So sánh giữa văn phòng đại diện và chi nhánh

? Hình thức nào tốt hơn? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp đang có ý định mở rộng quy mô công ty. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những đặc điểm chính để có thể so sánh khách quan nhất giữa việc thành lập chi nhánh với thành lập văn phòng đại diện. Từ đó, giúp bạn có những lựa chọn chính xác nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nên mở văn phòng đại diện hay chi nhánh?

Trên thực tế, những sự nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh vẫn thường xảy ra. Để phân biệt hai hình thức này bạn có thể dựa trên 2 đặc điểm khác biệt đó là chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, có thể được hạch toán kế toán độc lập với công ty chính còn văn phòng đại diện không có quyền làm như vậy. Mở văn phòng đại diện hay chi nhánh sẽ tùy thuộc vào mục đích khi mở rộng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

– Nếu doanh nghiệp chỉ muốn có 1 địa chỉ để tiện giao dịch với đối tác, khách hàng tại những địa điểm khác nhau mà không tiến hành những hoạt động kinh doanh thì nên thành lập văn phòng đại diện.

– Còn nếu, doanh nghiệp cần 1 địa chỉ để vừa giao dịch với đối tác khách hàng, vừa nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Vậy thì nên thành lập chi nhánh công ty để thuận tiện cho việc kinh doanh.

Nên chọn văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty?

Đặc điểm chính của chi nhánh và văn phòng đại diện

1/ Về chi nhánh

– Về hoạt động kinh doanh: Chi nhánh công ty được thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời nằm trong phạm vi ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng không phải bất cứ ngành nghề nào của doanh nghiệp chi nhánh cũng được phép hoạt động. Đối với việc chi nhánh được quyền thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của công ty còn tùy thuộc vào sự ủy quyền của doanh nghiệp.

– Về thẩm quyền đại diện: Đối với quyền đại diện của chi nhánh bạn cần phân biệt rõ ràng thẩm quyền của giám đốc chi nhánh với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan tới chi nhánh, bao gồm cả vấn đề về đại diện chi nhánh. Có thể hiểu là bất cứ hoạt động kinh doanh nào của chi nhánh muốn thực hiện được đều phải thông qua sự đồng ý từ phía doanh nghiệp, giám đốc chi nhánh có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh chỉ khi nhận được sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, bất cứ thời điểm nào người đại diện của doanh nghiệp cũng có quyền hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.

– Về tài chính: Chi nhánh công ty không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh công ty có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc có thể phụ thuộc vào doanh nghiệp.

2/ Về văn phòng đại diện

– Văn phòng đại diện của công ty là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Có thể hiểu văn phòng đại diện được lập ra để thực hiện chức năng làm văn phòng liên lạc, cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới. Văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường để phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty đối thủ, đồng thời đại diện công ty sẽ tiến hành khiếu nại về các vi phạm nói trên.

– Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty không có quyền được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Việc ký kết các hợp đồng của văn phòng đại diện đều phải thông qua ủy quyền của doanh nghiệp và được đóng dấu của doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.

– Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.

Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định mở chi nhánh hay mở văn phòng đại diện để tránh xảy ra sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan về vấn đề này, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn.

Văn phòng đại diện là gì? Đặc điểm của văn phòng đại diện và có gì khác khi so sánh với chi nhánh theo các tiêu chí khác nhau? Cùng The Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt ý chính:

  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, bảo vệ các lợi ích cho doanh nghiệp.
  • VPĐD không thực hiện chức năng kinh doanh mà chỉ được đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Chi nhánh công ty và văn phòng được đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh mà trụ sở chính của doanh nghiệp đó đã đăng ký.
  • Tùy theo mục đích của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của văn phòng mà thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh thì nên thành lập chi nhánh, nếu muốn có một nơi thay mặt công ty ký kết giao dịch với văn phòng, công ty khác thì nên mở văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện là gì theo quy định pháp luật

Văn phòng đại diện là gì theo quy định pháp luật

Văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Hoạt động của văn phòng được pháp luật Việt Nam quy định, thực hiện nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho họ. Theo khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp năm 2020, văn phòng đại diện cũng được ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các văn phòng đại diện có quyền hoạt động giao dịch chứ không có chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy, quy định về việc thành lập văn phòng đại diện là gì? Theo khoản 1 điều 45 luật doanh nghiệp 2020, một doanh nghiệp có thể đặt nhiều hoặc 1 văn phòng đại diện công ty ở nhiều địa phương theo địa giới hành chính. Điều đó cho thấy, việc thành lập văn phòng đại diện không bị giới hạn.

Đặc điểm của văn phòng đại diện

Đặc điểm của văn phòng đại diện

Vậy, đặc điểm của văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau:

Quy định về tên của văn phòng đại diện

  • VPĐD được đặt tên có cụm từ “văn phòng đại diện”. Tên VPĐD cũng thường dùng các chữ cái tiếng Việt như: J,F,W,Z, ký hiệu cùng các chữ số.
  • Trên hồ sơ giao dịch, bảng tên của văn phòng đại diện được in hoặc viết nhỏ hơn phần tên doanh nghiệp ở hồ sơ giao dịch, ấn phẩm doanh nghiệp và biển sẽ được gắn ở trụ sở VPĐD.
  • Tên tiếng Anh của văn phòng đại diện thường là tên tiếng Anh cộng với cụm từ “Representative Office”.

Con dấu của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện phụ thuộc vào công ty không cần thiết phải có con dấu riêng. Nó sẽ tùy thuộc vào điều lệ và quyết định của doanh nghiệp đó. Con dấu thường được làm dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc được làm ở cơ sở khắc dấu.

Số lượng, hình thức, loại dấu và nội dung con dấu của VPĐD sẽ do công ty, doanh nghiệp quy định. Về việc quản lý và lưu trữ con dấu sẽ thực hiện theo quy chế doanh nghiệp hoặc điều lệ công ty, chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác doanh nghiệp có con dấu ban hành.

Quy định về người đứng đầu văn phòng đại diện

Do nó chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên không có tư cách pháp nhân, cũng không phải đăng ký vốn điều lệ khi thành lập. Vì thế, tổ chức của văn phòng đại diện không được xem là một loại hình doanh nghiệp.

So sánh Văn phòng đại diện với Chi nhánh

Dưới đây là một bảng so sánh tóm tắt giữa văn phòng đại diện và chi nhánh theo từng tiêu chí khác nhau, mời bạn đọc theo dõi hết bài viết để hiểu thêm về 2 khái niệm văn phòng đại diện và chi nhánh công ty:

Tiêu ChíVăn Phòng Đại DiệnChi NhánhKhái niệmVăn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp. Loại văn phòng này có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền củ doanh nghiệp, bảo vệ các lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, VPĐD không thực hiện chức năng kinh doanh.Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, hoạt động trên danh nghĩa của doanh nghiệp. Chi nhanh có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp đó. Chức năng của chi nhánh cũng bao gồm việc đại diện theo ủy quyền. Đồng thời, ngành và nghề kinh doanh của chi nhánh phải tương đồng hoặc liên quan trực tiếp đến ngành và nghề kinh doanh của doanh nghiệp chính. [Khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2020]Ngành được phép kinh doanhVPĐD chỉ được đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệpChi nhánh công ty và văn phòng được đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh mà trụ sở chính của doanh nghiệp đó đã đăng ký.Phạm trù hoạt độngNhiệm vụ chính của VPĐD là đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích. Mục đích chính của VPĐD hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, quản bá các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh của công ty đó, đưa ra giải pháp, tư vấn cận kẽ cho khách hàng. VPĐD phụ thuộc vào doanh nghiệp và văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.Thực hiện được một phần hoặc toàn phần chức năng của doanh nghiệp,, bao gồm chức năng trực tiếp kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền.Hình thức hoạch toánVPĐD doanh nghiệp có quyền hoạch toán phụ thuộc.Lựa chọn linh hoạt 2 hình thức hoạch toán phụ thuộc/hoạch toán độc lậpNghĩa vụ thuếVăn phòng đại diện không tiến hành các hoạt động kinh doanh, do đó không cần phải nộp thuế môn bài.Văn phòng đại diện cần nộp hồ sơ khai thuế cho các loại thuế phát sinh mà nó chịu trách nhiệm, hoặc nộp thay. Tuy nhiên, đối với các loại thuế không có sự phát sinh, văn phòng đại diện không cần nộp hồ sơ khai thuế.Thuế môn bài cho chi nhánh sẽ được nộp tại cơ quan thuế của địa phương có trụ sở của chi nhánh đó. Khi chi nhánh hoạt động tại một tỉnh hoặc thành phố khác so với nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại địa phương có trụ sở chính. Chi nhánh vẫn cần tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ thuế liên quan đến thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh?

Nên thành lập công ty hay VPĐD?

Tùy theo mục đích của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của văn phòng mà thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sinh lời nhằm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn thì nên thành lập chi nhánh. Nếu mọi người muốn có một nơi thay mặt công ty ký kết giao dịch với văn phòng, công ty khác thì nên mở văn phòng đại diện. Và việc mở phòng đại diện công ty để hoạt động ký kết thay công ty mẹ chứ không hoạt động kinh doanh trực tiếp.

Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Đại Diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện là gì? Để giúp mọi người nắm được toàn bộ quy trình thủ tục, dưới đây là những thông tin chi tiết:

Hồ sơ thành lập

  • Thông báo với mọi người là mình chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện.
  • Biên bản họp thành lặp hoạt động văn phòng đại diện [Dành cho công ty tránh nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần].
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu đại diện, người đó cũng đồng thời là người đại diện pháp luật hoặc thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty.
  • Bản photo công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện.
  • Giấy ủy quyền hoặc giấy tờ giới thiệu của người nộp hồ sơ.
  • Bản photo công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Thủ tục doanh nghiệp mở văn phòng đại diện ở nước ngoài

  • Thực hiện thành lập văn phòng đại diện phát hành theo quy định của nước sở tại.
  • Tại nước ngoài, khi doanh nghiệp đăng ký văn phòng đại diện sẽ được miễn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
  • Để giúp văn phòng đại diện cho công ty hoạt động ở nước ngoài, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký giao dịch ngoại hối nhằm chuyển tiền ra nước ngoài giúp doanh nghiệp hoạt động.
  • Khi được cấp giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, người thành lập tiếp tục nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Thành lập văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty có vốn nước ngoài

Thủ tục này dành chung cho đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty có vốn nước ngoài. Dưới đây là 5 bước thành lập văn phòng đại diện để hoạt động cho mọi người cùng tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện.
  • Bước 2: Soạn hồ sơ, sau đó ký hồ sơ thành lập văn phòng đại diện.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.
  • Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện doanh nghiệp trên các giấy tờ cần thiết.
  • Bước 5: Tiến hành khắc dấu cho văn phòng đại diện.

Thành lập văn phòng đại diện với dịch vụ của The Smile

Thành lập văn phòng đại diện với dịch vụ của The Smile

Nếu doanh nghiệp đã tìm hiểu về văn phòng đại diện nhưng vẫn cảm thấy khó khăn về việc tập hợp các thủ tục, giấy tờ thành lập thì hãy liên hệ ngay cho The Smile, chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi người một cách chu đáo nhất.

Hiện The Smile có dịch vụ thành lập công ty trọn gói, cũng như dịch vụ kế toán hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề thành lập, đăng ký kinh doanh và báo cáo thuế. Với 16 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giàu chuyên môn, Công Ty Kế Toán The Smile sẽ giúp doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện ở những nơi phù hợp nhất, đồng thời, giúp công ty nắm được các loại thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp khi thành lập loại văn phòng này. Bên cạnh đó, dịch vụ

Các khách hàng đã thành công với The Smile

Hiện có hơn 1000+ doanh nghiệp đã cộng tác với The Smile, một số doanh nghiệp tiêu biểu phải kể đến là:

Prosound Center Vietnam Trong lần quyết toán thực tế với Cơ Quan Thuế vừa rồi, The Smile đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong cách sắp xếp chứng từ, giải trình hồ sơ, kết nối Doanh nghiệp và cơ quan Thuế và đã đem lại kết quả rất tốt làm cho việc quyết toán Thuế không còn là nỗi ám ảnh với Chúng tôi.

Powerland Vietnam The Smile đã đồng hành cùng với Chúng tôi từ những ngày đầu thành lập. Trải qua 12 năm sử dụng dịch vụ kế toán đã giúp hai bên hiểu rõ về nhau. Mặc dù làm dịch vụ kế toán Thuế nhưng The Smile đã có nhiều đóng góp trong quy trình quản lý nội bộ giúp hệ thống kế toán nội bộ được hoàn thiện hơn.

Appvity Trong suốt quá trình đồng hành cùng Công ty The Smile. Chúng tôi cảm nhận được sự an tâm khi sử dụng dịch vụ kế toán của Công ty. Sự kết hợp giữa bộ phận kiểm soát với việc sử dụng phần mềm kế toán Misa giúp cho dữ liệu chính xác hơn.

Hỏi đáp liên quan việc thành lập văn phòng đại diện

Dưới đây là một số hỏi đáp liên quan tới văn phòng đại diện.

Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện công ty

Văn phòng đại diện công ty có chức năng hoạt động như một nơi có người đại diện dùng để ký kết hợp đồng. Văn phòng đó thuộc quản lý của doanh nghiệp và không có chức năng kinh doanh

Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện là như thế nào?

Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện chỉ cần trưởng văn phòng đại diện. Người này sẽ thay mặt công ty ký kết các hợp đồng giữa các bên thứ 3.

Vốn điều lệ của văn phòng đại diện là bao nhiêu?

Văn phòng đại diện thuộc đại diện công ty mẹ, chính vì thế, khi thành lập sẽ không cần đăng ký số vốn điều lệ của công ty.

Chủ Đề