Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

15/03/2022 12:27

Khi học thuộc tài khoản kế toán vì có rất nhiều tài khoản vì thế các bạn nên chia nhỏ ra để học thuộc, theo từng loại tài khoản kế toán, tránh học cả bảng danh mục một lúc không thể nhớ hết được lại hay lẫn. Một điều quan trọng nữa đó là bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành. Hoặc bạn cũng có thể làm một số ví dụ về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản kế toán, sẽ giúp bạn nhớ rất lâu

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

1. Phân loại theo nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh

- Tài khoản phản ánh tài sản;

- Tài khoản phản ánh nguồn vốn;

- Tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập;

- Tài khoản phản ánh chi phí.

Cách phân loại này giúp cho kế toán lựa chọn những tài khoản thích hợp sử dụng trong kế toán hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

2. Phân loại theo công dụng và kết cấu của tài khoản

- Tài khoản cơ bản: là loại tài khoản có công dụng toán toàn bộ tài sản nguồn vốn hình thành tài sản thuộc sở hữu của Doanh nghiệp;

- Tài khoản điều chỉnh: Là những tài khoản có công dụng điều chỉnh giá trị của tài sản, nguồn vốn, có thể điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Tài khoản nghiệp vụ: là các loại tài khoản được dùng để hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phân loại theo nội dung chỉ tiêu biểu thị đối tượng kế toán cụ thể ở tài khoản

Tài khoản tổng hợp: là tài khoản kế toán trong đó phản ánh về đối tượng kế toán ở phạm vi tổng quát khái quát.

Tài khoản chi tiết: là tài khoản kế toán được sử dụng nhằm chi tiết hóa đối tượng kế toán ở tài khoản tổng hợp.

Tài khoản chi tiết sẽ bổ sung làm rõ hơn đối tượng phục vụ cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý.

4. Phân loại theo quan hệ với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán; 

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu bên ngoài Bảng cân đối kế toán;

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh. 

Cách phân loại này giúp kế toán có thể cung cấp một cách tổng quát thông tin kế toán vì công việc cuối cùng của hạch toán kế toán là cung cấp những thông tin thu thập được thông qua các báo cáo tài chính dựa trên tài khoản kế toán. Giữa báo cáo kế toán và tài khoản kế toán có mối liên hệ mật thiết với nhau.

 Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

a) Nhớ từng đầu tài khoản

– TK đầu 1: Từ 111 ­ 171 là loại TK tài sản ngắn hạn

– TK đầu 2: Từ 211 ­ 244 là loại TK tài sản dài hạn

– TK đầu 3: Từ 311 ­ 356 là loại TK nợ phải trả

– TK đầu 4: Từ 411 ­ 421 là loại TK nguồn vốn chủ sở hữu

– TK đầu 5: Từ 511 – 521 là loại TK doanh thu

– TK đầu 6: Từ 611 – 642 là loại TK chi phí sản xuất, kinh doanh

– TK đầu 7: (711) là TK thu nhập khác

– TK đầu 8: Từ 811 ­ 821 là loại TK chi phí khác

– TK đầu 9: (911) là TK xác định kết quả kinh doanh

– TK đầu 0: Từ 001 – 007 là loại TK ngoài bảng.

b) Chú ý 5 loại TK như sau:

– Tài khoản tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

– Tài khoản nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

– Tài khoản doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

– Tài khoản chi phí gồm: TK đầu 6 + 8.

– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

c) Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ:

– Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

– Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có

– Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó

– Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: là các tài khoản dự phòng

Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại. Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )

d) Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

– Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn

– Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

– Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ

Các bạn lưu ý khi học thuộc tài khoản kế toán tránh học cả bảng một lúc mà hay chia nhỏ ra và mỗi loại áp dụng một dạng bài tập định khoản tương ứng để thực hành. 

Cần tham khảo thêm các khóa học kế toán dành cho người mới bắt đầu tại Đức Minh vui lòng liên hệ zalo : 0342.254.883.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp – Căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề, thực trạng về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Bởi vậy, Bài viết này Kế toán Việt Hưng cùng các bạn phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

1. Mục đích phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta sẽ biết được:

– Nắm được các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản, nguồn bốn

– Xác định nhân tố tác động đến cơ cấu tài sản

– Phân tích tính độc lập và ổn định của nguồn vốn.

=>Như vậy, dựa vào những con số khi phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn sẽ giúp cho các đối tượng biết được tình trạng, sức khỏe của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp: mục đích cuối cùng là để đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thông qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn.

Đối với chủ nợ: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyêt định thích hợp (cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thông qua việc đánh giá sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Đối với nhà đầu tư: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyết định thích hợp (có đầu tư hay không) thông qua việc nhận định rủi ro, đánh giá lợi nhuận

2. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức hệ số cơ cấu tài sản:

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới

Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp…

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài.

Ví dụ: Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn
Ví dụ phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A

=>Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta dễ dàng thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn.

3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp.

Phân tích kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

Phân tích tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

Ví dụ: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp B như sau:

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

=>Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta dễ dàng thấy cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp B với nguồn vốn đang được tăng lên do tăng vốn chủ sở hữ và nợ phải trả.

Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở cách sử dụng nguồn vốn có đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh doanh không? Hy vọng, với bài viết này các bạn dễ dàng áp dụng để phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp của mình.

Sự khác nhau giữa kết cấu tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn

Chúc các bạn thành công!