Sự khác biệt về đặc điểm giữa hai hình thức khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp

Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp?

Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp?

Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

Nêu các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

Văn bản Pháp luật

LĐT và Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu năm 2016 [“Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu”] tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các Khu công nghiệp [“KCN”], Khu chế xuất [“KCX”] và Khu kinh tế [“KKT”]. Khu công nghệ cao [“KCNC”] được điều chỉnh riêng bởi Luật Công nghệ cao năm 2008, đã được sửa đổi bởi LĐT [“Luật Công nghệ cao”].

Các văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ [“Nghị định 31/2021”] quy định chi tiết quy trình và thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ áp dụng đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động của nhà đầu tư trong các khu nói trên; Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ, đã được sửa đổi bởi Nghị định 31 [“Nghị định 82/2018”], quy định về KCN, trong đó bao gồm KCX, khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái, và KKT; Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 26/08/2003 của Chính phủ, đã được sửa đổi bởi Nghị 31 [“Nghị định 99/2003”], ban hành Quy chế Khu công nghệ cao; Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ [“Quyết định 53/2004/QĐ-TTg”], về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao; Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 16/03/2021 của Thủ tướng [“Quyết định 10/2021/QĐ-TTg”], về việc Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao; và nhiều thông tư liên quan đến môi trường, xây dựng, lao động, thuế, thủ tục hải quan trong các khu nói trên.

Đặc điểm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao

KCN và KCX là khu vực có ranh giới cụ thể và không có dân cư, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do Chính phủ hoặc Thủ tướng thành lập, bao gồm các doanh nghiệp trong KCN và doanh nghiệp chế xuất. Trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình, KCN gồm nhiều loại hình khác nhau như sau:

  • KCX làKCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • KCN hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN;
  • KCN sinh thái là KCN, trong đó có các doanh nghiệp trong KCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định; bao gồm các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác; được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. KKT bao gồm KKT ven biển và KKT cửa khẩu, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình KKT.

Có các đặc điểm tương tự, KCNC theo định nghĩa tại Luật Công nghệ cao và Nghị định 99, tuy nhiên, đây là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng được thành lập để thực hiện công tác nghiên cứu phát triển [R&D] và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và mua bán các sản phẩm công nghệ cao cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Cần lưu ý là trong KCNC có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. Doanh nghiệp KCNC là những doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật và hoạt động trong KCNC, bao gồm doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, công ty phát triển KCNC, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống và doanh nghiệp chế xuất.

Theo LĐT, các KCN, KCX, KKT và KCNC không phải là các phương tiện điển hình cho đầu tư nước ngoài, nhưng KCN và KCX đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đó là lý do mà nội dung này được mô tả tại đây. Mục đích của KCN và KCX là để cung cấp cơ sở chung, hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến và lắp ráp sản phẩm [chỉ để phục vụ xuất khẩu nếu là KCX]. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích đặt tại các khu này vì các tại đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ vận chuyển hàng hóa và tiện ích tốt, cũng như sẵn có các dịch vụ cần thiết.

Về nguyên tắc, đầu tư xây dựng KCN, KCX, KKT hoặc KCNC phải tuân thủ các thủ tục và quy định giống như việc đầu tư của nước ngoài vào các khu này cũng như vào các khu vực khác của đất nước. Để thu hút hơn nữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một số ưu đãi nếu đầu tư xây dựng KCN và KCX, trong đó có ưu đãi về thủ tục cấp phép dễ dàng hơn, thời hạn dài hơn và ưu đãi về thuế.

Thuận lợi đối với việc xin đầu tư vào KCN, KCX, KKT và KCNC

Thủ tục xin đầu tư vào KCN, KCX, KKT hoặc thậm chí là KCNC tương tự như việc đặt cơ sở tại các khu vực khác trong toàn quốc, nhưng quá trình xem xét và cấp phép dễ dàng hơn. Ví dụ, đối với các dự án đầu tư thực hiện trong KCN hoặc KCNC, cơ quan cấp phép đầu tư xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư mà không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư trong KCN, KCX, KKT, KCNC, nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động sau:

  1. Thuê hoặc mua kho, bãi để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình;
  2. Sử dụng và thanh toán tiền sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, xử lý chất thải và các công trình công cộng khác [“phí hạ tầng”];
  3. Chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở, trụ sở và các công trình khác phục vụ hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản;
  4. Cho thuê, cho thuê lại trụ sở, văn phòng và các công trình khác để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản;
  5. Thực hiện các hoạt động khác được quy định trong LĐT, Nghị định 31, các quy định của Chính phủ về KCN, KCX, KKT, KCNC và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Nghị định 82/2018 và Nghị định 31/2021, KKT, KCNC [kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ] được xem là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; còn KCN, KCX và các cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ nằm trong danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn để được hưởng ưu đãi đầu tư, KCN và KCX được thành lập ở những địa bàn nằm trong Danh sách các vùng kinh tế – xã hội có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng những ưu đãi đầu tư áp dụng đối với các địa bàn này. Các nhà đầu tư vào KCN, KCX, KKT và KCNC được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN], thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng [GTGT] nhiều hơn so với các nhà đầu tư thông thường khác.

Các doanh nghiệp thành lập mới từ những dự án đầu tư trong KCN hoặc KCX nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, KKT, và KCNC được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm tính từ năm đầu tiên dự án có doanh thu, sau khi được miễn thuế 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Các doanh nghiệp thành lập mới từ những dự án đầu tư trong KCN, KCX được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 17% trong thời hạn 10 năm, và được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

Các nhà đầu tư trong KCN, KCX, KKT và KCNC cũng được sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ tiện ích và các thuận lợi khác. Nhưng, thay vào đó, họ phải trả giá thuê đất và sử dụng cơ sở hạ tầng cao hơn, và thường phải trả giá thuê đất và cơ sở hạ tầng theo kỳ. Điều này thể hiện mặt không thuận lợi của KCN, KCX, KKT và KCNC. Tuy nhiên, trừ các dự án khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ngoài sản xuất ô tô; đất của dự án đầu tư trong KCN hoặc KCX nằm trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, KKT, KCNC được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; và đất của dự án đầu tư trong KCN, KCX được giảm 50% số thuế phải nộp.

Các doanh nghiệp thành lập mới từ những dự án đầu tư [trừ các dự án khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ngoài sản xuất ô tô] trong KCN hoặc KCX nằm trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, KKT, KCNC; hoặc trong KCN, KCX được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được sử dụng trực tiếp cho dự án sản xuất;
  • Linh kiện, bộ phận, phụ tùng để lắp ráp hoặc vận hành máy móc, thiết bị;
  • Nguyên liệu được dùng để chế tạo máy móc, thiết bịhoặc để chế tạo linh kiện, bộ phận, hoặc phụ tùng của máy móc, thiết bị;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư [trừ các dự án khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ] trong KCN hoặc KCX nằm trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, KKT, KCNC được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đi vào sản xuất.

Ngoài ra, hàng hóa từ khu phi thuế quan [bao gồm: KCX, doanh nghiệp chế xuất, nghĩa là các doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong một KCX hoặc các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong một KCN hoặc KKT, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập] xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và các doanh nghiệp chế xuất, mức thuế ưu đãi có hiệu lực chung [CEPT/AFTA] sẽ được áp dụng nếu các doanh nghiệp này xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nội địa, miễn là sản phẩm có ít nhất 40% yếu tố xuất xứ từ các nước ASEAN; được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu sản phẩm sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp trong khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau là đối tượng không chịu thuế  GTGT.

Ngoài ra, hàng hóa được bán cho, cũng như các dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan [nghĩa là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ] và tiêu thụ trong khu phi thuế quan, được coi là hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, và hưởng thuế suất thuế GTGT 0%.

Video liên quan

Chủ Đề