So sánh tốc độ của cầu lông và bóng bàn

Vật lý của cú giật và bóng xóay lên Lời dẫn: Bài viết sử dụng kiến thức vật lý để giải thích kỹ thuật giật bóng bàn nhìn từ khía cạnh vật lý, rút ra một số kết luận về kỹ thuật. Bài viết sử dụng kiến thức vật lý cơ bản PTTH, các kiến thức vật lý nâng cao được dẫn dắt và rút gọn để tránh khó khăn cho người đọc. Các thông số sử dụng và các công thức chuyên môn được nêu trong mục tài liệu tham khảo. Tác giả rất mong bạn đọc và các anh em yêu bóng bàn trên diễn đàn ghóp ý kiến phản biện, thắc mắc, bổ sung .... để có thể hòan thiện vấn đề tốt hơn. Chú ý: - Một số công thức hơi khó viết trên giao diện diễn đàn html, ví dụ 10[-4] tức là 10 mũ -4. Các hình và các phương trình cũng không có trog bài đăng, do phương trình viết trong Word - Equation không tương thích với html. - Bạn đọc có thể tải xuống trong file đính kèm, đây là file đầu đủ và rỗ nhất - Sau mỗi ý kiến phản biện, mình sẽ sửa lại bản gốc và lưu bản mới nhất theo ngày, như vậy các câu hỏi thắc mắc trước ngày đó đã được bổ sung Version: ngày 19/06/2014

1. Vật lý bóng xóay lên
1.1. Động năng của quả bóng xóay lên

- Chuyển động tịnh tiến tốc độ v, động năng Qv = ½. m.v2 - Chuyển động xóay tốc độ quay w: Qw = ½.J. w2 - Thế năng: Qh = m.g.h - Tổng cơ năng của bóng: Q = ½. m.v2 + ½.J. w2 + m.g.h - Theo ngôn ngữ dân gian, “cú giật mạnh” có thể hiểu là cú giật cho quả bóng có nhiều cơ năng nhất m: Khối lượng quả bóng:m: 2.7 g J: moment quán tính của bóng, J= 2/3 x 2.7 g x [2mm]2 = 7.73. 10[-7] kg.m2 v: trung bình từ 20 – 30 m/s. Tốc độ 30 m/s là tốc độ của vđv cấp thế giới Tốc độ quay w: Giật rất xóay 160 rps [vòng/s] = 160x2x3.14 = 1000 radian/s [cắt: 130 rps, gò 60 rps, giật bạt: 40 rps] g: gia tốc trọng trường, h: độ cao quả bóng Bảng 1.1.: Cơ năng của bóng giật nhanh xóay và ít xóay § Nhận xét: So sánh và bóng giật xóay [25 m/s, 160 vòng/s] với bóng giật bạt [30 m/s, 40 v/s], cơ năng tương đương: - Bóng giật bạt nhanh hơn 20% [25 vs 30], nhưng ít xóay hơn 300% [40 vs 160] - Cơ năng bóng giật bạt chủ yếu là tốc độ tịn tiến, cơ năng bóng giật xóay có đến gần 1/3 cơ năng là thành phần xóay - Thế năng quả bóng rất nhỏ do độ cao h thay đổi ít đối với bóng giật xóay lên, có thể bỏ qua. Tuy nhiên với bóng gò, cắt có tốc độ thấp thì thế năng sẽ đóng vai trò quan trọng.

1.1. Quỹ đạo bay của bóng xóay lên

§ Thay đổi thế năng: Hiệu ứng Magnuss tác dụng lên bóng xóay lên bay trong không khí - phía trên bóng xóay ngược chiều với chuyển động không khí, làm nén không khí lại, áp suất cao hơn - phía dưới quả bóng chuyển động xóay cùng chiều với chuyển động không khí, làm giãn không khí ra, áp suất khí giảm - Hiệu áp suất giữa phía trên và phía dưới làm bóng rơi xuống, - Lực Magnuss được tính bằng công thức, tài liệu [2]: Fm = S.w.v, trong đó S là hằng số dương phụ thuộc vào dạng bề mặt.

- Lực Magnus tỷ lệ thuận với tốc độ xóay và tốc độ tịnh tiến của bóng

Hình 1.1: Hiệu ứng Magnuss làm bóng xóay lên rơi xuống nhanh hơn § Độ rơi trung bình [D/x] phụ thuộc như thế nào với tốc độ xóay w Theo tài liệu [1], độ rơi D được tính như sau: D = Trong đó x là quãng đường đi theo phương tịnh tiến, D là độ rơi của bóng dưới ảnh hưởng của lực, v: tốc độ tới, m khối lượng bóng, R: bán kính bóng, khối lượng riêng của không khí Công thức trên cho thấy: Khỏang cách rơi D tác dụng bởi lực Magnuss tỷ lệ thuận với bình phương quãng đường đi x và tỷ lệ thuận với độ xóay w của bóng, đồng thời tỷ lệ nghịch với tốc độ v. Để đơn giản hóa cho ví dụ tiếp theo, coi như tốc độ v không đổi, có thể sử dụng công thức thực nghiệm: D/x = 0.00042. w Hình 1.2: Ảnh hưởng của lực Magnuss đến quỹ đạo của bóng

§ Ví dụ 1: Bóng giật bạt với tốc độ 25 m/s bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi xong xong với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn?

Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút Hình 1.3: Quỹ đạo bay của bóng có xóay lên § Kết luận: - Cú giật bạt ít xóay [xấp xỉ 43 rpm], bóng cao trên lưới 5cm, đạt đỉnh ngay trên lưới thì chắc chắn bóng rơi gần mép bàn. Bóng xóay tốc độ 86 rpm sẽ rơi gần giữa bàn. - Nếu bóng đạt đỉnh cao nhất phía sau lưới, hoặc đỉnh cao nhiều hơn trên lưới, thì phải tăng thêm độ xóay thì bóng mới rơi vào bàn - Bóng càng xóay thì càng chắc chắn rơi vào bàn

1.1. Lực cản không khí tác động lên bóng

§ Lực cản không khí đối với chuyển động tịnh tiến của bóng được tính theo công thức, tài liệu [4] Fc = ½ r.v2. CD.A = 2,1991 . 10-4. v2 Lực cản tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ

§ Ví dụ 2: Với tốc độ bóng 25 m/s, thời gian bay 0.2 s [khỏang 5m], hãy tính tốc độ bóng cuối đoạn đường.

Vì gia tốc thay đổi theo tốc độ, đây là bài tóan vi phân dạng không chuẩn tắc, để đơn giản ta tính gần đúng với gia tốc cực đại: a = Fc/m = 2,1991 . 10[-4]. v2/m = 51 m/s2 Với thời gian bay 0.2 s, tốc độ còn lại : v2 = v0 – a.t = 25-10.2 = 14.8 m/s, giảm 40%

1.2. Hiệu ứng bóng xóay lên nảy trên bàn đối phương


§ Giảm tốc độ do va chạm: khi bóng nảy trên bàn thì bóng mất đi một phần năng lượng, hệ số suy giảm Cr [coefficient of restitution] đại diện cho độ mất tốc độ: Cr = Vout/Vin Vout là tốc độ trước va chạm, Vin là tốc độ sau va chạm. Hệ số suy giảm Cr của bóng bàn có thể tính gần đúng từ quy định của ITTF đối với bóng chuẩn 40 mm: Bóng nảy ngược lên lại độ cao 23 cm khi được thả từ độ cao 30 cm Cr = = 0.875

§ Ví dụ 3: Tính tốc độ gần đúng của cú bạt tốc độ bóng 25 m/s từ ví dụ 2 nếu tính cả hiệu ứng bóng nảy trên bàn:

V3 = v2 x Cr = 14.8 x 0.875 = 12.9 m/s, như vậy tốc độ bóng chỉ còn hơn một nửa so với tốc độ bóng ban đầu

§ Tăng tốc độ của bóng xóay lên sau khi chạm bàn: Khi chạm bàn, một phần chuyển động xóay lên của bóng sẽ được chuyển thành chuyển động tịnh tiến. Phần tăng này sẽ bù lại tổn hao do va chạm với mặt bàn gây ra, do đó tùy theo độ xóay của bóng, bóng sẽ tăng tốc hoặc giảm tốc chút ít sau khi va chạm mặt bàn.


§ Thay góc nảy của bóng xóay lên sau khi chạm bàn: - Nếu bóng không xóay, khi va chạm bàn, góc đến sẽ bằng góc đi. - Khi bóng xóay lên va chạm bàn, do ảnh hưởng của chuyển động xóay, góc đi sẽ nhỏ hơn góc đến Hình 1.4: Góc nảy lên của bóng không xóay Hiện tượng này được lý giải trên hình 1.4 và hình 1.5. Trên hình 1.4 là nảy bàn lý tưởng của bóng không xóay đến với tốc độ Vin, góc đến ain. Vector tốc độ có thành phần ngang chiều x và thành phần dọc chiều y Khi chạm mặt bàn, với giả thuyết va chạm không tổn hao, thành phần tốc độ chiều ngang Vinx đi song song với mặt bàn, nên giữ nguyên giá trị. Còn thành phần dọc trục Viny đi thẳng vào mặt bàn thì bị đổi chiều. Tốc độ ra là phép cộng vecto Với tính tóan hình học đơn giản với các tam giác vuông đồng dạng , ta có thể thấy góc vào bằng góc ra: ain = aout Hình 1.5: Góc nảy lên của bóng xóay lên Với bóng xóay lên, tại điểm tiếp xúc, bóng xóay với tốc độ w, tạo ra chuyển động tịnh tiến “chà” vào mặt bàn này của bóng tạo ra lực ma sát Fs ngược chiều với chuyển động xóay của bóng. Lực ma sát Fs tạo thêm tốc tốc độ Vs cho quả bóng theo chiều tịnh tiến. Như vậy tốc độ tịnh tiến của quả bóng khi rời bàn được tăng thêm một phần Vs, từ hình 1.5 ta dễ suy ra góc đi aout > ain, đồng thời tốc độ tới của bóng có tăng, và độ xóay giảm. Chú ý: - Suy luận tương tự: Với bóng xóay xuống, chiều lực Fs sẽ ngược lại, như vậy tốc độ tịnh tiến tới sẽ giảm, góc ra của bóng lớn hơn góc vào. - Bóng xóay ngang thuần túy có tốc độ ở đít bóng bằng 0, do đó sẽ không thay đổi hướng đi và tốc độ khi chạm bàn Tài liệu tham khảo: [1] Byung Joon Ahn: Spin Rate and Deflection Ratio of a Ping Pong Ball, ISB Journal of Science, Volume 7, 2013

[2] Richard Fitzpatrick: Computational Physics: An introductory course, Magnus Force, //farside.ph.utexas.edu/teaching/329/lectures/node43.html The University of Texas at Austin

[3]. Wikipedia: Drag coefficient, drag – physicss

[4]. Wikipedia: coefficient of restitution [COR]

  • vatlybongban-c1-140620.pdf

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Wow, một công trình khá hay, Th chỉ mới lướt qua là đã muốn .... ngất xỉu, hiii. Phải ngồi ngâm cứu lại thật chậm mới phát hiện điều sai sót vì phải ôn lại kiến thức vật lý. Thanks bác leqd rất nhiều. Riêng bác có phát hiện điều gì nghịch lý không vậy? Hai câu này có vẻ không thuận nhau: "- Khi bóng xóay lên va chạm bàn, do ảnh hưởng của chuyển động xóay, góc đi sẽ nhỏ hơn góc đến - Chú ý là do hiệu ứng Magnus, nên bóng xóay lên rơi xuống bàn nhanh hơn, góc đến do đó cao hơn so với góc đến của bóng bóng bạt. Vì vậy góc đi của bóng xóay lên nói chung vẫn cao hơn góc đi của bóng bạt." Phần này không hợp lý vì nếu tốc độ bóng rất cao, bóng gần như đi đường thẳng, nếu tốc độ bóng rất thấp, bóng sẽ vướng lưới.

Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi xong xong với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn?

Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m

w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Wow, một công trình khá hay, Th chỉ mới lướt qua là đã muốn .... ngất xỉu, hiii. Phải ngồi ngâm cứu lại thật chậm mới phát hiện điều sai sót vì phải ôn lại kiến thức vật lý. Thanks bác leqd rất nhiều. Riêng bác có phát hiện điều gì nghịch lý không vậy? Hai câu này có vẻ không thuận nhau: "- Khi bóng xóay lên va chạm bàn, do ảnh hưởng của chuyển động xóay, góc đi sẽ nhỏ hơn góc đến - Chú ý là do hiệu ứng Magnus, nên bóng xóay lên rơi xuống bàn nhanh hơn, góc đến do đó cao hơn so với góc đến của bóng bóng bạt. Vì vậy góc đi của bóng xóay lên nói chung vẫn cao hơn góc đi của bóng bạt." Phần này không hợp lý vì nếu tốc độ bóng rất cao, bóng gần như đi đường thẳng, nếu tốc độ bóng rất thấp, bóng sẽ vướng lưới.

Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi xong xong với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn?

Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m

w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Bác Theorist tải file đính kèm xuống có hình rõ hơn về ví dụ 1, còn về góc nhảy lên em sẽ bổ sung hình, cái này đại khái là bóng xóay xuống sẻ nhổng cao hơn so với góc đến khi chạm bàn, bóng xóay lên thì nhổng thấp so với góc đến hơn khi chạm bàn

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Bắt đầu rồi - chắc ACE cùng suy nghĩ với Bác leqd xem chúng ta cần phải làm gì để đề tài có kết quả tốt nhất. Gửi đến tất cả ACE: Diễn đàn đang cố gắng làm phần trang Home , trong đó có phần thư viện nghiên cứu. Những đề tài nào hay và trong những phần tranh luận mang tính bổ ích cho ACE tham khảo bóng bàn, Admin xin phép sẽ chuyển vào đó lưu trữ, làm tư liệu nghiên cứu cho thế hệ sau này. Biết đâu chừng sẽ đến ngày nào đó, những người yêu bóng bàn và trên đường tìm tài liệu sẽ tìm ra những điều bổ ích hoặc tìm cách phản biện một cách khoa học để cùng giải quyết một vấn đề của bóng bàn. Diễn đàn chúng ta không mơ để thay đổi cách nhìn của "bề trên" nhưng hy vọng có những người tâm huyết và những HLV yêu bóng bàn có kiến thức "đủ rộng" để giải quyết hiện tượng theo một cách đầy đủ nhất - khoa học nhất.

Thân mến.

Theo Th, câu này đã không đúng thực tế:
- Lực Magnus tỷ lệ thuận với tốc độ xóay và tốc độ tịnh tiến của bóng, bóng càng mạnh và càng xóay thì rơi xuống càng nhanh.
Do tách riêng ra hai yếu tố tốc độ xoáy và tốc độ tịnh tiến để khảo sát, trong khi thực tế thì ngược lại, hai yếu tố này hợp với nhau cấu thành quỹ đạo bóng và khoảng cách bóng rơi [tính từ vị trí chạm vợt]. Trên thực tế, tốc độ xoáy càng lớn và tốc độ tịnh tiến càng THẤP thì bóng mới rơi càng nhanh. Bác leqd xem xét lại giúp nhé.

Để tiện theo dõi, mình đã chỉnh sửa và làm rõ một số vấn đề, mình cũng trích dẫn nguồn các phương trình vật lý chủ yếu sử dụng trong bài viết để mọi người kiểm chứng. Các câu hỏi của bác Thoerist xin "giải trình" trong mục sau.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Theo Th, câu này đã không đúng thực tế:
- Lực Magnus tỷ lệ thuận với tốc độ xóay và tốc độ tịnh tiến của bóng, bóng càng mạnh và càng xóay thì rơi xuống càng nhanh.
Do tách riêng ra hai yếu tố tốc độ xoáy và tốc độ tịnh tiến để khảo sát, trong khi thực tế thì ngược lại, hai yếu tố này hợp với nhau cấu thành quỹ đạo bóng và khoảng cách bóng rơi [tính từ vị trí chạm vợt]. Trên thực tế, tốc độ xoáy càng lớn và tốc độ tịnh tiến càng THẤP thì bóng mới rơi càng nhanh. Bác leqd xem xét lại giúp nhé.

- Lực Magnus đựoc tính theo phương trình em lấy từ tài liệu như được trích dẫn, chính xác là lực Magnuss tỷ lệ với bình phương tốc độ v và độ xóay w. Em đã sửa lại. - Về nhận xét về độ rơi của bóng xóay như bác nói hòan tòan đúng, và được thể hiện ở ngay mục tiếp theo dưới hình 1.1 § Độ rơi trung bình [D/x] phụ thuộc như thế nào với tốc độ xóay w ... Trong mục này theo công thức có kiểm chứng thực nghiệm từ tài liệu [1] thì độ rơi D chỉ phụ thuộc vào độ xóay w và chiều dài đường đi x. Nếu đọc kỹ tài liệu đính kèm thì có thể nói đây là công thức đã rút ngắn, công thức cơ bản D= k.w.x.x/v hơi phức tạp nên tác giả ngắn gọc lại với một vài tốc độ để dễ tính. Theo công thức này thì:

Độ rơi D tỷ lệ thuận với tốc độ xóay, bình phương khỏang cách tới và tỷ lệ nghịc với tốc độ v. Như vậy bóng đi càng xóay, càng xa thì rơi càng nhiều, ngược lại càng nhanh thì càng ít rơi.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Hình như bác đang làm một công trình nghiên cứu thực thụ đầu tiên về tính chất vật lý của môn BB tại VN, thanks bác nhiều. Vậy bác cứ coi người đọc là những sinh viên ... mới toanh nhé. Bác vui lòng giải thích thêm về công thức cơ bản D= k.w.x.x/v. Viết là D=k.w.x2?

Trong đó k là gì vậy? Cảm ơn bác trước.

Hình như bác đang làm một công trình nghiên cứu thực thụ đầu tiên về tính chất vật lý của môn BB tại VN, thanks bác nhiều. Vậy bác cứ coi người đọc là những sinh viên ... mới toanh nhé. Bác vui lòng giải thích thêm về công thức cơ bản D= k.w.x.x/v. Viết là D=k.w.x2?

Trong đó k là gì vậy? Cảm ơn bác trước.

Chẳng nghiên cứu gì đâu, đọc tý chút, chọn lựa và chép lại các bài viết của người khác thôi mà. Em đã sửa lại bài, bác Theorist download lại file đính kèm, nếu muốn kỹ hơn download tài liệu tham khảo số [1] kèm theo câu trả lời này

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Chẳng nghiên cứu gì đâu, đọc tý chút, chọn lựa và chép lại các bài viết của người khác thôi mà. Em đã sửa lại bài, bác Theorist download lại file đính kèm, nếu muốn kỹ hơn download tài liệu tham khảo số [1] kèm theo câu trả lời này

Th lại thấy bác bắt đầu phải vất vả rồi, hiii. Bởi vì công trình nghiên cứu trên là quá cơ bản và thiếu yếu tố thực tế. Chẳng hạn như:
Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi song song với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn? Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Vì đã không tính đến tốc độ từ thấp đến cao.

Th lại thấy bác bắt đầu phải vất vả rồi, hiii. Bởi vì công trình nghiên cứu trên là quá cơ bản và thiếu yếu tố thực tế. Chẳng hạn như:
Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi song song với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn? Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Vì đã không tính đến tốc độ từ thấp đến cao.

Hihi, đây là ví dụ minh họa cho dễ hình dung ảnh hưởng của lực Magnuss thôi, bỏ qua lực cản không khí. Tương tự như em đã nêu ở ví dụ 2, bài tóan này liên quan đến phương trình vi phân dạng không chuẩn tắc, giải bằng pp tính gần đúng, cụ thể phương pháp Runge- Kutta bậc 4 là tốt nhất. Bác có thể tham khảo pp này ở tài liệu số [2], môn học Computational Physics.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Hihi, đây là ví dụ minh họa cho dễ hình dung ảnh hưởng của lực Magnuss thôi, bỏ qua lực cản không khí. Tương tự như em đã nêu ở ví dụ 2, bài tóan này liên quan đến phương trình vi phân dạng không chuẩn tắc, giải bằng pp tính gần đúng, cụ thể phương pháp Runge- Kutta bậc 4 là tốt nhất. Bác có thể tham khảo pp này ở tài liệu số [2], môn học Computational Physics.

Bác lại làm Th ngất xỉu mất, hii. Có phải lực Magnuss được hình thành từ không khí dưới tác động của xoáy, vậy yếu tố không khí là bắt buộc, vậy nếu bỏ qua lực cản không khí thì lực Magnuss có tồn tại? [bóng bay trong tình trạng không trọng lực?]. Và nếu trong điều kiện không có không khí, vận tốc của bóng sẽ như thế nào để đưa ra kết luận về độ xoáy cần có để bóng chạm bàn? Thanks bác.

Bác lại làm Th ngất xỉu mất, hii. Có phải lực Magnuss được hình thành từ không khí dưới tác động của xoáy, vậy yếu tố không khí là bắt buộc, vậy nếu bỏ qua lực cản không khí thì lực Magnuss có tồn tại? [bóng bay trong tình trạng không trọng lực?]. Và nếu trong điều kiện không có không khí, vận tốc của bóng sẽ như thế nào để đưa ra kết luận về độ xoáy cần có để bóng chạm bàn? Thanks bác.

Chào bác Theo, Leqd và ace. Cho cyclo tôi hỏi ngu 1 chút. Thí dụ chúng ta chơi top spin trong 4 môi trường: 1 Môi trường tự nhiên có không khí, có trọng lực thì banh rớt xuống [vào bàn] nhờ lực hút của trái đất và lực Magnuss [banh xoáy đi cong cắm xuống ] ? 2 Môi trường chân không, có trọng lực thì banh rớt xuống chỉ nhờ trọng lực, không có lực Magnuss [vì trong công thức tính phải có mật độ không khí]. Banh sẽ bay đi [banh vẫn xoáy không đi cong cắm xuống] cao xa hơn? 3 Môi trường có không khí , không có trọng lực như ở trạm không gian. Banh xoáy có còn đi cong và rớt xuống không ? hay là lơ lửng đâu đó? 4 Môi trường chân không, không trọng lực như ngoài bầu khí quyễn không gian vũ trụ. Banh xoáy sẽ không đi cong vì không có không khí, sẽ không rớt xuống vì không có trọng lực. 1 đi không trở lại? Theo ngu ý cyclo, bài của Leqd nói về các chuyên gia xử dụng thiết bị đo lường và công thức chuyển động không gian cho chúng ta biết về quỹ đạo và tốc độ của banh pingpong trong môi trường tự nhiên và tại sao nó như vậy. Không thể chơi bóng bàn khi thiếu không khí và trọng lực. Banh vào bàn là nhờ cách đánh, chẳng hạng cách giật mạnh của bác Theo. cám ơn bác Theo mình có thêm 1 kiểu top spin mới.

Chào thân ái.

Chào bác Theo, Leqd và ace. Cho cyclo tôi hỏi ngu 1 chút. Thí dụ chúng ta chơi top spin trong 4 môi trường: 1 Môi trường tự nhiên có không khí, có trọng lực thì banh rớt xuống [vào bàn] nhờ lực hút của trái đất và lực Magnuss [banh xoáy đi cong cắm xuống ] ? 2 Môi trường chân không, có trọng lực thì banh rớt xuống chỉ nhờ trọng lực, không có lực Magnuss [vì trong công thức tính phải có mật độ không khí]. Banh sẽ bay đi [banh vẫn xoáy không đi cong cắm xuống] cao xa hơn? 3 Môi trường có không khí , không có trọng lực như ở trạm không gian. Banh xoáy có còn đi cong và rớt xuống không ? hay là lơ lửng đâu đó? 4 Môi trường chân không, không trọng lực như ngoài bầu khí quyễn không gian vũ trụ. Banh xoáy sẽ không đi cong vì không có không khí, sẽ không rớt xuống vì không có trọng lực. 1 đi không trở lại? Theo ngu ý cyclo, bài của Leqd nói về các chuyên gia xử dụng thiết bị đo lường và công thức chuyển động không gian cho chúng ta biết về quỹ đạo và tốc độ của banh pingpong trong môi trường tự nhiên và tại sao nó như vậy. Không thể chơi bóng bàn khi thiếu không khí và trọng lực. Banh vào bàn là nhờ cách đánh, chẳng hạng cách giật mạnh của bác Theo. cám ơn bác Theo mình có thêm 1 kiểu top spin mới.

Chào thân ái.

Thật ra thì Th cũng hỏi những vấn đề như bác, nhưng chỉ để hiểu rõ hơn về mội trường 1 thôi, vì đó là thực tế. Chứ chắc chắn Th không có ý định chơi BB ở một nơi nào đó không có trọng lực lẫn không khí, hiii. Cảm ơn vì những câu hỏi thú vị của bác.

Tại chương này ta tìm hiểu mối quan hệ giữa tốc độ v và lực đánh F, thời gian tiếp xúc t. Kết luận quan trong cuối chương sẽ rất cần thiết để hiểu rõ bản chất của cú đánh.
Trong file đính kèm là tòan bộ chương 1 và chương 2, các tài liệu tham khảo 1, 5, 6 2. Vật lý cú đánh bóng

2.1.Đánh bóng không xóay và đánh bóng xóay


§ Đánh bóng không xóay: Với cú đánh với lực F, hướng lực đi xuyên qua tâm bóng như trên hình 2.1, bóng sẽ đi thẳng và không có xóay, Hình 2.1: Đánh bóng để lực tác động xuyên tâm sẽ không tạo ra xóay Giả sử lực F không đổi trong quá trình đánh, gia tốc của bóng tỷ lệ với lực, vận tốc của bóng tỷ lệ thuận với gia tốc và thời gian tác động. Tòan bộ năng lượng mà lực tác động chuyển cho bóng biến thành động năng tịnh tiến Qv. F = m. dv/dt = m.a V = a.t

§ Đánh bóng xóay lên: Lực F không có hướng xuyên qua tâm quả bóng, mà lệch đi một góc a.

Lực chéo F đượn phân tích thành 2 thánh phần: thành phần xuyên tâm Fd tạo ra chuyển động thẳng, thành phần trên trục dọc tiếp tuyến Ft tạo ra xóay. Về mặt vector: Về độ lớn: Fd = F. cos a Ft = F.sin a Tương tự như trên, áp dụng định luật 2 Newton cho 2 loại chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay ta có: Tịnh tiến: Fd = m.a, v = a.t Quay: Ft = J.dw/dt w = [dw/dt].t, trong đó dw/dt là gia tốc của chuyển động quay. Từ các phương trình trên có thể kết luận bằng lời: - Lực đánh của cú giật được chia làm hai thành phần, Fd xuyên tâm tại chuyển động tịnh tiến tới, Ft dọc trục tạo ra xóay - Tỷ lệ giữa tịnh tiến và xóay: Ft/Fd = sin a / cos a = tang a. Góc lực đánh a càng lớn [ ain, đồng thời tốc độ tới của bóng có tăng, và độ xóay giảm. Chú ý: - Suy luận tương tự: Với bóng xóay xuống, chiều lực Fs sẽ ngược lại, như vậy tốc độ tịnh tiến tới sẽ giảm, góc ra của bóng lớn hơn góc vào. - Bóng xóay ngang thuần túy có tốc độ ở đít bóng bằng 0, do đó sẽ không thay đổi hướng đi và tốc độ khi chạm bàn Tài liệu tham khảo: [1] Byung Joon Ahn: Spin Rate and Deflection Ratio of a Ping Pong Ball, ISB Journal of Science, Volume 7, 2013

[2] Richard Fitzpatrick: Computational Physics: An introductory course, Magnus Force, //farside.ph.utexas.edu/teaching/329/lectures/node43.html The University of Texas at Austin

[3]. Wikipedia: Drag coefficient, drag – physicss

[4]. Wikipedia: coefficient of restitution [COR]

Cám ơn bạn. Bài viết bổ ích. Nếu hiểu được nguyên lý và áp dụng sẽ chơi tốt nhất.

Với một bài khá hay do nghiên cứu, Th sẽ viết tiếp theo cho chủ đề cực khó này của BB. Vì sao lại cực khó? Các nguyên tắc và hệ quả của nó sẽ đem lại những điều bất ngờ, ví dụ như thời điểm nào bóng ít xoáy nhất, xoáy nhiều nhất, điểm đánh, không thể cứ tập luyện nhiều một pha bóng là có thể ứng dụng trong thi đấu được, .... mà trên hết là chứng minh môn TT này không thể chơi bằng phản xạ, mà cực kỳ kỹ thuật và tư duy. Th sẽ bắt đầu bằng việc "nhặt sạn": Trích "Hình 1.2: Ảnh hưởng của lực Magnuss đến quỹ đạo của bóng

§ Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi song song với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn?

Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Điểm vô lý nhất là chỉ có tốc độ xoáy mà không có tốc độ [đi tới] của bóng. Vậy bóng đi tới với vận tốc 1km/h và 200km/h đều có độ cắm vào bàn tốt như nhau với tốc độ xoáy là 43 vòng/phút? Chắc chắn là không thể.

Bài toán về ma sát của mặt vợt với bóng tương tự bài toán lăn ko trượt : vật trụ tròn đặt trên 1 cái xe rồi kéo 1 lực F, hay cũng tương tự bài toán chiếc xe đạp, tại sao trời mưa thì dễ ngã, xe bơm căng thì tốc độ đi nhanh hơn còn non hơi thì lực đạp phải rất lớn... Cái tính chất dính của mặt tàu chỉ có tác dụng giữ bóng lâu hơn, giảm xoáy của bóng tới, giật bóng an toàn hơn, chứ nó ko hề có tác dụng làm bóng xoáy hơn như nhiều người vẫn nghĩ...

Ai muốn nghiên cứu về phần này cứ lôi mấy bài vật lý về lăn ko trượt ra mà tham khảo !

*** Nói không với giao bóng sai luật ***

Với một bài khá hay do nghiên cứu, Th sẽ viết tiếp theo cho chủ đề cực khó này của BB. Vì sao lại cực khó? Các nguyên tắc và hệ quả của nó sẽ đem lại những điều bất ngờ, ví dụ như thời điểm nào bóng ít xoáy nhất, xoáy nhiều nhất, điểm đánh, không thể cứ tập luyện nhiều một pha bóng là có thể ứng dụng trong thi đấu được, .... mà trên hết là chứng minh môn TT này không thể chơi bằng phản xạ, mà cực kỳ kỹ thuật và tư duy. Th sẽ bắt đầu bằng việc "nhặt sạn": Trích "Hình 1.2: Ảnh hưởng của lực Magnuss đến quỹ đạo của bóng

§ Ví dụ 1: Bóng giật bạt bay qua lưới ở độ cao trên lưới 5cm, hướng bóng đi song song với mặt bàn [đạt đỉnh cao nhất ngay trên lưới], với tốc độ xóay bao nhiêu thì bóng chắc chắn rơi vào bàn?

Với chiều dài nửa bàn là D = 1.38 m, chiều cao lưới 15.25 cm, x = 0.2 m w = 1.38/[0.2 x 0.00042] = 16 428 rad/s = 43 vòng/phút"

Điểm vô lý nhất là chỉ có tốc độ xoáy mà không có tốc độ [đi tới] của bóng. Vậy bóng đi tới với vận tốc 1km/h và 200km/h đều có độ cắm vào bàn tốt như nhau với tốc độ xoáy là 43 vòng/phút? Chắc chắn là không thể.

Bác Theorist ơi, trong ví dụ này bóng giật bạt lấy dữ liệu phần trên, tốc độ 25 m/s. Tốc độ này có vẽ trong file pdf đính kèm. Em xin lỗi vì không upload cả hình lên. Đợt này chuyển sang nghề xe ôm cho mấy nhóc nên bận quá. Hơn nữa phần tiếp theo là vật lý đàn hồi cốt + mút + bóng, độ rung, dwell time...là tươg đối khó hơn, em cố tập thử với mút tàu, cốt cứng để trải nghiệm xem kết luận lý thuyết có hợp lý không. :-[
ITTF: theo tài liệu [6] thì ảnh hưởng của lực ma sát đối với cú giật là tương đối nhỏ, có thể bỏ qua, nên mình chưa đọc kỹ. Tuy nhiên đây là vấn đề cần phải xem xét. Bạn thử download và đọc xem rồi giúp mình cho ý kiến nhé. Mình bận quá.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Bài toán về ma sát của mặt vợt với bóng tương tự bài toán lăn ko trượt : vật trụ tròn đặt trên 1 cái xe rồi kéo 1 lực F, hay cũng tương tự bài toán chiếc xe đạp, tại sao trời mưa thì dễ ngã, xe bơm căng thì tốc độ đi nhanh hơn còn non hơi thì lực đạp phải rất lớn... Cái tính chất dính của mặt tàu chỉ có tác dụng giữ bóng lâu hơn, giảm xoáy của bóng tới, giật bóng an toàn hơn, chứ nó ko hề có tác dụng làm bóng xoáy hơn như nhiều người vẫn nghĩ...

Ai muốn nghiên cứu về phần này cứ lôi mấy bài vật lý về lăn ko trượt ra mà tham khảo !

Hii, trái bóng từ phía trước bay đến va chạm mạnh vào mặt vợt rồi bay ngược lại mà bác so với vật trụ tròn đặt trên mặt phẳng rồi kéo 1 lực tạo ma sát lăn. Chắc bác là người phải nghiên cứu lại thôi.

Bác Theorist ơi, trong ví dụ này bóng giật bạt lấy dữ liệu phần trên, tốc độ 25 m/s. Tốc độ này có vẽ trong file pdf đính kèm. Em xin lỗi vì không upload cả hình lên. Đợt này chuyển sang nghề xe ôm cho mấy nhóc nên bận quá. Hơn nữa phần tiếp theo là vật lý đàn hồi cốt + mút + bóng, độ rung, dwell time...là tươg đối khó hơn, em cố tập thử với mút tàu, cốt cứng để trải nghiệm xem kết luận lý thuyết có hợp lý không. :-[
ITTF: theo tài liệu [6] thì ảnh hưởng của lực ma sát đối với cú giật là tương đối nhỏ, có thể bỏ qua, nên mình chưa đọc kỹ. Tuy nhiên đây là vấn đề cần phải xem xét. Bạn thử download và đọc xem rồi giúp mình cho ý kiến nhé. Mình bận quá.

Thanks bác, vậy phải bổ sung là với tốc độ 25m/s. Nhưng cho Th hỏi thêm là có thể nghiên cứu tốc độ tối đa và tối thiểu để bóng cắm vào bàn với số vòng quay cụ thể không.

Th tiếp tục "nhặt sạn" để bổ sung bài viết nha bác leqd, hiii. Trích:

"1.1. Lực cản không khí tác động lên bóng

§ Lực cản không khí đối với chuyển động tịnh tiến của bóng được tính theo công thức, tài liệu [4] Fc = ½ r.v2. CD.A = 2,1991 . 10-4. v2 Lực cản tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ

§ Ví dụ 2: Với tốc độ bóng 25 m/s, thời gian bay 0.2 s [khỏang 5m], hãy tính tốc độ bóng cuối đoạn đường.

Vì gia tốc thay đổi theo tốc độ, đây là bài tóan vi phân dạng không chuẩn tắc, để đơn giản ta tính gần đúng với gia tốc cực đại: a = Fc/m = 2,1991 . 10[-4]. v2/m = 51 m/s2 Với thời gian bay 0.2 s, tốc độ còn lại : v2 = v0 – a.t = 25-10.2 = 14.8 m/s, giảm 40%."

Bóng chuyển động tịnh tiến theo phương ngang phải không bác [song song với mặt đất]? Như vậy, bóng chịu tác động bởi các lực sau: tốc độ bóng từ va chạm với mặt vợt tạo nên chuyển động tịnh tiến, xoáy do mặt vợt tạo ra lực Manus làm bóng bị ép xuống, sự va chạm vào mặt bàn và cuối cùng là sức hút trái đất. Như vậy, bài toán để tính tốc độ cuối là chưa tính đến hai yếu tố sau [xoáy do mặt vợt tạo ra lực Manus, sự va chạm vào mặt bàn, sức hút trái đất]. Nếu phải tính chính xác khi có 3 tác động kia thì bài toán sẽ ra sao, tốc độ giảm nhiều hơn hay ít hơn?

Th tiếp tục "nhặt sạn" để bổ sung bài viết nha bác leqd, hiii. Trích:

"1.1. Lực cản không khí tác động lên bóng

§ Lực cản không khí đối với chuyển động tịnh tiến của bóng được tính theo công thức, tài liệu [4] Fc = ½ r.v2. CD.A = 2,1991 . 10-4. v2 Lực cản tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ

§ Ví dụ 2: Với tốc độ bóng 25 m/s, thời gian bay 0.2 s [khỏang 5m], hãy tính tốc độ bóng cuối đoạn đường.

Vì gia tốc thay đổi theo tốc độ, đây là bài tóan vi phân dạng không chuẩn tắc, để đơn giản ta tính gần đúng với gia tốc cực đại: a = Fc/m = 2,1991 . 10[-4]. v2/m = 51 m/s2 Với thời gian bay 0.2 s, tốc độ còn lại : v2 = v0 – a.t = 25-10.2 = 14.8 m/s, giảm 40%."

Bóng chuyển động tịnh tiến theo phương ngang phải không bác [song song với mặt đất]? Như vậy, bóng chịu tác động bởi các lực sau: tốc độ bóng từ va chạm với mặt vợt tạo nên chuyển động tịnh tiến, xoáy do mặt vợt tạo ra lực Manus làm bóng bị ép xuống, sự va chạm vào mặt bàn và cuối cùng là sức hút trái đất. Như vậy, bài toán để tính tốc độ cuối là chưa tính đến hai yếu tố sau [xoáy do mặt vợt tạo ra lực Manus, sự va chạm vào mặt bàn, sức hút trái đất]. Nếu phải tính chính xác khi có 3 tác động kia thì bài toán sẽ ra sao, tốc độ giảm nhiều hơn hay ít hơn?

Bác @theorist và bác @leqd phân tích 1 chút về trường hợp dùng lực và/hoặc biến dạng để phá xoáy đi!

Bác @theorist và bác @leqd phân tích 1 chút về trường hợp dùng lực và/hoặc biến dạng để phá xoáy đi!

Lần đầu tiên Th gặp câu hỏi khó như vầy, chắc phải suy nghĩ thêm. Hiện nay thì Th chỉ quan niệm dùng cách mượn xoáy để đánh trả phù hợp, ví dụ như lợi dụng bóng xoáy xuống để biến thành xoáy của mình, lợi dụng bóng xoáy lên và hiệu ứng bật ngược của mút tạo xoáy lên. Còn phá xoáy thì chỉ có cú bạt, nhưng bị hạn chế chiều cao của bóng để thực hiện. Tuy nhiên, giật mạnh cũng là một cách phá xoáy của đối phương.

Các hiện tượng vật lý quanh trái bóng mà bác leqd đã giới thiệu rất đáng để nghiên cứu và dùng để giải thích về xoáy. Th xin trích lại những phần bác đã nêu:

1.1. Động năng của quả bóng xóay lên
- Chuyển động tịnh tiến tốc độ v, động năng Qv = ½. m.v2 - Chuyển động xóay tốc độ quay w: Qw = ½.J. w2 - Thế năng: Qh = m.g.h - Tổng cơ năng của bóng: Q = ½. m.v2 + ½.J. w2 + m.g.h - Theo ngôn ngữ dân gian, “cú giật mạnh” có thể hiểu là cú giật cho quả bóng có nhiều cơ năng nhất

==> tổng cơ năng của bóng bao gồm: động năng [tịnh tiến] + xoáy + thế năng.

- Cơ năng bóng giật bạt chủ yếu là tốc độ tịnh tiến, cơ năng bóng giật xóay có đến gần 1/3 cơ năng là thành phần xóay

- Thế năng quả bóng rất nhỏ do độ cao h thay đổi ít đối với bóng giật xóay lên, có thể bỏ qua.

- Lực Magnus tỷ lệ thuận với tốc độ xóay và tỷ lệ nghịch với tốc độ tịnh tiến của bóng

Hình 1.1: Hiệu ứng Magnuss làm bóng xóay lên rơi xuống nhanh hơn. - Cú giật bạt ít xóay [xấp xỉ 43 rpm], bóng cao trên lưới 5cm, đạt đỉnh ngay trên lưới thì chắc chắn bóng rơi gần mép bàn. Bóng xóay tốc độ 86 rpm sẽ rơi gần giữa bàn. - Bóng càng xóay thì càng chắc chắn rơi vào bàn. Lực cản không khí đối với chuyển động tịnh tiến của bóng được tính theo công thức, tài liệu [4] Fc = ½ r.v2. CD.A = 2,1991 . 10-4. v2 Lực cản tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ

§ Ví dụ 2: Với tốc độ bóng 25 m/s, thời gian bay 0.2 s [khỏang 5m], hãy tính tốc độ bóng cuối đoạn đường.


Với thời gian bay 0.2 s, tốc độ còn lại : v2 = v0 – a.t = 25-10.2 = 14.8 m/s, giảm 40%.

Tăng tốc độ của bóng xóay lên sau khi chạm bàn: Khi chạm bàn, một phần chuyển động xóay lên của bóng sẽ được chuyển thành chuyển động tịnh tiến. Phần tăng này sẽ bù lại tổn hao do va chạm với mặt bàn gây ra, do đó tùy theo độ xóay của bóng, bóng sẽ tăng tốc hoặc giảm tốc chút ít sau khi va chạm mặt bàn.

Thay góc nảy của bóng xóay lên sau khi chạm bàn:

- Nếu bóng không xóay, khi va chạm bàn, góc đến sẽ bằng góc đi. - Khi bóng xóay lên va chạm bàn, do ảnh hưởng của chuyển động xóay, góc đi sẽ nhỏ hơn góc đến. Góc nảy lên của bóng xóay lên Với bóng xóay lên, tại điểm tiếp xúc, bóng xóay với tốc độ w, tạo ra chuyển động tịnh tiến “chà” vào mặt bàn này của bóng tạo ra lực ma sát Fs ngược chiều với chuyển động xóay của bóng. Lực ma sát Fs tạo thêm tốc tốc độ Vs cho quả bóng theo chiều tịnh tiến.

Như vậy tốc độ tịnh tiến của quả bóng khi rời bàn được tăng thêm một phần Vs, từ hình 1.5 ta dễ suy ra góc đi aout > ain, đồng thời tốc độ tới của bóng có tăng, và độ xóay giảm.

Chú ý: - Suy luận tương tự: Với bóng xóay xuống, chiều lực Fs sẽ ngược lại, như vậy tốc độ tịnh tiến tới sẽ giảm, góc ra của bóng lớn hơn góc vào.

Còn một câu quan trọng nữa là độ xoáy của bóng hầu như không thay đổi, không biết sao Th tìm không ra nữa. Xin bác leqd giúp để Th viết tiếp nhé, cảm ơn bác.

Như dự định, Th sẽ tiếp tục các phần đã nghiên cứu về xoáy để cùng thảo luận. Và cũng như topic "làm sao có cú giật mạnh", điều Th mong muốn là sự tham gia thảo luận hay phản biện của các bác. Và có hai điều quy ước như cũ: Th không bắt buộc ai phải tin và vì đây là kết quả nghiên cứu về vật lý của quỹ đạo bóng, xin mời các bác có chuyên môn giám sát [nhất là bác leqd]. Những việc tranh cãi vì .... khả năng trồng táo của người viết, xin Admin vui lòng xem xét. Phần 1: Quỹ đạo bóng do xoáy. Dùng vợt tác động vào bóng không tạo xoáy theo phương như hình vẽ vào một mặt phẳng bằng gỗ, chúng ta có quỹ đạo bóng như sau:


Những lần nảy sau có quỹ đạo ngắn và thấp hơn do năng lượng giảm dần, điều cần chú ý là độ xoáy xuất hiên theo phương bóng và tăng dần. Sự xuất hiện của xoáy là do ma sát với mặt gỗ thì dễ hiểu, nhưng nếu bóng có xoáy lên sẵn, liệu bóng có tăng thêm xoáy hay giảm xoáy? Xin mời bác leqd cho ý kiến.

Page 3

Độ xóay của bóng khi bay trong không khí thì chắc là giảm rồi, do ma sát, nhưng bao nhiêu thì em phải tìm đã. Còn việc bóng có thêm xóay hay không khi chạm bàn là câu hỏi rất hay, bác Theorist thật nhiều ý tưởng, em cũng phải đọc thêm một tý.
Em đã có một số ý tưởng và lý giải về đàn hồi cốt + mút +bóng, rung. Để em cho nó chín cái đã rồi trình bày luôn. Phần này liên quan đến đáp ứng quá độ, giao động tắt dần của vật đàn hồi, đòi hỏi phải dùng tóan đại học năm 2, nên viết đơn giản hơi khó. Em xin thứ lỗi vì để topic hơi nguội, một phần cũng phải trải nghiệm thật mới dám viết ra, mà trình thì còi, thời gian chơi bóng thì ít. Sợ viết ra lý thuyết không đi đôi với thực tế ...

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Độ xóay của bóng khi bay trong không khí thì chắc là giảm rồi, do ma sát, nhưng bao nhiêu thì em phải tìm đã. Còn việc bóng có thêm xóay hay không khi chạm bàn là câu hỏi rất hay, bác Theorist thật nhiều ý tưởng, em cũng phải đọc thêm một tý.
Em đã có một số ý tưởng và lý giải về đàn hồi cốt + mút +bóng, rung. Để em cho nó chín cái đã rồi trình bày luôn. Phần này liên quan đến đáp ứng quá độ, giao động tắt dần của vật đàn hồi, đòi hỏi phải dùng tóan đại học năm 2, nên viết đơn giản hơi khó. Em xin thứ lỗi vì để topic hơi nguội, một phần cũng phải trải nghiệm thật mới dám viết ra, mà trình thì còi, thời gian chơi bóng thì ít. Sợ viết ra lý thuyết không đi đôi với thực tế ...

Th nhớ mang máng rằng bài viết trước đây của bác có câu độ xoáy hầu như không giảm, mà giờ tìm lại không thấy nữa. Th cũng nhận thấy điều này là đúng nên mới tạo hiện tượng lực Manus tăng mạnh khi bóng giảm tốc độ. Phần phân tích về độ xoáy, xin bác giám sát và phản biện để hoàn thiện, cảm ơn bác nhiều.

Như dự định, Th sẽ tiếp tục các phần đã nghiên cứu về xoáy để cùng thảo luận. Và cũng như topic "làm sao có cú giật mạnh", điều Th mong muốn là sự tham gia thảo luận hay phản biện của các bác. Và có hai điều quy ước như cũ: Th không bắt buộc ai phải tin và vì đây là kết quả nghiên cứu về vật lý của quỹ đạo bóng, xin mời các bác có chuyên môn giám sát [nhất là bác leqd]. Những việc tranh cãi vì .... khả năng trồng táo của người viết, xin Admin vui lòng xem xét. Phần 1: Quỹ đạo bóng do xoáy. Dùng vợt tác động vào bóng không tạo xoáy theo phương như hình vẽ vào một mặt phẳng bằng gỗ, chúng ta có quỹ đạo bóng như sau:


Những lần nảy sau có quỹ đạo ngắn và thấp hơn do năng lượng giảm dần, điều cần chú ý là độ xoáy xuất hiên theo phương bóng và tăng dần. Sự xuất hiện của xoáy là do ma sát với mặt gỗ thì dễ hiểu, nhưng nếu bóng có xoáy lên sẵn, liệu bóng có tăng thêm xoáy hay giảm xoáy? Xin mời bác leqd cho ý kiến.

Em mới đọc lại. Theo mục 1.5 như đã phân tích về bóng chạm mặt bàn, khi bóng xóay lên chạm mặt bàn, sau va chạm, bóng tăng tốc độ tịnh tiến, và góc nảy lên của bóng thấp hơn so với góc đến. Như vậy một phần động năng xóay của bóng đã chuyển thành tốc độ thịnh tiến, Bóng bay nhanh hơn, nhưng cũng ít xóay hơn. Không có chuyện bóng thêm xóay.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Xin bác leqd xem lại hiện tượng trên và lý giải. Bóng sau nhiều lần nảy thì xoáy từ ban đầu không có và tăng thêm từ từ do ma sát với mặt bàn. Vậy sự tăng thêm xoáy trong trường hợp này có khác gì với bóng đang có xoáy sẵn? Hỏi bác vấn đề này là do hiện tượng bóng đánh tới có xoáy như sau:

Bác @leqd up lại tài liệu [6] cho em tham khảo với Bài viết của bác hay quá, để em nghiền ngẫm, đọc hiểu, hy vọng rút ngắn được mồ hôi trên bàn, bia trong cốc ... VỀ ĐÍCH SỚM

Cho em xin phép được trích dẫn sang bên BB.ORG và nếu được, cho em bàn luận ở cả 2 bên diễn đàn nhé

Xin bác leqd xem lại hiện tượng trên và lý giải. Bóng sau nhiều lần nảy thì xoáy từ ban đầu không có và tăng thêm từ từ do ma sát với mặt bàn. Vậy sự tăng thêm xoáy trong trường hợp này có khác gì với bóng đang có xoáy sẵn? Hỏi bác vấn đề này là do hiện tượng bóng đánh tới có xoáy như sau:

cái khác nhau là do chiều xoáy của bóng, khi bóng ma sát với mặt bàn sẽ có xoáy do ma sát gây ra. Lực ma sát này là tổng hợp của hai lực ma sát [ma sát do xoáy có sẵn của bóng-xoáy và ma sát do bóng lao tới-tịnh tiến]. Ma sát do bóng lao tới có chiều ngược chiều chuyển động [trước ra sau] nên tạo xoáy lên. Khi cham bàn bóng có xu hướng chậm lại và tăng xoáy.
Ma sát do xoáy của bóng có chiều tuỳ thuộc vào chiều xoáy của bóng, lực ma sát tác dụng vào bóng ngược chiều xoáy, lực này làm bóng lao nhanh hơn nhưng giảm xoáy khi xoáy lên. Khi bóng xoáy xuống lực này làm bóng lao chậm đi và cũng giảm xoáy. Kết quả tặng giảm xoáy phụ thuộc vào sự tổng hợp lực. Yếu tố ảnh hưởng là tốc độ bóng, góc bóng tới, tốc độ và chiều xoáy của bóng.

Chào bác Theo, Leqd và ace. Cho cyclo tôi hỏi ngu 1 chút. Thí dụ chúng ta chơi top spin trong 4 môi trường: 1 Môi trường tự nhiên có không khí, có trọng lực thì banh rớt xuống [vào bàn] nhờ lực hút của trái đất và lực Magnuss [banh xoáy đi cong cắm xuống ] ? 2 Môi trường chân không, có trọng lực thì banh rớt xuống chỉ nhờ trọng lực, không có lực Magnuss [vì trong công thức tính phải có mật độ không khí]. Banh sẽ bay đi [banh vẫn xoáy không đi cong cắm xuống] cao xa hơn? 3 Môi trường có không khí , không có trọng lực như ở trạm không gian. Banh xoáy có còn đi cong và rớt xuống không ? hay là lơ lửng đâu đó? 4 Môi trường chân không, không trọng lực như ngoài bầu khí quyễn không gian vũ trụ. Banh xoáy sẽ không đi cong vì không có không khí, sẽ không rớt xuống vì không có trọng lực. 1 đi không trở lại? Theo ngu ý cyclo, bài của Leqd nói về các chuyên gia xử dụng thiết bị đo lường và công thức chuyển động không gian cho chúng ta biết về quỹ đạo và tốc độ của banh pingpong trong môi trường tự nhiên và tại sao nó như vậy. Không thể chơi bóng bàn khi thiếu không khí và trọng lực. Banh vào bàn là nhờ cách đánh, chẳng hạng cách giật mạnh của bác Theo. cám ơn bác Theo mình có thêm 1 kiểu top spin mới.

Chào thân ái.

1, 2 đúng. 3: khi ko có trọng lực, có ko khí vẫn có lực magnus và banh di chuyển theo chiều của lực, vẫn 'rớt xuống' như thường

4. ko có cái j cản, ko có lực tác động thì vận tốc và xoáy ko đổi. Cứ thế xoay tròn một đi ko trở lại

Xin bác leqd xem lại hiện tượng trên và lý giải. Bóng sau nhiều lần nảy thì xoáy từ ban đầu không có và tăng thêm từ từ do ma sát với mặt bàn. Vậy sự tăng thêm xoáy trong trường hợp này có khác gì với bóng đang có xoáy sẵn? Hỏi bác vấn đề này là do hiện tượng bóng đánh tới có xoáy như sau:

cái khác nhau là do chiều xoáy của bóng, khi bóng ma sát với mặt bàn sẽ có xoáy do ma sát gây ra. Lực ma sát này là tổng hợp của hai lực ma sát [ma sát do xoáy có sẵn của bóng-xoáy và ma sát do bóng lao tới-tịnh tiến]. Ma sát do bóng lao tới có chiều ngược chiều chuyển động [trước ra sau] nên tạo xoáy lên. Khi cham bàn bóng có xu hướng chậm lại và tăng xoáy.
Ma sát do xoáy của bóng có chiều tuỳ thuộc vào chiều xoáy của bóng, lực ma sát tác dụng vào bóng ngược chiều xoáy, lực này làm bóng lao nhanh hơn nhưng giảm xoáy khi xoáy lên. Khi bóng xoáy xuống lực này làm bóng lao chậm đi và cũng giảm xoáy. Kết quả tặng giảm xoáy phụ thuộc vào sự tổng hợp lực. Yếu tố ảnh hưởng là tốc độ bóng, góc bóng tới, tốc độ và chiều xoáy của bóng.

Hình như người đặt câu hỏi có giả đề và luận cứ sai ngay từ đầu

Xin bác leqd xem lại hiện tượng trên và lý giải. Bóng sau nhiều lần nảy thì xoáy từ ban đầu không cótăng thêm từ từ do ma sát với mặt bàn ...

vì bản thân khi bóng đến đã có xoáy rồi, xoáy này tăng hay không khi chạm bàn, là do gia tốc xoáy tự thân của nó, đã bị lực ma sát với không khí cản trở vận động tự quay, giảm hết chưa, còn dương thì tăng, âm thì giảm chứ ạ

Em mới đọc lại. Theo mục 1.5 như đã phân tích về bóng chạm mặt bàn, khi bóng xóay lên chạm mặt bàn, sau va chạm, bóng tăng tốc độ tịnh tiến, và góc nảy lên của bóng thấp hơn so với góc đến. Như vậy một phần động năng xóay của bóng đã chuyển thành tốc độ thịnh tiến, Bóng bay nhanh hơn, nhưng cũng ít xóay hơn. Không có chuyện bóng thêm xóay.

bắn bóng ko xoáy khi chạm bàn sẽ thành xoáy lên, do lực ma sát giữa bóng và bàn tạo mômen xoáy cho bóng bác ạ

Hình như người đặt câu hỏi có giả đề và luận cứ sai ngay từ đầu

vì bản thân khi bóng đến đã có xoáy rồi, xoáy này tăng hay không khi chạm bàn, là do gia tốc xoáy tự thân của nó, đã bị lực ma sát với không khí cản trở vận động tự quay, giảm hết chưa, còn dương thì tăng, âm thì giảm chứ ạ

gia tốc xoáy khi bóng bay trong ko khi luôn là do lực cả ko khí, luôn làm giảm xoáy. ko có loại gia tốc xoáy tự thân.

gia tốc xoáy khi bóng bay trong ko khi luôn là do lực cả ko khí, luôn làm giảm xoáy. ko có loại gia tốc xoáy tự thân.

Khi bóng đi từ mặt vợt của đối thủ sang, nó đã có xoáy rồi bác. Lực cản không khí chỉ có tác dụng tạo ra một gia tốc ngược chiều làm giảm GIA TỐC ban đầu từ dương về âm thôi, bác đừng nhầm với TỐC ĐỘ xoáy Tốc độ xoáy lúc đầu là 0, theo gia tốc nó tăng lên đạt max khi tổng gia tốc [= gia tốc ban đầu do lực theo chiều tiếp tuyến tại điểm tiếp xúc tạo ra trừ đi [-] gia tốc do lực cản [khi xoáy] của không khí đối với bóng xoáy] bằng 0, gọi là C, và tiếp tục giảm do 1. Lực tạo ra xoáy chỉ có 1 lần, nên chỉ tạo ra một gia tốc ban đầu là A, không thay đổi trong suốt quá trình bóng đi từ mặt vợt ra 2. Lực cản của không khí là nhiều lần, nó tác động lên bóng trong suốt quá trình bóng đi từ mặt vợt ra, nên gia tốc này được tăng lên liên tục 3. Tổng gia tốc xoáy là một số giảm liên tục từ A đến âm [giả sử là -B], nên khi A - B*x [x giả sử là hệ số tăng theo thời gian của gia tốc -B] = C =0, bóng đạt VẬN TỐC xoáy tối đa 4. Sau khi VẬN TỐC xoáy đạt tối đa tại thời điểm C = 0, xoáy bắt đầu giảm dần do C sau đó BÓNG XOÁY NHƯ NHAU TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI ?????

Em không hiểu nó hợp lý ở chỗ nào ạ ?

Page 4

lực này luôn ngược chiều chuyển động, giả sử quoay thuận chiều kim đồng hồ là dương thì ngược chiều kim đồng hồ là âm. Khi nó quay chậm lại ko kết luận là nó gia tốc dương hay âm.

Bác học lại ngay và luôn bài về vận tốc và gia tốc rồi nói chuyện tiếp.

Thêm một dẫn chứng, nếu gia tốc không đổi, sẽ có 3 trường hợp 1. dương --> càng ngày càng xoáy, thế thì ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG ..... 2. âm --> có một lúc nào đó bóng đang xoáy lên trở thành xoáy xuống, ngang phải biến thành ngang trái .... ĐỊNH LUẬT .... 3. 0 --> BÓNG XOÁY NHƯ NHAU TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI ?????

Em không hiểu nó hợp lý ở chỗ nào ạ ?

1. khi có gia tốc thì có lực tác dụng nghĩa là có nguồn cấp lực, cấp năng lương, lúc đó bác đòi bảo toàn cái j. 2. đang xoáy lên thành xoáy xuống khi có lực bên ngoài tác động, định luật Newton

3. Xoáy như nhau từ đầu đến cuối, con bác có khi còn biết thế nào là chuyển động đều

@trạng...cá : tài liệu 6 có trong đính kèm, mình vẫn download được mà. CẢm ơn bạn theo dõi topic. Mình nợ anh em cái vụ này, nhất là bác @theorist. Cả năm nay mình bận quá, tuy một vài kết luận là lạ, nhưng để viết ra và giải thích bằng vật lý + tóan thì cần thời gian và so sánh với trải nghiệm, đánh còn không được, nói gì đến lý thuyết hóa vấn đề :-[.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

@trạng...cá : tài liệu 6 có trong đính kèm, mình vẫn download được mà. CẢm ơn bạn theo dõi topic. Mình nợ anh em cái vụ này, nhất là bác @theorist. Cả năm nay mình bận quá, tuy một vài kết luận là lạ, nhưng để viết ra và giải thích bằng vật lý + tóan thì cần thời gian và so sánh với trải nghiệm, đánh còn không được, nói gì đến lý thuyết hóa vấn đề :-[.

Em chơi phong trào, nên việc không làm được là điều bình thường, nhưng lý thuyết mới mở đường cho thực hành, vì thực hành chỉ tạo tiền đề để nghiên cứu thôi. Dù sao các phân tích của bác cũng thật sự rất khoa học, dễ hiểu và có tính khai sáng cao, em cám ơn bác

Bác vẫn chưa trả lời em về việc nếu có thể, cho em mang vấn đề này về bb.org để cùng mọi người chia sẻ, bên này người ít, nhiều ý kiến không thuận lợi, và nếu được, bác làm bên org được không ạ, để cùng nhau tán dóc, vui vẻ

Em chơi phong trào, nên việc không làm được là điều bình thường, nhưng lý thuyết mới mở đường cho thực hành, vì thực hành chỉ tạo tiền đề để nghiên cứu thôi. Dù sao các phân tích của bác cũng thật sự rất khoa học, dễ hiểu và có tính khai sáng cao, em cám ơn bác

Bác vẫn chưa trả lời em về việc nếu có thể, cho em mang vấn đề này về bb.org để cùng mọi người chia sẻ, bên này người ít, nhiều ý kiến không thuận lợi, và nếu được, bác làm bên org được không ạ, để cùng nhau tán dóc, vui vẻ

Hi @trạng...cá , mình viết nghiêm túc, sợ không hợp với style "tán dóc, vui vẻ". Tuy nhiên bạn có thể trích dẫn và post bên bonban.org thoải mái, forrum mà.

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Hình như dân vật lý học tập trung về đây cả rồi? Đọc tranh luận của bác ping va bác Trạng cá nhức hết cả đầu nhưng vẫn không biết bên nào nói đúng vì cái vốn từ vật lý của Th ít quá. Làm phiền bác leqd giải thích thêm về chuyện tranh luận này cho mọi người hiểu, cám ớn bác.

Hình như dân vật lý học tập trung về đây cả rồi? Đọc tranh luận của bác ping va bác Trạng cá nhức hết cả đầu nhưng vẫn không biết bên nào nói đúng vì cái vốn từ vật lý của Th ít quá. Làm phiền bác leqd giải thích thêm về chuyện tranh luận này cho mọi người hiểu, cám ớn bác.

giải thích cái vụ bóng ko xoáy chạm bàn thành xoáy lên của bác. Tóm lại em bảo là do ma sát nên bóng ko xoáy thành xoáy lên, bác trạng cá bảo chỉ là tưởng tượng. Cái này giải thích rất dễ, bác cứ nhớ là khi tiếp xúc sẽ có ma sát ngược chiều chuyển động, tiếp xúc ở điểm nào thì lực ma sát chỉ tác dụng ở điểm đó. Bác dùng để giải thích đối với bóng ko xoáy, xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang đều được, bác vẽ quả bóng là vẽ thêm cái lực ma sát ở chỗ tiếp xúc bóng là hình dung ra ngay.

giải thích cái vụ bóng ko xoáy chạm bàn thành xoáy lên của bác. Tóm lại em bảo là do ma sát nên bóng ko xoáy thành xoáy lên, bác trạng cá bảo chỉ là tưởng tượng. Cái này giải thích rất dễ, bác cứ nhớ là khi tiếp xúc sẽ có ma sát ngược chiều chuyển động, tiếp xúc ở điểm nào thì lực ma sát chỉ tác dụng ở điểm đó. Bác dùng để giải thích đối với bóng ko xoáy, xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang đều được, bác vẽ quả bóng là vẽ thêm cái lực ma sát ở chỗ tiếp xúc bóng là hình dung ra ngay.

Có vẻ là chúng ta không nói về cùng 1 vấn đề, nhưng em vẫn rút không tham gia bình luận về vấn đề này nữa, vì em tìm được đối tác hợp hơn rồi ạ

Hình như dân vật lý học tập trung về đây cả rồi? Đọc tranh luận của bác ping va bác Trạng cá nhức hết cả đầu nhưng vẫn không biết bên nào nói đúng vì cái vốn từ vật lý của Th ít quá. Làm phiền bác leqd giải thích thêm về chuyện tranh luận này cho mọi người hiểu, cám ớn bác.

Không có tranh luận đâu ạ, em đang là học trò, bác @leqd đang dạy em cách làm, nhưng giờ đang ở giai đoạn nghiên cứu bài giảng, chưa đủ trình độ để nghe giảng, khi nào em thấu bài giảng mới bắt đầu dự thính được ạ

cái khác nhau là do chiều xoáy của bóng, khi bóng ma sát với mặt bàn sẽ có xoáy do ma sát gây ra. Lực ma sát này là tổng hợp của hai lực ma sát [ma sát do xoáy có sẵn của bóng-xoáy và ma sát do bóng lao tới-tịnh tiến]. Ma sát do bóng lao tới có chiều ngược chiều chuyển động [trước ra sau] nên tạo xoáy lên. Khi cham bàn bóng có xu hướng chậm lại và tăng xoáy.
Ma sát do xoáy của bóng có chiều tuỳ thuộc vào chiều xoáy của bóng, lực ma sát tác dụng vào bóng ngược chiều xoáy, lực này làm bóng lao nhanh hơn nhưng giảm xoáy khi xoáy lên. Khi bóng xoáy xuống lực này làm bóng lao chậm đi và cũng giảm xoáy. Kết quả tặng giảm xoáy phụ thuộc vào sự tổng hợp lực. Yếu tố ảnh hưởng là tốc độ bóng, góc bóng tới, tốc độ và chiều xoáy của bóng.

Có phải ý bác là nếu bóng không xoáy thì sẽ tạo ra xoáy lên [sau khi chạm bàn], còn nếu bóng đã có xoáy lên sẵn thì sẽ bị giảm xoáy sau khi chạm bàn?
Hai ý này có ngược nhau không bác?

Có phải ý bác là nếu bóng không xoáy thì sẽ tạo ra xoáy lên [sau khi chạm bàn], còn nếu bóng đã có xoáy lên sẵn thì sẽ bị giảm xoáy sau khi chạm bàn?
Hai ý này có ngược nhau không bác?

Không ngược ạ vì hai trường hợp khác nhau. cái ko xoáy thành xoáy lên luôn đúng. Xét trường hợp có sẵn xoáy lên, ma sát sẽ là tổng hợp của hai thành phần, phần ma sát trượt do bóng lao tới và ma sát lăn do xoáy lên của bóng, hai lực này ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn sẽ cho ra lực tổng hợp theo chiều cái đó. Thông thường khi bóng lồng lên chứng tỏ lực ma sát do xoáy lên lớn hơn, làm tăng tốc độ bóng, làm bóng chồm tới. Lực ma sát tổng hợp có chiều cùng chiều với ma sát do xoáy, cản trở xoáy neen khi đó xoáy của bóng sẽ giảm.

Hai ý nhìn có vẻ trái ngược nhau vì do nguyên nhân khác nhau, bản chất vật lý là một, tăng giảm xoáy là do ma sát khi bóng chạm bàn. Trường hợp bóng ko xoáy, chỉ có ma sát truot, sau va chạm bóng chậm lại và có xoáy lên.

giải thích cái vụ bóng ko xoáy chạm bàn thành xoáy lên của bác. Tóm lại em bảo là do ma sát nên bóng ko xoáy thành xoáy lên, bác trạng cá bảo chỉ là tưởng tượng. Cái này giải thích rất dễ, bác cứ nhớ là khi tiếp xúc sẽ có ma sát ngược chiều chuyển động, tiếp xúc ở điểm nào thì lực ma sát chỉ tác dụng ở điểm đó. Bác dùng để giải thích đối với bóng ko xoáy, xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang đều được, bác vẽ quả bóng là vẽ thêm cái lực ma sát ở chỗ tiếp xúc bóng là hình dung ra ngay.

Đồng ý với bác là bóng không xoáy chạm mặt bàn sẽ có xoáy lên, bình thường bóng bay đến chạm mặt bàn, bây giờ ngược lại ta giả định bóng đứng yên mặt bàn di chuyển chạm vào bóng thì sẽ trở thành cú cắt vào đít bóng tạo xoáy. Tuy nhiên, xoáy tạo ra thêm này không đáng kể và chẳng ảnh hưởng gì đến người đỡ trả bóng vì mặt bàn không phải là mặt mút, cũng giống như ta tạo xoáy bằng mặt vợt gỗ vậy thôi. Hơn nữa vì thực tế bàn đứng yên bóng bay đến chạm bàn nên việc tạo xoáy này là tạo xoáy thụ động nên không có nhiều xoáy như tạo xoáy chủ động bằng bàn tay con người kể cả dùng mặt vợt gỗ.

PS: Các bác giao bóng đục chọi ứng dụng hiệu ứng này vào quả giao bóng khi ném bóng vào mặt vợt để tăng xoáy cho bóng.

Không ngược ạ vì hai trường hợp khác nhau. cái ko xoáy thành xoáy lên luôn đúng. Xét trường hợp có sẵn xoáy lên, ma sát sẽ là tổng hợp của hai thành phần, phần ma sát trượt do bóng lao tới và ma sát lăn do xoáy lên của bóng, hai lực này ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn sẽ cho ra lực tổng hợp theo chiều cái đó. Thông thường khi bóng lồng lên chứng tỏ lực ma sát do xoáy lên lớn hơn, làm tăng tốc độ bóng, làm bóng chồm tới. Lực ma sát tổng hợp có chiều cùng chiều với ma sát do xoáy, cản trở xoáy neen khi đó xoáy của bóng sẽ giảm.

Hai ý nhìn có vẻ trái ngược nhau vì do nguyên nhân khác nhau, bản chất vật lý là một, tăng giảm xoáy là do ma sát khi bóng chạm bàn. Trường hợp bóng ko xoáy, chỉ có ma sát truot, sau va chạm bóng chậm lại và có xoáy lên.

Bác chắc là chuyên gia về vật lý. Đọc mà Th cứ toát mồ hôi mới ...tạm hiểu. Nhưng vẫn lấn cấn vụ này: "phần ma sát trượt do bóng lao tới và ma sát lăn do xoáy lên của bóng, hai lực này ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn sẽ cho ra lực tổng hợp theo chiều cái đó".

Th nghĩ rằng với xoáy của bóng là xoáy lên thì cũng cùng chiều với ma sát trượt, còn nếu bóng xoáy xuống mới ngược chiều làm giảm xoáy. Hay xoáy lên hay xuống gì cũng bị giảm xoáy khi chạm bàn?

Bác chắc là chuyên gia về vật lý. Đọc mà Th cứ toát mồ hôi mới ...tạm hiểu. Nhưng vẫn lấn cấn vụ này: "phần ma sát trượt do bóng lao tới và ma sát lăn do xoáy lên của bóng, hai lực này ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn sẽ cho ra lực tổng hợp theo chiều cái đó".

Th nghĩ rằng với xoáy của bóng là xoáy lên thì cũng cùng chiều với ma sát trượt, còn nếu bóng xoáy xuống mới ngược chiều làm giảm xoáy. Hay xoáy lên hay xuống gì cũng bị giảm xoáy khi chạm bàn?

Giả sử bóng bay theo chiều từ trái sang phải,
- lực ma sát trượt do bóng lao tới có chiều từ phải sang trái.
-Với bóng xoáy lên: trong trường hợp bóng bay từ trái sang phải, bóng sẽ quay cùng chiều kim đồng hồ. Ma sát cản trở chiều quay của bóng, có điểm đặt lực tại vị trí bóng tiếp xúc với bàn [6 h] sẽ có chiều từ trái sang phải.
- Với bóng xoáy xuống: bóng xoay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, ma sát cản trở xoáy của bóng, lực này có chiều từ phải sang trái, điểm đặt lực cũng tại vị trí 6h, bóng tiếp xúc với bàn.
-Nếu bỏ qua ma sát trượt do bóng lao tới [trường hợp bóng xoáy, nhưng thả rơi tự do], sau khi chạm bàn thì xoáy gì cũng giảm, ma sát luôn cản trở chuyển động.

-Với bóng xoáy lên: trong trường hợp bóng bay từ trái sang phải, bóng sẽ quay cùng chiều kim đồng hồ. Ma sát cản trở chiều quay của bóng, có điểm đặt lực tại vị trí bóng tiếp xúc với bàn [6 h] sẽ có chiều từ trái sang phải.
- Với bóng xoáy xuống: bóng xoay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, ma sát cản trở xoáy của bóng, lực này có chiều từ phải sang trái, điểm đặt lực cũng tại vị trí 6h, bóng tiếp xúc với bàn.

Như vậy thì có thể ma sát của bóng xoáy lên có chiều từ trái sang phải nghĩa là cùng chiều với bóng sẽ không làm giảm xoáy mà ngược lại, còn làm tăng xoáy. Nếu cả hai xoáy lên và xuống đều bị tác động như nhau thì liệu có vô lý không bác?

Giả sử bóng bay theo chiều từ trái sang phải,
- lực ma sát trượt do bóng lao tới có chiều từ phải sang trái.
-Với bóng xoáy lên: trong trường hợp bóng bay từ trái sang phải, bóng sẽ quay cùng chiều kim đồng hồ. Ma sát cản trở chiều quay của bóng, có điểm đặt lực tại vị trí bóng tiếp xúc với bàn [6 h] sẽ có chiều từ trái sang phải.
- Với bóng xoáy xuống: bóng xoay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, ma sát cản trở xoáy của bóng, lực này có chiều từ phải sang trái, điểm đặt lực cũng tại vị trí 6h, bóng tiếp xúc với bàn.
-Nếu bỏ qua ma sát trượt do bóng lao tới [trường hợp bóng xoáy, nhưng thả rơi tự do], sau khi chạm bàn thì xoáy gì cũng giảm, ma sát luôn cản trở chuyển động.

Nếu cái bàn là một tấm kính thì điều gì xảy ra [mình có suy nghĩ về điều này do đang trong quá trình tính sản xuất bàn bóng]. Tính chất trượt thể hiện rỏ khi ta giảm độ ma sát bàn và tăng "tính bóng". Quay lại trường hợp trên và theo mình nghĩ do tính chất trượt đó mà sinh ra hiện tượng giảm lực [xoáy < tốc độ khi bóng chưa chạm bàn, tuỳ mặt bàn có độ ma sát thế nào] nhưng lại tăng xoáy [xoáy >tốc độ khi bóng chạm bàn]. Đó là điều mình nghĩ - còn AE thế nào?.
Trong lúc đánh bóng với những tính chất mút bóng bàn cũng ảnh hưởng đến điều này rất nhiều. H3 là một ví dụ - tuỳ vào lối đánh mà cho hệ số trượt lớn hay nhỏ và theo mình thì mút Tàu cho ra được điều đó một cách rỏ nhất.

Nếu cái bàn là một tấm kính thì điều gì xảy ra [mình có suy nghĩ về điều này do đang trong quá trình tính sản xuất bàn bóng]. Tính chất trượt thể hiện rỏ khi ta giảm độ ma sát bàn và tăng "tính bóng". Quay lại trường hợp trên và theo mình nghĩ do tính chất trượt đó mà sinh ra hiện tượng giảm lực [xoáy < tốc độ khi bóng chưa chạm bàn, tuỳ mặt bàn có độ ma sát thế nào] nhưng lại tăng xoáy [xoáy >tốc độ khi bóng chạm bàn]. Đó là điều mình nghĩ - còn AE thế nào?.
Trong lúc đánh bóng với những tính chất mút bóng bàn cũng ảnh hưởng đến điều này rất nhiều. H3 là một ví dụ - tuỳ vào lối đánh mà cho hệ số trượt lớn hay nhỏ và theo mình thì mút Tàu cho ra được điều đó một cách rỏ nhất.

nếu bàn ko có ma sát thì bóng đập bàn rồi nảy lên, vận tốc và xoáy vẫn thế [tất nhiên có giảm tí chút do có ko khí và bóng biến dạng]. Em ko hiểu hai cái dấu so sánh giữa xoáy và tốc độ của bác là có ý j. Khi đánh mút tàu, hệ số trượt ko đổi nhưng có hai thứ thay đổi là lực ma sát và lực đàn hồi. Hai lực này đều phụ thuộc vào áp lực bóng tới [lực vuông góc với vợt]. Áp lực càng lớn thì lực ma sát và lực đàn hồi càng lớn. Mút tàu khác mút nhận ở chỗ dính và xịt nên khi tăng áp lực bóng không bị bật ra nhanh nên nói nôm na là mình có thể đánh bóng với khoảng áp lực hữu dụng lớn hơn [có thể điều chỉnh từ áp lực nhỏ đến lớn mà ko sợ bóng vọt quá nhanh, bay ra ngoài bàn], nên tạo nhiều mức độ xoáy khác nhau. Việc điều chỉnh áp lực này cũng liên quan đến góc mở vợt. Có thể thay đổi góc vợt để điều chỉnh áp lực, góc vợt nhỏ áp lực nhỏ và ngược lại.

Lực đàn hồi có hai thành phần, tiếp tuyến và vuông góc. Phụ thuộc vào áp lực bóng tới, góc tới và vận tốc tiếp tuyến của vợt.

Như vậy thì có thể ma sát của bóng xoáy lên có chiều từ trái sang phải nghĩa là cùng chiều với bóng sẽ không làm giảm xoáy mà ngược lại, còn làm tăng xoáy. Nếu cả hai xoáy lên và xuống đều bị tác động như nhau thì liệu có vô lý không bác?

ko vô lý bác, trường hợp bóng xoáy lên có hai thành phần ma sát ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn thì cái đó sẽ thể hiện ra bên ngoài. Đó là trường hợp bạt lai giật, bóng xoáy lên ít, tốc độ cao, ma sát trượt lớn hơn ma sát do xoáy nên bong chậm lai tăng xoáy. Trường hợp giật, bóng xoáy lên nhiều, ma sát trượt nhỏ hơn ma sát do xoáy, bóng nhanh lên, xoáy giảm.
Còn với bóng xoáy xuống cũng giải thích tương tự. Hai thành phần ma sát cùng chiều từ phải sang trái, cùng chống lại chiều xoáy xuống, làm giảm xoáy. Chú ý là khi bóng ko xoáy thì ko có ma sát do xoáy, nếu xoáy đổi chiều thì ma sát do xoáy cũng đổi chiều nên trường hợp chuyển từ xoáy xuống thành xoáy lên rất khó xảy ra.

Có một lần thành viên nào đó nói [mình quên mất] là trước khi trận đấu diễn ra - ông HLV đi kiểm tra mặt bàn. Điều đó chứng tỏ ngoài vũ khí ra thì mặt bàn ảnh hưởng khá lớn đến bóng , cái này không phải phong thuỷ mà là khả năng am hiểu của HLV nọ. Nếu mặt bàn ma sát cao thì khả năng đường bóng đánh sang bị giảm tốc độ khá lớn nhưng lại tạo xoáy đột ngọt [nếu mặt bàn quá tệ thì sinh ra xoáy khó lường như bàn bình minh hay một số bàn AE tự làm]. Trong trường hợp này thì bóng trượt ít hơn mặt bàn bị bóng [như Double Fish và một số mặt bàn của TQ].

Page 5

Có một lần thành viên nào đó nói [mình quên mất] là trước khi trận đấu diễn ra - ông HLV đi kiểm tra mặt bàn. Điều đó chứng tỏ ngoài vũ khí ra thì mặt bàn ảnh hưởng khá lớn đến bóng , cái này không phải phong thuỷ mà là khả năng am hiểu của HLV nọ. Nếu mặt bàn ma sát cao thì khả năng đường bóng đánh sang bị giảm tốc độ khá lớn nhưng lại tạo xoáy đột ngọt [nếu mặt bàn quá tệ thì sinh ra xoáy khó lường như bàn bình minh hay một số bàn AE tự làm]. Trong trường hợp này thì bóng trượt ít hơn mặt bàn bị bóng [như Double Fish và một số mặt bàn của TQ].

Đúng rồi, ngoài ma sát ra còn có độ cong vênh và đồng đều của bàn nữa. Cái này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quĩ đạo bóng khi chơi ở tốc độ cao. Góc lệch vài độ là quĩ đạo bóng khác ngay rồi.
Hỏi vui, nếu kiểm tra ko đạt, ông HLV có đòi đổi bàn ko nhỉ?

ko vô lý bác, trường hợp bóng xoáy lên có hai thành phần ma sát ngược chiều nhau, cái nào lớn hơn thì cái đó sẽ thể hiện ra bên ngoài. Đó là trường hợp bạt lai giật, bóng xoáy lên ít, tốc độ cao, ma sát trượt lớn hơn ma sát do xoáy nên bong chậm lai tăng xoáy. Trường hợp giật, bóng xoáy lên nhiều, ma sát trượt nhỏ hơn ma sát do xoáy, bóng nhanh lên, xoáy giảm.

Th hiểu ý bác, nhưng trên thực tế, hiện tượng bác nói xảy ra ngược lại. Bóng bạt thì sau khi chạm bàn lại giảm xoáy nên độ cong rất ít. Còn bóng giật thì sau khi chạm bàn xoáy nhiều hơn nên độ cắm rất lớn và nhanh. Bác nghiên cứu thêm giúp chỗ này nhé.

Th hiểu ý bác, nhưng trên thực tế, hiện tượng bác nói xảy ra ngược lại. Bóng bạt thì sau khi chạm bàn lại giảm xoáy nên độ cong rất ít. Còn bóng giật thì sau khi chạm bàn xoáy nhiều hơn nên độ cắm rất lớn và nhanh. Bác nghiên cứu thêm giúp chỗ này nhé.

Em dùng lý thuyết vật lý để giải thích, thực tế em thấy bóng bạt đi qua nhanh, em chịu ko nhìn được xoáy, muốn chứng minh thực tế thì cần có máy quay tốc độ cao. Khi giật bóng xoáy nhiều bác sẽ thấy bóng nó chồm tới vì nó được tăng tốc, còn việc nó tụt xuống còn phụ thuộc vào góc đánh. Không thể quan sát được bang mat là bóng có tăng xoáy hay không. Lý thuyết thì chắc chắn là bóng sẽ giảm xoáy khi tốc độ tăng. Bác có thể làm ví dụ trong trường hợp đơn giản là thả quả bóng xoáy theo phương thẳng đứng, rồi dùng camera 240 hình/s của sony hay iphone ghi lại, bác sẽ thấy rõ hơn hiện tượng.

Cảm ơn bác leqd đã dày công sưu tầm và nghiên cứu,nhiều tài liệu nghiên cứu bác chia sẻ thì theo tôi thấy là của "giáo sư" hay "tiến sỹ" nghiên cứu khoa học. Theo ý kiến cá nhân tôi thì làm sao chúng ta có thể chuyển đổi thành kỹ thuật BB mới là điều cần thiết nhất. Không nên đi "quá chuyên sâu" thì sẽ không "thực tế" và "thuyết phục", rất dễ nhàm chán và phát sinh ý thức hệ "bài xích". Tôi dám chắc là trên 70% anh em trong diễn đàn cũng sẽ không hiểu và có thể ứng dụng khả thi cho "công trình" của bác. Tôi thành thật xin lỗi nếu như đụng chạm.

Bản thân tôi cũng suy nghĩ phải viết và nghiên cứu BB theo kiểu "đại học" hay "giáo sư" nhưng tôi đã không làm vậy vì hoàn toàn không mang tính thực tế cũng như tính hiệu quả cao nếu đào sâu nghiên cứu quá "công thức" và "triết lý" trên giảng đường nhiều quá. [Bản thân tôi cũng biết sơ sơ về Vật Lý và Toán Học-trình độ học cũng được 2 năm đại cương Vật Lý và Toán Học]. Điều quan trọng là phải giải thích đơn giản và sinh động thì anh em mới nắm rõ được nguyên lý học của BB.Hihihi...

Cảm ơn bác leqd đã dày công sưu tầm và nghiên cứu,nhiều tài liệu nghiên cứu bác chia sẻ thì theo tôi thấy là của "giáo sư" hay "tiến sỹ" nghiên cứu khoa học. Theo ý kiến cá nhân tôi thì làm sao chúng ta có thể chuyển đổi thành kỹ thuật BB mới là điều cần thiết nhất. Không nên đi "quá chuyên sâu" thì sẽ không "thực tế" và "thuyết phục", rất dễ nhàm chán và phát sinh ý thức hệ "bài xích". Tôi dám chắc là trên 70% anh em trong diễn đàn cũng sẽ không hiểu và có thể ứng dụng khả thi cho "công trình" của bác. Tôi thành thật xin lỗi nếu như đụng chạm.

Bản thân tôi cũng suy nghĩ phải viết và nghiên cứu BB theo kiểu "đại học" hay "giáo sư" nhưng tôi đã không làm vậy vì hoàn toàn không mang tính thực tế cũng như tính hiệu quả cao nếu đào sâu nghiên cứu quá "công thức" và "triết lý" trên giảng đường nhiều quá. [Bản thân tôi cũng biết sơ sơ về Vật Lý và Toán Học-trình độ học cũng được 2 năm đại cương Vật Lý và Toán Học]. Điều quan trọng là phải giải thích đơn giản và sinh động thì anh em mới nắm rõ được nguyên lý học của BB.Hihihi...

Mỗi người tiếp cận BB một cách khác nhau, vì vậy nó mới là niềm đam mê của nhiều người chứ! nếu mà chỉ có ra trận oánh nhau thì...chả có gì hay. Vd như bác Theorist giỏi về việc để ý và ghi nhận các hiện tượng. Bác Leqd thì giải thích nó bằng con số. Bác TYBB thì..chẻ vợt xé mút ra xem.... Còn em thì lại thích mổ xẻ vấn đề, lần về cái gốc cơ bản nhất của nó.

Bác Theorist nhận xét: muốn giật mạnh thì "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt". Vì trên hiện tượng mà nói, đúng là có nhửng trường hợp bóng xoáy chìm phải quăng vợt tới đánh sát thủ luôn, còn xoáy tới quá nhanh mà ta còn lao tới nữa thì bóng không chính xác, nên phải mở vợt kéo lên. Nhưng với nhận xét của em thì sẽ có những trường hợp không thể làm thế. vd khi bóng xoáy chìm nhưng đi cực nhanh thì cũng ko làm sao úp vợt giật tới được, trong khi bóng xoáy tới đi chậm cũng ko sao mở vợt ra mà kéo lên [nếu muốn giật mạnh]. Vì thế, thay vì nói tới xoáy, em thấy nguyên nhân cơ bản nằm ở LỰC, nên em có nhận xét khác "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy".

Mỗi người tiếp cận BB một cách khác nhau, vì vậy nó mới là niềm đam mê của nhiều người chứ! nếu mà chỉ có ra trận oánh nhau thì...chả có gì hay. Vd như bác Theorist giỏi về việc để ý và ghi nhận các hiện tượng. Bác Leqd thì giải thích nó bằng con số. Bác TYBB thì..chẻ vợt xé mút ra xem.... Còn em thì lại thích mổ xẻ vấn đề, lần về cái gốc cơ bản nhất của nó.

Bác Theorist nhận xét: muốn giật mạnh thì "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt". Vì trên hiện tượng mà nói, đúng là có nhửng trường hợp bóng xoáy chìm phải quăng vợt tới đánh sát thủ luôn, còn xoáy tới quá nhanh mà ta còn lao tới nữa thì bóng không chính xác, nên phải mở vợt kéo lên. Nhưng với nhận xét của em thì sẽ có những trường hợp không thể làm thế. vd khi bóng xoáy chìm nhưng đi cực nhanh thì cũng ko làm sao úp vợt giật tới được, trong khi bóng xoáy tới đi chậm cũng ko sao mở vợt ra mà kéo lên [nếu muốn giật mạnh]. Vì thế, thay vì nói tới xoáy, em thấy nguyên nhân cơ bản nằm ở LỰC, nên em có nhận xét khác "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy".

1. "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt" 2. "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy" Cá nhân tôi [trình gà] thích câu thứ 2 hơn, vì thực tế dễ thực hiện hơn đối với bóng bàn phong trào [đa số trình thấp].

Nếu gặp bóng lỏng, ít xoáy, ít lực... túm các loại bóng này lại là: "bóng chậm" thì tui cứ dày bóng "đánh tới" là an toàn nhất

1. "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt" 2. "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy" Cá nhân tôi [trình gà] thích câu thứ 2 hơn, vì thực tế dễ thực hiện hơn đối với bóng bàn phong trào [đa số trình thấp].

Nếu gặp bóng lỏng, ít xoáy, ít lực... túm các loại bóng này lại là: "bóng chậm" thì tui cứ dày bóng "đánh tới" là an toàn nhất

Th cũng thích câu thứ 2 hơn và cho là toàn thể người chơi BB cũng ước được như vậy vì không cần biết xoáy bóng đến là xoáy gì. Trình độ này thì Th chưa đạt tới dù có ... ước mơ, thôi đành chơi theo xoáy và quỹ đạo bóng vậy.
. Không biết chính Lưu Quốc Lượng có dám tuyên bố vậy không nữa, bóng bàn té ra là đơn giản vậy mà không ai nghĩ ra nhỉ.

Nói cho cùng thì câu nào cũng đều khẩu quyết chơi bóng bàn chứ không đâu phải định lý toán học đâu nhỉ? Em có chỗ thắc mắc là vì sao chúng ta phải tốn bao "giấy mực" để bình luận, phân tích và chứng minh khẩu quyết của "môn phái" của mình đúng còn của người khác là khó hiểu, là trật? Trong khi khẩu quyết vốn dĩ là cách nói rút gọn. Thông tin chi tiết đã được "nén" trong vài ba câu văn. Người đọc phải tự suy diễn, giải "nén" ra dưa trên hiểu biết và hoàn cảnh của mình. Giả sử đệ tử Thiếu Lâm đọc khẩu quyết của Nga Mi rồi kết luận khẩu quyết đó sai, bởi vì tui oánh theo hỗng được thì liệu có hợp lý không? Khẩu quyết của ông thầy chuyên đánh sớm, vợt chậm mút cứng đưa cho đệ tử của ông thầy chuyên đánh trễ mút mềm thì đọc xong sẽ thấy vô lý bề bề thôi vì làm sao mà tưởng tượng ra hết được những gì không có trong khẩu quyết.

Trừ phi khẩu quyết của mình nghĩ ra còn không thì phải tìm hiểu cái cách suy nghĩ, hoàn cảnh của ông tác giả cái đã. Biết cách "giải nén" rồi hả kết luận đúng sai thì hay hơn. Vội vàng làm chi... trách nhau phủ phàng?

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Nói cho cùng thì câu nào cũng đều khẩu quyết chơi bóng bàn chứ không đâu phải định lý toán học đâu nhỉ? Em có chỗ thắc mắc là vì sao chúng ta phải tốn bao "giấy mực" để bình luận, phân tích và chứng minh khẩu quyết của "môn phái" của mình đúng còn của người khác là khó hiểu, là trật? Trong khi khẩu quyết vốn dĩ là cách nói rút gọn. Thông tin chi tiết đã được "nén" trong vài ba câu văn. Người đọc phải tự suy diễn, giải "nén" ra dưa trên hiểu biết và hoàn cảnh của mình. Giả sử đệ tử Thiếu Lâm đọc khẩu quyết của Nga Mi rồi kết luận khẩu quyết đó sai, bởi vì tui oánh theo hỗng được thì liệu có hợp lý không? Khẩu quyết của ông thầy chuyên đánh sớm, vợt chậm mút cứng đưa cho đệ tử của ông thầy chuyên đánh trễ mút mềm thì đọc xong sẽ thấy vô lý bề bề thôi vì làm sao mà tưởng tượng ra hết được những gì không có trong khẩu quyết.

Trừ phi khẩu quyết của mình nghĩ ra còn không thì phải tìm hiểu cái cách suy nghĩ, hoàn cảnh của ông tác giả cái đã. Biết cách "giải nén" rồi hả kết luận đúng sai thì hay hơn. Vội vàng làm chi... trách nhau phủ phàng?

Khẩu quyết là thiên biến, kiến thức là bất biến. Muốn tiến bộ trong BB thì phải theo tinh thần "khoa học" 1 chút. Nghe nhiều "khẩu quyết" có thể bị "tẩu quả nhập ma" hay còn gọi là "tâm thần bất định" và sẽ trở nên "khình khình điên điên" tôi rất sợ. Ai post bài có chỉ dẫn cụ thể, có hình ảnh minh họa, video tham khảo thì tôi rất hoan nghênh và sẽ xem và học hỏi thêm. Nếu có đụng chạm ai thì tôi chân thành nhận lỗi trước.





Đại loại hình ảnh phải có tiêu chuẩn như vầy thì dù đúng hay sai, tôi vẫn tham khảo. Đây chỉ là hình ảnh minh họa cho ý của tôi vừa nêu trên.

Th cũng thích câu thứ 2 hơn và cho là toàn thể người chơi BB cũng ước được như vậy vì không cần biết xoáy bóng đến là xoáy gì. Trình độ này thì Th chưa đạt tới dù có ... ước mơ, thôi đành chơi theo xoáy và quỹ đạo bóng vậy. . Không biết chính Lưu Quốc Lượng có dám tuyên bố vậy không nữa, bóng bàn té ra là đơn giản vậy mà không ai nghĩ ra nhỉ.

Để tôi kể chuyện tập bóng bàn của tôi nhé Khi bước sang tuổi 40 tự nhiên thấy thể lực đuối đuối bắt đầu nghĩ đến tập thể thao. Sau khi chơi thử cầu lông ko được, thế là tôi đến với bóng bàn, rồi nghiện nó, thích cái cảm giác giật quả bóng thành công. Tuy nhiên giật hỏng và kèm theo nó là thất trận cũng rất nhiều. Một trong những quả giật hỏng là bóng bay thẳng lên trần nhà, nhất là sau khi chỗ tôi chơi xuất hiện nhiều gai. Lúc đó tôi chơi được cỡ 1 năm và thời kỳ khủng hoảng bắt đầu. Sau khi giật hỏng nhiều quá phải ngồi suy nghĩ, tìm hiểu trên net, tôi mới biết đến cái thứ bóng lỏng lỏng, chuội chuội, mới biết đến diễn đàn bongbansaigon.com, mới biết đến bạn P500 với kiểu đánh dày bóng và "nhìn bóng, đánh sớm ..."

Khi thấy bạn theorist với khẩu quyết "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt". khẩu quyết này làm tôi nhớ tới thời kỳ khủng hoảng trước đây, lý do như sau:

- Vì trình gà nên khâu đọc bóng rất kém nên "xoáy tới" và các bóng không xoáy là khó nhận ra, cùng với "mở vợt" giật lên sẽ dẫn tới có nhiều quả giật bay lên trần nhà. - Vì trình gà nên các bóng lỏng lỏng, chuội chuội, chậm chậm, túm lại là các bóng chậm, kể cả bóng xoáy xuống mà nảy cao thì cứ dày bóng, đánh sớm mà phang tới, tất nhiên sẽ có quả hỏng nhưng xác xuất bóng sang bàn cao hơn Vậy nên newbie mà tập theo "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt" thì tôi e tẩu hỏa nhập ma, chắc phải đạt tới một trình độ nào đó mới phù hợp và tôi thích câu "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy" của bạn P500 là như vậy.

Còn bạn thì sao?

Để tôi kể chuyện tập bóng bàn của tôi nhé Khi bước sang tuổi 40 tự nhiên thấy thể lực đuối đuối bắt đầu nghĩ đến tập thể thao. Sau khi chơi thử cầu lông ko được, thế là tôi đến với bóng bàn, rồi nghiện nó, thích cái cảm giác giật quả bóng thành công. Tuy nhiên giật hỏng và kèm theo nó là thất trận cũng rất nhiều. Một trong những quả giật hỏng là bóng bay thẳng lên trần nhà, nhất là sau khi chỗ tôi chơi xuất hiện nhiều gai. Lúc đó tôi chơi được cỡ 1 năm và thời kỳ khủng hoảng bắt đầu. Sau khi giật hỏng nhiều quá phải ngồi suy nghĩ, tìm hiểu trên net, tôi mới biết đến cái thứ bóng lỏng lỏng, chuội chuội, mới biết đến diễn đàn bongbansaigon.com, mới biết đến bạn P500 với kiểu đánh dày bóng và "nhìn bóng, đánh sớm ..."

Khi thấy bạn theorist với khẩu quyết "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt". khẩu quyết này làm tôi nhớ tới thời kỳ khủng hoảng trước đây, lý do như sau:

- Vì trình gà nên khâu đọc bóng rất kém nên "xoáy tới" và các bóng không xoáy là khó nhận ra, cùng với "mở vợt" giật lên sẽ dẫn tới có nhiều quả giật bay lên trần nhà. - Vì trình gà nên các bóng lỏng lỏng, chuội chuội, chậm chậm, túm lại là các bóng chậm, kể cả bóng xoáy xuống mà nảy cao thì cứ dày bóng, đánh sớm mà phang tới, tất nhiên sẽ có quả hỏng nhưng xác xuất bóng sang bàn cao hơn Vậy nên newbie mà tập theo "bóng xoáy chìm úp vợt, xoáy tới mở vợt" thì tôi e tẩu hỏa nhập ma, chắc phải đạt tới một trình độ nào đó mới phù hợp và tôi thích câu "bóng chậm thì đánh tới, bóng nhanh thì đánh lên, góc vợt úp mở tùy theo cảm giác xoáy" của bạn P500 là như vậy.

Còn bạn thì sao?

Ở VN có cái bệnh "xoáy", mới tập chơi đã nghĩ tới chuyện xoáy thế này nọ, nhưng thực tế thì chả tạo ra nhiều xoáy như họ nghĩ, nếu tạo dc nhiều mà ổn định thì chả phải là trình thấp. Cho nên, đa số mà nói, căn bản nhất vẫn là bóng xoáy vừa phải, dễ nhìn và dễ đoán. Bóng plastic 40+ bị bớt xoáy rất nhiều so với thời bóng 38mm, nên nếu cứ giữ quan niệm về xoáy là quan trọng thì học bóng bàn trở nên rất khó khăn.

Vả lại, nếu chơi những cây vợt dành cho beginners thì rất chậm, lại lì xoáy, nên sự khác nhau của xoáy ảnh hưởng lên cú đánh là ko lớn.

Ở VN có cái bệnh "xoáy", mới tập chơi đã nghĩ tới chuyện xoáy thế này nọ, nhưng thực tế thì chả tạo ra nhiều xoáy như họ nghĩ, nếu tạo dc nhiều mà ổn định thì chả phải là trình thấp. Cho nên, đa số mà nói, căn bản nhất vẫn là bóng xoáy vừa phải, dễ nhìn và dễ đoán. Bóng plastic 40+ bị bớt xoáy rất nhiều so với thời bóng 38mm, nên nếu cứ giữ quan niệm về xoáy là quan trọng thì học bóng bàn trở nên rất khó khăn.

Vả lại, nếu chơi những cây vợt dành cho beginners thì rất chậm, lại lì xoáy, nên sự khác nhau của xoáy ảnh hưởng lên cú đánh là ko lớn.

Thật lòng mà nói, đại đa số người chơi BB khi mới tập còn chưa tạo được xoáy xuống đàng hoàng cho phòng thủ nữa. Đa phần là bóng ít xoáy xuống, bóng chậm lơ lửng mà thôi. Chơi BB trước tiên phải có 1 tâm tánh cởi mở chứ không phải khư khư học cái khó nhất mà ai cũng cho là "tuyệt kỷ" để rồi "ông nói gà bà nói vịt" làm rối loạn "cào cào". Thái độ "học hỏi" thì chẳng khác nào như căn bệnh mê "Sar[cốt vợt Sardius]". Chúng ta phải học trải rộng trước khi chuyên sâu. Giục tốc bất đạt là vậy. Tôi cam đoan rằng không phải ai trong tất cả "cao thủ VN" biết thông thạo tạo max xoáy cho tất cả các kiểu xoáy và trong từng pha bóng qua lại. [Nếu làm được vậy thì CNT sẽ chỉ đứng 2 thôi]. Hihihi...

Th cũng thích như bác vậy, cũng như rất thích bác Harry Nguyen lần trước có nói cứ bóng thấp thì ngửa vợt, bóng cao thì úp vợt không cần biết xoáy gì làm Th sướng rơn cả người. Có điều là cả hai thuyết này Th không đủ trình độ để chơi thôi, hiii.

Nói cho cùng thì câu nào cũng đều khẩu quyết chơi bóng bàn chứ không đâu phải định lý toán học đâu nhỉ? Em có chỗ thắc mắc là vì sao chúng ta phải tốn bao "giấy mực" để bình luận, phân tích và chứng minh khẩu quyết của "môn phái" của mình đúng còn của người khác là khó hiểu, là trật? Trong khi khẩu quyết vốn dĩ là cách nói rút gọn. Thông tin chi tiết đã được "nén" trong vài ba câu văn. Người đọc phải tự suy diễn, giải "nén" ra dưa trên hiểu biết và hoàn cảnh của mình. Giả sử đệ tử Thiếu Lâm đọc khẩu quyết của Nga Mi rồi kết luận khẩu quyết đó sai, bởi vì tui oánh theo hỗng được thì liệu có hợp lý không? Khẩu quyết của ông thầy chuyên đánh sớm, vợt chậm mút cứng đưa cho đệ tử của ông thầy chuyên đánh trễ mút mềm thì đọc xong sẽ thấy vô lý bề bề thôi vì làm sao mà tưởng tượng ra hết được những gì không có trong khẩu quyết.

Trừ phi khẩu quyết của mình nghĩ ra còn không thì phải tìm hiểu cái cách suy nghĩ, hoàn cảnh của ông tác giả cái đã. Biết cách "giải nén" rồi hả kết luận đúng sai thì hay hơn. Vội vàng làm chi... trách nhau phủ phàng?

Vấn đề là người ta đã tuyên bố thành định lý chứ chẳng thấy nén chỗ nào cả. Bất chấp vợt gì mút gì và cả xoáy gì, điều kinh dị là chỗ ấy.

Th cũng thích như bác vậy, cũng như rất thích bác Harry Nguyen lần trước có nói cứ bóng thấp thì ngửa vợt, bóng cao thì úp vợt không cần biết xoáy gì làm Th sướng rơn cả người. Có điều là cả hai thuyết này Th không đủ trình độ để chơi thôi, hiii.

Nếu ai đọc kỹ và suy ngẫm thì sẽ hiểu bác à, bóng đang ở cao, ai dại gì mà mở vợt lớn, bóng càng thấp thì phải mở góc vợt ra, chứ không phải "ngửa vợt" như bác nói ạ. 2 ý này hoàn toàn khác nhau. Anh em trên diễn đàn "làm chứng" và suy ngẫm giúp tôi. Tôi không bao giờ nói là khi bóng thấp thì phải ngửa vợt. Tôi chỉ đề cập đến nguyên lý tự nhiên là bóng cang có độ cao thì phải "cang khép góc vợt", bóng càng thấp thì phải "mở rộng góc vợt" chứ tôi không bao giờ nói là "bóng cao phải khép vợt, và bóng thấp thì ngửa vợt ra". 2 câu ý hoàn toàn khác xa, xin người đọc hiểu cặn kẽ chứ không phải đọc và hiểu chỉ "1 ít". Như vậy hoàn toàn là sai lệch vấn đề. Xin anh em đọc kỹ hình vẽ của tôi và hiểu cho đúng nghĩa 100%, không nên diễn đạt sang ý khác hoặc ý tương tự. Xin cảm ơn.

"Khép vợt" hay "mở vợt" có ý nghĩa là cần phải điều chỉnh góc vợt từ từ cho hợp lý, áp dụng cho xoáy lên lẫn xoáy xuống nhưng dĩ nhiên góc vợt cho xoáy lên phải "khép hơn tí" so với xoáy xuống khi bóng trên cao. Khi bóng thấp gần mặt bàn chẳng hạn thì đương nhiên góc vợt cho xoáy lên phải "mở hơn" so với có bóng ở cao có xoáy lên như vừa nêu trên. Khi bóng thấp gần mặt bàn thì đối với bóng mang xoáy xuống thì phải "mở góc vợt" nhiều hơn khi bóng xoáy xuống ở độ cao hơn. Và nói theo 1 cách tương ứng thì nếu trong cùng 1 độ cao, bóng xoáy lên có góc vợt sẽ "khép hơn" so với bóng xoáy xuống có cùng 1 độ cao. Hết.

Vấn đề là người ta đã tuyên bố thành định lý chứ chẳng thấy nén chỗ nào cả. Bất chấp vợt gì mút gì và cả xoáy gì, điều kinh dị là chỗ ấy.

hehe, kinh dị hơn nữa là bi giờ bác Theorist đã biết suy nghĩ tới mút gì vợt gì.

hehe, kinh dị hơn nữa là bi giờ bác Theorist đã biết suy nghĩ tới mút gì vợt gì.

Vấn đề là người ta đã tuyên bố thành định lý chứ chẳng thấy nén chỗ nào cả. Bất chấp vợt gì mút gì và cả xoáy gì, điều kinh dị là chỗ ấy.

E hèm, kính thưa đồng chí P-500. Kính thưa đồng chí Theorist, cùng toàn thể anh em diễn đàn. Theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân là làm sao để không chỉ đọc lý thuyết mà còn phải làm theo được, làm thế nào để bớt lăng tăng chuyện ai đúng ai sai, cho nên... tôi có lỡ dại còm men bên trên. Và để không làm mất thời gian của các đồng chí nữa. Sau đọc xong 2 comments trích dẫn, tôi thấy trình độ troll nhau của hai đồng chí quá cao thủ. Tui bó tay rồi
không còn lời nào nữa. Chào thân ái và quyết thắng. Không có gì quý hơn hột vịt thịt kho.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

E hèm, kính thưa đồng chí P-500. Kính thưa đồng chí Theorist, cùng toàn thể anh em diễn đàn. Theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân là làm sao để không chỉ đọc lý thuyết mà còn phải làm theo được, làm thế nào để bớt lăng tăng chuyện ai đúng ai sai, cho nên... tôi có lỡ dại còm men bên trên. Và để không làm mất thời gian của các đồng chí nữa. Sau đọc xong 2 comments trích dẫn, tôi thấy trình độ troll nhau của hai đồng chí quá cao thủ. Tui bó tay rồi không còn lời nào nữa. Chào thân ái và quyết thắng. Không có gì quý hơn hột vịt thịt kho.

Không phải sự thật nào cũng cần phải nói ra !

E hèm, kính thưa đồng chí P-500. Kính thưa đồng chí Theorist, cùng toàn thể anh em diễn đàn. Theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân là làm sao để không chỉ đọc lý thuyết mà còn phải làm theo được, làm thế nào để bớt lăng tăng chuyện ai đúng ai sai, cho nên... tôi có lỡ dại còm men bên trên. Và để không làm mất thời gian của các đồng chí nữa. Sau đọc xong 2 comments trích dẫn, tôi thấy trình độ troll nhau của hai đồng chí quá cao thủ. Tui bó tay rồi không còn lời nào nữa. Chào thân ái và quyết thắng. Không có gì quý hơn hột vịt thịt kho.

Tuy có troll chút chút, e hèm, nhưng kính thưa đồng chí phó bí thư chi bộ, chúng tôi vẫn cần ý kiến chỉ đạo của đồng chí, giống như kim chỉ nam trong các vấn đề để có thể ....troll tốt hơn, xin hết ạ.

Khẩu quyết là thiên biến, kiến thức là bất biến. Muốn tiến bộ trong BB thì phải theo tinh thần "khoa học" 1 chút. Nghe nhiều "khẩu quyết" có thể bị "tẩu quả nhập ma" hay còn gọi là "tâm thần bất định" và sẽ trở nên "khình khình điên điên" tôi rất sợ. Ai post bài có chỉ dẫn cụ thể, có hình ảnh minh họa, video tham khảo thì tôi rất hoan nghênh và sẽ xem và học hỏi thêm. Nếu có đụng chạm ai thì tôi chân thành nhận lỗi trước.
View attachment 539
View attachment 540
View attachment 541
View attachment 543
Đại loại hình ảnh phải có tiêu chuẩn như vầy thì dù đúng hay sai, tôi vẫn tham khảo. Đây chỉ là hình ảnh minh họa cho ý của tôi vừa nêu trên.

E có cái này bác am hiểu sâu có thể phân tích dùm a e diễn đàn được không ạ :

Page 6

E có cái này bác am hiểu sâu có thể phân tích dùm a e diễn đàn được không ạ :

Chào các bác, em xin phép được tham gia một chút với góc nhìn nhận thiển cận của em a. Như chúng ta ai cũng biết, trong bóng bàn chúng ta chỉ được đánh vào bóng sau khi bóng chạm vào mặt hoặc cạnh bàn của ta. Trước khi bàn về cú giật, em xin chia giai đoạn bóng trên[ bên] phần bàn của chúng ta ra 3 phần, để tiện trình bày 1-Bóng đi lên Giai đoạn đi lên bắt đầu từ khi bóng nảy lên trên phần bàn của chúng ta. Trong giai đoạn này thường sử dụng những kỹ thuật sau: - đẩy ngắn, nếu đối phương đẩy ngắn - phản kích [ Counter ] - chặn cú giật, hoặc chặn cú bắn - đưa bóng chính xác qua bàn đối phương: khoảng phạm vi khủyu tay đối phương hoặc khoảng trống khó với tới 2-Bóng tại điểm cao nhất khi bóng chấm dứt giai đoạn tăng độ cao, cũng là khoảnh khắc bóng đạt tới độ cao nhất.Trong thời điểm này ta thường sử dụng những kỹ thuật như : - Cú Flip trong trường hợp đối phương đẩy ngắn - Cú Flip trong trường hợp đối phương giao bóng ngắn hoặc vừa - Bắn, trong trường hợp đối phương đẩy bóng ngắn hoặc trung nhưng bị cao - Giật, trong trường hợp đối phương đẩy, cắt bóng tầm trung hoặc dài - Giật, trường hợp đối phương chặn bóng, phản kích[ counter] tầm trung hoặc dài 3-Giai đoạn bóng đi xuống giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi thời điểm bóng đạt điểm cao nhất. Trong giai đoạn này chúng ta thường sử dụng những kỹ thuật : - Thủ Balloon, trường hợp đối thủ giật hoặc bắn sang - Giật trả quả giật hoặc giật mềm [ moi] - Cắt xa bàn chống giật, bắn. Nếu một vài cú đánh chưa thành công, có thể điểm đánh bóng chưa đạt. Ta có thể đánh bóng sớm hoặc muộn hơn một chút và rút kinh nghiệm. Em xin dẫn tiếp đến cú giật ạ. Để có một cú giật trở thành vũ khí lợi hại trong thi đấu, thì vị trí và tư thế khi giật bóng của VDV là những yếu tố quan trọng, em xin phép không nhắc lại nữa. Trong thực tế, sự đa dạng cũng rất quan trọng : cú giật có thể mềm mại và chậm, nhanh và mạnh, nhiều xoáy hoặc ít... Để có được sự đa dạng trong cú giật, VDV bóng bàn phải biết họ phải đánh vào bóng thế nào và chạm vào bóng ở đâu? Muốn sử dụng phương án giật nào để cho thích hợp, bước đầu phải rõ trong trường hợp nào thì phương pháp đánh và chạm bóng ra sao. Vậy quả giật thường được thực hiện khi nào? Nếu lập luận của em đúng, thì là sẽ vào thời điểm bóng đạt điểm cao nhất và trong giai đoạn đi xuống [ xin xem lại phần 2 và 3 ở trên ]. Em dựa vào ý tưởng của anh MINH MOC MAC, chia quả bóng ra làm 3 phần. Hài hước một chút, thì tương tự quả Địa Cầu của chúng ta: nghĩa là nó sẽ có Cực Bắc, Cực Nam và Xích Đạo. Nếu điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC BẮC, thì bóng sẽ xoay theo chiều tiến [ như bánh xe đạp quay đưa xe tiến về phía trước ]. Ngược lại ,khi điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC NAM thì bóng sẽ xoay chiều lùi [như bánh xe đạp quay ngược]. Em xin chia quả giật làm 3 loại để dễ phân tích: mềm [moi], nhanh mạnh [ xung], và giật cự ly trung bình tới xa bàn. 1.Quả giật " mềm "- [ hình như trong tiếng Việt là giật moi? ] Đa số, khi giật thường chạm vào bóng gần CỰC BẮC, mục đích tăng xoáy cho bóng. Nhưng khi giật moi với lý thuyết này sẽ dẫn đến việc điểm Tiếp xúc bóng trên vợt bị khuất, tất yếu sẽ bị trượt bóng. Để giật moi an toàn mà vẫn có mức độ xoáy nhất định [ tùy chất liệu vợt và khả năng của từng VDV ] thường sẽ đánh vào bóng trong giai đoạn đi xuống- thường là thấp hơn so với mặt bàn một chút. Điểm chạm bóng thường nằm ở DIỆN TÍCH giữa đường XÍCH ĐẠO và CỰC BẮC [ thiên nhiều hơn về phía Xích Đạo ], khi đánh sẽ kéo bóng theo một góc tương đương 45° hoặc lớn hơn so với mặt phẳng nằm ngang. Bóng sẽ sang bàn đối phương trên một đường cua cao, nhưng sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho đối phương khi chặn bóng va phản kích [ counter] 2.Quả giật nhanh, mạnh [ trong tiếng Việt là giật xung? ] Khác biệt rõ ràng với giật moi ở cả điểm chạm bóng và động tác đánh bóng. Nếu động tác giật moi hướng lên trên và hơi dài tay hơn một chút, thì khi giật xung động tác hướng về phía trước nhiều hơn, nhanh hơn và ngắn hơn. Điểm chạm bóng sẽ là điểm nằm gần CỰC BẮC nhất, để tạo xoáy tối đa cho bóng. Kỹ thuật này có thể trả lời quả cắt, giật hoặc giật moi của đối phương. Thường sử dụng khi bóng ở thời điểm cao nhất và xung quanh điểm cao nhất. 3. Giật cự ly xa và trung bình Quả giật này có thể coi là sự phối hợp giữa hai kỹ thuật kể trên, nhưng sẽ thiên về NHANH và MẠNH hơn. Đòn tay sẽ dài hơn đòn tay giật xung, ly do là khoảng cách giữa vợt và lưới xa hơn. Để thắng được khoảng cách này, đường cua của bóng nên cao hơn một chút, đồng nghĩa việc điểm tiếp xúc bóng tuy nằm cách xa phía trên đường XÍCH ĐẠO nhưng không nên quá sát CỰC BẮC. Em cũng là dân phong trào như các bác, thiết nghĩ thể thao cũng như cuộc sống là trải nghiệm. Em hy vọng phần nào góp được với các bác một phần kinh nghiệm.

Mong các bác sửa giúp cho.

Chào các bác, em xin phép được tham gia một chút với góc nhìn nhận thiển cận của em a. Như chúng ta ai cũng biết, trong bóng bàn chúng ta chỉ được đánh vào bóng sau khi bóng chạm vào mặt hoặc cạnh bàn của ta. Trước khi bàn về cú giật, em xin chia giai đoạn bóng trên[ bên] phần bàn của chúng ta ra 3 phần, để tiện trình bày 1-Bóng đi lên Giai đoạn đi lên bắt đầu từ khi bóng nảy lên trên phần bàn của chúng ta. Trong giai đoạn này thường sử dụng những kỹ thuật sau: - đẩy ngắn, nếu đối phương đẩy ngắn - phản kích [ Counter ] - chặn cú giật, hoặc chặn cú bắn - đưa bóng chính xác qua bàn đối phương: khoảng phạm vi khủyu tay đối phương hoặc khoảng trống khó với tới 2-Bóng tại điểm cao nhất khi bóng chấm dứt giai đoạn tăng độ cao, cũng là khoảnh khắc bóng đạt tới độ cao nhất.Trong thời điểm này ta thường sử dụng những kỹ thuật như : - Cú Flip trong trường hợp đối phương đẩy ngắn - Cú Flip trong trường hợp đối phương giao bóng ngắn hoặc vừa - Bắn, trong trường hợp đối phương đẩy bóng ngắn hoặc trung nhưng bị cao - Giật, trong trường hợp đối phương đẩy, cắt bóng tầm trung hoặc dài - Giật, trường hợp đối phương chặn bóng, phản kích[ counter] tầm trung hoặc dài 3-Giai đoạn bóng đi xuống giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi thời điểm bóng đạt điểm cao nhất. Trong giai đoạn này chúng ta thường sử dụng những kỹ thuật : - Thủ Balloon, trường hợp đối thủ giật hoặc bắn sang - Giật trả quả giật hoặc giật mềm [ moi] - Cắt xa bàn chống giật, bắn. Nếu một vài cú đánh chưa thành công, có thể điểm đánh bóng chưa đạt. Ta có thể đánh bóng sớm hoặc muộn hơn một chút và rút kinh nghiệm. Em xin dẫn tiếp đến cú giật ạ. Để có một cú giật trở thành vũ khí lợi hại trong thi đấu, thì vị trí và tư thế khi giật bóng của VDV là những yếu tố quan trọng, em xin phép không nhắc lại nữa. Trong thực tế, sự đa dạng cũng rất quan trọng : cú giật có thể mềm mại và chậm, nhanh và mạnh, nhiều xoáy hoặc ít... Để có được sự đa dạng trong cú giật, VDV bóng bàn phải biết họ phải đánh vào bóng thế nào và chạm vào bóng ở đâu? Muốn sử dụng phương án giật nào để cho thích hợp, bước đầu phải rõ trong trường hợp nào thì phương pháp đánh và chạm bóng ra sao. Vậy quả giật thường được thực hiện khi nào? Nếu lập luận của em đúng, thì là sẽ vào thời điểm bóng đạt điểm cao nhất và trong giai đoạn đi xuống [ xin xem lại phần 2 và 3 ở trên ]. Em dựa vào ý tưởng của anh MINH MOC MAC, chia quả bóng ra làm 3 phần. Hài hước một chút, thì tương tự quả Địa Cầu của chúng ta: nghĩa là nó sẽ có Cực Bắc, Cực Nam và Xích Đạo. Nếu điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC BẮC, thì bóng sẽ xoay theo chiều tiến [ như bánh xe đạp quay đưa xe tiến về phía trước ]. Ngược lại ,khi điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC NAM thì bóng sẽ xoay chiều lùi [như bánh xe đạp quay ngược]. Em xin chia quả giật làm 3 loại để dễ phân tích: mềm [moi], nhanh mạnh [ xung], và giật cự ly trung bình tới xa bàn. 1.Quả giật " mềm "- [ hình như trong tiếng Việt là giật moi? ] Đa số, khi giật thường chạm vào bóng gần CỰC BẮC, mục đích tăng xoáy cho bóng. Nhưng khi giật moi với lý thuyết này sẽ dẫn đến việc điểm Tiếp xúc bóng trên vợt bị khuất, tất yếu sẽ bị trượt bóng. Để giật moi an toàn mà vẫn có mức độ xoáy nhất định [ tùy chất liệu vợt và khả năng của từng VDV ] thường sẽ đánh vào bóng trong giai đoạn đi xuống- thường là thấp hơn so với mặt bàn một chút. Điểm chạm bóng thường nằm ở DIỆN TÍCH giữa đường XÍCH ĐẠO và CỰC BẮC [ thiên nhiều hơn về phía Xích Đạo ], khi đánh sẽ kéo bóng theo một góc tương đương 45° hoặc lớn hơn so với mặt phẳng nằm ngang. Bóng sẽ sang bàn đối phương trên một đường cua cao, nhưng sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho đối phương khi chặn bóng va phản kích [ counter] 2.Quả giật nhanh, mạnh [ trong tiếng Việt là giật xung? ] Khác biệt rõ ràng với giật moi ở cả điểm chạm bóng và động tác đánh bóng. Nếu động tác giật moi hướng lên trên và hơi dài tay hơn một chút, thì khi giật xung động tác hướng về phía trước nhiều hơn, nhanh hơn và ngắn hơn. Điểm chạm bóng sẽ là điểm nằm gần CỰC BẮC nhất, để tạo xoáy tối đa cho bóng. Kỹ thuật này có thể trả lời quả cắt, giật hoặc giật moi của đối phương. 3. Giật cự ly xa và trung bình Quả giật này có thể coi là sự phối hợp giữa hai kỹ thuật kể trên, nhưng sẽ thiên về NHANH và MẠNH hơn. Đòn tay sẽ dài hơn đòn tay giật xung, ly do là khoảng cách giữa vợt và lưới xa hơn. Để thắng được khoảng cách này, đường cua của bóng nên cao hơn một chút, đồng nghĩa việc điểm tiếp xúc bóng tuy nằm cách xa phía trên đường XÍCH ĐẠO nhưng không nên quá sát CỰC BẮC. Em cũng là dân phong trào như các bác, thiết nghĩ thể thao cũng như cuộc sống là trải nghiệm. Em hy vọng phần nào góp được với các bác một phần kinh nghiệm.

Mong các bác sửa giúp cho.

Cảm ơn bác đã phân tích rất sâu và chi tiết. Tuy nhiên em có 1 điểm bất đồng với bác. Đó là: không nhất thiết phải đánh ở cực bắc để có xoáy tối đa. Nếu e đánh ngay xích đạo mà vợt đi lên thẳng đứng thì bóng cũng rất xoáy. Và nếu đối thủ cắt quá nặng, em đánh luôn gần...cực nam, nhưng vợt đánh ra sau người 1 góc 120 độ, bóng sẽ nãy khá cao lên và rơi xuống, nhưng vẫn là xoáy tới rất nhiều.

Cái quan điểm của bác chỉ đúng khi chúng ta chơi vợt rất rất cứng, và mút mềm ít bám.

Cảm ơn bác đã phân tích rất sâu và chi tiết. Tuy nhiên em có 1 điểm bất đồng với bác. Đó là: không nhất thiết phải đánh ở cực bắc để có xoáy tối đa. Nếu e đánh ngay xích đạo mà vợt đi lên thẳng đứng thì bóng cũng rất xoáy. Và nếu đối thủ cắt quá nặng, em đánh luôn gần...cực nam, nhưng vợt đánh ra sau người 1 góc 120 độ, bóng sẽ nãy khá cao lên và rơi xuống, nhưng vẫn là xoáy tới rất nhiều.

Cái quan điểm của bác chỉ đúng khi chúng ta chơi vợt rất rất cứng, và mút mềm ít bám.

Đúng rồi. Còn zơ gai công FH của tôi nữa đâu

Chào các bác, em xin phép được tham gia một chút với góc nhìn nhận thiển cận của em a. Như chúng ta ai cũng biết, trong bóng bàn chúng ta chỉ được đánh vào bóng sau khi bóng chạm vào mặt hoặc cạnh bàn của ta. Trước khi bàn về cú giật, em xin chia giai đoạn bóng trên[ bên] phần bàn của chúng ta ra 3 phần, để tiện trình bày 1-Bóng đi lên Giai đoạn đi lên bắt đầu từ khi bóng nảy lên trên phần bàn của chúng ta. Trong giai đoạn này thường sử dụng những kỹ thuật sau: - đẩy ngắn, nếu đối phương đẩy ngắn - phản kích [ Counter ] - chặn cú giật, hoặc chặn cú bắn - đưa bóng chính xác qua bàn đối phương: khoảng phạm vi khủyu tay đối phương hoặc khoảng trống khó với tới 2-Bóng tại điểm cao nhất khi bóng chấm dứt giai đoạn tăng độ cao, cũng là khoảnh khắc bóng đạt tới độ cao nhất.Trong thời điểm này ta thường sử dụng những kỹ thuật như : - Cú Flip trong trường hợp đối phương đẩy ngắn - Cú Flip trong trường hợp đối phương giao bóng ngắn hoặc vừa - Bắn, trong trường hợp đối phương đẩy bóng ngắn hoặc trung nhưng bị cao - Giật, trong trường hợp đối phương đẩy, cắt bóng tầm trung hoặc dài - Giật, trường hợp đối phương chặn bóng, phản kích[ counter] tầm trung hoặc dài 3-Giai đoạn bóng đi xuống giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi thời điểm bóng đạt điểm cao nhất. Trong giai đoạn này chúng ta thường sử dụng những kỹ thuật : - Thủ Balloon, trường hợp đối thủ giật hoặc bắn sang - Giật trả quả giật hoặc giật mềm [ moi] - Cắt xa bàn chống giật, bắn. Nếu một vài cú đánh chưa thành công, có thể điểm đánh bóng chưa đạt. Ta có thể đánh bóng sớm hoặc muộn hơn một chút và rút kinh nghiệm. Em xin dẫn tiếp đến cú giật ạ. Để có một cú giật trở thành vũ khí lợi hại trong thi đấu, thì vị trí và tư thế khi giật bóng của VDV là những yếu tố quan trọng, em xin phép không nhắc lại nữa. Trong thực tế, sự đa dạng cũng rất quan trọng : cú giật có thể mềm mại và chậm, nhanh và mạnh, nhiều xoáy hoặc ít... Để có được sự đa dạng trong cú giật, VDV bóng bàn phải biết họ phải đánh vào bóng thế nào và chạm vào bóng ở đâu? Muốn sử dụng phương án giật nào để cho thích hợp, bước đầu phải rõ trong trường hợp nào thì phương pháp đánh và chạm bóng ra sao. Vậy quả giật thường được thực hiện khi nào? Nếu lập luận của em đúng, thì là sẽ vào thời điểm bóng đạt điểm cao nhất và trong giai đoạn đi xuống [ xin xem lại phần 2 và 3 ở trên ]. Em dựa vào ý tưởng của anh MINH MOC MAC, chia quả bóng ra làm 3 phần. Hài hước một chút, thì tương tự quả Địa Cầu của chúng ta: nghĩa là nó sẽ có Cực Bắc, Cực Nam và Xích Đạo. Nếu điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC BẮC, thì bóng sẽ xoay theo chiều tiến [ như bánh xe đạp quay đưa xe tiến về phía trước ]. Ngược lại ,khi điểm chạm bóng nằm trên đường TIẾP TUYẾN gần CỰC NAM thì bóng sẽ xoay chiều lùi [như bánh xe đạp quay ngược]. Em xin chia quả giật làm 3 loại để dễ phân tích: mềm [moi], nhanh mạnh [ xung], và giật cự ly trung bình tới xa bàn. 1.Quả giật " mềm "- [ hình như trong tiếng Việt là giật moi? ] Đa số, khi giật thường chạm vào bóng gần CỰC BẮC, mục đích tăng xoáy cho bóng. Nhưng khi giật moi với lý thuyết này sẽ dẫn đến việc điểm Tiếp xúc bóng trên vợt bị khuất, tất yếu sẽ bị trượt bóng. Để giật moi an toàn mà vẫn có mức độ xoáy nhất định [ tùy chất liệu vợt và khả năng của từng VDV ] thường sẽ đánh vào bóng trong giai đoạn đi xuống- thường là thấp hơn so với mặt bàn một chút. Điểm chạm bóng thường nằm ở DIỆN TÍCH giữa đường XÍCH ĐẠO và CỰC BẮC [ thiên nhiều hơn về phía Xích Đạo ], khi đánh sẽ kéo bóng theo một góc tương đương 45° hoặc lớn hơn so với mặt phẳng nằm ngang. Bóng sẽ sang bàn đối phương trên một đường cua cao, nhưng sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho đối phương khi chặn bóng va phản kích [ counter] 2.Quả giật nhanh, mạnh [ trong tiếng Việt là giật xung? ] Khác biệt rõ ràng với giật moi ở cả điểm chạm bóng và động tác đánh bóng. Nếu động tác giật moi hướng lên trên và hơi dài tay hơn một chút, thì khi giật xung động tác hướng về phía trước nhiều hơn, nhanh hơn và ngắn hơn. Điểm chạm bóng sẽ là điểm nằm gần CỰC BẮC nhất, để tạo xoáy tối đa cho bóng. Kỹ thuật này có thể trả lời quả cắt, giật hoặc giật moi của đối phương. Thường sử dụng khi bóng ở thời điểm cao nhất và xung quanh điểm cao nhất. 3. Giật cự ly xa và trung bình Quả giật này có thể coi là sự phối hợp giữa hai kỹ thuật kể trên, nhưng sẽ thiên về NHANH và MẠNH hơn. Đòn tay sẽ dài hơn đòn tay giật xung, ly do là khoảng cách giữa vợt và lưới xa hơn. Để thắng được khoảng cách này, đường cua của bóng nên cao hơn một chút, đồng nghĩa việc điểm tiếp xúc bóng tuy nằm cách xa phía trên đường XÍCH ĐẠO nhưng không nên quá sát CỰC BẮC. Em cũng là dân phong trào như các bác, thiết nghĩ thể thao cũng như cuộc sống là trải nghiệm. Em hy vọng phần nào góp được với các bác một phần kinh nghiệm.

Mong các bác sửa giúp cho.

Cảm ơn bài viết của bác. Chào mừng bác đến với diễn đàn. Bất luận đúng hay sai, xin bác hãy luôn giữ vững tin thần này nhé. Em ủng hộ bác tiếp tục những suy nghĩ, thử nghiệm và tranh luận. Quay trở lại video ấy, em có hai câu hỏi chờ nghe ý kiến của mọi người:
  • Trong tất cả mọi tình huống vợt chạm bóng, có ai để ý góc vợt trước khi vừa chạm bóng và góc vợt khi đánh là khác nhau hay không? Còn nhớ trong diễn đàn mình, ai đó đã nói rằng cú giật hiện đại bao gồm động tác vừa đánh tới [như bạt] và dở tay lên tạo xoáy. Tận dụng độ lưu bóng của vợt để chỉnh góc đánh, có thể miết tới nhiều ít khác nhau. Phải chăng video này đang minh họa cho điều đó.
  • Video này hẳn là của người TQ dạy đánh bóng bàn. Không biết vợt mút ổng đang cầm là gì. Điều em muốn hỏi là anh em thử tìm miếng mút mềm nảy, gắn lên cốt cứng [có lớp carbon, ALC] rồi giật bóng như ổng xem kết quả anh em thể có thay đổi góc đánh khi vợt chạm bóng hay không.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Có Bốn loại xoáy cơ bản, xin nhắc lại " cơ bản", là xoáy lên , xoáy xuống, xoáy ngang phải_ sang phải người đánh bóng, xoáy ngang sang trái.
Làm thế nào nhận biết các loại xoáy? Một là quan sát sự quay của quả bóng, có thể vẽ một điểm đỏ lớn lên quả bóng rồi quan sát.. Hai là quan sát quỹ đạo bay của quả bóng..phải khá tinh mắt.Ba là cho vợt mình đỡ trực diện quả bóng, không úp vợt không ngửa vợt, sẽ biết...Bốn là quan sát cách đánh bóng của đối thủ: đánh thuận tay FH hay trái tay BH, vợt tiếp xúc bóng ở vị trí nào.

Xem ra bạn cũng là 1 người chơi chịu khó học hỏi và tìm tòi. Thật ra có 8 loại xoáy cơ bản bạn ạ, nếu tính luôn bóng k xoáy thì là 9 loại xoáy cơ bản đó bạn. Tôi đã đề cập trong chủ đề nào đó nhưng k nhớ. Hihi... 8 loại xoáy cơ bản gồm:
  • Không xoáy
  • Xoáy lên
  • Xoáy xuống
  • Xoáy ngang thuận kim [nếu nhìn từ trên xuống]
  • Xoáy ngang nghịch kim [nếu nhìn từ trên xuống]
  • Xoáy nghiêng lên phải [xoáy ngang có xoáy lên]
  • Xoáy nghiêng lên trái [cũng là một kiểu xoáy ngang có xoáy lên]
  • Xoáy nghiêng xuống phải [xoáy ngang có xoáy xuống]
  • Xoáy nghiêng xuống trái [xoáy ngang có xoáy xuống theo kiểu khác kiểu trên]
Nếu bạn có thể vẽ hình ảnh được thì up lên tham khảo, chủ đề về xoáy đã được bàn thảo nhiều lắm rồi, bạn có cao kiến gì thì viết ra để các anh em và tôi được tham khảo thêm.

Xin cảm ơn bạn trước.

Mời các bạn tham khảo - Tài liệu của Trung Quốc.

Xin cảm ơn Harry Nguyen, tôi sẽ nghiên cứu kỹ các bài của anh để học hỏi. Thực ra tôi đang sắp xếp lại các nhận thức của mình về bóng xoáy , sau khi đọc bài viết của các Bạn trong diễn đàn này, chứ không có cao kiến gì đâu. Nay xin nói tiếp và cũng là xin hỏi tiếp.

Ví dụ , trường hợp cực dễ hiểu là bóng xoáy lên. Lúc này trái bóng tự quay quanh trục của nó như thế nào? Lúc này ngoài các lực hút của TĐ, lực cản của không khí, trái bóng còn chịu tác đông thêm của lực Magnuss ; lực này tác dụng lên trái bóng thế nào _phương chiều tác dụng? Kết quả quỹ đạo bay và tốc độ bay của bóng đã thay đổi ra sao , bóng tiếp xúc mặt bàn thế nào? Sự thay đổi quỹ đạo và tốc độ của bóng là khó khăn thứ nhất cho đối thủ đánh trả bóng. Rồi nữa , khi bóng chạm vợt đối thủ, nó sẽ bật ra một cách khác thường như thế nào? Đó là khó khăn thứ hai cho đối thủ đáp trả..

Khi nói về xoáy thì chúng ta phải hiểu rằng đó chỉ là 1 phần trong kiến thức về "bóng" trong môn thể thao BB. Còn nhiều thứ bên cạnh khác mà ta có thể tham khảo xung quanh "bóng" nhá: tốc độ, điểm rơi, đường bay của bóng... và dĩ nhiên k thoát khỏi yếu tố trọng lực của Trái Đất, magnuss effect, ma sát. Sau đó còn bao gồm vợt, hướng vợt di chuyển, điểm tiếp xúc trên bóng, góc vợt tiếp xúc vào bóng và cũng có thể tham khảo thêm điểm tiếp xúc trên vợt [đại loại như bác theorist thường hay đề cập góc vợt 4h, 8h, 2h....], tiếp sau đó ta có thể suy gẫm đến cánh tay, tốc độ vung ta, khoảng cách bắt đầu vung tay đánh bóng... 1 chiêu thức nhưng mang rất nhiều chieu thức có thể hiểu là vậy. Trở lại vd "xoáy lên" của bạn, bạn thay vì nghiên cứu "quá chu đáo" về bóng 1 cách "rất là khoa học" thì bạn nên học hiểu làm sao để trả bóng xoáy lên 1 cách triệt để, cụ thể là bạn có thể trả được bao nhiêu cách với xoáy lên như vậy. Khi chỉ nói đến xoáy lên thì có biết bao nhiêu là "đường bóng" xung quanh vấn đề xoáy lên này. Nếu bạn am hiểu được thì tự khắc bạn sẽ mần mò tìm ra được "nguyên lý" cho những kiểu xoáy khác còn lại...

Chúc bạn thành công.

Để cho được thống nhất thì ta lấy chiều từ người đánh ra xoáy, chứ k phải từ bên người quan sát xoáy. Nếu làm khác đi thì rất dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt. Khi bên nào đánh bóng thì chúng ta bàn luận kiểu xoáy đánh ra. Đó là điều cơ bản có thể thống nhất chung.

Hary Nguyen cho tôi hỏi tý?. LXDONG nói[ ktbb,bbsg,nd NYBB] ",,,Khi đánh bóng cần TẬP TRUNG vào MỘT điểm ".Điểm đó ở trên bóng?trên vợt?hay trên bàn?.Tôi chưa hiểu.

Tôi k được rõ bạn ạ. Nếu theo kinh nghiệm của tôi thì tôi có thể sắp xếp thứ tự quan trọng như sau: Điểm đánh trên bóng [điểm tiếp xúc của bóng], kế đến là điểm trên bàn [điểm rơi] sau cùng nếu ta còn thời gian thì chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu đến điểm trên vợt [điểm tiếp xúc trên mặt vợt].

Cũng có thể là ta có thể chỉ "tập trung" 1 vấn đề trong 3 điểm nêu trên. Giống như nguyên lý là nếu chúng ta để 2 vật trước mặt, ta cũng chỉ có thể tập trung quan sát cặn kẽ 1 vật mà thôi, muốn quan sát kỹ 1 vật khác thì ta phải "từ bỏ" sự tập trung đang có trên 1 vật hiện tại.

B

Ok tôi ngờ là khi vào đấu,nhất là zơ hai người đều Ôm bàn -nhịp loạt đánh bóng qua lại nhanh quá nên chỉ tập trung cho bóng vào bàn thôi?không có thời gian mà nghĩ ta phải có cử động,chân ,hông vai,tay,,,vợt vv như thế nào. Tôi thì hơi chú ý đánh vào điểm nào trên bóng [tức khắc tay sẽ tự điều chỉnh được góc độ mặt vợt tương thích ], nhưng vẫn chậm và cúm tay ,,,có lẽ tập luyện ntn sẽ đấu như vậy ?,,,.

Bạn nói đúng rồi, thì như tôi đã nêu trên, điểm tiếp xúc trên bóng là quan trọng nhất. Bạn phải hiểu thêm 1 điều nữa là "trong không gian 3D [3 chiều] chỉ có 1 góc vợt tương ứng với 1 điểm tiếp xúc trên mặt bóng". Vì thế như bạn nói "chậm hay cúm tay" thì sẽ dẫn đến bị "rung tay. Ta rất có thể đánh "chệch" vị trí tiếp xúc trên bóng thì bóng sẽ đương nhiên có 1 đường bay khác với ban đầu ta dự định tiếp xúc vào bóng và đánh ra. Trên quả bóng có nhiều điểm tiếp xúc vậy chúng ta có thể đặt thêm 1 câu hỏi nữa là chúng ta có thể tập luyện và tiếp xúc như thế nào cho "chuẩn hay cơ bản" để thuần thục góc vợt, và đường di chuyển của vợt? Tự các bạn suy gẫm thêm đi nhé.

Vậy là đã thống nhất với nhau nhiều khái niệm cơ bản rùi. Bây giờ cho tui nói cái nhận thức của tui nha. Xét trường hợp TH7: Xoáy nghiêng bên trái [NYBB] cũng là “Xoáy ngang thuận kim [nếu nhìn từ trên xuống] , Harry Nguyen” Lực Magnusscó phương nằm ngang song song với lưới, chiều từ trái sang phải [của người đánh bóng, nhắc lại]. Tui nói có trúng kg, vì đây là cái cốt lõi, sai là sai hết?

Lực Magnuss làm bóng bay lệch xéo SANG PHẢI bàn bóng[quỹ đạo].

Đối phương giữ mặt vợt song song với mép bàn không úp vợt không ngửa vợt thì bóng chạm vợt sẽ bắn mạnh sang phía SANGTRÁI.

Tôi xin mạn phép hỏi lại bạn là bạn trình bày như thế này với mục đích là gì? Tôi chưa hiểu bạn muốn nói gì sau cùng? Bạn chỉ nêu "quá trình" hay đường bay của bóng thôi, điều đó chưa đầy đủ ý nghĩa. Xin bạn giải thích thêm.

Bạn chưa nói cụ thể là điểm chạm vào bóng ở đâu trên bóng, chính giữa, nửa trái, hay nửa phải. Trong những trường hợp có thể xảy ra, bạn có thể đánh bóng với những điểm tiếp xúc khác nhau chạy dọc theo đường xích đạo tưởng tượng, k nhất thiết phải cho vợt tiếp xúc nay tận cùng bên trái như bạn suy nghĩ đâu. Tôi có thể tiếp xúc bóng với nhiều điểm khác nhau trên đường xích đạo ấy, và đương nhiên, góc vợt trong tay của tôi phải biết linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp và đúng thời điểm chạm bóng nữa bạn ạ.

Mời các bạn tham khảo! [Xem tiếp ở bài sau]

[Còn tiếp]

Mời các bạn tham khảo! [Tiếp theo bài trên]

[Hết]

Cháu dịch phần mô tả của người ta bên dưới video để các chú tham khảo.

Tập luyện với HLV Wang về cách hoán chuyển Forehand và Backhand. HLT Wang chỉ ra 2 vấn đề mà tôi gặp phải: [1] vị trí cùi chỏ quá cao; [2] không xoay hông [không chuyển trọng tâm giữa hai chân] khi đánh Forehand.

HLV Yi dạy tôi đánh trả cú giật chậm nhiều xoáy [nhưng bóng xoáy lên đi cầu vòng cao]. Video được quay vào tháng 1, 2013. Trong video, tôi đánh hỏng khá nhiều bởi tôi bạt vào bóng quá nhiều thay vì giật nó. Điểm tiếp xúc chính là mấu chốt để đánh trả lại đường bóng nhiều xoáy, đi chậm nhưng vòng lên cao này. Tiếp xúc bóng lệch tâm [ví dụ bên hông]. Bạn không cần phải đánh sớm; HLV Yi khuyên tôi nên chạm bóng tại đỉnh của quỹ đạo [khi nó nảy lên cao nhất]. Điều này trái ngược với cú chặn đẩy, cú đánh đòi hỏi chúng ta phải chạm bóng sớm, khi nó đang đi lên [trước khi đến đỉnh cao nhất].

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Tài liệu này thuộc loại tài liệu "khủng" nhưng vẫn còn thiếu. Có những kiểu xoáy trong thực tế cú đánh khó ra được kiểu xoáy và thỉnh thoảng chỉ đúng khi giao bóng hay trong 1 cú đánh cụ thể nào đó.

Không gian 3 chiều có 3 trục, quanh mỗi trục có 2 chiều xoáy ngược nhau => có 6 kiểu xoáy cơ bản.
Kết hợp của 6 kiểu đó tạo thành tỷ tỷ tỷ ... kiểu xoáy.

...tiếp theo...

@Lăng Trần

Đây chính là v/đ tôi muốn trao đổi. Đối với những người chơi nghiệp dư, do tố chất cơ thể , do điều kiện tập luyện, do thời gian dành cho BB v..v... nên trình độ kỹ thuật không thể nào “siêu” được. Và để tiếp tục cuộc chơi mà không nản, thì chấp nhận một sự không hoàn hảo nào đó về kỹ thuật mà chuyển sang chiến thuật. Hay nói như Kim Dung , không đấu nội lực mà đấu chiêu số. Nói to tát thế, thực ra là “đánh dở đánh xấu xí nhưng bóng rơi vào bàn đối phương là được rùi” , chín trận thua cũng có một trận thắng. Theo quan điểm đó, rõ ràng tồn tại “ cú đánh này khắc chế cú đánh kia” “ kiểu xoáy này kỵ rơ kiểu xoáy nọ”. V/đ là huấn luyện viên có chịu dạy cho ta không, hay tự mầy mò tìm lấy.

Người ta phân tích động tác kỹ thuật hai video ấy thế nào , đúng sai ra sao , thực tế tôi không hiểu hết. Nhưng với nhãn quan " kiểu xoáy này kiểu xoáy kia" của tui thì rõ ràng hai thầy đánh bóng mồi cho ông ta với hai kiểu xoáy [tuy xoáy nhẹ thui] và ông ta đánh trả cùng một kiểu , kết cục khác nhau rất nhiều.

Chào bác @hong ngoc, lâu quá không thấy bác tiếp tục trao đổi chủ đề khá thú vị này với mọi người! Hôm nay vào đây mới thấy bác tag tên của em vào trong topic này từ mấy tháng trước mà em không biết. Thành thật xin lỗi bác. Lý do là vì bác để dấu "@" có khoảng cách với nick name cho nên diễn đàn không tự động thông báo cho em ạ. Và em nghĩ đáng lý bác phải tag các anh các chú có thâm niên bóng bàn còn em chỉ là người mới tập chơi thôi.

Người ta phân tích động tác kỹ thuật hai video ấy thế nào , đúng sai ra sao , thực tế tôi không hiểu hết. Nhưng với nhãn quan " kiểu xoáy này kiểu xoáy kia" của tui thì rõ ràng hai thầy đánh bóng mồi cho ông ta với hai kiểu xoáy [tuy xoáy nhẹ thui] và ông ta đánh trả cùng một kiểu , kết cục khác nhau rất nhiều

Em thấy nhận xét của bác hợp lý. Bữa trước em ngồi dịch lại phần subtitle trên đó là để cho mọi người hiểu hơn về 2 video bác chia sẻ. Video dịch xong đã lâu mà chưa thấy bác giải thích cho anh em nghe vì sao có "kết cục khác nhau rất nhiều". Hy vọng không phải là vì bác tag mà em không trả lời cho nên bác không nói nữa. Em nói rồi đó, em hỏng có hay bác có tag em. Hên cho em là hôm nay vô tình phát hiện được. Tâm sự ngoài lề 1 chút. Trong diễn đàn mình, topic này em nghĩ thuộc loại kén người xem nhất bởi tính học thuật của nó. Chắc bác cũng đồng ý rằng hông phải ai cũng thích làm công việc nghiên cứu. Vốn dĩ công việc này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và tỉ mĩ. Chưa kể là không dễ gì đạt được sự đồng thuận của mọi người ngay lập tức.

Em nghe mọi người nói những câu như thế này: "Thằng đó đánh có hay ho gì đâu mà bày đặt nói lý thuyết. Diễn đàn đó toàn mấy thằng đánh dỡ, hơi sức nào nghe nó. Mày định làm tiến sĩ bóng bàn hả? Mày có thấy ai chuyên nghiệp mà lên diễn đàn trao đổi không?". Giả sử một người thích nghiên cứu bóng bàn khi nghe câu này chắc chắn sẽ cảm thấy ít nhiều bị tổn thương. Tạm gác lỗi ngụy biện và lòng tự ái cá nhân qua một bên, nhìn lại vấn đề trong mấy câu nói đó em thấy thế này.


  • Hiểu biết về trò chơi càng nhiều chừng nào bạn càng có lợi thế chừng đó. Muốn như thế thì không thể thiếu vai trò của người làm nghiên cứu. Người ta nói bóng bàn là môn quen tay. Điều này, cũng có phần đúng. Nhưng hiểu nguyên lý và tập luyện quen tay là 2 mặt của cùng 1 đồng xu. Em trình thấp không dám lấy ví dụ trong thi đấu mà chỉ nói 1 ý nhỏ trong việc tập luyện. Giả sử bạn không cần biết nguyên lý gì cả ngoài động tác của sư phụ dạy, cứ miệt mài làm tới làm lui, đến lúc nào đó tự nhiên sẽ làm được ... giống sư phụ. Đặc biệt là mấy đứa con nít rất giỏi khoản này. Trực giác của những đứa bé luôn nhạy hơn người lớn, cho nên cơ thể nó tự biết thích nghi và điều chỉnh với động tác "chuẩn". Rõ ràng dạy nó theo cách thuộc lòng này rất phù hợp. Nhưng ngược lại, bạn áp dụng phương pháp đó cho 1 bác U60 sẽ thấy ngay tình trạng học chán nãn bỏ học. Nếu chỉ nhìn hiện tượng đứa bé học đưa và đánh giá bác U60 kia là kém sẽ là một sai lầm. Người lớn có khả năng tư duy vượt trội hơn đứa bé bù lại phản xạ và trực giác kém hơn thì bắt buộc cách tiếp cận trong đào tạo phải khác nhau. Nếu một vị huấn luyện viên nào đó chỉ dựa vào kinh nghiệm chơi bóng và thiếu sự đào sâu nghiên cứu phương pháp giảng dạy cho người nhỏ tuổi và lớn tuổi rất có thể sẽ bỏ phí một tài năng lão niên cũng như mất 1 cơ hội ...tăng thu nhập. Và không phải vị HLV nào cũng có điều kiện để ngồi nghiên cứu đầy đủ các phương pháp sư phạm. Thật tuyệt vời nếu như có ai đó nghiên cứu sẵn và đưa kết quả cho họ.
  • Nghiên cứu phải có phạm vi, mục tiêu rõ ràng và đưa ra hướng dẫn hành động cụ thể. Nói đi cũng phải nói lại, một trong những e ngại khi lên diễn đàn trao đổi là vì người ta sợ tẩu hỏa nhập ma bởi những lý thuyết trừu tượng, những tranh luận liên tu bất tận và rốt cuộc chẳng đưa ra một hướng dẫn hành động cụ thể nào. Người ta có quyền nghi ngờ khả năng của những người nghiên cứu mà chưa thể hiện khả năng chơi bóng thực tế. Rõ ràng cũng có nhiều người chỉ thích phát biểu võ đoán dựa trên hiểu biết hết sức chủ quan. Thiếu niềm tin dẫn đến phát biểu sai âu cũng là điều dễ thông cảm mặc dù phát biểu đó vướng lỗi ngụy biện nghiêm trọng. Đâu có gì đảm bảo ông Đường Kiến Quân phải thắng được những người xem video của ông ta. Đâu có gì đảm bảo một người trình độ thấp không có những phát biểu hữu ích. Nên chăng những người đang làm công tác nghiên cứu nên nhìn nhận vấn đề đó một cách tích cực? Quá trình chứng minh kết quả nghiên cứu là của người đưa ra phát biểu và quá trình ấy thật sự khó khăn. Chưa kể, công việc nghiên cứu đòi hỏi người làm việc đó có khả năng bên cạnh sở thích cá nhân. Nên chăng cần đưa ra phạm vi, mục tiêu rõ ràng cho những nghiên cứu của mình. Điều đó giúp cho việc hiểu và tranh luận về những luận điểm được diễn ra thuận lợi hơn. Và đừng quên đại đa số người xem chỉ cần kết quả của nghiên cứu có tác dụng hay không chứ ít khi cần biết chi tiết đằng sau. Nếu trình bày được những điều phức tạp trở thành giản dị thì tốt biết bao.
Tóm lại, là một người chơi phong trào, em rất mong topic này tiếp tục nhận được những chia sẻ hữu ích của mọi người gần xa. Em mong sao người làm nghiên cứu hãy đưa nghiên cứu đến gần hơn đời sống của đọc giả. Ngược lại, em mong những đọc giả hãy kiên nhẫn hơn và nhẹ nhàng hơn với những lời phê bình của mình.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Cảm ơn bác leqd đã dày công sưu tầm và nghiên cứu,nhiều tài liệu nghiên cứu bác chia sẻ thì theo tôi thấy là của "giáo sư" hay "tiến sỹ" nghiên cứu khoa học. Theo ý kiến cá nhân tôi thì làm sao chúng ta có thể chuyển đổi thành kỹ thuật BB mới là điều cần thiết nhất. Không nên đi "quá chuyên sâu" thì sẽ không "thực tế" và "thuyết phục", rất dễ nhàm chán và phát sinh ý thức hệ "bài xích". Tôi dám chắc là trên 70% anh em trong diễn đàn cũng sẽ không hiểu và có thể ứng dụng khả thi cho "công trình" của bác. Tôi thành thật xin lỗi nếu như đụng chạm.

Bản thân tôi cũng suy nghĩ phải viết và nghiên cứu BB theo kiểu "đại học" hay "giáo sư" nhưng tôi đã không làm vậy vì hoàn toàn không mang tính thực tế cũng như tính hiệu quả cao nếu đào sâu nghiên cứu quá "công thức" và "triết lý" trên giảng đường nhiều quá. [Bản thân tôi cũng biết sơ sơ về Vật Lý và Toán Học-trình độ học cũng được 2 năm đại cương Vật Lý và Toán Học]. Điều quan trọng là phải giải thích đơn giản và sinh động thì anh em mới nắm rõ được nguyên lý học của BB.Hihihi...

Cảm ơn ghóp ý của bác @Harry Nguyen , lâu lắm rồi mình mới quay lại với "công trình" dang dở này. Bản thân mình cũng cố gắng làm được điều làm sao cho nó "đơn giản và sinh động", mình sẽ cố gắng hơn. LEQD

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Bài nghiên cứu dưới đây được chia sẻ bởi bạn @LikeTT và nằm trong danh sách các file tham khảo của chú @leqd. Mình giúp bạn chèn file PDF vào diễn đàn cho dễ nhìn.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Page 7

M cũng đã thử iframe theo html nhưng k được nên lại xóa.
Như thê chỉ là LINK thôi

Mình hiểu bác đoạn mã đúng phải viết thế này: [media = googledocument][/media] [không được có khoảng trống chỗ giữa dấu bằng và các ký tự còn lại] Bạn không thể nhúng iframe trực tiếp mà bắt buộc phải dùng BBCode do diễn đàn tạo sẵn. Điều để đảm bảo an toàn cho diễn đàn, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng chèn mã độc.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Cảm ơn ghóp ý của bác @Harry Nguyen , lâu lắm rồi mình mới quay lại với "công trình" dang dở này. Bản thân mình cũng cố gắng làm được điều làm sao cho nó "đơn giản và sinh động", mình sẽ cố gắng hơn. LEQD

M like ý của B @Harry Nguyen.
M cũng góp ý B @leqd nên có thêm bài viết "định tính" về VĐ này thì người xem dễ hiểu hơn.

Mình hiểu bác đoạn mã đúng phải viết thế này: [media = googledocument][/media] [không được có khoảng trống chỗ giữa dấu bằng và các ký tự còn lại] Bạn không thể nhúng iframe trực tiếp mà bắt buộc phải dùng BBCode do diễn đàn tạo sẵn. Điều để đảm bảo an toàn cho diễn đàn, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng chèn mã độc.

B chèn file PDF của B chủ vào đây luôn để B chủ khỏi phải viết 1 bài dài mà quá ư là khó đọc.

B chèn file PDF của B chủ vào đây luôn để B chủ khỏi phải viết 1 bài dài mà quá ư là khó đọc.

Cảm ơn gợi ý của bạn. Vấn đề đó là bản quyền của chú @leqd. Chú ấy toàn quyền chia sẽ theo cách nào chú ấy cảm thấy có lợi nhất cho đọc giả. Mình luôn sẵn sàng hỗ trợ và luôn tôn trọng quyết định của chú.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Cảm ơn gợi ý của bạn. Vấn đề đó là bản quyền của chú @leqd. Chú ấy toàn quyền chia sẽ theo cách nào chú ấy cảm thấy có lợi nhất cho đọc giả. Mình luôn sẵn sàng hỗ trợ và luôn tôn trọng quyết định của chú.

B nên góp ý với B chủ để topic gọn đẹp hơn. Các công thức phức tạp k hiển thị đúng cũng giống như RÁC không được phép dọn B "tạp vụ" ợ .

File PDF do B đó làm ra thì là bản quyền của B đó còn gì.

Bài nghiên cứu dưới đây được chia sẻ bởi bạn @LikeTT. Mình giúp bạn chèn file PDF vào diễn đàn cho dễ nhìn.

B nên giúp B @leqd chèn trực tiếp file của B đó và để chiều rộng tối đa thì mới đọc được. Chèn trong khung nhỏ khó đọc thì cũng như cái link thôi có tác dụng gì đâu.

Để mình thử post lại file trong bài đầu tiên của chú @leqd lên mọi người xem nhé.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

B nên giúp B @leqd chèn trực tiếp file của B đó và để chiều rộng tối đa thì mới đọc được. Chèn trong khung nhỏ khó đọc thì có tác dụng gì đâu.

Bạn muốn xem toàn màn hình thì tìm cái icon mũi tên chỉ lên ở góc trên bên phải cái khung. Bấm vào đó để mở ra 1 trang khác nhé

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Ôi đọc hoa cả mắt, mình không có năng khiếu vật lý

Minh họa hiệu ứng Magnus:

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Thứ Năm, 29 Tháng Sáu 2017 Gởi Anh

@Lăng Trần ,

Nếu Anh đọc kỹ càng một chút , cộng thêm con mắt tinh đời của Bác @LikeTT thì chắc chắn nhận ra tôi là dân nghiệp dư, đã từng chơi bóng trên bàn chứ không chỉ chơi bóng trên mạng. Tôi chưa từng được hướng dẫn của HLV – vì không phải dân năng khiếu, chưa được chỉ bảo của các Thày – vì không có tiền thuê Thày. Những điều tôi trình bày cũng cực kỳ đơn sơ và cụ thể. Nếu gọi là đó là lý thuyết bóng bàn thì e rằng sẽ làm buồn lòng cho hai từ lý thuyết đó.

Tâm sự với Anh, bên “bongban.org” tôi may mắn gặp Bạn “ @Viet72 “ . Khi nào tôi muốn bỏ cuộc thì lại bị Bạn đó châm chích , khích bác... đến nỗi bị Bác @LikeTT tố là kẻ tung người hứng. Cũng may có sự tung hứng đó mà tôi ở bên ấy khá lâu, nổ được khá nhiều lựu đạn.

Trước tiên, cháu xin nói rõ hiện tại sân chơi này hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp của mọi người, chứ phải dành riêng cho dân chuyên nghiệp. Hầu hết thành viên hiện giờ là người chơi bóng phong trào, tất nhiên ngoại trừ một vài ngoại lệ. Ví dụ: HLV của tuyển trẻ Việt Nam, HLV của tuyển trẻ Nam Úc và một số anh em đang làm công tác giảng dạy bóng bàn ... Cháu chưa từng thấy có điều gì phân biệt chuyên nghiệp với nghiệp dư ở đây. Mọi người đều có thể tự do chia sẻ góc nhìn của mình trên tinh thần cởi mở, hòa đồng trên con đường đi tìm chân lý. Cháu rất thích câu nói này của chú @NYBB "Dù sao đi nữa, chú cháu mình đều là người đi học bóng bàn cả thôi mà!" Thứ nhì, trong lúc trao đổi bất đồng là chuyện bình thường và diễn đàn mình luôn khuyến khích mọi người thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tình huốn. Vì không gian này chúng ta buộc phải trao đổi với nhau qua từng con chữ, nên gặp trở ngại rất lớn về việc thể hiện sắc thái tình cảm trong từng câu nói. Tiếng Việt vốn phong phú chỉ cần hiểu sai một li là đi một dặm. Vì vậy, diễn đàn ít khi đồng ý với những câu nói nhạy cảm, có thể gây tổn thương cho người đọc. Cháu hy vọng chú đang tìm kiếm những người đồng điệu cùng nhau thưởng thức niềm đam mê, chứ không chờ đợi những lời châm chích, khích bác đúng không ạ?

Cuối cùng, cháu xin chia sẻ mong mỏi lớn nhất của BQT diễn đàn là mọi thành viên sẽ có được những giờ phút thư giãn thật sự khi vào diễn đàn mình, được cùng nhau giúp đỡ và chia sẻ hiểu biết cùng cảm xúc với những anh chị em có cùng tình yêu môn bóng nhựa. Cháu là một người mới bập bõm tập chơi, vinh dự nhận được nhiệm vụ từ anh @BBSG lo xóa spam dùm cho anh em. Nếu cháu có lời nào mạo phạm, xin chú và mọi người rộng lòng bỏ qua cho.

P/s: Đây là topic bàn về chủ đề vật lý trong bóng bàn, cháu hy vọng chú @leqd sẽ bỏ qua cho những trao đổi ngoài lề hơi nhiều của cháu.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Thứ Sáu, 30 Tháng Sáu 2017 Gởi Anh @LăngTrần, Tôi kề cà dề dà mong được nghe cái PS của Anh. Nguyên tắc của một cuộc chuyện trò là có kẻ nói, có người nghe. Nếu không rõ tôi và Anh nói chuyện chi mà phăm phăm tung ý kiến thì dễ thành vụ cãi lộn lắm. Bây giờ xin cụ thể. Nếu quả bóng bay thẳng tới Bạn và quay [xoáy như hình vẽ]

View attachment 1533

thì cách chống xoáy 1 là đánh ngược chiều xoáy của trái bóng [hay sử dụng nhất và cũng hiệu quả], cách chống xoáy 3 là đánh cùng chiều quay của bóng...

Nghĩa là “ hướng lực tác dụng của vợt vào bóng phải song song với vòng tròn xoáy” và mọi hướng khác của lực đều bị ăn xóay hoặc ít hoặc nhiều.

[trừ phi .... ta không xét các giảipháp đặc biệt... làm xao nhãng v/đ chính] Trong video của HLV Wang , bóng của Chị gần như không xoáy và không xung.. bác trung niên được toàn quyền chủ động , bác chỉ cần đánh tương đối đúng động tác là bóng tốt rồi.

Trong video của HLV Yi [và theo lời dịch cùa Anh Lăng Trần], bóng của Chị có xóay lên, thì bác bạt là 4 ăn 6 thua rồi, vì bác bị ăn xoáy như tôi nói ở trên. Nhưng tôi quan sát có lúc bác giật nhưng bóng cũng không mấy tốt. Tôi nghĩ, có lẽ bóng của HLV Yi bay sang bác ta, giống như hình vẽ trên của tôi. Tôi đề nghi bác ấy , không theo giáo án nữa , cứ BH mà quất lên xem sao... hả...

Theo cháu hiểu, lời khuyên của bác thực tế không phải cho ông người Tàu kia mà chỉ mượn tình huống để gợi ý cho người mới tập chơi chúng cháu. Ý của bác là "dùng động tác đánh BH" khi gặp bóng đến có chiều xoáy như hình vẽ, bóng sẽ dễ vào bàn hơn.

Lý do có phải là vì bác dự đoán, động tác đánh BH, vợt sẽ chuyển động từ phải sang trái, từ dưới lên trên. Đây chính là cách chống xoáy #1 - đánh ngược chiều xoáy của trái bóng mà bác đã nêu đúng không ạ? Cháu nghĩ điều dễ dàng chứng minh trong thực tế và sẽ nhận được nhiều sự đồng tình từ những bạn mới tập [phát lực yếu, thời điểm vào bóng thường trễ]. Bà con phong trào ở chỗ cháu hay gọi nôm na cách này là đánh trả xoáy. Thật ra nếu dùng FH trong tình huống này vẫn có thể đánh trả xoáy được nhưng cháu nghĩ nói nữa sẽ phức tạp thêm.

Với bóng đến cùng chiều xoáy trên hình vẽ, nếu chọn đánh theo cách chống xoáy #3 - đánh cùng chiều xoáy của trái bóng, thì có phải cháu nên đợi bóng đang đi xuống, xỉa từ phải qua trái từ trên xuống dưới vào nửa dưới, bên trái quả bóng có đúng không?

Cách chống xoáy #2 - [theo cháu đoán] đánh vào chỗ ít xoáy. Cụ thể là phải đánh sớm khi bóng đang đi lên, đánh thẳng vào ngay nửa trên quả bóng, tại vị trí trục xoáy [đầu địa cực] với 1 lực tương đối mạnh. Cách đánh này tuy khó 2 cách trên 1 chút mà vẫn cho phép bác lớn tuổi trong video làm theo giáo án.

Em võ đoán như vậy, mời anh em cao thủ góp ý thêm ạ.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Thứ Bảy, 01 Tháng Bảy 2017 Gởi Anh @Lăng Trần , Cho tôi tóm tắt những trao đổi của chúng ta , để chuyển sang một khía cạnh khác thiết thực hơn của đề tài này. Xin tóm tắt: Chúng ta bàn cách chống trả “ Bóng xoáy lên ngược kim” hay “ Bóng xoáy lên sang trái” [theo quan điểm người đánh] hay “ Bóng xoáy lên sang phải” [theo quan điểm người đỡ]. / Không bàn đến tạo xoáy hay đọc xoáy/

Người đánh trái bóng sẽ thấy trái bóng quay xoáy như hình vẽ và bay sang bàn đối phương [mặt sau trang giấy]


View attachment 1542 View attachment 1542
Người đỡ trái bóng[......] sẽ thấy bóng quay xoáy như thế này và bay thẳng về phía mình [bay ra phía trước trang giấy]

View attachment 1543

Theo quan điểm của người đỡ bóng , Anh đã nêu 3 giải pháp cơ bản chống trả trái bóng xoáy này.

Xin một ý kiến nữa về cách chống xoáy 2. Nhìn hình thì theo tôi cách chống xoáy 2 có thể thong thả hơn, khoảng trống ít ăn xoáy thênh thang hơn , là đánh vào vùng dưới bên phải trái bóng. Ông Waldner đánh như thế. Ông này vốn theo học Thái cực quyền, theo đạo lý lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy chậm đánh nhanh mà.

Tôi có một video cắt , dán , nhằm minh họa câu chuyện này. Xin mời..

Em hoàn toàn đồng ý kiến của bác @hong ngoc . Mình xem Waldner làm được dễ dàng, cụ thế như thế chắc không thể nào nói không đồng ý được phải không các anh? Cảm ơn bác đã dành thời gian chia sẻ câu chuyện tuyệt vời này. Bác còn chuyện nào nữa kể tiếp nữa đi nhé. Cảm thấy muốn thì bác có thể lập 1 topic riêng để thoải mái trao đổi.

Câu chuyện của bác làm em nhớ lại cách đây vài năm khi em mới bước chân vào diễn đàn mình, em cũng từng được anh em kể những câu chuyện tương tự như vậy. Và thế là từ đó em chơi bóng bàn vui hơn, thú vị hơn rất nhiều. Mấy anh mấy chú ở đây không chê em "gà" mà còn tận tình chỉ bảo, giúp vợt, giúp bóng.... Món nợ món nợ ân tình với anh em diễn đàn mình em tình nguyện làm dọn rác ở đây đến hết đời vẫn không trả hết .

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Gởi bác @hong ngoc , Em cũng đọc trao đổi qua lại về topic của bác và cũng thấy... có cái gì đó. Nói thật là em cũng gà và cũng ko qua trường lớp gì nên cũng ko dám phản đối hoàn toàn mặc dù em thấy bác cũng hơi phiến diện.

Lúc trước em cũng thọ giáo @P-500 về vấn đề cú trả tốt nhất có thể [cho vài tình huống na ná như bác đưa ra]. @P-500 nói em: anh cứ đánh và cảm nhận. Bây giờ em xin phép được "cảm nhận" vấn đề của bác.

Với tình huống bác đưa ra thì rất khó tranh luận. Vấn đề này thì @Lang có né tránh thì em xin phép nói luôn là với 1 tình huống của bác đưa ra mà chỉ tranh luận BH hay FH thì cũng chả có ý nghĩa gì cả. Em xin bàn về 2 khía cạnh: xoáy và góc đánh. 1. Xoáy: về mặt... lý thuyết thì có ba nguyên tắc giải quyết xoáy, như bác cũng nêu: tiếp xoáy [thuận], trả xoáy [nghịch] và đánh vào chổ ít xoáy nhất [2 cực]. Với lý thuyết kiểu này thì tranh luận mãi ko dứt. Ví dụ banh topspin thì thường người ta giật đôi công ào ào, nhưng có cha nội Joo Se Hyuk lại chop chop chop... Ai dám nói Joo sai? Ở đây, em cho rằng ok nếu bác muốn dùng BH tiếp xoáy hay trả xoáy gì cũng được - cái đó tuỳ bác, nhưng nếu bác cộng vào góc đánh thì em nghĩ bác sẽ cân nhắc hơn. 2. Góc: bác đưa ra JOW làm ví dụ thì có vẻ thuyết phục về BH, nhưng bác phải xem lại cái góc đánh của các video mà tranh luận cho chính xác. Banh xoáy như bác đưa ra [cho người thuận tay phải], thì phải đứng ở góc trái [hoặc giữa] bàn mới xài BH được như JOW. Người ta công vào góc phải của bác mà bác vẫn quyết định xài BH thì em sẽ phục bác. Muốn xài BH cho trái này ở góc phải thì, theo ý em, hoặc bộ pháp của bác nhanh như Lăng ba vi bộ để có thể vào vị trí của BH. Hoặc tay bác dẻo và mềm như bún để có thể ngoắc qua BH và phát lực dễ dàng... Nếu bác làm được 1 trong 2 cái và có độ ổn định cao thì bác cứ thoải mái xài.

Cuối cùng thì em xin ủng hộ bác chút xíu. Thực lòng thì em biết cái bác nói ra ko hẳn là sai, chỉ là bác có làm được hay không thôi. Bác xem các cú chop-block của Kenta và Mã Long, em phục các cú đấy lắm. Cái khác biệt là người ta làm được... Với trình độ gà, em cho rằng mình nên chọn cánh đánh hợp lý nhất cho bản thân. Nếu bác vẫn quyết tâm cho rằng dùng BH là hợp lý nhất thì chúng ta đã đồng ý, ko việc gì phải tranh luận. Chỉ là 2 cái cảm nhận hợp lý khác nhau.

Thân.

Gởi Anh
@Lăng Trần , Anh xem qua đoạn tin nhắn này của tôi:

" Gởi Viet72,

............

Hai là, BB là môn chơi môn chơi thực hành , thú chơi tay chân ... thì những hiểu biết lý thuyết thì chỉ là biết cho vui... Cuộc chơi mới bắt đầu vui vẻ , sôi động thì Bạn muốn bỏ ra về sao.

Hiểu biết nguyên lý rõ ràng, và đúng đắn, mới chỉ là giai đoạn 1, nhưng là điều kiện rất cần thiết.

Giai đoạn 2 là thực hành , thực nghiệm. Người ta phải “thử và sai” rất nhiều lần mới tìm ra giải pháp. Nhưng chúng ta sẽ thử với một niềm tin là nó đúng. Và không quên phản hồi để hoàn chỉnh kiến thức.

Giai đoạn 3 : Biến thành kỹ năng hay Bản năng. Đây là cái cuối cùng mong muốn. Lúc đó khi chơi Bạn không cần tưởng tượng quả bóng xanh xanh đỏ đỏ kia nữa vì nó đã trong tiềm thức của Bạn, Bạn không cần khái niệm xoáy lên phải , xoáy xuống trái nữa.. vì nó cũng trong tiềm thức của Bạn rồi .. Bạn chỉ cần quan sát động tác vợt của đối phương...hay cái gì đó... là Bạn biết Bạn sẽ sử dụng FH hay BH, vung vợt hướng nào..... ung dung quan sát điểm rơi , tiến tới chờ bóng rồi quất..."

Cứ tạm thỏa mãn về giai đoạn 1 đi

Giai đoạn hai .. không thể tiến hành trên mạng được. Mà phải làm giống như Anh @Harry Nguyen hướng dẫn giao bóng ấy.

Giai đoạn 3 , là đi tìm “ Tips and Tricks” , mình rất nên thảo luận và nó có thể rất hữu ích với ACE nghiệp dư.

Thông thường đại đa số người chơi thích đi tìm "bí quyết" mà ít có thời gian tập luyện, tập luyện BB nên cần phải có tư duy đánh bóng, cách trả, phải am hiểu rõ từng đặt tính của từng cú đánh, từng loại xoáy. Từ đó mới có thể đút kết được lối đánh cũng như những khoảng trống để ta có thể cải thiện trong quá trình tập luyện BB. K có cái nào được gọi là bí kíp cả, nếu chuyên tâm tìm hiểu, học hỏi thì đến 1 giai đoạn hay 1 ngày nào đó thì bản thân ta sẽ có 1 kiến thức hoàn chỉnh về nguyên lý BB mà thôi.

Em nghĩ chúng ta cần xem lại phạm vi thảo luận một chút. Có thể chúng ta mỗi người đang nhìn vấn đề ở những phạm vi khác nhau. Trao đổi trên diễn đàn dễ hiểu lầm là như vậy. Trong giả thiết của bác @hong ngoc chỉ nêu chiều xoáy bóng đến và thảo luận cách chống trả. Những trao đổi của em với bác ấy chỉ trong phạm vi giả thiết nếu đưa vào thực tế thì ...

@hanga: Em cảm nhận anh luôn luôn là người rất thực tế. Cảm ơn anh đã bổ sung vào đây một chi tiết rất quan trọng cho mọi người, góc đánh. Khi lần đầu tiên được anh em nói về 3 mẹo đánh trả bóng: tiếp xoáy, nghịch xoáy và né xoáy em cũng rất hâm hở đem về áp dụng. Kết quả là thua nhiều hơn thắng. Sau này ngồi nghĩ lại mới thấy mình quá máy móc. Nói chung là có 3 mẹo như vậy nhưng nói riêng thì không phải lúc nào cũng áp dụng được cả 3. Anh đã nêu ví dụ chính xác về những tình huống không tưởng nếu muốn áp dụng mẹo đánh né xoáy. Mà không chỉ có góc đánh quyết định ta nên đánh thế nào, còn một lô một lóc những thứ khác: vị trí tương đối giữa người đỡ so với bóng hiện tại, trình độ của người đỡ [khả năng di chuyển, độ khéo léo], thoái quen phản xạ của người đỡ, chiến thuật trong thi đấu... Thành ra nếu thuộc hết một đống thứ đó rồi vừa nhìn bóng vừa nhẩm tính thì ... quá muộn. Chắc vậy nên sư huynh @P-500 mới gợi ý là phải tự cảm nhận đây mà . Bài toán chiến thuật đó phải được tính sẵn và tập luyện trước khi vào game. Giống như đánh cờ tướng, người chơi giỏi là người rành các thế cuộc và áp dụng linh hoạt vào ván đấu. Nếu khư khư đi cờ giống như trong sách dạy mà không hiểu tại sao thì đụng cao thủ họ sẽ phá bài dễ dàng.

@hong ngoc: Anh @hanga không phải muốn chứng minh các luận điểm đó là sai mà đang cố chỉ ra hạn chế của nó trong thực tế nhầm cho giúp người mới học bóng bàn khi đọc phải nghĩ rộng ra. Bác không cần phải giải thích thêm vì vấn đề của bác nêu đã đúng trong phạm vi giả thiết. Hiện tại phạm vi đã thay đổi từ lý thuyết đi vô thực tế rồi. Trong thực tế, không phải biết 3 cách đánh đó là áp dụng mọi lúc mọi nơi được. Muốn cải thiện được trình độ của người chơi, phải mất thêm thời gian luyện tập và tính toán chiến thuật nữa.

@Harry Nguyen: Đây là câu chuyện bình thường chứ có phải bí quyết gì ghê gớm đâu anh. Về chuyện người mới học hay tìm "bí quyết" đi tắt đón đầu thì đúng là hơi mất thời gian thật. Nhưng nghĩ kỹ lại thấy cũng có cái hay của nó anh ạ. "Bí quyết" không có nhưng người ta vẫn học được cái gì đó trên đường đi tìm. Chí ít thì họ cũng có một chút hy vọng để tiếp tục chơi bóng. Nếu không thì chắc em cũng nghỉ chơi trò bóng bàn từ thời tám oánh nào rồi.

> Bán cốt và mút chất lượng cao > Được tự tay tuyển chọn bởi ITTF Coach level 2, HLV tuyển trẻ Nam Úc > Giá cả vừa túi tiền, và được tư vấn miễn phí.

Ai cần mua vợt thì xem tại đây.

Thứ Bảy, 01 Tháng Bảy 2017 Chúng ta bàn cách chống trả “ Bóng xoáy lên thuận kim” hay “ Bóng xoáy lên sang trái” [theo quan điểm người đánh] hay “ Bóng xoáy lên sang phải” [theo quan điểm người đỡ]. / Không bàn đến tạo xoáy hay đọc xoáy/

Người đánh trái bóng sẽ thấy trái bóng quay xoáy như hình vẽ và bay sang bàn đối phương [mặt sau trang giấy]


View attachment 1542 View attachment 1542
Người đỡ trái bóng[......] sẽ thấy bóng quay xoáy như thế này và bay thẳng về phía mình [bay ra phía trước trang giấy]

View attachment 1543

Thân gửi chị @hong ngoc Chị xem lại hai cái hình giúp tôi với: 1. Xoáy ngang Nếu hình trên là từ phía người đánh bóng: bóng xoáy từ phải sang trái [của người đánh] thì theo tôi, ở hình dưới nhìn từ phía người đánh trả: chiều xoáy của bóng phải là ngược lại, tức là từ trái sang phải [của người trả bóng] Có vẻ như chị đã dùng hàm mirror theo trục ngang để xử lý ảnh, đảo chiều xoáy từ dưới lên trên [người đánh] thành xoáy từ trên xuống dưới [người trả], tuy nhiên tôi nghĩ cần phải làm thêm 1 mirror nữa theo trục dọc, để đảo xoáy từ phải sang trái [người đánh], thành xoáy trái sang phải [người trả] Thân ái

LEQD

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Gởi Bác @leqd, Theo tôi, tất cả các từ phải - trái rồi trái - phải trong thư Bác gởi cho tôi đều là theo quan điểm hay mắt nhìn của một người là người đánh. Cũng có thể cụ thể hơn:

Với hình vẽ đầu , người đánh ở trước trang giấy, người đỡ ở bên kia – phía sau trang giấy.


Với hình vẽ sau, người đánh ở bên kia – phía sau trang giấy, người đỡ ở trước trang giấy. Tôi nói lung tung quá phải không , Bác?

Xin bật mí với Bác, đó là cái mẹo : nhìn xoáy suy ngay ra cách đánh trả.

Thân gửi chị @hong ngoc Chị nói không lung tung, nhưng 2 hình của chị mô tả cùng một hiện tương, nhưng mâu thuẫn lẫn nhau, dẫn đến hậu quả là không thể lý giải cách đánh trả được. Như tôi đã nêu ra ở câu trước, chị có thấy rằng hình 2 cần phải có chiều xoáy ngang cần phải ngược lại không? Đơn giản đây là hình học, mà hình học thì chỉ có một đáp số duy nhất, không thể theo "quan điểm" được. Nếu chị đồng ý rằng hiện tượng chị nêu trên 2 hình này có 1 chút sai sót khi minh họa bằng hình ảnh, thì tôi có thể lý giải được cách đánh trả bằng vật ký và hình học được. Thân ái

LEQD

Nittaku Violin, Palio Blitz/Blitz Palio

Page 8

Video liên quan

Chủ Đề