So sánh Công pháp quốc tế và luật quốc gia

Bài viết phân tích Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, phân tích cơ sở và nội dung của Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia.

So sánh Công pháp quốc tế và luật quốc gia
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Xuất phát từ hai chức năng cơ bản của nhà nước là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Để thực hiện chủ quyền quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia phải sử dụng công cụ đến công cụ pháp lý cơ bản là pháp luật quốc gia, trong quan hệ quốc tế quốc gia phải sử dụng luật quốc tế. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng này là cơ sở đầu tiên để hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa luật quốc gia và luật quốc tế.

Sự có mặt của quốc gia trong cả quá trình ban hành và xây dựng luật quốc gia và luật quốc tế. Cụ thể:

+ Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhà nước có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật trong đời sống. PLQG do nhà nước ban hành nên luôn có tính giai cấp, trước hết là phản ánh quan điểm và đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.

+ Trong quan hệ quốc tế, nhà nước đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng PL quốc tế. Mỗi quốc gia đều tận dụng mọi cơ hội và tìm mọi cách để lợi ích của quốc gia mình được thể hiện ở mức cao nhất. Chính vì vậy, PLQT mặc dù không do 1 QG ban hành song nó vẫn thể hiện được ý chí và bảo vệ lợi ích của quốc gia, mà cụ thể là ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong QG đó.  

Cả PLQG và PL QT đều thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền của mỗi QG. Do đó PLQT và PLQG gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và cộng đồng QG đó.

– Bắt nguồn từ sự thống nhất về vai trò của 2 hệ thống PL: Đều là cơ sở để thiết lập, tăng cường quyền lực nhà nước; cơ sở để quản lý kinh tế, xã hội; đều góp phần tạo dựng những quan hệ mới và tạo môi trường ổn định để thiết lập, duy trì và phát triển các quan hệ quốc tế.

– Trong luật quốc tế tồn tại nguyên tắc Pacta sunt servanda, nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện điều ước quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng triệt để và thực hiện nghiêm chỉnh điều ước đó. Pháp luật quốc gia ban hành, ngoài việc bảo đảm sự bình đẳng và thực hiện chủ quyền quốc gia còn phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

VD: Việt Nam gia nhập WTO, phải có nghĩa vụ nội luật hóa pháp luật trong nước, đảm bảo sự phù hợp với các chuẩn mực trong các cam kết quốc tế của WTO.

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia bao gồm 2 nội dung chính:

Thứ nhất, Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và thực hiện luật quốc tế.

 Trong quá trình xây dựng LQT, các QG luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để gây ảnh hưởng đến LQT và bảo vệ lợi ích của mình 1 cách tốt nhất trong mối tương quan với lợi ích của QG khác và lợi ích chung của CĐQT. Do đó, quá trình xây dựng LQT phải xuất phát từ lợi ích của mỗi QG. Đồng thời, sự hình thành các NT và QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các QG, mà quan điểm của mỗi QG trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên những NT và quy phạm nền tảng của QG mình. Chính vì thế, PLQG thể hiện sự định hướng đến quá trình xây dựng LQT.

 VD: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng VL trong QHQT; NT quyền dân tộc tự quyết đều bắt nguồn từ NT Cấm chiến tranh xâm lược lần đầu tiên được ghi nhận trong Sắc lệnh Hòa bình của LX năm 1917.

 PLQG là đảm bảo pháp lý quan trọng để các NT, QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ QG. Bởi nghĩa vụ của mỗi QG khi tham gia quan hệ QT là phải bảo đảm thực hiện LQT trong phạm vi LT QG mình. Bằng nhiều cách khác nhau, các QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ sẽ được chuyển hóa thành QPPLQG và có hiệu lực trong phạm vi LTQG.

VD: LQT: có Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989. Năm 1991, Việt nam đã ban hành Luật bảo vệ trẻ em nhằm pháp điển hóa các quy định của lật quốc tế vào pháp luật quốc gia.

Thứ hai, LQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của LQG.

+ Luật quốc tế tác động trở lại đối với sự hình thành và phát triển của luật trong nước. Điều này thể hiện ở chỗ: khi tham gia các quan hệ QT, các quốc gia phải có nghĩa vụ xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước sao cho đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên. Chính vì vậy, các quy định có nội dung tiến bộ của LQT sẽ dần được truyền tải vào trong PLQG.

+ LQT còn tạo điều kiện đảm bảo cho PLQG trong quá trình thực hiện. Cụ thể hiện nay, có nhiều vấn đề đã vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của QG, trở thành vấn đề toàn cầu, tự bản thân mỗi QG không thể giải quyết được mà cần có sự hợp tác quốc tế (VD: vấn đề môi trường, tội phạm quốc tế, vũ khí hạt nhân…). Vì vậy, các QG đã cùng nhau ký hàng loạt ĐUQT để cùng nhau hợp tác giải quyết các VĐ đó như: HU NewYork về cấm thử hoàn toàn vũ khí hạt nhân; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập Tòa hình sự QT ICC…. Chính những QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ trong các ĐUQT này sẽ là điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện các QP tương ứng của PLQG.

 QPPLQT được ưu tiên áp dụng bởi 2 lý do:

+ Luật quốc tế hình thành từ sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể. QG khi tham gia QHQT thì phải xử sự phù hợp với các cam kết và nghĩa vụ QT của mình; CU Viên 1969 về Luật ĐUQT cũng quy định QG không được viện dẫn các quy định của PL trong nước để biện hộ cho việc không thi hành cam kết.

+ GT ưu tiên thi hành của QPPLQT còn được ghi nhận trong các VBPLQG.

Giữa các QG sẽ có cách giải quyết khác nhau. Ví dụ: Hiến pháp của Pháp quy định: ưu tiên áp dụng các QĐ của ĐUQT. Nếu ĐUQT mà Pháp tham gia >< với HP thì Pháp phải tu chính HP của nước mình.

Việt Nam: theo Luật ĐUQT 2016, rất khó để ĐUQT >< với HP hay các đạo luật khác của VN vì quá trình đàm phán, thẩm định, ký kết..diễn ra rất chặt chẽ và chỉ có hiệu lực nếu VN phê chuẩn.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích các loại quy phạm pháp luật quốc tế, cho ví dụ

Công nhận quốc tế là gì ? (khái niệm, hình thức, phương pháp, hệ quả pháp lý)

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, cho ví dụ. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Mục lục bài viết

  • 1. Cấu trúc hệ thống luật quốc tế
  • 2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia
  • 2.1 Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế
  • 2.2 Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia

do các chủ thể luật quốc tế xây dựng, theo trình tự, thù tục và những phương thức nhất định.

1. Cấu trúc hệ thống luật quốc tế

Sự tồn tại này gồm hai mặt của một chỉnh thể có tính thôhg nhất. Một là, hệ thống cấu trúc bên trong của luật quốc tế với các yếu tố sau:

- Các nguyên tắc như hệ thống nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc pháp luật chung, nguyên tắc trong từng ngành hay từng chế định độc lập của luật quốc tế.

- Các quy phạm luật quốc tế được phân biệt căn cứ vào giá trị hiệu lực, nội dung hoặc hình thức thể hiện.

- Các ngành và chế định độc lập, như Luật biển quốc tế, Luật điều ước quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự,...

Hệ thống cấu trúc bên ngoài của luật quốc tế thể hiện sự tương thích vói đặc thù quá trình hình thành và phương thức viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế mà từ phương diện khoa học luật quốc tế, có thể phân biệt thành các nguồn có chứa đựng quy phạm luật quốc tế và những hình thức mang tính chất hỗ trợ cho việc xây dựng, áp dụng và thực hiện có hiệu quả luật quốc tế.

Như vậy, nội dung và cấu trúc hệ thống của luật quốc tế đã phản ánh bản chất pháp luật của quá trình thoả thuận về ý chí giữa các quốc gia, trên cơ sở tương quan lực lượng và tương quan về lợi ích trong quan hệ quốc tế, được biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc hoặc quy phạm luật quốc tế. Sự thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế là nền tảng và xuất phát điểm cho việc hình thành quy phạm và thực hiện các quy phạm đó, vì lợi ích của mỗi quốc gia, cũng như vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuy là vấn đề lý luận truyền thống của luật quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật. Trong khoa học pháp lý truyền thống đã có một số học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.

- Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường phái “Pháp luật tự nhiên” về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm trong đó hai bô phận là luật quốc tế và luật quốc gia. Những quy phạm của hai bộ phận này được xếp theo thứ bậc trên, dưới. Học thuyết này chia thành hai trường phái là trường phái ưu tiên luật quốc tế và ưu tiên luật quốc giã.

- Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại.

Đây là những học thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa hai hệ thống luật còn phiến diện. Bởi vì, sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luân, đồng thời chỉ ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa hai hê thống luật vói nhau.

Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được hình thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối ngoại trong hoạt động của nhà nước; từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, đổng thời vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành giữa chúng mối quan hệ biện chứng, trong đó:

2.1 Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế

Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thoả thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung cùa luật quốc tế. Ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia, yì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế. Ngoài ra, trong lịch sử hình thành và phát triển luật quốc tế, nhiều quy phạm của Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao, lãnh' sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguổn gốc xuất phát từ quan điểm, qùan niệm của luật quốc gia.

2.2 Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia

Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ, nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấũ đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học pháp lý hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lý của mỗi quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cân.

Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia thông qua việc giải quyết mối quan hê giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực vối Việt Nam và pháp luật Việt Nam cũng đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diên của Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 trở lại đây, số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ngày một nhiều, làm tăng lên đáng kể các cam kết quốc tế và các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế đối với Việt Nam. Việc thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế ghi nhận trong điều ước quốc tế hiện nay đòi hỏi sự hiện diện một khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế phù hợp, để tạo cơ sở cũng như các đảm bảo thực tế cho việc thực thi các thoả thuận quốc tế của Việt Nam.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam đều thể hiện quan điểm của nhà nước Việt Nam trong việc tuân nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển.

Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế chưa xác định rõ ràng vị trí của điều ước quốc tế trong hê thống pháp luật quốc gia, nhưng trong các văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên vẫn được bảo đảm bởi việc thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế trong tương quan với pháp luật Việt Nam.

Trong nhiều quan hệ điều ước quốc tế thuộc những lĩnh vực hợp tác chuyên môn, như lĩnh vực về quyền con người, môi trường, hợp tác đấu tranh phòng chổng tội phạm... việc xử lý nhằm hài hoà hoá các quy phạm của điều ước với quy phạm của luật Việt Nam được tiến hành bằng hoạt động lập pháp của Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)