Sư phạm tiếng Anh lương bao nhiêu

Nếu như trước đây, phải học tiểu học, thậm chí là cấp 2 mới bắt đầu tiếp xúc với ngoại ngữ thì hiện tại, trẻ em được học ngoại ngữ từ sớm. Điều này giúp hoàn thiện tư duy ngôn ngữ và các em có thể chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho tương lai. Dù vậy, chất lượng giáo viên tiếng Anh mầm non được cho là chưa đồng đều và vẫn còn thiếu nhân sự vừa có trình độ, vừa có nghiệp vụ sư phạm.

Việc làm Giáo Viên Tiếng Anh Mầm Non

Công việc của Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì?

I. Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì?

Giáo viên mầm non trong tiếng Anh được gọi là Preschool Teacher, trong khi đó, Giáo viên tiếng Anh mầm non được gọi là Preschool English Teacher - là người phụ trách giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em tại trường mầm non. Tùy vào chương trình đào tạo của trường mà giáo viên tiếng Anh mầm non có thể chỉ dạy vào tiết tiếng Anh hoặc giảng dạy các môn học, hướng dẫn các hoạt động ở lớp cho các con bằng tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh mầm non cần có trình độ tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm, yêu trẻ, kiên nhẫn,... để có thể trao đổi, hướng dẫn và dẫn dắt các em nhỏ, giúp các em tự tin và thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh căn bản ngay từ những ngày đầu tiếp xúc, hình thành phản xạ tốt và tự nhiên với giao tiếp và học tập bằng tiếng Anh.

II. Mô tả công việc của Giáo viên tiếng Anh mầm non

Mô tả công việc của Giáo viên tiếng Anh mầm non ở các trường mầm non khác nhau, theo tiêu chuẩn khác nhau cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau, dù vậy thì đặc điểm chung sẽ là xoay quanh các nhiệm vụ như sau:

  • Chuẩn bị giáo án và kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
  • Chuẩn bị đồ dùng học tập, hỗ trợ trẻ tiếp thu nhanh qua hình ảnh, âm thanh, hoạt động.
  • Giảng dạy tiếng Anh cho trẻ, hướng dẫn và giải thích để trẻ ghi nhớ và phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, nhận thức về đồ vật, sự vật, hiện tượng bằng tiếng Anh.
  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đơn giản phù hợp với trẻ mẫu giáo.
  • Hướng dẫn trẻ thích nghi, hòa đồng với bạn bè, lễ phép và có cách cư xử tốt.
  • Chào đón trẻ đến lớp và trả các con khi hết giờ học.
  • Một số công việc khác theo yêu cầu và quy định của nhà trường (ví dụ như chuẩn hóa các quy trình để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; tổ chức và tham gia các chương trình hay hoạt động phát triển văn - thể - mỹ cho trẻ...).

III. Để trở thành Giáo viên tiếng Anh mầm non cần trình độ, kỹ năng thế nào?

Có thể thấy là nếu tính trên "đầu việc" thì mô tả công việc của Giáo viên tiếng Anh mầm non không quá nhiều nhưng thực tế, công việc không hề đơn giản, yêu cầu ở người giáo viên các kỹ năng và phẩm chất nhất định để có thể hoàn thành tốt nhất. Khi đánh giá giáo viên tiếng Anh mầm non, nhà tuyển dụng ngoài việc đánh giá bằng cấp, trình độ dựa trên CV, hồ sơ xin việc cũng sẽ đặc biệt yêu cầu bạn đứng lớp, dạy thử, có những câu hỏi tình huống để kiểm tra các kỹ năng và phẩm chất.

Về cơ bản, nếu như muốn trở thành giáo viên tiếng Anh mầm non thì bạn sẽ cần đáp ứng được các điều kiện như sau:

1. Về trình độ, bằng cấp của Giáo viên tiếng Anh mầm non

Giáo viên tiếng Anh mầm non cần có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh hoặc chuyên ngành tiếng Anh (Ngôn ngữ Anh, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh biên - phiên dịch,...) kèm theo chứng chỉ sư phạm.

Tùy vào tiêu chuẩn của các trường mà yêu cầu bằng cấp có thể "du di", chẳng hạn ở những trường mầm non quốc tế có quy mô và uy tín, cung cấp môi trường làm việc tốt với mức lương cao thì yêu cầu về trình độ thường cao hơn - chỉ tuyển ứng viên có bằng sư phạm tiếng Anh từ đại học hoặc sau đại học chẳng hạn. Trong khi đó, tại các trường phổ thông hơn thì bằng cao đẳng và/ hoặc có chứng chỉ sư phạm là đủ.

Trở thành Giáo viên tiếng Anh mầm non chuyên nghiệp cần kỹ năng, phẩm chất gì?

2. Yêu cầu kỹ năng, phẩm chất với Giáo viên tiếng Anh mầm non

Có thể nói, với vị trí giáo viên tiếng Anh mầm non thì các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất quan trọng không kém - nếu không muốn nói là còn quan trọng hơn cả trình độ nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Phẩm chất và kỹ năng bạn có không chỉ quyết định việc bạn có ứng tuyển thành công hay không mà còn quyết định việc bạn có thể gắn bó với nghề bao lâu, có thành công trong vai trò giáo viên tiếng Anh mầm non không.

  • Nghiệp vụ sư phạm: Nghiệp vụ sư phạm để bạn biết cách tiếp cận bài giảng, lên cấu trúc bài, soạn giáo án, có cách tương tác tích cực với học sinh,... Đây cũng là lý do mà hầu như tất cả các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đều yêu cầu và/ hoặc ưu tiên ứng viên có nghiệp vụ sư phạm.
  • Tâm lý giáo dục trẻ mầm non: Tâm lý trẻ mầm non khác với sinh viên đại học. Việc giáo viên tiếng Anh mầm non hiểu tâm lý giáo dục trẻ mầm non sẽ cho phép bạn dễ dàng kết nối với các con, có thể trao đổi, hiểu vì sao trẻ có hành động hay cách phản ứng, cư xử như vậy để từ đó dẫn dắt chúng tốt hơn.
  • Kỹ năng diễn đạt, giảng giải, hướng dẫn: Có một thực tế là không phải ai giỏi tiếng Anh hoặc giỏi giao tiếp, diễn thuyết là sẽ phù hợp làm giáo viên tiếng Anh mầm non. Cách trao đổi với trẻ, giảng giải cho chúng cần rất nhiều kiên nhẫn và phải có phương pháp phù hợp, đặc biệt là trong nhiều trường hợp sẽ cần bạn điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trẻ. Ngay cả cách bạn nói với cao độ như thế nào cũng sẽ quyết định khả năng tập trung, mức độ yêu thích của trẻ với bài giảng.
  • Yêu trẻ và nhiệt tình: Đương nhiên, điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng quyết định có chọn bạn là ứng viên phù hợp nhất với vai trò giáo viên tiếng Anh mầm non hay không là bạn có nhiệt tình, năng động và yêu trẻ hay không. Những người mà tình yêu "không đủ lớn" có thể không kiên trì được lâu dài với công việc này do áp lực lớn, dễ mất kiên nhẫn hoặc thậm chí là có thái độ thờ ơ với trẻ.
  • Kiên nhẫn và bình tĩnh: Giáo viên tiếng Anh mầm non cũng cần có sự bình tĩnh và kiên nhẫn trong những trường hợp trẻ chưa tiếp thu được thông tin, mất tập trung, nói chuyện riêng, khóc hay đùa nghịch. Những phản ứng như vậy của trẻ là bình thường vì các con còn nhỏ và chưa thể có kiểu tập trung, tư duy như người lớn. Lòng kiên nhẫn, sự bao dung của bạn sẽ ảnh hưởng tới việc bạn cư xử thế nào với trẻ.
  • Khéo léo, nhanh nhẹn, kỹ năng xử lý tình huống tốt: Thực chất thì công việc của giáo viên mầm non hay giáo viên tiếng Anh mầm non vừa là giảng dạy lại vừa kết hợp với chăm trẻ. Có nhiều tình huống có thể phát sinh khi bạn lên lớp với các con, ví dụ như chúng khóc nháo, cần giúp đỡ khi làm vệ sinh cá nhân, chưa quen nên chưa tuân thủ giờ giấc, quy định,... Nhà tuyển dụng vì thế mà muốn lựa chọn những ứng viên có sức khỏe thể chất, tay chân khéo léo, nhanh nhẹn, giỏi chăm trẻ - không chỉ là tự mình hoàn thành mà còn hướng dẫn các con những kỹ năng cơ bản để chúng học được cách tự lập, chủ động cả trong hoạt động cũng như học tập.

Ngoài ra, vì đối tượng giảng dạy của bạn là trẻ mầm non nên nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn hoạt ngôn, giỏi hát múa, khéo làm đồ thủ công,... Như vậy bạn sẽ dễ thu hút trẻ, đa dạng hóa chương trình giảng dạy tiếng Anh qua các hoạt động hát bài hát tiếng Anh, làm đồ dùng và dụng cụ học tập tiếng Anh độc đáo cho các con,...

Thu nhập của giáo viên tiếng Anh mầm non cao hay thấp?

IV. Mức lương của Giáo viên tiếng Anh mầm non

Mức lương của giáo viên tiếng Anh mầm non full-time khởi điểm khoảng từ 5 - 7 triệu/ tháng, với ứng viên đã có kinh nghiệm thì có thể deal được mức lương trung bình từ 8 - 12 triệu/ tháng. Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh mầm non có thể nhận được những khoản phụ cấp từ nhà trường, tùy vào chính sách cụ thể.

Đánh giá cơ bản thì lương giáo viên tiếng Anh mầm non khá cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế sẽ thay đổi tùy vào nhà tuyển dụng - các trường học. Để dễ hình dung bạn có thể so sánh, khi ứng tuyển giáo viên tiếng Anh mầm non ở các trường quốc tế nổi tiếng thì lương giáo viên tiếng Anh mầm non có thể lên tới 15 - 20 triệu/ tháng, ngược lại ở các cơ sở tư nhân nhỏ hơn thì lương tầm 7 - 10 triệu/ tháng đã được coi là cao rồi.

Nhìn vào mức lương như vậy có thể thấy không thấp nhưng lượng công việc thực tế, các yêu cầu cần đáp ứng được thì lương giáo viên tiếng Anh mầm non chỉ được coi là đã phù hợp chứ chưa phải quá cạnh tranh. Dù vậy, khi kinh nghiệm của bạn càng dày dặn, vững vàng thì thu nhập cũng sẽ cao hơn đáng kể.

V. Ở đâu tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non?

Ở các trường công thì bậc mầm non chưa có chương trình đào tạo tiếng Anh mà nếu có thì là do các trường chủ động liên kết với trung tâm để cung cấp các giờ giảng dạy chứ không phải giáo viên biên chế của trường. Do đó, để tìm việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non thì nhà tuyển dụng của bạn chắc chắn sẽ là các trường mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế.

Đặc điểm của mỗi trường sẽ khác nhau, chẳng hạn ở trường quốc tế thì giảng dạy 1/2 chương trình học bằng tiếng Anh nên có thể giáo viên tiếng Anh mầm non sẽ cần cả kiến thức cơ bản về dạy chữ cái, chữ số, kiến thức về khoa học bằng tiếng Anh để chia sẻ với trẻ. Một trường hợp khác là bạn sẽ chỉ giảng dạy tiết tiếng Anh cho trẻ.

Khi đọc mô tả công việc của nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu kỹ xem chính xác thì phạm vi công việc của bạn đến đâu, bạn có thể đáp ứng được hay không. Nhìn chung, ở các trường mầm non mà có chương trình dạy tiếng Anh thì môi trường làm việc cũng sẽ được tạo điều kiện để bạn giảng dạy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tìm việc làm Giáo viên tiếng Anh mầm non ở đâu uy tín?

VI. Chỉ cần giỏi tiếng Anh là có thể làm Giáo viên tiếng Anh mầm non?

Một quan điểm khá sai lầm của nhiều người là cứ có tiếng Anh giao tiếp thành thạo, vốn từ vựng ổn, ngữ pháp chắc và có chứng chỉ sư phạm hoặc bằng cấp sư phạm là có thể làm giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp. Thực tế, nhiều bạn phù hợp đi giảng tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm, những bạn khác lại hợp đứng lớp luyện thi chứng chỉ nhưng chưa chắc có thể làm tốt trong vai trò giáo viên tiếng Anh mầm non.

Điều kiện quan trọng nhất là bạn phải yêu trẻ, thích môi trường giáo dục và có sự kiên nhẫn, nghiệp vụ sư phạm mầm non. Nói cách khác, giỏi tiếng Anh là điều kiện cần nhưng chưa phải điều kiện đủ. Định hướng, sự phù hợp trong tính cách và các phẩm chất, kỹ năng - tất cả đều ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của bạn và thành công (hay ngược lại) khi làm giáo viên tiếng Anh mầm non.

VII. Kinh nghiệm xin việc Giáo viên tiếng Anh mầm non

1. Tìm hiểu thông tin tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non

Hai cách phổ biến nhất để bạn tìm việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non đó là:

  • Bạn có sẵn mục tiêu là trường A hoặc trường B, thường xuyên theo dõi website hoặc fanpage để cập nhật kịp thời các thông tin tuyển dụng. Phương pháp này chỉ thích hợp khi bạn biết rõ mình muốn ứng tuyển vào đâu và có thời gian để chờ đợi các cơ hội việc làm.
  • Tìm qua các kênh mạng xã hội, website tuyển dụng bên ngoài: Nguồn thông tin đa dạng nhưng dễ lộn xộn hoặc không biết nhà tuyển dụng nào uy tín, tỷ lệ cạnh tranh cao. Thông tin không được phân loại khiến tổng thể quy trình tìm việc làm kéo dài hơn, khó đưa ra lựa chọn chính xác.

Về cơ bản, nếu muốn tìm việc làm giáo viên tiếng Anh, bạn nên cân nhắc đến những nền tảng tuyển dụng việc làm uy tín để tiếp cận được với nhiều cơ hội tốt, lương cao hơn. JobOKO đang là kênh tuyển dụng giáo viên và giáo viên tiếng Anh mầm non được nhiều ứng viên lựa chọn nhờ thông tin tuyển dụng nhiều hơn hẳn các kênh khác - do công nghệ Job Search Engine tổng hợp, thu gom tất cả việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non trên internet. Các thông tin cũng được lọc từ trước, phân loại theo địa điểm, thời gian đăng tuyển,... nên bạn hoàn toàn yên tâm không bị trùng lặp nhé.

Bên cạnh đó, hệ thống sử dụng các công nghệ AI và học máy, dữ liệu lớn của JobOKO cũng giúp kết nối đúng người đúng việc vì hệ thống sẽ phân tích thông tin, gợi ý việc làm phù hợp cho ứng viên và gợi ý ứng viên cho nhà tuyển dụng. Cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có thể chủ động tiếp cận nhau, kết nối với nhau và gia tăng cơ hội hợp tác.

Lựa chọn kênh tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non uy tín sẽ giúp bạn nhanh chóng có được công việc tốt

2. Điều chỉnh CV xin việc Giáo viên tiếng Anh mầm non

Về mặt hình thức, CV xin việc giáo viên tiếng Anh mầm non nên chọn các mẫu thanh lịch, nhẹ nhàng hoặc phối màu phù hợp sao cho tạo cảm giác tươi tắn, năng động. Bạn sẽ làm việc trong môi trường giáo dục với các em nhỏ và phụ huynh nên ngay từ đầu, CV của bạn cho thấy sự vui vẻ, nhiệt tình và nhẹ nhàng sẽ thích hợp hơn cảm giác cứng nhắc, nhàm chán hoặc thậm chí là hơi tạo áp lực.

Về mặt nội dung, bạn nên cân nhắc gửi CV xin việc giáo viên tiếng Anh mầm non bằng tiếng Anh hoặc nếu nhà tuyển dụng không ghi rõ yêu cầu thì có thể gửi kèm cả CV tiếng Anh và tiếng Việt cho chắc chắn. Những thông tin bạn nên làm nổi bật gồm có trình độ, chứng chỉ, kỹ năng và kinh nghiệm. Ở phần kinh nghiệm đừng quên ghi rõ các thành tích, số liệu nếu có - ví dụ bạn đã dạy bao nhiêu lớp tiếng Anh mầm non, mỗi lớp bao nhiêu trẻ,...

Đặc biệt, trong các phần sở thích và hoạt động, bạn cũng nên chia sẻ với nhà tuyển dụng nếu bạn là người thích hoạt động ngoại khóa, thường xuyên tham gia tình nguyện, các chương trình tổ chức cho trẻ em, hoạt động ở trường hoặc có sở thích liên quan đến thủ công,... Dĩ nhiên bạn chỉ nên ghi vào CV nếu bạn thực sự có sở trường như vậy. Các thông tin này sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và khác biệt.

3. Chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực và buổi dạy thử

Ngoài phỏng vấn, giáo viên tiếng Anh mầm non chắc chắn sẽ được yêu cầu làm bài test năng lực tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm và dạy thử. Bạn nên có sự chuẩn bị sẵn sàng để thiết kế bài giảng thú vị, thu hút và đặc biệt là phù hợp với đối tượng là các em nhỏ. Đồng thời, đừng quên thể hiện đam mê, lòng yêu nghề và mong muốn gắn bó với nghề bạn nhé.

Trên đây là một số thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về công việc giáo viên tiếng Anh mầm non. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về vai trò này và có định hướng lựa chọn, phấn đấu cho nghề nghiệp mình theo đuổi. Chúc bạn thành công!

MỤC LỤC:
I. Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì?
II. Mô tả công việc của Giáo viên tiếng Anh mầm non
III. Để trở thành Giáo viên tiếng Anh mầm non cần trình độ, kỹ năng thế nào?
IV. Mức lương của Giáo viên tiếng Anh mầm non
V. Ở đâu tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non?
VI. Chỉ cần giỏi tiếng Anh là có thể làm Giáo viên tiếng Anh mầm non?
VII. Kinh nghiệm xin việc Giáo viên tiếng Anh mầm non

Đọc thêm: Cách tìm việc làm giáo viên mầm non

Đọc thêm: Để ghi điểm câu hỏi: Vì sao bạn lại chọn nghề giáo viên tiếng Anh?

Đọc thêm: Cách xem gợi ý việc làm phù hợp