Stock Broker là gì

Hiện nay, giao dịch chứng khoán và forex đang ngày càng trở nên phổ biến, trở thànhkênh đầu tưhấp dẫn khi lãi suất ngân hàng đang thấp. Vì thế mà các broker trong lĩnh vực tài chính đang ngày càng nhiều hơn.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn Broker và brokerage là gì? Broker đóng vai trò gì trong việc giúp đỡ, hỗ trợ việc đầu tư của bạn, và như vậy, đâu là cách để chọn broker đáng tin cậy.

Ngoài ra, một số kinh nghiệm mình chia sẻ cũng sẽ giúp bạn cách bắt đầu làm việc với broker forex, broker chứng khoán nổi tiếng trên thị trường.

Loại Broker

Tổ chức điển hình

Sản phẩm

Điều kiện giao dịch

Broker Forex/Chứng khoán quốc tế

Mitrade

Nhiều sản phẩm được cộng đồng trader quốc tế quan tâm:

60+ cặp forex,

11 tiền điện tử,

90 cổ phiếu nổi tiếng,

13 chỉ số quốc tế,

13 loại hàng hóa như vàng, dầu thô

Đòn bẩy linh hoạt từ 1:5~1:200

Yêu cầu tiền gửi tối thiểu 50$

Khối lượng giao dịch từ 0,1-1 lô

Miễn phí hoa hồng, spread thả nổi cạnh tranh

Tặng 50.000 USD giao dịch tài khoản thực hành [khoảng 1 tỷ đồng].

Miễn phí báo cáo phân tích, miễn phí tín hiệu đầu tư, miễn phí các công cụ hỗ trợ giao dịch như biểu đồ, công cụ quản trị rủi ro.

Broker Việt Nam [công ty môi giới chứng khoán Việt Nam]

VNDirect

Cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán của các công ty Việt Nam

Chứng khoán phái sinh: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30/Hợp đồng tương tai trái phiếu chính phủ

Đòn bẩy: 1:1 1:2 với cổ phiếu thường, 1:10 với hợp đồng tương lai

Khối lượng giao dịch: Từ 100 Cổ phiếu trở lên [với sàn HOSE] và từ 1 Cổ phiếu [với sàn HNX]

Khi đăng ký thủ tục, phải gửi hồ sơ gốc về trụ sở công ty

Tài khoản thực hành với 40 triệu đồng giao dịch ảo.

Broker bất động sản

Sàn giao dịch bất động sản Vincom

Môi giới mua/bán, thuê/cho thuê bất động sản [nhà đất, văn phòng, chung cư, dịch vụ nhà đất]

Phí dịch vụ môi giới, phí đặt cọc bất động sản, phí hoa hồng môi giới cho thuê [tùy thuộc quy định mỗi dự án hoặc quy định ngầm của các nhà môi giới cá nhân]

Dự án hỗ trợ vay ngân hàng [Có thể lên tới 90% giá trị bất động sản]

Mục Lục

Broker là gì? Brokerage là gì? Vai trò của broker là gì?

Broker là gì?

Broker hay còn gọi là nhà môi giới, thường là công ty, tổ chức, đóng vai trò là trung gian giữa nhà đầu tư và sở giao dịch [chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa]. Sở giao dịch là nơi niêm yết cổ phiếu của các công ty thành phần. Do đó, nhà đầu tư và trader cần phải thông qua nhà môi giới mới tham gia mua bán tài sản tài chính trên thị trường.

Nhà môi giới Broker sẽ tạo các điều kiện thuận lợi như hệ thống app đầu tư hiện đại, các công cụ hỗ trợ đầu tư, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán sản phẩm họ cần. Đổi lại, các nhà môi giới thường cung cấp dịch vụ và được trả chi phí theo nhiều cách khác nhau, thông qua hoa hồng môi giới, phí chênh lệch.

Brokerage là gì?

Khi bạn mua hoặc bán thứ gì đó như tiền tệ hay cổ phiếu hoặc bất cứ thứ gì thông qua nhà môi giới, nhà môi giới sẽ tính phí hoa hồng cho giao dịch, khoản phí này được gọi là tiền môi giới Brokerage.

Vai trò của Broker là gì?

Broker thường sẽ có 3 vai trò chính:

  • Đóng vai trò là nơi mà người mua và người bán tìm đến để trao đổi, mua bán các công cụ ví dụ như forex hay bất động sản
  • Broker là trung gian giữa nhà đầu tư và thị trường tài chính. Ví dụ để đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ bạn phải tìm đến sàn môi giới ký quỹ
  • Broker cũng có thể là nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường.

Các loại broker tại Việt Nam và trên thế giới

Danh sách toàn tập về broker

Nói về Brocker, có rất nhiều loại broker trên thị trường. Bạn có thể tham khảo cụ thể như bản dưới đây:

CÁC LOẠI BROKER

Nhà môi giới/Đại lý kinh doanh chứng khoán

Công ty môi giới

Môi giới hàng hóa

Đại lý hải quan

Môi giới thông tin

Liên hoan môi giới

Môi giới sở hữu trí tuệ

Môi giới đầu tư

Môi giới địa chỉ

Môi giới forex

Môi giới hôn nhân

Môi giới thế chấp

Môi giới hợp đồng lựa chọn

Đơn vị cầm đồ

Nhà môi giới toàn phần

Môi giới nhà đất

Môi giới tàu biển

Môi giới tài trợ

Môi giới chứng khoán

Môi giới văn phòng

Môi giới dịch vụ văn phòng

Môi giới du thuyền

Môi giới bảo hiểm

Như bạn thấy, nhà môi giới không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực tài chính, nhà môi giới hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi lĩnh vực, khi bạn mua đất, thu văn phòng, thuê dịch vụ du thuyền

Dưới đây là một số broker chứng khoán/broker forex quốc tế uy điển hình trên thị trường, có cung cấp phiên bản tiếng Việt cho nhà đầu tư, được nhiều nhà đầu tư Việt Nam biết đến:

Vài broker chứng khoán/Forex quốc tế

#Mitrade


Mitrade là broker forex/chứng khoán nổi tiếng của Úc. Sàn này có giấy phép củaCơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman [CIMA]vớiGiấy phép SIB số 1612446Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc [ASIC]vớigiấy phép AFSL số 398528.Dịch vụ: Cung cấp sản phẩm hợp đồng chênh lệch CFD đầu tư vào hơn 100 thị trường trên thế giới.

Công ty có cung cấp rất nhiều dịch vụ để hỗ trợ đầu tư, toàn bộ các dịch vụ này đều miễn phí cho nhà đầu tư như:

Báo cáo phân tích từ chuyên gia,
Tín hiệu đầu tư từ các mô hình biểu đồ,
Chỉ báo kỹ thuật chuyên sâu, tin tức, lịch kinh tế,
Công cụ quản lý rủi ro, công cụ bảo vệ chống số dư âm,
Tài khoản thực hành Demo với50.000$ vốn ảo, kho kiến thức hỗ trợ nhà đầu tư mới

Sản phẩm giao dịch
Forex: Hơn 60 cặp ngoại hối thanh khoản cao nhất
Cổ phiếu: Các cổ phiếu hàng đầu của Mỹ
Chỉ số chứng khoán: Chỉ số các quốc gia lớn
Tiền ảo: BTC, BCH, ETH, XRP, LTC
Hàng hóa: Vàng, dầu thô, bạc, bạch kim
Chi phí: Chi phí hoa hồng miễn phí, chi phí chênh lệch spread thả nổi, được xếp vào hàng cạnh tranh so với các sàn khác, không tốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí: 0 phí hoa hồng, spread thấp-trung bình 0,6 pip

# FX Pro

FX Pro là một forex brokers/stock broker khác đến từ Anh, khá phổ biến và quen mặt với nhà đầu tư. Sàn có giấy phép từ CySEC, Bafin, BDF, DFSA, SCB.Dịch vụ: Báo cáo phân tích, biểu đồ, tin tức, lịch kinh tế, công cụ quản trị rủi ro giá.

Sản phẩm: Chỉ số, cổ phiếu Mỹ, kim loại quý, forex, năng lượng

Chi phí: Phí chênh lệch khoản dưới 1,6 pips, phí hoa hồng miễn phí với các tài khoản MT4, MT5; mất phí hoa hồng trên Tài khoản cTrader 45$/1 triệu $.

#XM

XM là broker forex/chứng khoán online có trụ sở tại Síp. Nhà môi giới này có giấy phép của IFSC, FSA, CySEC, DFSA, ASIC.

Dịch vụ: Biểu đồ, báo cáo phân tích, chỉ số, lịch kinh tế, công cụ quản trị rủi ro,

Sản phẩm: Forex, chứng khoán, vàng, dầu, tiền điện tử

Chi phí: Miễn phí hoa hồng [trừ tài khoản XM Zero], phí chênh lệch: 0,7 2,6 pip, phí ẩn [Phí không hoạt động $15 sau 1 năm không hoạt động].

Broker kiếm tiền như thế nào? Có thu phí?

Thu nhập của các broker

Khi broker cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc một phần cho bạn, họ sẽ có một số mức phí nhất định. Ngoài ra, một số broker dựa trên mức độ cung cấp dịch vụ của họ, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ như báo cáo phân tích chuyên biệt, quản lý danh mục, nền tảng đầu tư, biểu đồ/chỉ báo kỹ thuật, tài khoản thực hành, dịch vụ bảo vệ rủi ro, dịch vụ độc quyền khác [như giao dịch robot] mà sẽ gia tăng thêm phí. Một số broker lại miễn phí hoàn toàn các gói dịch vụ cơ bản này.

Dưới đây mà các chi phí giúp broker Forex kiếm tiền:

-Phí commission/phí hoa hồng: Khoản này là chi phí trả cho broker để họ xử lý và làm đại lý thực hiện giao dịch của nhà đầu tư. Riêng về phí hoa hồng này, một số sàn lớn/uy tín sẽ giảm phí này bằng 0 [miễn phí] để giúp nhà đầu tư cân đối lợi nhuận tốt hơn ví dụ như Mitrade.

-Phí spread/phí chênh lệch: Khoản này là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán của bất kỳ tài sản cổ phiếu/forex nào. Với chi phí này, broker nào cũng sẽ thu phí này. Thông thường, nó có thể là một khoản phí cố định theo quy định của sàn, hoặc cũng có thể là một khoản chi phí dao động theo giá cạnh tranh trên thị trường, phụ thuộc vào giá trị giao dịch.

-Phí ẩn: Là các phí liên quan đến quá trình vận hành tài khoản của nhà đầu tư. Có sàn có phí ẩn, có sàn không có phí này. Phí ẩn bao gồm: thu phí nếu không đủ mức vốn tối thiểu hàng tháng hoặc hàng quý, phí không hoạt động [phổ biến nhất], phí ký quỹ khi sử dụng đòn bẩy

-Phí swap/ lãi suất qua đêm/Phí qua đêm: Khoản này là chi phí phát sinh khi chuyển đổi vị thế qua nửa đêm, hay nói cách khác là giữ vị thế qua ngày. Tuy nhiên, phí swap không phải lúc nào sàn cũng thu, vì lãi suất này tính theo chênh lệch tự nhiên trên hệ thống ngân hàng nên sẽ có lúc âm/dương. Phí swap sẽ được cộng/trừ vào tài khoản giao dịch của khách hàng hàng ngày nếu trader giữ vị thế qua đêm, cho đến khi trader đóng lại giao dịch của mình.

Lưu ý: Phí này chỉ tốn với nhà giao dịch qua đêm, hầu hết các trader đều giữ vị thế và đóng vị thế trong vài giờ, trong ngày nên không tốn phí này.

Chi phí môi giới của các loại broker

Trong số các thể loại broker kể trên, dưới đây là một số loại broker phổ biến quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí của các loại broker đều khác nhau, dưới đây là bảng thông tin liên quan đến phí môi giới:

Loại broker

Phí broker

Môi giới Forex

Chi phí thường gồm phí hoa hồng, phí chênh lệch, phí qua đêm,

Môi giới chứng khoán

Chi phí thường gồm phí môi giới, phí tư vấn, phí quản lý tài khoản, phí margin

Môi giới bảo hiểm

Phí bảo hiểm, tùy theo loại hợp đồng, giá trị hợp đồng

Môi giới nhà đất

Phí môi giới thường 1-2% giá trị hợp đồng

Môi giới văn phòng

Phí môi giới 0,5-2% tiền thuê gộp hàng tháng

Môi giới hàng hóa

Phí môi giới/đại lý cảng biển tùy thuộc giá trị hợp đồng và sản phẩm

Đơn vị cầm đồ

Phí chênh lệch giá mua lại giá trị trường sản phẩm

Broker Forex

Đây là các đơn vị được quy định và giám sát bởi các tổ chức chuyên trách về đầu tư quốc tế. Đa phần các nhà môi giới forex đều cung cấp dịch vụ đầu tư, giúp trader tiếp cận đầu tư/giao dịch các sản phẩm đa dạng, từ forex, CFD, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, hàng hóa tại hàng trăm thị trường quốc tế nổi tiếng.

Nhà môi giới forex thường lấy phí broker qua các chi phí từ trader như hoa hồng, phí spread, phí qua đêm [nếu giữ vị thế qua đêm]. Các phí này được quy định tùy chính sách của từng broker.

+Môi giới chứng khoán

Đây là những broker giúp các nhà đầu tư tiếp cận đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, thường để chỉ các broker hoạt động ở thị trường chứng khoán trong nước lẫn chứng khoán nước ngoài.

Tương tự forex, broker chứng khoán cũng lấy phí broker qua các chi phí như hoa hồng, phí quản lý tài khoản, phí margin, phí ứng trước đặt lệnh

+Môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm là khái niệm rất quen thuộc ở Việt Nam. Với môi giới bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ được tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm rủi ro, từ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, đến bảo hiểm tài sản Khi rủi ro xảy đến, người mua bảo hiểm sẽ được nhà môi giới bảo hiểm bồi thường theo quy định.

Mỗi sản phẩm bảo hiểm có mức phí bảo hiểm khác nhau, tùy loại bảo hiểm, khả năng rủi ro, khả năng bồi thường Phí bảo hiểm sẽ được tính vào phí môi giới, phí quảng cáo, phí quản lý hợp đồng, phí chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm.

Broker nhà đất

Broker nhà đất là đơn vị đại diện cho người bán nhà đất, được cấp phép để quảng cáo các dự án nhà đất đến người mua tiềm năng. Ở Việt Nam, môi giới nhà đất thường có hai dạng, tổ chức hoặc cá nhân tự phát [môi giới dựa vào các mối quan hệ cá nhân với người bán nhà đất]. Các đơn vị môi giới nhà đất thường định giái thi trường của nhà đất như biệt thự, nhà phố, chung cư và tư vấn cho khách hàng việc mua/vay mua nhà đất.

Chi phí broker nhà đất thường 1-2% giá trị hợp đồng mua bán, hoặc 1 tháng tiền thuê với giao dịch thuê. Phí này thường do người mua/thuê nhà đất trả.

Broker văn phòng

Đây là các đơn vị đại diện cho các tòa nhà, các đơn vị, cá nhân có nhu cầu cho thuê văn phòng. Dịch vụ này thường chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông đúc các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp.

Phí môi giới văn phòng thường là 0,5 -2 tháng tiền thuê gộp, tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng và phân khúc chất lượng văn phòng.

Broker hàng hóa

Môi giới hàng hóa hay còn gọi là đại lý tàu biển, đại lý cảng, là những đơn vị chuyên trách đảm nhận việc xử lý hàng hóa số lượnglớn tại cảng, có thể là lệnh mua hoặc lệnh bán, thay mặt khách hàng xử lý các vấn đề về chuyến hàng. Phạm vi công việc của họ không chỉ trong nước mà đôi khi còn xử lý các vấn đề trên phạm vi quốc tế.

Chi phí môi giới hàng hóa phụ thuộc vào giá trị hàng hóa và chủng loại hàng hóa.

Đơn vị cầm đồ

Nhà cầm đồ rất quen thuộc tại Việt Nam, đây cũng là một loại broker phổ biến. Theo đó, công ty/đơn vị cầm đồ thực chất là nhận tài sản thế chấp và cung cấp khoản vay cho người có nhu cầu, hoặc cũng có thể mua đứt tài sản nếu người cầm đồ không muốn lấy lại tài sản. Các tài sản cầm đồ thế chấp rất đa dạng, từ xe máy, trang sức, điện thoại, máy tính đến giấy tờ nhà đất

Chi phí đơn vị cầm đồ thu lại thường là phí chênh lệch giữa giá thu mua so với giá trị thị trường của tài sản.

Phân loại của các broker phổ biến

Hiện nay, các nhà môi giới broker thường chia làm 3 loại:

Full-service brokers: Nhà môi giới toàn phần

Đây là một công ty môi giới được cấp phép cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ cho khách hàng của họ. Ví dụ, nhà môi giới toàn phần trong lĩnh vực tài chính sẽ cung cấp toàn bộ các dịch vụ gồm nghiên cứu thị trường và tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, hỗ trợ và tương tác để tạo điều kiện giao dịch, lập kế hoạch tài chính và dịch vụ quản lí tài sản. Tuy nhiên, đi kèm với đó là tất cả các dịch vụ được cung cấp sẽ có giá đi kèm là phí hoa hồng. Thông thường, nhà môi giới toàn phần có ưu điểm là cung cấp lựa chọn đầy đủ nhất cho quyết định đầu tư và quản lý tài chính. Ngoài ra, nhà môi giới toàn phần cũng thường cung cấp các bản nghiên cứu chuyên biệt cho khách hàng. Chính vì vậy, phí hoa hồng tại các nhà môi giới toàn phần cao hơn nhiều so với các nhà môi giới khác.

Các khách hàng khi làm việc với nhà môi giới toàn phần thường sẽ làm việc với nhà môi giới chứng khoán cá nhân hoặc cố vấn tài chính. Trong đó, cố vấn tài chính sẽ giúp cung cấp việc lập kế hoạch đầu tư, tư vấn đầu tư chuyên sâu, bảo hiểm rủi ro. Trong khi nhân viên môi giới cá nhân sẽ cung cấp các sản phẩm chứng khoán và dịch vụ dựa trên số lượng giao dịch

Discount brokers: Nhà môi giới chiết khấu

Nhà môi giới chiết khấu cũng tham gia hỗ trợ kết nối giữa người bán và người mua, nhưng chi phí sẽ rẻ hơn, nên gói dịch vụ được thiết kế đơn giản hơn.

Thông thường, các nhà đầu tư mới, chi phí thấp, họ sẽ thường làm việc với nhà môi giới chiết khấu để tiết kiệm chi phí. từ đây, các nhà đầu tư có thể tối đa hóa lợi nhuận, tiết kiệm một khoản tiền lớn từ chi phí thấp.

Dù vậy, nhiều nhà môi giới chiết khấu cũng cố gắng hiện đại hệ thống, cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu, tư vấn danh mục để đa dạng lựa chọn cho nhà đầu tư.

Thông thường, các nhà đầu tư mới có vốn ít, hoặc các nhà đầu tư có khối lượng giao dịch nhiều sẽ chọn nhà môi giới chiết khấu để hưởng lợi từ chính sách chi phí thấp hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, không cần lời khuyên, có danh mục khiêm tốn cũng ưu tiên chọn nhà môi giới chiết khấu có chi phí thấp. Chi phí thấp giúp họ chủ động hơn và cho quyết định đầu tư tốt hơn vì không cần bám đuổi mục tiêu quá lâu để bù đắp chi phí cho nhà môi giới.

Prime brokerage: Nhà môi giới chính

Prime broker dùng để chỉ ngân hàng lớn hoặc tổ chức đầu tư cung cấp cho các quỹ lớn nhiều dịch vụ chuyên biệt liên quan đến hỗ trợ giao dịch, hỗ trợ kỹ thuật, tìm kiếm các nhà đầu tư lớn, quản lý rủi ro và thanh toán hợp đồng. Prime broker là một hệ sinh thái bao gồm có công ty môi giới, văn phòng giao dịch, văn phòng trading, công ty quản lý. Hệ sinh thái này sẽ giúp đỡ các quỹ hedge giải quyết nhiều vấn đề.

Nếu nói về thị trường tài chính, đặc biệt là forex thì Prime broker Forex chỉ những nhà cung cấp tiền tệ có thanh khoản cấp cao là những ông lớn nhà bank như: Morgan Stanley, Bank of America, Barclays Capital, Deutsche Bank. Họ sẽ đại diện ngân hàng nhỏ, nhà môi giới nhỏ hơn thực hiện giao dịch lớn, bảo lãnh

Dưới đây là bảng so sánh về dịch vụ, chi phí trung bình, broker đại diện của 3 loại hình trên:

Loại hình

Dịch vụ

Chi phí

Broker đại diện

Nhà môi giới toàn phần

Cung cấp trọn gói: Tư vấn, phân tích, quản lý danh mục, quản lý tài sản, báo cáo chuyên biệt, cố vấn tài chính, tư vấn quản lý rủi ro chuyên sâu

Cao

Schwab, Edward Jones, Fidelity Investments

Nhà môi giới chiết khấu

Tư vấn, phân tích, quản lý rủi ro, báo cáo phân tích

Thấp nhất

JPMorgan, Robin Hood, IBKR Lite, Webull, TD Ameritrade

Nhà môi giới chính

Bảo lãnh, thực hiện giao dịch lớn

Rất cao

Morgan Stanley, Bank of America, Barclays Capital, Deutsche Bank

Trong giới hạn bài viết dành cho các nhà đầu tư chứng khoán, forex, hôm nay, mình sẽ chủ yếu nói đến stock broker [broker chứng khoán], broker forex [broker forex]:

*Nhà môi giới chứng khoán:

Tại Việt Nam thị trường chứng khoán được chia thành 2 cụ thể đó là thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Vì thế vai trò của Broker của 2 thị trường trên cũng có phần khác nhau

Broker chứng khoán trong nước: Vai trò chính của Broker hay môi giới chứng khoán trong nước chính là giúp nhà đầu tư mới có khoản tiền nhàn rỗi và muốn tham gia chứng khoán. Thường các broker này sẽ là một cá nhân của công ty chứng khoán. Những người này có kiến thức tốt về thị trường chứng khoán trong nước, vì thế họ có thể tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình đầu tư.

Broker chứng khoán quốc tế: Broker chứng khoán quốc tế lại chính là sàn môi giới chứng khoán quốc tế. Các sàn này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư Việt tiếp cận được đến thị trường chứng khoán quốc tế. Do luật phát Việt Nam không cho phép nhà đầu tư cá nhân được sở hữu cổ phiếu nước ngoài. Vì thế mà các sàn môi giới ký quỹ đã sinh ra. Họ sẽ cung cấp công cụ phát sinh Hợp đồng chênh lệch [CFD]. Dựa vào đó nhà đầu tư Việt có thể tham gia vào thị trường chứng khoán quốc tế như chứng khoán Mỹ một cách dễ dàng.

*Nhà môi giới ngoại hối

Khác với chứng khoán, thị trường ngoại hối hay Forex tại Việt Nam vẫn chưa phát triển. Vì thế mà cá nhân Việt Nam không thể trực tiếp đầu tư Forex quốc tế. Vậy nên họ cũng cần phải thông qua các sàn môi giới ký quỹ. Cần lưu ý là bạn chỉ nên tham gia và các broker ký quỹ quốc tế uy tín, có trụ sở và giấy phép an toàn. Tránh tham gia các sàn forex hay chứng khoán không có giấy phép.

Làm sao một broker tài chính có được giấy phép kinh doanh

Điều kiện trở thành được cấp phép của broker chứng khoán

Với Broker chứng khoán trong nước điều kiện để được cấp phép kinh doanh sẽ do nhà nước Việt Nam quy định. Các điều kiện chủ yếu bao gồm:

  • Có trụ sở làm việc và đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu
  • Vốn điều lệ tối thiểu 25 tỷ VNĐ
  • Đạt yêu cầu điều kiện về nhân sự
  • Đạt yêu cầu điều kiện về cơ cấu cổ đông, góp vốn

Còn đối với các Broker quốc tế thì phải tuân thủ theo luật của tổ chức tài chính quốc tế. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính phi chính phủ để kiểm soát hoạt động của các nhà môi giới. Các tổ chức quản lý tài chính nổi tiếng như ASIC, CIMA, CySEC, Bafin, BDF, DFSA, SCB.

Vai trò của tổ chức quản lý các broker

Luôn kiểm soát các hoạt động của nhà môi giới, đảm bảo nhà môi giới tài chính luôn hoạt động minh bạch, không có gian lận tài chính.

Có các hoạt động điều tra, kết luận khi có thông tin phản hồi từ phía nhà đầu tư để đảm bảo đồng tiền của nhà đầu tư không đi sai mục đích.

Quan trọng nhất là tổ chức đứng ra bảo vệ nhà đầu tư trong quá trình nhà đầu tư giao dịch tại nhà môi giới tài chính. Nếu nhà môi giới có vấn đề gì như phá sản hoặc không đảm bảo thanh toán, cơ quan tài chính sẽ đảm bảo vốn nhà đầu tư không bị mất.

*Với những yêu cầu khắt khe này, để một broker đạt được giấy phép kinh doanh từ một tổ chức tài chính rất khó. Các yêu cầu đặt ta cho Broker Forex/stock như:

Yêu cầu tách bạch tài khoản: Tài khoản của nhà đầu tư và nhà môi giới được yêu cầu tách bạch riêng rẽ.

Yêu cầu về vốn: Nhà môi giới phải đáp ứng yêu cầu về vốn hoạt động cơ bản.

Yêu cầu báo cáo: Nhà môi giới tài chính được yêu cầu phải gửi báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán được thực hiện bởi bên thứ 3 minh bach thường xuyên hàng năm. Ngoài ra, khi tổ chức cấp phép nghi ngờ hoặc có yêu cầu, broker cũng phải có báo cáo đầy đủ.

Yêu cầu quỹ bồi thường: Các nhà cấp phép tài chính còn yêu cầu broker có một quỹ bồi thường nhà đầu tư, dùng trong các trường hợp khi broker rơi vào phá sản, quỹ này dùng để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Ngoài ra còn một số yêu cầu nhỏ lẻ khác như: Yêu cầu đối với tình trạng cư trú của các khu vực pháp lý; Thanh toán các khoản phí nhà nước; Đôi khi thể nhân được yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng thanh toán; Sự hiện diện của một số nhân viên nhất định có các bằng cấp nhất định.

Trader cá nhân bắt buộc phải đầu tư với một broker?

Có nhưng không hoàn toàn! Tại sao mình lại nói như vậy? Hãy cùng xem phân tích dưới đây của mình.

  • Nếu bạn chọn thị trường đầu tư là các sản phẩm trong nước nhưng chứng khoán trong nước thì việc đầu tư với một broker là không hoàn toàn cần thiết. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm và đang sở hữu khoản vốn nhàn rỗi thì lựa chọn broker là rất hợp lý. Các broker này sẽ giúp bạn phân tích, đánh giá thị trường, từ đó cùng bạn đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Nhưng nếu bạn đã có kiến thức, sẵn sàng và tự tin với khả năng đầu tư của mình. Bạn có thể trực tiếp tham gia trên các công ty chứng khoán mà không cần đến các broker.
  • Còn nếu bạn yêu thích các sản phẩm quốc tế mà tại Việt Nam không thể trực tiếp đầu tư một cách hợp pháp như: Chứng khoán Mỹ, Forex hay tiền điện tử thì bạn bắt buộc phải thông các các broker. Các broker này là kênh duy nhất giúp bạn tiếp cận đến các thị trường quốc tế mà không vi phạm pháp luật. Có được điều này là do tính năng của hợp đồng chênh lệch CFD. Hợp đồng cho phép bạn đầu tư dựa trên sự tăng giảm của giá tài sản mà không cần sửu hữu chúng.

Tóm lại, nếu bạn chọn thị trường tài chính trong nước bạn có thể đầu tư với broker nếu chưa tự tin. Còn nếu bạn yêu thích chứng khoán quốc tế như chứng khoán Mỹ thì bạn cần phải tìm đến các broker uy tín.

Vậy đâu là cách chọn một broker uy tín? Xem phần tiếp theo để biết câu trả lời!

Cách chọn sàn broker đáng tin cậy

Để chọn được một broker tin cậy, ngoài độ uy tín, bạn còn cần cân nhắc các yếu tố khác, đặc biệt là chi phí vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình giao dịch lâu dài của bạn. Dưới đây là các tiêu chí để chọn sàn:

Sàn có giấy phép:

Đây là tiêu chí đặc biệt bạn cần quan tâm trước khi chọn sàn broker uy tín. Thường, các sàn uy tín sẽ được quy định bởi tổ chức tài chính nổi tiếng hàng đầu thế giới như CIMA, ASIC, FCA, CySEC, Như mình chia sẻ ở trên, họ sẽ đóng vai trò là tổ chức thứ 3 bảo vệ vốn của nhà đầu tư được an toàn. Các tổ chức tài chính sẽ có những quy định khắt khe về quản lý, đảm bảo không có bất kỳ hoạt động gian lận tiền của nhà đầu tư, khi sàn phá sản, mấy khả năng thanh toán, tổ chức cấp phép sẽ đứng ra bảo vệ vốn của bạn.

Sàn hướng tới các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư:

Bất kỳ hoạt động đầu tư tài chính nào cũng có rủi ro. Đầu tư chứng khoán/forex sẽ gặp các rủi ro biến động giá. Một sàn đầu tư uy tín sẽ có các biện pháp hướng tới việc bảo vệ nhà đầu tư như công cụ bảo vệ chống số dư âm, công cụ chốt lời/cắt lỗ theo yêu cầu

Nền tảng, điều kiện giao dịch tốt

Sàn uy tín phải cung cấp cho bạn một nền tảng đa diện, vận hành tốt để bạn có thể nhanh chóng hành động để kiếm lời khi có một biến động giá bất kỳ. Ngoài ra, sàn cũng phải hỗ trợ các dịch vụ khác để hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đầu tư như báo cáo phân tích, biểu đồ/chỉ báo chuyên sâu, lịch kinh tế, tin kinh tế. Thậm chí là có cả tài khoản thực hành Demo giúp nhà đầu tư làm quen với thị trường một cách thuần thục.

Thường các nhà đầu tư uy tín sẽ miễn phí các dịch vụ này để hỗ trợ nhà đầu tư một cách tốt nhất.

Các điều kiện dễ tiếp cận:

Khi tham gia đầu tư, hãy chú ý đến các điều kiện mà sàn yêu cầu

+Tiền nạp tối thiểu: Là số tiền yêu cầu bạn cần có trong 1 lần nạp, tiền nạp tối thiểu quá cao sẽ hạn chế khả năng đầu tư của bạn

+Đòn bẩy phù hợp: Các sàn cung cấp đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng giao dịch với số vốn thấp. Tuy nhiên, cần chọn sàn có mức đòn bẩy vừa phải. Đòn bẩy quá cao [1:500 trở đi] sẽ khiến nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mất trắng cao.

-Sàn có phí giao dịch hợp lý, rẻ:

Khi chọn sàn, nhà đầu tư cần kiểm tra các quy định về phí chênh lệch / hoa hồng. Nhà đầu tư nên tìm các sàn có miễn phí hoa hồng, và có phí chênh lệch thả nổi cạnh tranh là tốt nhất.

Bắt đầu giao dịch Forex/chứng khoán/tiền điện tử với một broker

Nếu bạn quan tâm muốn bắt đầu giao dịch forex/chứng khoán/tiền điện tử sau khi đã tìm hiểu và chọn được broker ưng ý, dưới đây là các bước để bạn thực hiện:

B1: Mở tài khoản online

Để mở tài khoản online, bạn truy cập app/website của broker. Chỉ cần cung cấp một số thông tin cá nhân, đồng thời hình chụp CMND/CCCD là có thể đăng ký một tài khoản giao dịch nhanh chóng.

Riêng với tài khoản thực hành Demo, nếu sàn nào có cung cấp, bạn chỉ cần đăng ký bằng email/Facebook đơn giản là có thể sử dụng nhanh chóng

B2: Tìm hiểu thị trường, kỹ thuật

Trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ mua bán. Ví dụ, nếu đầu tư chứng khoán, bạn phải cập nhật kiến thức kinh tế, về cổ phiếu doanh nghiệp, luôn theo dõi xu hướng kinh tế chứng khoán thế giới, theo dõi lịch sự kiện kinh tế thường xuyên.

Ngoài ra, bạn cần học các cách phân tích kỹ thuật, từ biểu đồ giá, từ các chỉ báo kỹ thuật, bạn sẽ tìm được tín hiệu về giá của cổ phiếu, từ đó dự đoán giá lên hay xuống, ra quyết định mua bán phù hợp.

Ngoài ra, hãy tham gia một số forum/diễn đàn chuyên biệt về đầu tư như traderViet, Tradingview, để học tập thêm từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm.

B3: Thực hành chiến lược giao dịch trên tài khoản Demo

Sau khi bạn đã chọn được một sản phẩm phù hợp hoặc yêu thích để giao dịch, điều đầu tiên, bạn nên thực hành chiến lược giao dịch, tìm hiểu kinh nghiệm chơi chứng khoán/forex/tiền điện tử thông qua tài khoản Demo. Trên một số tài khoản Demo, như của Mitrade chẳng hạn, sẽ có cung cấp tiền ảo cho nhà đầu tư, khoảng 50.000$ để nhà đầu tư thỏa sức học tập mà không sợ lỗ vốn.

Hãy đặt mục tiêu thời gian tối đa/tối thiểu để bạn thực hành trên tài khoản Demo để sau đó có thể đẩy nhanh quá trình học tập, đúc rút kinh nghiệm, từ đó nhanh chóng tham gia đầu tư chính thức để kiếm tiền.

B4: Học cách sử dụng các công cụ quản lý rủi ro

Đầu tư luôn gặp rủi ro biến động giá. Do đó, trong quá trình thực hành, bạn bắt đầu tìm hiểu và học cách sử dụng các công cụ giúp quản lý rủi ro như lệnh chốt lời/cắt lỗ:

Lệnh chốt lời: Giúp tối đa hóa lợi nhuận ở mức giá có lợi đã xác định được từ trước.

Lệnh cắt lỗ: Giúp tối thiểu hóa lợi nhuận ở mức giá xác định trước.

Thường, trên các app đầu tư quốc tế đều sẽ có công cụ này, rất dễ sử dụng.

[Công cụ chốt lời/cắt lỗ có sẵn trên giao diện mua bán, rất dễ để nhà đầu tư sử dụng]

B5: Ra quyết định giao dịch chính thức

Sau khi đã tìm hiểu kiến thức và hiểu rõ cách thức đầu tư, bạn ra quyết định mua bán trên vốn của bạn:

-Nếu thấy tín hiệu giá lên, đặt lệnh MUA tài sản, chờ giá lên, thoát lệnh bằng việc BÁN ra để kiếm lời.

-Nếu thấy tín hiệu giá xuống, đặt lệnh BÁN KHỐNG tài sản, chờ giá xuống, thoát lệnh bằng việc MUA LẠI để kiếm lời.

Chi tiết về cách mua bán cổ phiếu/forex/tiền điện tử và tính toán lợi nhuận như sau:

Ví dụ, bạn mua/bán cổ phiếu Google với giá 2,438$/cổ phiếu. Đòn bẩy [Tham khảo trên Mitrade] là 1:5.

Khi đó, lợi nhuận được tính toán như sau:

Giá CP

2,438$

2,438$

Vị thế

MUA

BÁN

Quy mô muốn mở hợp đồng

1 lô

1 lô

Đòn bẩy cho Netflix trên Mitrade

1:5

1:5

Ký quỹ ban đầu

2.438*1*1:5 = 487,6$

2.438*1*1:5 = 487,6$

Giá cp thay đổi

2.478$

2.400$

Lợi nhuận

[2.478- 2.438]*1=40$

[2.438 2.400]*1=38$

Tỷ suất lợi nhuận

40/ 487,6$=8,2%

38/ 487,6$=7,79%

Khuếch đại từ đòn bẩy 1:5

Giá cp thay đổi: Tăng 1,64%Lợi nhuận: 8,22%Tỷ lệ khuếch đại lợi nhuận so với mức tăng giá cp: 5 lần

Giá cp thay đổi: giảm 1,56%Lợi nhuận: tăng 7,79%Tỷ lệ khuếch đại lợi nhuận so với mức giảm giá cp: 5 lần

Như vậy, kể cả khi giá Google tăng hay giảm, bạn đều có thể kiếm lời dựa trên đòn bẩy. Và bạn có thể chú ý ở kết quả trên, lợi nhuận được khuếch đại theo tỷ lệ đòn bẩy. Số lợi nhuận phụ thuộc vào đòn bẩy và tỷ lệ chênh lệch giá.

Lưu ý: Việc mua/bán cổ phiếu Mỹ/Forex/Tiền điện tử tại các broker nước ngoài tương tự như mua bán cổ phiếu truyền thống. Tuy nhiên, sẽ có lệnh BÁN KHỐNG để giúp nhà đầu tư kiếm lời ngay cả khi giá xuống. Ngoài ra, các công cụ quản lý rủi ro chốt lời/cắt lỗ được thể hiện ngay trên lệnh mua/bán luôn, nên bạn hoàn toàn dễ sử dụng các công cụ này.

Kết luận

Với bài viết này, hi vọng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về một bộ phận sẽ hỗ trợ, giúp bạn kết nối với thị trường tài chính trong tương lai là broker. Hiểu rõ cơ chế vận hành của Broker và cách tìm kiếm một Broker chuyên nghiệp, uy tín, tin rằng bạn sẽ có cơ sở để có một nền tảng giao dịch tốt nhất, giúp việc đầu tư giao dịch hiệu quả.

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề