Sự khác biệt lớn nhất giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là:

Hiện nay, còn nhiều bạn vẫn chưa hiểu về quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Bài viết này sẽ chỉ ra điểm khác biệt và giúp các bạn hiểu thêm về nó.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là:
Điểm khác biệt giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nhân lực là gi?

Quản trị nguồn nhân lực thường bao gồm tất cả các hoạt động, các cơ chế chính sách và các quyết định quản lý doanh nghiệp liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn nhân sự và doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng đòi hỏi các cá nhân thực hiện phải có một tầm nhìn chiến lược và gắn nó với những định hướng hoạt động của công ty.

Quản trị nhân lực  xuất phát từ nền tảng quản trị nhân sự, phạm vi nhiệm vụ hoạt động rộng hơn. Vai trò của quản trị nhân lực đóng vai trò mang tính chiến lược lâu dài, hướng đến sự phát triển cũng như sự hài lòng của các nhân sự. Do vậy, vấn đề quản trị nhân lực đòi hỏi những quyết sách nhân sự một cách hệ thống, toàn diện, gắn liền chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hiện nay đều đã và đang sở hữu các nguồn lực như tài chính, các cơ sở vật chất, thiết bị và con người để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, cung ứng ra thị trường. Do vậy, bên cạnh việc thiết lập các thủ tục về cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thì vấn đề về quản trị con người cũng rất quan trọng.

Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự được hiểu là công tác quản lý, khai thác, đánh giá và sử dụng nguồn lao động, nhân lực của một đơn vị, tổ chức, hay của doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý. Chức năng chính của quản trị nhân sự liên quan đến các công việc quan trọng của doanh nghiệp như công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng nhân viên… Bên cạnh đó, người làm quản lý các nhân sự còn giữ một vai trò quan trọng trong tạo dựng cộng đồng, một môi trường làm việc, luôn lắng nghe, đưa ra các quan điểm, định hướng, nhằm đáp ứng nhu cầu cần có của nhân viên, sao cho đạt hiệu quả công việc cao nhất đối với doanh nghiệp.

Quản trị nhân sự luôn xem con người là trung tâm của mọi nhiệm vụ. Việc quản trị nhân sự phần lớn dựa trên yếu tố con người như: cảm xúc, thái độ, tình cảm sự cảm thông và khuyến khích tự giải quyết lẫn nhau khi phát sinh mâu thuẫn, nhằm tạo điều kiện động viên, khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, phát triển trong tổ chức.

Bạn có thể xem thêm bài viết: học quản trị nhân sự

Sự khác nhau giữa quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự

Có khá nhiều điểm khác nhau giữa quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự.Sau đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực:

Phần quản lý liên quan đến các lực lượng nhân sự trong doanh nghiệp được gọi là quản lý nhân sự. Các nhánh quản lý, các phòng, ban tập trung vào việc sử dụng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp một cách tốt nhất có thể được gọi là quản lý nguồn nhân lực.

Quản lý nhân sự luôn coi người lao động là một công cụ hoặc máy móc trong khi quản lý nhân sự coi người lao động là một dạng tài sản quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

Về quản lý nguồn nhân lực được xem là một phiên bản nâng cao của quản lý nhân sự.

Việc đưa ra một quyết định chậm trong  vấn đề quản lý nhân sự, nhưng ngược lại cũng tương đối nhanh trong quản lý nhân sự.

Trong quản lý nhân sự có sự phân bổ hợp lý từng phần các sáng kiến. Tuy nhiên, khi phân phối tích hợp các sáng kiến ấy đã ​​có trong quản lý nguồn nhân lực.

Trong vấn đề quản lý nhân sự, cơ sở để thiết kế các công việc khác nhau của doanh nghiệp là sự phân chia cụ thể các công việc. Trong khi trường hợp quản lý nguồn nhân lực, nhân viên sẽ được chia thành các tổ, các nhóm hoặc từng đội cụ thể để thực hiện bất kỳ các nhiệm vụ nào khi được cấp trên giao.

Trong vấn đề PM, các cuộc đàm phán về những công việc khác nhau dựa trên việc thương lượng tập thể nhân sự với lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp. Ngược lại, trong vấn đề HRM, không cần phải thương lượng tập thể vì dựa trên các hợp đồng cá nhân đã tồn tại với mỗi nhân viên và người lao động.

Trong PM, vấn đề lương thưởng dựa trên đánh giá năng suất công việc. Không giống như HRM, nơi căn cứ để trả lương là đánh giá vấn đề hiệu suất.

Ngoài ra, quản lý nhân sự chủ yếu thường tập trung vào các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, ví dụ như thuê nhân viên làm việc, trả công hàng tháng, đào tạo, bồi dưỡng và hòa hợp. Ngược lại, về vấn đề quản lý nguồn nhân lực tập trung vào việc coi hệ thống nhân viên như một tài sản quý giá, cần được giáo dục nâng cao và được đánh giá, sử dụng và bảo quản một cách có hệ thống.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tâm sự Ceo

Trên đây là bài viết so sánh về quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu hai vấn đề này.

Cùng liên quan đến doanh nghiệp nhưng quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực không phải là một, không hề giống nhau hoàn toàn, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt. Bởi vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn để giải quyết thắc mắc này nhé.

Con người – nguồn nhân lực là yếu tố chính tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự luôn là lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm ở bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ cùng với sự biến động không ngừng của thị trường như hiện nay.

Quản trị nhân sự là gì? Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Để có thể hiểu được điểm chung giữa hai hoạt động này, trước tiên chúng ta hãy xem định nghĩa về chúng như thế nào.

Quản trị nhân sự là chuỗi các hoạt động bao gồm quản lý nhân sự, khai thác, sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả và hợp lý. Quản trị nhân sự liên quan đến những công việc như tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đánh giá, xử phạt…… Những người làm quản trị nhân sự cũng chính là người giữ vai trò lắng nghe, đưa ra ý kiến, xây dựng cộng đồng, môi trường làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên và cũng chính là đảm bảo sao cho đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là:

Còn quản trị nguồn nhân lực là tổng hợp tất cả các hoạt động, cơ chế chính sách, các quyết định quản lý liên quan đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải có tầm nhìn, đưa ra quyết định gắn liền với chiến lược hoạt động lâu dài của công ty.

Cụ thể đó là các hoạt động về cải tiến, tiềm lực, nhân sự, kỹ năng, học hỏi, đào tạo, tuyển dụng, hiệu suất, lãnh đạo.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là:

>>>> Như vậy ta có thể thấy được sự giống nhau giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là con người – nguồn lao động chính tạo ra lợi nhuận, góp phần rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đều hướng tới mục tiêu xây dựng lao động chất lượng và nâng cao hiệu quả công việc.

Sự khác nhau giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực

Nếu bạn còn đang nhầm lẫn giữa quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự thì dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn phân biệt dễ dàng.

Quan điểm chung

– Quản trị nhân sự: Lao động là một trong những chi phí đầu vào của khâu sản xuất

– Quản trị nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chính là tài sản quý báu nhất cần phải được phát triển

Mục tiêu đào tạo

– Quản trị nhân sự: Giúp cho nhân viên thích nghi với vị trí công việc và môi trường làm việc

– Quản trị nguồn nhân lực: Đầu tư & phát triển nguồn lực lâu dài và có kế hoạch rõ ràng

Thời gian

– Quản trị nhân sự: Ngắn hạn và trung hạn

– Quản trị nguồn nhân lực: Dài hạn

Lợi thế cạnh tranh

– Quản trị nhân sự: Thị trường, công nghệ

Sự khác biệt lớn nhất giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực là:

– Quản trị nguồn nhân lực: Chất lượng của nguồn nhân lực

Cơ sở của năng suất, chất lượng

– Quản trị nhân sự: Tổ chức, máy móc

– Quản trị nguồn nhân lực: Công nghệ, tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực

Các yếu tố động viên

– Quản trị nhân sự: Tiền, thăng tiến trong công việc

– Quản trị nguồn nhân lực: Tiền, cơ hội thăng tiến, tính chất công việc

Thái độ với sự thay đổi

– Quản trị nhân sự: Nhân viên thường sẽ có xu hướng chống lại hoặc không thích nghi với sự thay đổi

– Quản trị nguồn nhân lực: Có thể thích ứng và đối mặt với những thách thức mới

Các chức năng tổ chức

– Quản trị nhân sự: Tuyển dụng nhân sự, phân tích công việc, đào tạo & nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua vật chất và tinh thần.

– Quản trị nguồn nhân lực: Chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra.

Vì vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong tổ chức nên bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quản trị nhân sự đồng thời đưa ra kế hoạch quản lý nguồn nhân lực rõ ràng, mang tính chiến lược.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng điểm giống nhau giữa quản trị nguồn nhân lực với quản trị nhân sự là ở đối tượng – con người. Nhưng quản trị nguồn nhân lực rộng hơn và bao quát hơn khái niệm quản trị nhân sự. Để có thể phát triển vững chắc, lâu dài thì doanh nghiệp cần phải nhận thức đầy đủ, chú trọng đầu tư vào quản trị nguồn nhân lực nhằm thu về mục tiêu chung và thống nhất.