truy xuất theo thứ tự bạn chỉ cần hình dung và đi lại hành trình ghi nhớ để nhớ lại các con số. Nhưng để truy xuất ngẫu nhiên vị trí bất kỳ thì sao?

Để truy xuất được con số pi ở vị trí bất kỳ thì lúc tạo lâu đài trí nhớ bạn còn nhớ việc đánh dấu các mốc 5, 10, 15, 20,…không? Những mốc này sẽ giúp bạn truy xuất được con số ở vị trí bất kỳ.

Vì mỗi điểm mốc trong lâu đài trí nhớ lưu 10 con số nên cần xác định vị trí điểm mốc thứ mấy bạn cứ lấy vị trí chia 10 là ra.

Ví dụ: Khi cần truy xuất con số ở vị trí thứ 76. Bạn sẽ biết nó được lưu ở điểm mốc thứ 7. Từ vị trí thứ 5 bạn đã đánh dấu, bạn tiến về sau hành trình hai điểm mốc nữa. Như vậy đã đến điểm mốc thứ 7 và bạn hình dung lại câu chuyện ở đó. Để chọn đúng vị trí thứ 76, tức là con số thứ 6 [hình ảnh thứ 3 trong câu chuyện, con số hàng đơn vị]. Như thế bạn có thể truy xuất được con số ở vị trí bất kỳ rồi.

Kết luận:

Trên hành trình nhớ dãy 1000 số pi đầy đủ như thế này bạn sẽ hoàn thiện được những phương pháp ghi nhớ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng áp dụng vào bất cứ loại dữ liệu nào khác. Trên hết là rèn luyện được một bộ não khỏe mạnh, dám đương đầu với mọi thử thách.

Post Views: 17

Facebook

Twitter

Google+

Pinterest

WhatsApp

Previous articleCách nhớ mã Morse bằng Siêu trí nhớ — — .-. … . / -.-. — -.. .

Next articleThuộc bài 5 phút: Cách học thuộc nhanh trong lúc khẩn cấp!

Võ Thanh Liêm

Thành viên biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam. Kỷ lục gia Siêu trí nhớ Việt Nam.

Phương pháp ghi nhớ

Tại sao bộ môn Siêu trí nhớ chưa phổ biến?

Trí nhớ ứng dụng

Cách ghi nhớ ý tưởng khi đang lái xe?

Phương pháp ghi nhớ

Tài nguyên để luyện Siêu trí nhớ

3 COMMENTS

  1. Hà Đức

    anh Liêm ơi cho em hỏi với, em dùng chính các con số trong bảng mã hóa để làm móc treo, rồi kể câu chuyện gồm thông tin cần nhớ với móc treo đó. Thì theo anh đây có phải là một PP hay như là lâu đài ko ạ vì em thấy nó chứa cả ba yếu tố liên tưởng, vị trí, hình dung. Cảm ơn anh. À mà em dùng đi dùng lại một móc treo đó và để ko nhầm lẫn thông tin thì em đã tạo nên những câu chuyện có nét riêng.

    Chỉ số pi là gì?

    Perfusion Index, hay PI, là một chỉ số đánh giá có tính tương đối của mạch đập tại màn hình theo dõi. PI dao động từ 0,01% [cường độ mạch yếu] đến 20% [cường độ mạch rất mạnh]. Chỉ số này thay đổi tùy từng bệnh nhân do điều kiện sinh lý khác nhau...

    Nhờ được bao nhiêu số Pi?

    Pi là một số thập phân vô tận với các con số không lặp lại theo một mẫu nhất định. Hiện người ta quy ước giá trị của số pi là 3,14159. Cho đến nay, với sự trợ giúp của một siêu máy tính, người ta đã tính được 1,24 nghìn tỷ số thập phân của pi.

    Tại sao cơ số 3 14?

    14/3 được gọi là Ngày số Pi, nhằm tôn vinh hằng số phổ biến bậc nhất trong toán học. Từ ba chữ số đầu tiên của số Pi [ký hiệu π] là 3,14, thế giới chọn ngày 14 tháng 3 làm Ngày số Pi, bởi con số này viết theo kiểu Mỹ là 3/14.

    Số Pi quan trọng như thế nào?

    Số pi là con số quan trọngtrong toán học. Bất kỳ nơi nào có hình tròn hoặc đường tròn sẽ đều có số pi xuất hiện. Vì thế bạn sẽ không thể giải quyết bài toán hình học mà không sử dụng đến số Pi. Các giá trị của hàm lượng giác sin, cos hay đường tiếp tuyến đều được tính bằng số Pi.

Chủ Đề