Sự kiện nào là mấu chốt khởi đầu cho các sự việc trong truyện bánh chưng, bánh giầy?

Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân lộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đến Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với cácc lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khơi quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai

quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần  rằng công việc dọn dẹp đền đó hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân, Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ

là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành, Sáng 15 tháng Hai tiến

hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thông, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại,... ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,... Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

[Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012]

1. Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2. Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm?

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4. Đoạn trích đã làm nói bật được đặc trưng của lễ hội nói chung, lễ hội đền Cuông nói riêng như thế nào?

5. Hãy liên hệ với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 [Ngữ văn 6, tập hai] và rút ra nhận xét về điểm chung của các lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng.

6. Nêu cách em suy đoán nghĩa của từ khơi quơng trong câu văn: “Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch đề xin phép các vị

thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội.“

7. Nêu cách xử lí của em nếu được yêu cầu nhập hai câu sau đây thành một và có sử dụng dấu chấm phểy: “Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6

bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các bạn, ngành và người dân về dự lễ”

Xem lời giải

Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 5, câu 6, 7, 8 trang 6 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống, bài tập 5 đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt, bài 6. Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy [từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương] trong SGK [tr. 22] và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Nêu chi tiết có thể giúp người đọc biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì nào trong lịch sử dân tộc. Em đã học truyền thuyết nào cùng kể về thời kì lịch sử này?

Trả lời:

Chi tiết “Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được” đã giúp ta biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết Thánh Gióng cũng kể về thời kì này.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Đoạn trích cho biết về thử thách nào được đặt ra trước những người con của Vua Hùng? Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là gì?

Trả lời:

Đoạn trích cho biết một thử thách được đặt ra trước những người con của Vua Hùng: tìm dáng lễ vật cúng Tiên vương có thể làm vừa ý vua cha để được truyền ngôi. Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là làm sao xác định được người biết nối chí mình trước trọng trách dựng nước, giữ nước, đưa lại cảnh thái bình cho thiên hạ.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ diễn biến của câu chuyện?

Trả lời:

Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa mấu chốt mà tất cả những diễn biến tiếp theo của câu chuyện đều xuất phát từ đó.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Qua tình huống được kể trong đoạn trích, trên cơ sở liên hệ với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, hãy nêu nhận xét của em về cách mà truyền thuyết thường sử dụng để làm nổi bật đặc điểm, phẩm chất của các nhân vật chính trong truyện.

Trả lời:

Thử thách đặt ra cho các lang [con trai vua] được kể trong đoạn trích gợi nhớ thử thách đặt ra cho người nào muốn làm con rể Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Qua điểm giống nhau này giữa hai truyện, có thể thấy truyền thuyết thường xây dựng những tình huống gay cấn đòi hỏi nhân vật phải thực sự bộc lộ tài trí, phẩm chất hơn người của mình. Người vượt qua nó sẽ trở thành anh hùng trong sự tôn vinh của cộng đồng.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Thánh Gióng, Sơn Tinh, Lang Liêu đều là những anh hùng, xuất hiện để đáp ứng các đòi hỏi lớn lao của đời sống dân tộc. Theo em, các đòi hỏi lớn lao đó là gì?

Trả lời:

Thánh Gióng [trong truyện Thánh Gióng], Sơn Tinh [trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh] và Lang Liêu [trong truyện Bánh chưng, bánh giầy] đều được xem là những anh hùng trong cảm nhận và suy nghĩ của người Việt. Thánh Gióng sinh ra để đáp ứng yêu cầu chống giặc ngoại xâm; Sơn Tinh xuất hiện để thực hiện công cuộc chế ngự, chinh phục thiên nhiên; còn Lang Liêu có mặt với tư cách là người góp công tạo dựng nền văn hoá riêng, đặc sắc của cộng đồng người Việt thời xưa.

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Theo những gì được gợi lên từ đoạn trích, hãy cho biết tầm quan trọng của những hoạt động sáng tạo trong cuộc sống đời thường của một cộng đồng dân tộc.

Trả lời:

Những phát minh, sáng chế trong cuộc sống của một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn. Chính chúng sẽ góp phần làm nên và định hình bản sắc của một dân tộc, giúp nó tồn tại mãi với thời gian.

Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Liệt kê những từ có yếu tố hậu mang nghĩa như từ hậu trong câu:" Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương".

Trả lời:

Từ hậu được chú thích ở SGK [tr. 22] là chỉ sự đầy đặn, thường nói về lễ vật, ơn nghĩa, phúc đức,... Có thể nêu những từ chứa yếu tố hậu mang nghĩa này như: hậu ý [ý tốt], hậu đãi [tiếp đãi một cách chu đáo, đầy trân trọng], hậu vị [vị ngon],...

Câu 8 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Nêu cách hiểu của em về từ nối, từ đó, giải thích nghĩa của cụm từ nối chí trong đoạn trích trên.

Trả lời:

Từ nối có nghĩa là làm liền lại với nhau, chắp lại với nhau hay tiếp vào nhau làm cho liền mạch, liên tục. Từ cách giải thích này, có thể hiểu nối chí là tiếp tục duy trì ý chí, nguyện vọng của người đi trước trong hành động.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 6

Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giầy

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Bánh chưng, bánh giầy bao gồm 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài 2 Ngữ văn 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Bánh chưng bánh giầy lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ân Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

[...] Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

Trong trời đất, không gì quý bằng lúa gạo, chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

[...] Vua họp mọi người lại nói:

Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Câu 1. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, người con được vua cha truyền ngôi phải có điều kiện gì?

A. Nhất định phải là con trưởng.

B. Có sức khỏe phi thường.

C. Không nhất thiết phải là con trưởng nhưng phải là người làm vừa ý Hùng Vương, đồng thời có cùng chí hướng với vua cha.

D. Phải có văn võ song toàn, giàu có và tặng cho vua cha nhiều món quà có ý nghĩa nhất.

Câu 2. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

A. Giặc Ân phương Bắc.

B. Giặc Trần

C. Giặc Ngô.

D. Giặc Minh.

Câu 3. Vua Hùng trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có bao nhiêu người con trai?

A. 16 người

B. 20 người

C. 24 người

D. 28 người

Câu 4. Câu nào sau đây trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy không nói về hoàng tử Lang Liêu?

A. Là con thứ mười tám của Hùng Vương.

B. Có mẹ là người được vua cha yêu thương và sủng ái nhất.

C. Là người chăm lo việc đồng áng, quanh năm suốt tháng lo việc trồng lúa, trồng khoai.

D. Có cuộc sống rất nghèo khổ và đạm bạc.

Câu 5. Trong truyền thuyết Bánh chứng, bánh giầy, vị thần xuất hiện và báo mộng cho Lang Liêu đã nói thứ gì là quý nhất trong trời đất?

A. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

B. Sừng hươu, tê giác, ngà voi.

C. Vàng bạc, châu báu.

D. Lúa gạo.

Câu 6. Các công đoạn làm bánh chưng của Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

1. Nấu bánh qua một ngày một đêm cho chín nhừ.

2. Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt trắng và tròn, sau đó đem vo sạch.

3. Dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông.

4. Lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân bánh.

Hãy sắp xếp các công đoạn trên theo thứ tự trong truyền thuyết:

A. [2] - [4] - [3] - [1].

B. [2] - [3] - [4] - [1].

C. [2] - [4] - [1] - [3].

D. [2] - [1] - [4] - [3].

Câu 7. Lang Liêu đã chọn lễ vật gì để dâng lên cho vua cha trong ngày lễ Tiên vương?

A. Hai loại trái cây tượng trưng cho trời và đất.

B. Hai loại bánh được làm từ gạo nếp: một loại hình vuông và một loại hình tròn,

C. Hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy.

D. Vàng bạc, châu báu và ngà voi.

Câu 8. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy ra đời nhằm mục đích gì?

A. Nhằm giải thích nguồn gốc của hai loại bánh làm từ gạo nếp là bánh chưng và bánh giầy.

B. Nhằm phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nưức.

C. Đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Hai loại bánh hình tròn và hình vuông mà Lang Liêu dâng lên được vua Hùng giải thích ý nghĩa như thế nào?

A. Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời nên Hùng Vương đặt tên là bánh giầy.

B. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất nên Hùng Vương đặt tên là bánh chưng.

C. Hai loại bánh này rất ngon, được vua Hùng và các quan hết lòng khen ngợi.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 10. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.

B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước.

C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con.

D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc.

II. TỰ LUẬN

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là gì?

Gợi ý trả lời:

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nội dung giải thích nguồn gốc của hai loại bánh phổ biến trong dịp Tết cổ truyền ở nước ta là bánh chưng và bánh giầy. Thông qua việc giải thích nguồn gốc hai loại bánh đó, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người con, mở rộng ra là những người lao động. Truyện còn gián tiếp đề cao nghề nông, một nghề truyền thống của dân tộc.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu làm người nối ngôi còn cho thấy lòng tôn kính tổ tiên, coi trọng những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trên cơ sở coi trọng giá trị lao động. Bên cạnh đó truyện còn ca ngợi truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Đó là những ý nghĩa nổi bật trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Đáp án Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 bài Bánh chưng, bánh giầy

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

B

D

A

B

D

D

A

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giầy, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề