So sánh bí thư và chủ tịch tỉnh năm 2024

Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh còn bầu ra Ban Thường vụ gồm các Ủy viên Ban Thường vụ, trong đó có một số Ủy viên giữ nhiệm vụ Thường trực.

Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh được gọi là Tỉnh ủy viên. Tỉnh ủy viên thường là các Giám đốc Sở và Bí thư Huyện.

Thường trực Tỉnh/Thành ủy do Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh bầu trong Hội nghị Đảng bộ cấp tỉnh, có thể được bổ sung hoặc miễn chức vụ của các thành viên trong Thường trực Tỉnh/Thành ủy.

Thường trực Tỉnh/Thành ủy gồm Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh/Thành ủy.

Ban Thường vụ Tỉnh/Thành ủy do Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh bầu trong Hội nghị đầu tiên, có thể bổ sung và bãi nhiệm các thành viên trong các Hội nghị.

Mức phụ cấp trách nhiệm: Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương hưởng hệ số 0,5 mức lương tối thiểu.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh. Đại hội Đại biểu Đảng bộ bầu ra cấp ủy gồm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu, Hội nghị Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất sẽ được tổ chức để bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo gồm Bí thư, Phó Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng bộ tỉnh ủy.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ cấp tỉnh với nhiệm vụ bầu cấp ủy Đảng bộ tỉnh [tỉnh ủy] và các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc.

Đại hội Đại biểu các Đảng bộ cấp tỉnh diễn ra trước Đại hội Đảng toàn quốc và cùng khoảng thời gian với nhau. Trong toàn khóa 2015-2020 các Đảng bộ cấp tỉnh diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11/2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Một phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Người đảm nhận chức danh này cần đảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách.

Bên cạnh đó, những người này cần có năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả; Có khả năng phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.

Ngoài ra, các cán bộ này phải là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phó các ủy ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Bộ trưởng và tương đương

Các Bộ trưởng phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu về quản lý nhà nước.

Bộ trưởng phải là người có năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ trưởng cần có khả năng phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước; Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng là người không bị chi phối bởi lợi ích nhóm và đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chức danh lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thường vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phương và lợi ích nhóm.

Bí thư tỉnh uỷ phải có trình độ, kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… và nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước.

Bí thư tỉnh uỷ phải có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phương và am hiểu sâu, rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị.

Ngoài ra, Bí thư tỉnh uỷ phải là người có năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phương.

Bên cạnh đó, Bí thư tỉnh uỷ phải có khả năng chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với Trung ương những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phương.

Cán bộ là Bí thư tỉnh uỷ phải đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện [bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện] và kinh qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chức danh phó bí thư cấp ủy cấp tỉnh.

Video: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về việc kỷ luật ông Đinh La Thăng

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Những người này cần bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước.

Chủ tịch UBND tỉnh cần có năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy, hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của ủy ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra, vị Chủ tịch UBND tỉnh phải có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và ủy ban nhân dân cấp dưới; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương.

Vị Chủ tịch UBND tỉnh phải có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương.

Cuối cùng, người làm Chủ tịch UBND tỉnh phải đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một trong các chức danh phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

Tổng Bí thư và Chủ tịch nước ai to hơn?

Trong thời kỳ Hồ Chí Minh thì ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam và chức chủ tịch đó là lớn nhất.

Bí thư Tỉnh ủy là chức vụ gì?

Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy ở Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh đó. Bí thư Tỉnh ủy được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu ra trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hoặc được Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt.

Nhiệm vụ của bí thư là gì?

Ban Bí thư là cơ quan lãnh đạo công việc hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo công tác xây dựng đảng và công tác quần chúng. Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

4 cán bộ chủ chốt gồm những ai?

Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Chủ Đề