So sánh bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là hai loại BHXH gắn liền với người lao động. Vậy hai loại BHXH có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết sau đây sẽ so sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để NLĐ hiểu rõ hơn.

So sánh bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

So sánh bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

Mục Lục bài viết:
I. Điểm giống nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
II. Điểm khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Đối tượng tham gia.
2. Các chế độ.
3. Trách nhiệm đóng, mức đóng.
4. Phương thức đóng BHXH.
III. Câu hỏi liên quan.
1. Đi làm rồi có được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện không?
2. 40 tuổi có được đóng BHXH tự nguyện?

* Danh mục từ viết tắt:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- NLĐ: Người lao động

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động

- DN: Doanh nghiệp

I. Điểm giống nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều có mục đích bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho NLĐ

II. Điểm khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Đối tượng tham gia

* BHXH bắt buộc

- NLĐ là công dân Việt Nam:

+ Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng từ 01 - 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,...;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- NLĐ là công dân nước ngoài làm tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.

- NSDLĐ: cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, hợp tác xã,...có thuê mướn lao động theo HĐLĐ.

=> Chi tiết các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 143/2018/NĐ-CP. Thông tin chi tiết về các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

* BHXH tự nguyện

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

- NLĐ giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự do;

- Những người tham gia khác.

So sánh bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

So sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện: Đối tượng tham gia

2. Các chế độ

- BHXH bắt buộc có các chế độ sau:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

- BHXH tự nguyện chỉ có 02 chế độ sau:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

=> Nhận thấy: người tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện đều có chế độ hưu trí và tử tuất. Về cơ bản, điều kiện hưởng 2 chế độ hưu trí, tử tuất là như nhau. Điểm cơ bản khác biệt là mức hưởng 2 chế độ bởi mức đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là khác nhau.

Lưu ý: Hưởng lương hưu (hưu trí) là một trong rất nhiều chế độ BHXH được người tham gia bảo hiểm quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo khái niệm hưu trí và các thông tin quan trọng trong bài viết này trên wikipedia.org.

3. Trách nhiệm đóng, mức đóng

* BHXH bắt buộc

- Trách nhiệm đóng BHXH: bản thân NLĐ và cả NSDLĐ.

- Mức đóng của NLĐ

+ NLĐ thông thường, cán bộ, công chức, viên chức: 8% tiền lương tháng;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 8% Mức lương cơ sở;

+ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: 22% tiền lương tháng đóng BHXH hoặc 22% của 2 lần mức lương cơ sở (tùy trường hợp).

- Mức đóng của NSDLĐ

+ Đóng cho NLĐ thông thường: 17% tiền lương tháng;

+ Đóng cho cán bộ, công chức, viên chức: 17% tiền lương tháng;

+ Đóng cho hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân: 22% tiền lương tháng;

+ Đóng cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 14% mức lương cơ sở.

- Nhà nước không hỗ trợ mức đóng đối với trường hợp đóng BHXH bắt buộc.

Để biết chi tiết mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, NSDLĐ và các ví dụ minh họa, bạn đọc có thể tham khảo bài viết mức đóng BHXH bắt buộc để có thêm thông tin.

* BHXH tự nguyện

- Trách nhiệm đóng BHXH: bản thân NLĐ.

- Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn

+ Mức thu nhập làm căn cứ đóng thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn;

+ Mức thu nhập làm căn cứ đóng tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29.800.000 đồng/tháng.

- Nhà nước có hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ % như sau:

+ 30% mức đóng hàng tháng: người tham gia thuộc hộ nghèo;

+ 25%: người tham gia thuộc hộ cận nghèo;

+ 10%: đối tượng khác.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, tối đa không quá 10 năm (120 tháng).

So sánh bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

Chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện thì mức đóng bao nhiêu? 

4. Phương thức đóng BHXH

- BHXH bắt buộc

+ NLĐ: Đóng hàng tháng, NLĐ làm việc nước ngoài có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần cho thời hạn trong hợp đồng.

+ NSDLĐ đóng hàng tháng.

- BHXH tự nguyện

Có nhiều phương thức đóng mà người tham gia được lựa chọn: đóng hàng tháng, đóng theo 3, 6, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm (tối đa là 5 năm), đóng 1 lần cho những năm còn thiếu.

III. Câu hỏi liên quan

1. Đi làm rồi có được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện không?

- Câu trả lời là không.

- Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia BHXH tự nguyện là người không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp bạn đi làm việc tại công ty thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, do đó không được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện.

2. 40 tuổi có được đóng BHXH tự nguyện?

- 40 tuổi vẫn được đóng BHXH tự nguyện nếu không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

- Pháp luật không giới hạn độ tuổi tối đa tham gia BHXH tự nguyện, chỉ giới hạn độ tuổi thấp nhất tham gia BHXH tự nguyện là từ đủ 15 tuổi trở lên.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện mà Blog Codon.vn muốn thông tin đến bạn đọc. Đóng vai trò là người lao động, người làm các công việc tự do, bạn đọc có thể theo dõi, tham khảo để lựa chọn tham gia BHXH cho mình.

Phân biệt rõ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc để chọn được mức đóng phù hợp với thu nhập và các quyền lợi bảo hiểm được hưởng.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay có 2 loại hình BHXH là BHXH bắt buộc và tự nguyện. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được 2 loại hình BHXH này.

Hiểu đúng về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

Xem thêm: Quyền lợi khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

So sánh bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm xã hội vì hạnh phúc của mọi người

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tìm hiểu thêm: Chi tiết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện khác nhau như thế nào?

Bảng sau sẽ so sách BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện thông qua các tiêu chí như: Đối tượng tham gia, mức đóng, chế độ...  Từ đó bạn đọc sẽ nhận ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loại bảo hiểm này. 

Tiêu chí so sánh BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

- Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Đối với người lao động Việt Nam:

  • Người sử dụng lao động đóng 21,5%
  • Người lao động đóng 10,5%

- Đối với người lao động nước ngoài:

  • Người sử dụng lao động đóng 6,5%
  • Người lao động đóng 1,5%
Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do mình lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.

BHXH bắt buộc có 5 chế độ sau:

- Ốm đau

- Thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hưu trí

- Tử tuất

BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ:

- Hưu trí

- Tử tuất

Người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH. Người tham gia phải tự đóng BHXH tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Đóng theo một trong các phương thức:

- Hàng tháng

- 3 tháng

- 6 tháng

- 12 tháng

- Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đóng theo một trong các phương thức:

- Hàng tháng

- 3 tháng

- 6 tháng

- 12 tháng

- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.

Dù tham gia BHXH tự nguyện hay bắt buộc thì người tham gia vẫn được hưởng những chính sách tốt theo quy định của pháp luật. Nhà nước rất coi trọng và đầu tư cho BHXH nhằm hỗ trợ cho người tham gia có cuộc sống tốt đẹp hơn, được hưởng chính sách an sinh xã hội dài hạn.

Chuyển bảo hiểm xã hội tự nguyện sang bắt buộc được không?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định:

“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, người tham gia BHXH tự nguyện khi có cơ hội đi làm, được tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian đóng BHXH tự nguyện trước đó sẽ được cộng dồn vào tổng thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí sau này.

Đọc thêm: Những thay đổi về BHXH năm 2021

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được 2 chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay.

Theo Luật bảo hiểm xã hội

Bài viết có hữu ích không?

Không