Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Sỏi niệu quản chiếm khoảng 28% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chữa sỏi niệu quản hiệu quả có những phương pháp nào? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi niệu quản

– Niệu quản được cấu tạo là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sỏi xuất hiện bất cứ vị trí nào trên ống niệu quản sẽ tạo thành sỏi niệu quản.

– Có đến 80% do sỏi từ thận di chuyển xuống mắc kẹt lại niệu quản thành sỏi niệu quản. Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý, cản trở việc di chuyển của sỏi. Ba vị trí hẹp đó là: Vị trí nối thận vào niệu quản; vị trí nối niệu quản vào bàng quang; vị trí niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.

– Sỏi niệu quản thường có số lượng 1 viên. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều hơn một viên, tạo thành chuỗi sỏi.

– Người ta phân loại sỏi niệu quản thành: Sỏi niệu quản ⅓ trên, sỏi niệu quản ⅓ giữa và sỏi niệu quản ⅓ dưới. Cách chữa sỏi niệu quản sẽ phụ thuộc vào vị trí của sỏi trên niệu quản.

Sỏi niệu quản chiếm 28% tổng số ca trong bệnh lý sỏi tiết niệu

2. Biến chứng nguy hiểm nếu như không chữa sỏi niệu quản kịp thời

Khi không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, sỏi niệu quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

– Gây ra giãn đài bể thận do ứ nước tại thận: Sỏi niệu quản chặn đường nước tiểu đi qua khiến nước tiểu không xuống được bàng quang. Việc này dẫn đến ứ nước tại thận, dẫn đến giãn đài bể thận.

– Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Biến chứng này thường xảy ra sớm nhất. Khi sỏi di chuyển trong niệu quản gây tổn thương niêm mạc, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm đường tiết niệu. Viêm cấp tính gây ra biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, đau hố thắt lưng dữ dội.

– Gây biến chứng suy thận cấp và mạn tính: Sỏi bít tắc hoàn toàn ống niệu quản gây ra chứng vô niệu, suy thận cấp. Khi các tế bào thận bị tổn thương lâu dài gây ra suy thận mạn.

3. Những cách chữa sỏi niệu quản hiệu quả

3.1. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp nội khoa

Để đi đến quyết định chữa sỏi niệu quản bằng nội khoa phải dựa vào vị trí và kích thước của viên sỏi. Sỏi càng nhỏ, càng nằm gần bàng quang và bề mặt nhẵn thì khả năng được đào thải ra ngoài theo đường tiểu càng cao. Cụ thể các trường hợp sỏi niệu quản được chỉ định điều trị nội khoa khi đáp ứng các điều kiện:

– Sỏi niệu quản đường kính nhỏ dưới 5mm.

– Sỏi có bề mặt nhẵn và có bờ rõ nét.

– Sỏi chưa ảnh hưởng đến chức năng thận.

– Niệu quản bình thường, không bị hẹp, không bị tổn thương.

– Bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân.

Thông thường các thuốc sẽ được chỉ định là: Nhóm thuốc giãn cơ trơn niệu quản giúp sỏi dễ dàng di chuyển. Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm giúp bệnh nhân không đau khi sỏi di chuyển. Thuốc kháng sinh để phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, người bệnh kết hợp chế độ uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải sỏi.

Một số trường hợp sỏi niệu quản nhỏ, bề mặt nhẵn, chưa có tổn thương thận… có thể điều trị nội khoa

3.2. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp ngoại khoa

Khi sỏi không thể điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả, cần can thiệp ngoại khoa. Can thiệp ngoại khoa là cách tối ưu để loại bỏ sỏi hoàn toàn trong niệu quản. Các trường hợp sỏi niệu quản cần can thiệp ngoại khoa như sau:

– Sỏi niệu quản có kích thước dưới 7mm đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả.

– Sỏi niệu quản có khả năng tự di chuyển thấp [thường sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên và đoạn ⅓ giữa].

– Sỏi niệu quản bít tắc đường nước tiểu, sỏi niệu quản gây nhiễm trùng đường niệu.

– Sỏi niệu quản đã gây ảnh hưởng đến chức năng thận…

4. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản

4.1. Phương pháp phẫu thuật  mở lấy sỏi niệu quản

Đây là phương thức chữa sỏi kinh điển trước đây. Phương pháp này có nhiều nhược điểm: xâm lấn nhiều, gây chảy máu nhiều, để lại sẹo xấu. Đồng thời có thể gây biến chứng nặng nề, người bệnh phải nằm viện dài ngày, khó hồi phục…Ngày nay, chỉ một số ít bệnh nhân như béo phì, hay có viên sỏi quá lớn mới chọn cách này để điều trị.

Ba phương pháp ngoại khoa còn lại là những công nghệ tán sỏi hiện đại. Các phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi vì những ưu điểm vượt trội của nó.

4.2. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp chữa sỏi niệu quản hoàn toàn không xâm lấn, rất an toàn. Dưới tác động của chùm sóng xung kích hay năng lượng laser tập trung phá vỡ viên sỏi. Viên sỏi bị vỡ thành nhiều mảnh sẽ được đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.

Điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể chỉ định cho bệnh nhân có sỏi đường kính dưới 1,5cm, thận ứ nước độ 2 trở xuống.

Chống chỉ định điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể với: Phụ nữ đang có thai; Bệnh nhân có các rối loạn về đông máu, bị nhiễm trùng, bị béo phì…

Điều tri sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

4.3. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng

Phương pháp này bác sĩ sử dụng ống nội soi đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang lên niệu quản. Sau đó năng lượng laser phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Mảnh vụn sỏi được hút rửa khỏi niệu quản. Đây phương pháp chữa sỏi niệu quản khá tối ưu. Không xâm lấn, không ảnh hưởng đến chức năng thận, hồi phục nhanh…

Trường hợp sỏi niệu quản được chỉ định phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là:

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước dưới 2,5cm.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ dưới 0,6cm nhưng điều trị nội khoa không có kết quả.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản ở vị trí sa lồi niệu quản.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng không thành công.

Một số trường hợp không áp dụng được tán sỏi nội soi ngược dòng:

– Bệnh nhân có các vấn đề về đông máu, bệnh tim, nội tiết…

– Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính.

– Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo.

4.4. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi qua da

Phương pháp này bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ qua da để đưa thiết bị tiếp cận phá vỡ sỏi. Mảnh sỏi được gắp và đưa ra ngoài. Phương pháp này loại bỏ được sỏi kích thước lớn, ít xâm lấn, hiệu quả cao.

Có nhiều phương pháp chữa sỏi niệu quản. Trong đó các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đang được áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên đây là những kỹ thuật tán sỏi khó, đòi hỏi phải thực hiện tại bệnh viện uy tín để tránh các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Sỏi niệu quản có thể gây ra các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh. Loại sỏi này thường do sỏi thận rơi xuống niệu quản, gây bít tắc đường tiểu. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng.

Niệu quản là một đường ống dài [khoảng 25cm] dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng về cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản thường là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Loại sỏi này gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sự tắc nghẽn này dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, lâu ngày sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. [1]

Vị trí của sỏi có thể nằm ở bất kỳ đoạn nào của niệu quản, thường gặp là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản như:

  • Đoạn nối thận vào niệu quản.
  • Đoạn nối niệu quản vào bàng quang.
  • Đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.

Thông thường, số lượng sỏi là một viên. Một số trường hợp có thể là nhiều viên hoặc tạo thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản xuất hiện sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên giãn to và teo nhỏ, chít hẹp ở đoạn niệu quản dưới.

Khi mới xuất hiện sỏi, người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này thường kéo dài 2 năm và không có biến chứng. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa trong giai đoạn này, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%.

  • Đau: Khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở thận với các biểu hiện như xuất hiện các cơn đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan tới vùng bẹn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục: Người bệnh có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt. Màu nước tiểu bị đục, xuất hiện mủ [dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều nếu có sốt kèm rét run]. Triệu chứng này đe dọa nghiêm trọng tới chức năng thận. Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
  • Tiểu máu: Sỏi có thể ma sát với thành niệu quản, gây xuất huyết, dẫn tới tình trạng tiểu ra máu.
  • Một số trường hợp hiếm có thể tiểu ra sỏi nhỏ.
  • Các triệu chứng kèm theo có thể xảy ra như sốt, rét run, buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện.

Sỏi niệu quản được tạo thành từ những tinh thể trong nước tiểu kết tụ với nhau. Sỏi thường hình thành trong thận trước khi đi vào niệu quản. Không phải tất cả sỏi niệu quản đều được tạo thành từ những tinh thể giống nhau. Các viên sỏi có thể thành từ những loại tinh thể khác nhau như: [2]

  • Canxi oxalat: Trường hợp sỏi được tạo thành từ những tinh thể canxi oxalat là phổ biến nhất. Cơ thể người bệnh bị mất nước kết hợp chế độ ăn có nhiều thực phẩm giàu oxalate sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi.
  • Axit uric: Sỏi axit uric thường xuất hiện khi chuyển hóa purine trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là bổ sung nhiều thực phẩm giàu purine [lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…], bệnh gout, phân hủy những khối ung thư khi sử dụng thuốc hóa trị liệu. Axit uric dễ tan trong môi trường kiềm, dễ kết tinh trong môi trường axit, khi độ pH của nước tiểu

Chủ Đề