Stco fpt là gì

Văn hoá STCo:

Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo. STCo được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STCo còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua văn hóa STCo, thành viên FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.

Lễ hội tiêu biểu:

Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Hàng năm, đến các dịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui chơi sống trong không khí đậm chất FPT.

* Ngày 13/09: Đây là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn [13/09/1988].

Nội dung bao gồm: - Olympic thể thao FPT; - Hội diễn văn nghệ STCo.

* Hội làng: Được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truyền thống dân gian. * Lễ sắc phong Trạng nguyên: Là buổi lễ tôn vinh cá nhân xuất sắc của công ty. Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty hàng năm được chọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.

Nội dung bao gồm:

- Rước rùa đá có khắc tên trạng nguyên; - Đọc sắc phong.

* Lễ tổng kết năm kinh doanh Nội dung bao gồm:

- Tổng kết năm; - Khen thưởng;

- Bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu; - Cúng trời đất và mổ lợn liên hoan.

Hoạt động văn hoá thể thao:

* Các giải bóng đá:

Bao gồm giải Vô địch FPT [tháng 5, tháng 6], Cúp Liên đoàn FFF [tháng 10, tháng 11]. Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với người FPT. * Các hoạt động khác:

Các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ,.... các câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ... và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh.

Ấn phẩm: Các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn thông tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm:

- Các cuốn sử ký: Sử ký 10 năm FPT, sử ký 13 năm, sử ký 15 năm; sử ký 20 năm bao gồm các bài viết của người FPT. Các bộ phận FPT cũng có sử ký riêng của mình. - Các Tuyển tập nhân vật: Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng tuyển... bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi tiếng trong FPT.

- Sách Đồng đội

- Báo Chúng ta: Được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả các thành viên của FPT

- Các báo và bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của đơn vị đó.

2.2.Những biểu hiện văn hóa vô hình 2.2.1. Logo, khẩu hiệu

2.2.1.1. Logo

Logo FPT kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi của Thương hiệu FPT với 3 màu đặc trưng mang những ý nghĩa riêng: màu cam – thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; màu xanh lá cây – biểu hiện của sự thay đổi, phát triển; màu xanh dương đậm – liên tưởng tới trí tuệ và sự bền vững, thống nhất.

Thêm vào đó, logo của FPT có những nét cong dựa trên

đường tròn hội tụ và lan tỏa sức mạnh từ những ứng dụng công nghệ tới cho cộng đồng. Những đường cong uyển chuyển liên tiếp, có xu hướng vươn lên, tựa như những ngọn lửa bùng lên sinh khí và năng động.

Kiểu dáng 3 khối màu quen thuộc được tạo góc nghiêng 13 độ so với chiều thẳng đứng, tạo cảm giác đi tới vững vàng. Số 13 là con số linh thiêng luôn gắn bó với lịch sử thành lập và thành công của FPT. Chữ FPT được thể hiện bằng font chữ kỹ thuật số Phantom Digital, tạo ấn tượng công nghệ và hiện đại ngay từ cái nhìn đầu tiên.

FPT đã công bố chiến lược thương hiệu mới với thông điệp “Tiếp nguồn sinh khí”. Theo đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin thông minh. Chiến lược thương hiệu mới sẽ quy hoạch rõ hơn hướng phát triển của FPT theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử”.

3. STCo với hành trình 10 năm FPT HCMS

Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay người ta nói nhiều đến từ văn hóa, nào là văn hóa dân tộc, nào là văn hóa công ty… bởi vì cuối cùng loài người cũng nhận ra rằng, một chiến công dù vĩ đại cũng chỉ mang lại thành công ngắn hạn, trong khi văn hóa quyết định những giá trị trường tồn, UNICEF có đưa ra một định nghĩa về văn hóa dân tộc, đại ý: “văn hóa là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là nguyên nhân cơ bản nhất khiến một dân tộc bị diệt vong, được tồn tại hay có thể phát triển”. Tôi chưa biết một định nghĩa nào về văn hóa công ty, nhưng nếu chúng ta nhìn những công ty rất thành đạt như IBM, Microsoft, Hewlett Packard… sẽ dễ dàng nhận thấy, những công ty này rất khác nhau và khác tất cả các công ty khác, không phải vì sản phẩm mà vì những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của mỗi công ty. FPT cũng vậy. Chúng ta nổi bật hơn những công ty Việt Nam là nhờ văn hóa STCo [mà chúng gọi bằng một cái tên rất vui là sotico]. STCo giúp ta sung sướng hơn mỗi khi hội hè, dạy ta biết cười thoải mái mỗi khi thất bại, làm ta trở thành tự tin như không phải lần đầu…

Vậy STCo là gì và vì sao nó lại hấp dẫn người FPT như vậy? Tôi viết bài này trước khi Đại hội STCo FPT HCM lần thứ nhất diễn ra, nhằm giúp các bạn trẻ mới vào FPT HCM hiểu rõ về văn hóa FPT và vài trò của nó với sự phát triển của công ty nói chung và FPT HCM nói riêng.

Ra đời

STCo không phải một cục “sét hòn” từ trên trời rơi xuống. Trong sâu thẳm, nó được bắt nguồn từ kho tang dân ca, ca dao Việt Nam. Những chàng sinh viên khoa Toán Cơ thuộc trường ĐHTH Lomoxoxop rất thông minh và rỗi rãi, đã chắt lọc những ý tưởng của thời đại, biến nó thành ý tưởng của mình, hà hơi cho các giai điệu và không ngờ đã mang lại sức sống mới cho các làn điệu dân ca. Không hiểu ngẫu nhiên hay do tạo hóa sắp xếp, những chàng sinh viên này lại hội tụ trong một công ty [sau này sẽ trở thành công ty tin học] vào năm 1988, để rồi cái mầm văn hóa STC của khoa Toán Cơ phát triển thành cái cây STCo FPT ngày hôm nay. Như vậy có thể nói, ít nhất, văn hóa STC có từ ngày đầu thành lập công ty, và ý định tác bạch STC với FPT cũng vô nghĩa như tác linh hồn ra khỏi thể xác.

Ai là người đầu tiên có công truyền bá văn hóa STC tại thành phố HCM? Để làm rõ việc này e phải lập ra một hội thảo riêng, vì vậy tôi chỉ liệt kê những nhân vật và sự kiện với những kết luận hoàn toàn cá nhân. Cuối tháng 12 năm 1990, trong một buổi tối uống bia có Lê Vũ Kỳ, Ngô Vi Đồng, Lê Tấn Lộc và tôi, phong cách STC đã được truyền bá: Anh Kỳ uống bia, ngồi giữa đám đông xa lạ và hát vô tư bài cô gái Hà Tây. Hôm đó anh rất buồn. Bao nhiêu nỗi buồn của anh lây hết sang người tôi. Chính cái buồn rất STC của anh Kỳ hôm đó đã thuyết phục anh Ngô Vi Đồng đi theo FPT với cả tấm long [xem “vài kỷ niệm và suy nghĩ nhân FPT kỷ niệm 10 năm” – Ngô Vi Đồng, sử kỷ 10 năm]. Cuối năm 1990, tôi ra Hà Nội và ngồi uống bia với anh Nguyễn Chính Nghĩa, lần đầu tiên nghe được mấy câu không đầy đủ về bài FPT ca, nhớ được mấy câu và mang ngay vào Sài Gòn hát.

Nhưng người để lại dấu ấn STC sâu đậm nhất tại Tp. HCm là hai anh Nguyễn Thành Nam và Nguyễn Khắc Thành. Ngày 13/9/1992, STC chính thức ra mắt quốc dân bà con tại Hà Nội. Cuối năm đó, Thành Nam vào Sài Gòn công tác và sang tác bài “Anh Đồng I” và “Anh Đồng II”. Đây là hai tác phẩm sáng tác tại một khách sạn Vũng Tàu, trong phong trào “phổ biến cho toàn dân theo” và được bà con ta hát say sưa mỗi khi lien hona có mặt anh Đồng. Ngày 8/3/1993, anh Nguyễn Khắc Thành lần đầu tiên trình diễn tại buổi lien hoan chúc mừng shij em FPT HCM với tuyệt chiêu “nhất vợ nhì giời”. Sau đó ít lâu, cả Thành Nam và Khắc Thành có dịp công diễn một chương trình chung tại HCM và được khán giả tán thưởng nhiều hơn tất cả những lần các anh được tán thưởng ở Hà Nội cộng lại. Qua chương trình này, bà con thấy rõ tài năng tổ chức biểu diễn xuất chúng của Thành Nam và khả năng trình diễn tuyệt vời của Khắc Thành. Có thể nói, từ thời điểm này, STC chính thức ra đời tại Tp HCM như một phong trào sâu rộng được tất cả các CBNV hưởng ứng tích cực.

Phát triển

Tháng 9/1993, lần đầu tiên FPT HCM cử một đoàn đại biểu chính thức ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập công ty. Chủ lực văn nghệ của ta là anh Ân, cán bộ phòng kế toán. Ba ngày trên tầu và một đêm tại khách sạn, các anh đã sáng tác xong một liên khúc tặng anh Bình, anh Châu, anh Đồng sau đó trình diễn rất thành công tại Nhà Tròn Hồ Tây, được các khan giả Hà Nội khen là phong cách lạ, tính nghệ thuật cao. Liên tục các năm tiếp theo, đoàn văn nghệ HCM luôn gây ấn tượng trong các đợt hội diễn chung của công ty, đặc biệt, chương trình biểu diễn của HCM còn đạt huy chương vàng một cách thuyết phục vào dịp kỷ niệm 8 năm ngày thành lập công ty. Từ chỗ chỉ là khan giả nhiệt tình, các thần dân STC Sài Gòn đã tự mình sang tác nhiều bài hát mới về cá nhân, về bộ phận và về công ty. Về nhiều mặt, an hem trong Tp HCM đã đóng góp tích cực vào kho tang văn hóa chung của công ty, cả về nội dung cũng như phong cách thể hiện, từ ý tưởng cho đến những chương trình được dàn dựng cụ thể. Từ năm 1994, hàng năm phong trào STC HCM có một ngày hội để biểu dương sức mạnh: ngày 13-3, ngày thành lập chi nhánh. Chúng ta không ai quên hình ảnh chị Bạch Điệp trong vở kịch “Bán máy tính ở show room 100” đã hy sinh “nhân cách” vì quyền lợi của công ty; Thanh Mai trong vai vợ Quách hậu đã chinh phục Bao Công mặt sắt do Bình Già thủ vai… và sau khi diễn vở kịch này chị đã quyết định cưới luôn Quách Hậu ngoài đời… không thể kể hết ra đây những giây phút vui sướng mà phong trào STC đã mang lại cho công ty chúng ta. Chỉ tiếc rằng phong trào này đã không được lãnh đạo công ty quan tâm đúng mức nên từ năm 1998 có dấu hiệu đi xuống…

Thoái trào, biết chất

Không có đầu tư, thiếu sang tạo và không có đổi mới, phong trào STC đã lẳng lặng đi xuống mà không ai nhận ra. Lúc này quân ta thích nhậu hơn, có nhậu mới vui, vui rồi mới hát. Lý do khách quan cũng có: người đông nên ít khi tụ tập hoặc không tìm được địa điểm để hát hò thoải mái. Người cũ không mặn mà, người mới không được truyền thụ, văn hóa STC mai một theo thời gian. Những người yêu mến công ty, trân trọng STC một lần nữa lại phải cởi áo đi đầu…

Các thế hệ nối tiếp

Trong khi STC có nguy cơ bị thoái trào và biến chất thì vẫn còn có một số người tin vào giá trị vĩnh cửu của nó. Đó là Nam Dũng, là Bạch Điệp, là Thúy Lan, là Thanh Thanh… và các anh chị lại đi đầu trong công cuộc khai quật văn hóa với phương trâm đơn giản “đứa nào biết chơi là đứa đó biết làm”. Tưởng gì khó chứ chơi thì quá dễ. Và thật may mắn là, một thế hệ mới FPT rất ham làm việc nhưng ham chơi còn hơn ham làm, đã nhanh chóng vào cuộc, như Quang Huy, Công Hiển, Hồng Thủy, Quang Ánh…

Người FPT chúng ta làm ít ăn nhiều lại hay nói phét

Mỗi khi liên hoan là ta cùng nhau chén vang bài ca…

Trại hè FPT 99 đã cho chúng ta niềm tin mới về sức sống văn hóa STC.

Những nghệ sĩ được yêu thích nhất tại Tp HCM

Khắc Thành: “Nghệ sĩ nhân dân”, người có mặt hầu hết trong các sự kiện trọng đại của FPT HCM. Anh là một con người duy mỹ, luôn cho rằng, nỗi buồn mà không đẹp thì phí công buồn, chửi mà không hay thì thà không chửi còn hơn. Nhưng đấy là anh tự khắt khe với bản than chứ với mọi người anh rất khoan dung. Câu trách nặng nhất của anh cũng chỉ là: “Chú mày đuội quá”.

Thành Nam: “Linh hồn của đám đông”, “Lãnh tụ tinh thần”…, là những câu nói về anh. Anh sang tạo tới mức chính anh cũng không biết một phút sau mình sẽ nghĩ ra cái gì. Với khả năng a dua quần chúng cao, anh là người có khả năng tổ chức tốt nhất các hoạt đốngTC trên phạm vi toàn thế giới.

Hưng Đỉnh: biệt anh là Y-Moan vì than hình đen hôi như cột nhà cháy và giọng hát vang như tiếng chuông, khi cần có thể rít lên như gió sa mạc. Anh luôn là động lực cho các cuộc vui của FPT và là nghệ sĩ duy nhất của FPT đã đóng vai chính trong tát cả các vở bale được công diễn từ trước tới nay của FPT.

Điệp Tùng: dù chỉ một lần trong đời đóng vai xã trưởng [Xã trưởng mẹ Đốp] và không phải hát bất cứ một câu chèo nào, nhưng anh được đánh giá rất cao. Rất tiếc, vào dịp kỷ niệm 5 năm chi nhánh HCM, chị Thanh Huyền [vai mẹ Đốp] được vào được, nên anh chị không có điều kiện cùng nhau công diễn trích đoạn “Xã trưởng mẹ Đốp] cho bà con Sài Gòn thưởng thức.

Lê Quang Tiến: dù có ít dịp trình diễn tại Sài Gòn, nhưng mọi người đều biết anh là tay tổ tiếu lâm của Việt Nam và ai cũng nhớ câu nói nổi tiếng: “… tổng kết nào cũng khen thưởng”

Trương Gia Bình: Tổng Giám đốc FPT, là người cổ súy và tạo quyền lực cho các hoạt động STC. Bản than anh cũng là một giọng tenor tuyệt vời, có thể sang ngang với Pavaroti. Nhờ tài năng và tính tình sôi nổi, anh là một trong những người truyền bá giỏi nhất các bài hát STC, như bài “địch và ta”. Anh đã được các thần dân STC yêu quý tặng cho bài “Gia Bình đánh Tây” mà ai cũng thuộc.

Phan Quốc Việt: bí danh là Việt Tròn, nghệ sĩ STC gốc “bọ” quê ở Nghệ An, nổi tiếng vì các bài hát dạy tiếng Anh và khả năng modify các câu chuyện tiếu lâm hay hơn bản gốc. Khi uống khá nhiều biam anh đã sáng tác ra bài hát “Ai đã cho anh tè” và sau đó một mình anh sáng tác tiếp tất cả các khảo dị khác mà ở chúng ta biết ngày hôm nay theo giai điệu này.

Đỗ Cao Bảo: Mặc dì thường xuyên vào Sài Gòn, nhưng anh ít có dịp biểu diễn tuyệt chiêu “Vỗ… tay” cho bà con xem. Tuy nhiên phong cách của anh được rất nhiều người bắt chước và tiết mục này chưa bao giờ thiếu trong bất cứ cuộc vui nào của FPT HCM.

Bạch Điệp: Diễn viên sáng giá nhất của đoàn văn nghệ FPT HCM trong nhiều năm. Không những có tài, chị lại rất tâm huyết nên khả năng nhập vai cao đến mức, khi ra Hà Nội biểu diễn, dù đạo diễn có đổi lời cho phù hợp, lúc lên sân khấu chị cũng chỉ nhớ lời thoại đã diễn trong Sài Gồn. Với vai nhân viên Trung tâm dịch vụ Internet FPT, chị đã đạt được thành công to lớn mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng chỉ mong đạt được một lần trong đời.

Nam Dũng: Cự sinh viên khoa Toán Cơ, Phó Tiến sĩ Toán lý kiêm nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình… tác giả của bài hịch nổi tiếng C20 đã được công diễn khắp trong Nam ngoài Bắc. Anh luôn được coi là một nửa của các cuộc vui, là đống lửa trại trên bãi biển để mọi người quây quần và nướng khoai lang.

Ngọc Châu, Ngọc Thúy: là đôi bạn dẫn chương trình hay nhất nhờ giọng nói truyền cảm và sự phối hợp nhịp nhàng, tài năng của hai nghệ sĩ này mang lại cho chương trình văn nghệ FPT HCM sự kết nối tuyệt vời mặc dù các tiết mục thực ra chẳng ăn nhập gì với nhau. Không ít khan giả Hà Nội hỏi, có phải FPT vẫn thường cho Đài truyền hình HCM mượn anh Ngọc Châu làm phát thanh viên hay không.

Những giai điệu yêu thích nhất

Có quá nhiều giai điệu được các bạn trẻ yêu thích, vì vậy ở đây, tôi chỉ liệt kê một số bài hay được hát nhất trong các buổi liên hoan:

Một sáng sớm mai Đồng ta mà đi bán máy

Thoáng bóng em qua trong thấy anh liền mê ngay…

Nhân vật: Anh Đồng lúc đó là Phó TGĐ FPT HCM, đẹp trai chưa vợ, là cảm hứng sáng tác chính của Thành Nam. Nghe lời STC, ít lâu sau anh quyết định cưới chị Hàn Nguyệt Thu Hương, hoa hậu Hà Nội. Hiện nay anh là Giám đốc HPT Tp HCM.

Địch và ta:

Bây chừ Mỹ bỏ cấm vận, bọn nhậu Mỹ nó qua

Vì lợi ích quốc gia, ta lại đi chiến dịch

Ta cụng ly với địch, mà địch là địch mà ta là ta…

Người FPT

Người FPT chúng ta chẳng nên cúi đầu làm thuê cho Mỹ…

Cò lả:

Em làm máy tính FPT

Chân tay em mềm yếu, than hình ốm nhom

Quan họ:

Chị hai xinh, tang tình chị hai không có

Không có computer, xinh nữa chứ xinh làm chi

… vài trò của STC với FPT HCM

STC là cơm tinh thần của mỗi người. STC mang lại một cuộc sống tinh thần lành mạnh, phong phú với những phút giây thật thoải mái, hồn nhiên. Nhờ có STC, người FPT có thể làm việc nhiều hơn với hiệu suất cao hơn.

STC là keo đoàn kết: STC kết gắn mọi người với nhau qua các buổi sinh hoạt chung và vì thế chúng ta cảm thấy yên mến, gần gũi nhau hơn.

STC là một sân chơi thích hợp cho mọi người, qua đó phát hiện nhiều tài năng văn hóa nghệ văn nghệ và giúp các tài năng đó phát triển một các tốt nhất.

STC là vũ khi tinh thần giúp chúng ta vững vàng trong những lúc khó khan, dám chấp nhận thất bại để vươn lên chinh phục những đỉnh cao hơn.

STC là niềm tự hào của FPT, bởi ở Việt Nam chưa có một công ty nào có một văn hóa riêng và đặc sắc như chúng ta

Thay lời kết

Mặc dù STC đã mang lại cho chúng ta những giá trị tinh thần không thể phủ nhận, nó vẫn cần phải phát triển và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Trước đây FPT là một công ty nhỏ, văn hóa FPT chỉ dành riêng cho một nhóm người vì thế nếu có gì đó chưa ổn trong STC [ví dụ như lời bài hát có hơi “quậy”] cũng là chuyện vui đùa theo kiểu trà dư tửu hậu. Nhưng hiện nay, FPT đã trở thành một công ty tin học hàng đầu, văn hóa FPT cũng được nheieuf người bên ngoài biết đến, chúng ta cần cớ trách nhiệm hơn với các sáng tác của mình, nếu không chúng ta có thể bị hiểu lầm hay bị những kẻ xấu lợi dụng. Và trên hết, STC cần phát triển, rất cần các đóng góp sáng tạo của các bạn trẻ về ý tưởng, về loại hình nghệ thuật thích hợp và những tác phẩm hay, phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam mà vẫn mang đậm phong cách STC, phong cách đáng tự hào của công ty chúng ta.

4. Điều quan trọng đầu tiên là phải có mục tiêu rõ ràng [Xem tại đây]

Chủ Đề