Soạn văn 7 Qua đèo Ngang

Qua đèo ngang - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Qua đèo ngang Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Qua đèo ngang trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Qua đèo ngang

Bài thơ là cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, tuy có sự sống con người nhưng còn vắng vẻ hoang sơ. Giữa khung cảnh ấy là nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn của tác giả.

B. Đôi nét về tác phẩm Qua đèo ngang

1. Tác giả

- Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở TK XX.

- Bà là nữ sĩ tài danh hiếm có.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tácTrên đường vào kinh đô Phú Xuân dạy học, dừng chân ở Đèo Ngang. 

b, Bố cục: 4 phần Đề- Thực- Luận- Kết

- Phần 1[hai câu đề]: Cảnh vật Đèo Ngang buổi chiều tà

- Phần 2 [hai câu thực]: Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang

- Phần 3 [hai câu luận]: Tâm trạng của tác giả

- Phần 3 [hai câu kết]: Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ 

- Thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, gieo vần cuối câu 1,2,4,6,8

e, Giá trị nội dung

- Cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút dù đã có sự xuất hiện của con người nhưng còn hoang sơ vắng vẻ. Nỗi nhớ nước, thương nhà, buồn lặng cô đơn của tác giả. 

f, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

- Lời thơ trang nhã

- Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

C. Sơ đồ tư duy Qua đèo ngang

D. Đọc hiểu văn bản Qua đèo ngang

1. Cảnh vật Đèo Ngang buổi chiều tà

- Thời gian: xế chiều – thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, nhung nhớ; 

- Không gian: Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ, phân chia hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày xưa

- Cảnh vật:cỏ cây, lá, đá, hoa

- Động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ

⇒ Cảnh vật đầy hoang sơ nhưng cũng đã có sự sống thưa thớt

2. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang

- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: lom khom, lác đác – gợi cảm giác thưa thớt, ít ỏi

- Nghệ thuật đảo ngữ:

   + Lom khom … tiều vài chú

   + Lác đác … chợ mấy nhà

- Sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ

⇒ Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả

3. Tâm trạng của tác giả

- Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: nghệ thuật lấy động tả tĩnh; chơi chữ. - Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của chính tác giả đang da diết nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ quá khứ huy hoàng của đất nước.

⇒ Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ

4. Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả

- Con người nhỏ bé, lẻ loi, cô đơn  đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn

- “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: những tâm tư không ai cùng chia sẻ

=> Nỗi cô đơn giữa thiên nhiên bao la, hoang vắng của tác giả

Nhằm giúp học sinh rèn luyện kiến thức về tiếng Việt, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 116, rất hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt [trang 116]

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 - Mẫu 1

Câu 1. Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…

Gợi ý:

  • Những từ ngữ địa phương: thẫu, vịm, trẹc, o
  • Nguyên nhân: Các từ này chủ yếu được sử dụng ở một vùng miền nhất định [Huế]

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

Một số từ gồm: lạt [nhạt], duống [đưa xuống], xắt [thái], trụng [nhúng], đậu phụng [lạc], mè [vừng], vị tinh [bột ngọt].

Câu 3. Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

Việc dùng từ ngữ địa phương giúp cho ngôn ngữ của văn bản mang đậm màu sắc xứ Huế.

Câu 4. Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật [người, cây cối, con vật, đồ vật...] ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

mùng

màn

heo

lợn

trái

quả

đâu

giời

trời

nón

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 - Mẫu 2

Câu 1. Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…

Gợi ý:

Trong câu văn trên những từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì các từ này chủ yếu được sử dụng ở một vùng miền nhất định [Huế].

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

Một số từ gồm: lạt [nhạt], đuống [đưa xuống], xắt [thái], trụng [nhúng], đậu phụng [lạc], mè [vừng], vị tinh [bột ngọt], o [cô].

Câu 3. Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

Việc dùng từ ngữ địa phương có tác dụng khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế.

Câu 4. Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật [người, cây cối, con vật, đồ vật...] ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

chén

bát

bắp

ngô

xà bông

quà phòng

thơm

dứa

bầm

mẹ

bổ

ngã

....

Chủ Đề