So sánh các tính chất của phản xạ ko điều kiện và phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 

2. Bẩm sinh. 

3. Bền vững 

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 

5. Số lượng hạn chế 

6. Cung phản xạ đơn giản 

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích  thích có điều kiện đã được kết hợp với  kích thích không điều kiện mật số lần) 

2. Hình thành trong đời sống (do học tập) 

3. Dễ mất khi không củng cố 

4. Có tính chất cá thể, không di truyền 

5. Số lượng không hạn định 

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện là một trong những bài tập khó trong chương trình Sinh học 8. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách trả lời phân biệt 2 loại phản xạ này. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức ôn tập để biết cách trả lời câu hỏi Sinh 8.

Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống động vật và con người. Nhờ có sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện mà con người đã hình thành các thói quen tốt, tập tính tốt. Các tập quán trong sinh hoạt cộng đồng cũng từ đó hình thành. Vậy dưới đây là cách phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, mời các bạn cùng đón đọc tại đây nhé.

Gợi ý 1

Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.

- Bẩm sinh.

- Bền vững.

- Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

- Số lượng có hạn.

- Cung phản xạ đơn giản.

- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.

- Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

- Được hình thành ngay trong đời sống.

- Dễ bị mất đi khi không củng cố.

- Có tính cá thể, không di truyền.

- Số lượng không hạn định.

- Hình thành đường liên hệ tạm thời.

- Trung ương nằm ở vỏ não.

Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).

Gợi ý 2

*Sự giống nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Mặc dù tên gọi của hai loại phản xạ có phần khác nhau nhưng chúng lại có một số điểm chung.

  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường.
  • Đây đều là những phản xạ giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường.
  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều có sự tham gia của cung phản xạ. Các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh.

*Sự khác nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Ngoài những điểm giống nhau ở trên thì phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện còn có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt này giúp ta dễ dàng phân loại các phản xạ.

  • Phản xạ có điều kiện được hình thành bằng những sợi dây liên lạc tạm thời trong vỏ não. Còn phản xạ không có điều kiện được hình thành từ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não.
  • Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời. Phản xạ không có điều kiện thì có cung phản xạ đơn giản hơn.
  • Phản xạ có điều kiện phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có được. Còn phản xạ không có điều kiện sinh ra đã có và không cần phải học tập.
  • Phản xạ có điều kiện nếu không tập luyện thường xuyên sẽ dễ bị mất đi. Còn phản xạ không có điều kiện thì bền vững, không dễ bị mất đi.
  • Phản xạ có điều kiện mang tính cá thể, không di truyền. Còn phản xạ không có điều kiện mang tính chủng loại và có tính chất di truyền.
  • Số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn số lượng phản xạ không có điều kiện.

2. Ví dụ về phản xạ có điều kiện

  • Đến mùa đông, mặc đồ ấm để không bị lạnh.
  • Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ thì dừng lại, còn gặp đèn xanh thì tiếp tục đi.
  • Không dại mà chơi đùa với lửa.
  • Biết chữ, biết làm toán...
  • Biết bật quạt khi trời nóng

3. Ví dụ về phản xạ không điều kiện

  • Khi chào đời là đã biết khóc
  • Khi gặp lạnh nổi da gà
  • Nóng thì chảy mồ hôi
  • Hắt hơi
  • Khi đụng vật nóng tay ta liền rụt lại

Cập nhật: 23/04/2022

Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện

III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện

Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện

Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trinh bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52 - 2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Bảng 52 - 2. So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Khi so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không cần phân tính những tính chất nào, cùng Toploigiai tìm hiểu:

1. Phản xạ là gì

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:

Bộ phận cảm thụ: các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.

Dây thần kinh truyền vào: dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

Trung tâm thần kinh.

Dây thần kinh truyền ra: dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

2. Phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, Pavlov đã phân biệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

a. Phản xạ không điều kiện

Là loại phản xạ có cung phản xạ cố định, có tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. Khi có một kích thích nhất định tác động lên một bộ phận cảm thụ nhất định sẽ gây một phản ứng nhất định của cơ thể, không cần thêm một điều kiện nào khác.

Phản xạ không điều kiện có tính chất loài, trung tâm phản xạ nằm ở phần dưới của hệ thần kinh.

Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ sống, trung tâm của phản xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não.

Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận nhận cảm, ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử nhưng tiếng động không gây co đồng tửí, trong khi đó chiếu ánh sáng vào da không gây đáp ứng gì nhưng chạm tay vào lửa thì tay rụt lại.

Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thể và môi trường.

b. Phản xạ có điều kiện

Là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện

Ví dụ: bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng tiết nước bọt, làm cho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản ứng bẩm sinh đã có.

Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp hơn.

Phản xạ có điều kiện không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận nhận cảm.

Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây bài tiết nước bọt.

Phản xạ có điều kiện có tính chất cá thể và là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi trường.

Phản xạ có điều kiện nếu không được cũng cố thì sẽ bị dập tắt.

Nhờ có phản xạ có điều kiện mà cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống.

* Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện.

- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.

- Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.

- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.

3. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

*Giống nhau : Đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường

*Khác nhau:

Tính chất

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Tính chất bẩm sinh

Có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở

Được xây dựng trong quá trình sống: con chó từ nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có phản ứng gì với thịt.

Phản xạ này không di truyền

Tính chất loài

Có tính chất loài: khi gặp nguy hiểm con mèo gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra.

Có tính chất cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn

Trung tâm phản xạ

- Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống lưng

- Có những điểm đại diện trên vỏ não

Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.

Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện.

Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích

- Tuỳ thuộc tính chất của tácnhân kích thích và bộ phận cảm thụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng gì

- Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây chảy nước bọt...

- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).