Sự tương đồng và khác biệt có bản trong cách cư xử của người phụ nữ truyền thống và hiện đại

Answers [ ]

  1. Người phụ nữ xưa với mái tóc đen dài, quấn trong chiếc khăn mỏ quạ nhung đen, gương mặt bầu bĩnh, đôi mắt bồ câu và hàm răng đen là chuẩn mực của vẻ đẹp..Với nhiều phụ nữ xưa, đánh răng là một việc hết sức lạ lùng, một phần vì cao răng không thể bám vào hàm răng đã nhuộm đen được. Ngày nay, phụ nữ cũng dùng nhiều cách để bảo vệ hàm răng của mình, nhưng đương nhiên, họ ưa một hàm răng trắng bóng, sạch sẽ.

  2. -Những người phụ nữ xưa có thân phận vô cùng thấp bé,nhỏ nhoi.Có rất nhiều người phụ nữ xưa tài sắc vẹn toàn nhưng họ trong số đó thì chỉ có một số người được nâng niu,yêu thương còn số cò lại thì phải bị sự đàn áp,áp bức và không được trân trọng.Cuộc đời của họ không thể tự làm chủ,quyết định mà còn phải phụ thuộc vào người đàn ông.Còn không dược đi học.

    -Còn về phụ nữ ngày nay:hiện này đã là thế kỉ XXI rồi nên nam,nữ là bình đẳng.Những người phụ vừa có tài vữacó sắc thì có rất nhiều con trai trân trọng và yêu thương.Cuộc sống của những người phụ nữ ngày nay họ được quyền làm chủ.Hiện nay thì nam,nữ đều được học hành như nhau và những người phụ nữ thì có thể tự chọn công việc mình ưa thích

    ⇒ Cuộc sống của người phụ nữ xưa và nay hoàn toàn không giống nhau.n.ữa

    *Chúc bạn học tốt*

Giữa phụ nữ Việt Nam thời xưa và thời nay có nhiều khác biệt, từ chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe đến cách ứng xử, quan niệm về vị thế trong xã hội.

  • Ngẩn ngơ ngắm thiếu nữ Việt xưa mặc áo yếm khoe lưng ong
  • Chuyện thú vị xung quanh những vật thiết thân của phụ nữ Việt xưa
Chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài

Hàm răng

Các cụ xưa quan niệm, “cái răng, cái tóc là góc con người”. Thời nay cũng vậy, cái răng, cái tóc luôn được chị em phụ nữ quan tâm, chăm chút rất kỹ lưỡng.

Thời xưa, chuẩn mực của một hàm răng đẹp là… đen bóng. Nhuộm răng đen là một bí quyết làm đẹp của phụ nữ xưa. Đây là một quá trình vô cùng cầu kỳ, phức tạp: một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh, rượu trắng để lớp men răng bị bào mòn [đây cũng là giai đoạn đau đớn nhất cho người nhuộm, bởi răng, môi, lưỡi, lợi lúc nào cũng sưng tấy]; phải dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung hết men răng trong 3 ngày; sau đó, phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày với quy trình tỉ mỉ và cặn kẽ cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến.


Răng đen bóng như hạt na là chuẩn mực của nét đẹp xưa.

Thời gian này, khi đói, người nhuộm răng chỉ được phép nuốt chửng thức ăn. Cuối cùng, người ta phết lên răng hỗn hợp phèn đen với nhựa cánh kiến. Kết quả là một hàm răng đen bóng như hạt na với “hạn sử dụng” 20 - 30 năm. Với nhiều phụ nữ xưa, đánh răng là một việc hết sức lạ lùng, một phần vì cao răng không thể bám vào hàm răng đã nhuộm đen được.

Ngày nay, phụ nữ cũng dùng nhiều cách để bảo vệ hàm răng của mình, nhưng đương nhiên, họ ưa một hàm răng trắng bóng, sạch sẽ.


Phụ nữ thời nay chuộng hàm răng đều, trắng bóng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, lấy cao răng, kiềng răng cho hàm đều, không xô lệch, thậm chí làm răng giả bằng sứ nếu lỡ có chiếc nào bị nhổ đi… là những cách mà phụ nữ ngày nay thường áp dụng để giữ nụ cười của mình luôn tươi tắn, sáng bóng.

Mái tóc

Mái tóc cũng là thứ được người phụ nữ Việt xưa trân trọng, chăm sóc nhiều nhất. Thời xưa, một mái tóc đẹp là phải đen, dài, mượt, thơm và sạch sẽ. Phụ nữa xưa sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có như bồ kết, củ sả, bồ hòn, chanh, vỏ bưởi, lá hương nhu, tang bạch bì [vỏ rễ sấy khô từ cây dâu tằm]… chế thành thứ dầu gội hoàn hảo để mái tóc lúc nào thơm dịu, sạch gàu. Ngoài bồ kết, nhiều người ủ nước vo gạo hoặc nước dừa tươi cho lên men để làm đồ dưỡng tóc.


Phụ nữ xưa thường để tóc dài, buộc hờ để tóc buông trên vai.

Để làm điệu với mái tóc, họ hoặc buông xõa, cài thêm mấy chiếc kẹp đơn giản hoặc búi đuôi gà gọn gẽ, vài lọn tóc mềm buông lơi sau gáy.

Một vật dụng không thể thiếu để chăm sóc mái tóc của phụ nữ xưa là chiếc lược bí làm bằng gỗ, bên thưa để chải tóc mây, bên khít để chải xác quả bồ kết, tép chanh còn sót lại trên tóc hoặc để diệt… đàn chấy rất thích bám trụ vào những mái tóc dài.


Lược bí là "bảo bối" diệt chấy giúp mái tóc dài luôn sạch sẽ.

Thời nay, để chăm chút cho một “góc con người”, phụ nữ hiện đại sẽ dùng đủ mọi sản phẩm hóa chất để tạo kiểu, khi duỗi, khi uốn, xoăn lọn to, lọn nhỏ… và nhuộm các màu mình thích, miễn là họ cảm thấy đẹp và tự tin.


Phụ nữ hiện đại có nhiều chọn lựa hơn để làm đẹp mái tóc.

Các kiểu tóc thời hiện đại cũng đa dạng, không chỉ là tóc dài buông xõa như thời xưa. Dầu gội đầu, dầu xả, kem ủ, keo giữ nếp tóc… là những hóa chất không thể thiếu khi phụ nữ hiện đại chăm sóc tóc.

Trang điểm

Thời xa xưa, phụ nữ chỉ dùng các loại phấn son từ hương liệu tự nhiên như kem dưỡng môi làm từ sáp ong trộn màu, phấn nụ Huế làm từ thạch cao và các vị thuốc Bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết. Để tô kẻ lông mày, họ dùng than đốt từ gỗ cây điên điển. Đến thời Tây hóa, phụ nữ dùng than của nút chai sâm-panh để làm chì kẻ lông mày.

Cách trang điểm của họ cũng có thiên hướng nhẹ nhàng, không lòe loẹt và đơn giản, chỉ là tô chút son hồng, đánh phấn trắng tạo điểm nhấn. Những mỹ phẩm nổi tiếng thời ấy cũng chỉ là những sản phẩm xà phòng nội địa như “xà phòng Cô Ba”, xà phòng hiệu “Mộc Lan”, “Hoa Hồng”, “Bạch Lan” hay sang hơn là xà phòng Liên Xô.


Có một thời, xà phòng là thứ mỹ phẩm xa xỉ.

Với những ngón tay, cách “trang điểm” duy nhất là cắt ngắn móng tay, chà chanh vào các đầu móng để móng luôn sạch sẽ, trắng trẻo.

Ngày nay, chị em phụ nữ không thiếu các mỹ phẩm để phục vụ cho việc làm đẹp, trang điểm, từ phấn nền, phấn lót, phấn má, phấn mắt, chì kẻ mắt, marcara, son môi… Phong cách trang điểm cũng đa dạng và cầu kỳ hơn, được chọn lựa cho phù hợp với lứa tuổi, gương mặt, tính cách cũng như sự kiện mà phụ nữ sẽ tham gia. Không bó hẹp vào những dịp quan trọng, với nhiều phụ nữ thời hiện đại, trang điểm đã trở thành điều kiện tiên quyết mỗi khi họ xuất hiện trước đám đông, khiến họ cảm thấy tự tin và nổi bật.

Những ngón tay của phụ nữ thời hiện đại cũng trở thành điểm nhấn cho chủ nhân khi được cắt tỉa cầu kỳ, tô vẽ nhiều màu sắc hay đắp đá, đắp bột, nối dài thêm… miễn là chủ nhân thấy đẹp. Ngày nay, thậm chí còn có mỹ phẩm dưỡng móng tay, móng chân để chúng luôn bóng đẹp, khỏe mạnh.


Không đơn thuần cắt ngắn và giữ cho sạch sẽ, phụ nữ hiện đại có nhiều cách làm đẹp cho bộ móng tay của mình.

Trang phục

Ngày nay, phụ nữ chuộng mặc những bộ đồ thời trang, đa dạng các kiểu dáng, thậm chí được thiết kế riêng để phù hợp với vóc dáng của họ. Trang phục thời nay được may bằng nhiều chất liệu với đa dạng màu sắc, thường có xu hướng hơi bó để tôn lên những đường cong cơ thể. Quần áo cũng được thiết kế cho những mục đích khác nhau như đi làm, đi dạo, đi dự tiệc hoặc quần áo ngủ, đồ lót… tất cả nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể của phái nữ mọi lúc, mọi nơi.

Trang phục thời nay hướng đến sự quyến rũ.

Trang phục của phụ nữ xưa thường khá kín đáo, họ chuộng áo dài, nếu có xẻ tà cũng được xẻ một cách khéo léo để không hở làn da bên trong. Xưa hơn nữa, các bà các chị mặc áo yếm, nhưng luôn được khoác ngoài bằng áo tứ thân hoặc áo mớ ba mớ bảy. Màu vải được chị em xưa lựa chọn thường nhã nhặn, không sặc sỡ, chú trọng nét dịu dàng, tao nhã, thanh lịch.


Trang phục xưa chú trọng nét tao nhã, thanh lịch.

Nếu có mặc váy thì phụ nữ xưa cũng chuộng những kiểu váy dài đến gần gót chân, có xu hướng hơi xòe để che toàn bộ phần đùi, đầu gối và không lộ rõ hình dáng “vòng 3” khi đi lại.

Chuyện chăm sóc sức khỏe

Bí mật cho vòng 1 căng đầy

Cũng như thời nay, phụ nữ xưa cũng thích có vòng 1 căng đầy, nảy nở. Nhưng không có các thực phẩm chức năng, thuốc kích thích hay các phương pháp nâng ngực, bơm ngực như thời hiện đại, họ chỉ dùng các sản phẩm thiên nhiên để khiến cho vòng 1 to hơn.


Phụ nữ xưa có nhiều bí quyết tự nhiên để làm vòng 1 căng đầy.

Phụ nữ xưa thường ăn nhiều đu đủ và sắn dây sau mỗi kỳ “đèn đỏ”, sử dụng nhân sâm hoặc xoa bóp ngực với các loại thuốc cao có chứa thành phần thực vật tự nhiên như trầm hương, cam thảo để kích thích tuần hoàn máu, khai thông huyệt đạo, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cho bộ ngực nảy nở căng tràn.

Bảo bối của ngày “tới tháng”

Vào đầu thế kỷ 20, khi chưa có các loại băng vệ sinh, mỗi khi “tới tháng”, vải xô, vải màn là “bảo bối” của phụ nữ. Họ lấy vải màn, vải xô cắt thành miếng to, rồi gấp nếp thành nhiều lớp, dùng kim băng ghim vào quần nhỏ hoặc làm dây nối với eo để để giải quyết chuyện tế nhị. Sau khi dùng xong, họ giặt sạch, phơi khô và tái sử dụng cho những lần sau. Ở một số dân tộc, vùng sâu không có vải màn thì người ta dùng vải may thành một bao nhỏ, nhồi tro bếp cho vào bao để lót dưới đáy quần cho máu thấm vào.


Xếp hàng chờ phân phối vải trong thời bao cấp.

Ngày nay, với sự xuất hiện của băng vệ sinh, rất phong phú về chủng loại, hình dáng, hầu như rất ít phụ nữ còn giữ thói quen dùng vải màn khi “tới tháng”. Không chỉ đem lại sự thoải mái, dễ chịu, thân thiện với cơ thể và có nhiều loại, đáp ứng nhiều mục đích, thời kỳ sử dụng khác nhau, băng vệ sinh ngày càng được cải tiến để mang tính thẩm mỹ cao.

Các nhà sản xuất còn tạo ra loại băng vệ sinh “tàng hình” ẩn sâu trong cơ thể để phục vụ cho các vận động viên hoặc những phụ nữ ưa bơi lội, tập thể dục trong những ngày “đèn đỏ”.

Kiêng cữ khi sinh nở

Theo quan niệm xưa, những chuyện kiêng khem rất cần thiết cho phụ nữ sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe, tránh gặp phải những bệnh có thể xảy ra như đau lưng, ù tai, mỏi mắt, ê buốt răng, tê chân tay… Các sản phụ xưa sau khi sinh con phải mặc quần áo dài, đi tất, nhét bông vào tai, kiêng tắm gội, kiêng nước hoàn toàn từ 2 tuần đến 1 tháng, không được để mắt hoạt động nhiều [ví dụ như xỏ kim, đọc sách báo, sử dụng điện thoại, xem tivi, máy tính], không được đánh răng, chỉ được ngậm nước muối ấm để súc miệng.

Sản phụ xưa cũng không được ra khỏi phòng, tránh gió trong suốt thời gian ở cữ [từ 1 tháng đến 3 tháng 10 ngày], không được dùng quạt, còn phải nằm ủ than, kể cả trong mùa hè. Các bà đẻ cũng chỉ được ăn cá bống kho khô, thịt kho nghệ, rau ngót và uống nước nóng, tuyệt đối không được ăn hoa quả, không được chạm vào cây, quả hoặc lá dâu…


Canh rau ngót là món ăn trường kỳ với các bà đẻ.

Ngay cả chuyện tiếp xúc [gặp mặt] chồng cũng bị kiêng cữ nốt vì cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo cho công danh, sự nghiệp của chồng. Chuyện “yêu” thì tuyệt đối bị ngăn cấm từ khi sinh đến 3 – 6 tháng sau.

Ngày nay, các sản phụ được học hỏi các kiến thức khoa học về chăm sóc bản thân và chăm sóc em bé, được tư vấn bởi các chuyên gia nên việc kiêng cữ thái quá sau sinh không còn khắt khe như vậy nữa. Hầu hết các sản phụ hiện đại đều bỏ nằm than, thoải mái với quạt, điều hòa, tắm gội sớm [1 ngày sau khi sinh nếu sinh thường và 2 - 3 ngày với sinh mổ] và đặc biệt là rất thích sử dụng máy tính, điện thoại để lướt Facebook, chụp ảnh con và giao lưu với thế giới bên ngoài. Nhiều bà mẹ thậm chí còn tranh thủ “trốn con” đi chơi khi mới sinh được ít ngày.


Sản phụ ngày nay không giữ lệ kiêng tắm gội cả tháng như xưa.

Chế độ ăn uống của sản phụ thời nay cũng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và đa dạng món ăn hơn. Chuyện kiêng đánh răng sau khi sinh cũng được chứng minh là không cần thiết và có ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Đối với chuyện vợ chồng, theo các chuyên gia, sau sinh từ 6 - 8 tuần, phụ nữ có thể “yêu” trở lại, miễn là tâm lý thoải mái. Thậm chí, chuyện “yêu” còn là cách giảm stress cho bà mẹ, tăng cường gắn bó giữa cặp vợ chồng cũng như để chồng không có cảm giác bị bỏ rơi.

Bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong xã hội

Phụ nữ xưa thường được nhắc đến với phong cách đi đứng, giao tiếp chú trọng nét đoan trang, nhã nhặn, hiền thục. Trong ứng xử gia đình, người phụ nữ xưa nổi tiếng với sự lo toan, chăm sóc chồng và các con từ chuyện ăn uống, vệ sinh cho đến dọn dẹp nhà cửa. Phụ nữ xưa thường thức dậy sớm quét dọn, đun nước nóng để pha trà sớm, để các thành viên trong gia đình vệ sinh cá nhân.

Bữa cơm gia đình thời trước cũng luôn phải chu tất, người vợ luôn ngồi đầu nồi để xới cơm cho các thành viên trong gia đình, phải nhường, gắp thức ăn ngon cho bố mẹ, chồng, các con rồi mới đến lượt mình.


Phụ nữ xưa thường được gán với vai trò "nội tướng".

Nghĩ đến phụ nữ xưa là nghĩ đến vai trò “nội tướng” [người quản lý trong nhà] và có phần lép vế hơn so với đàn ông. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” là quan niệm phổ biến để đánh giá phẩm chất của phụ nữ.

Ngày nay, “phái yếu” đã dần dần chiếm được vị trí quan trọng trong xã hội. Sự hiểu biết và quyền bình đẳng đã phần nào giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, áp bức cũng như tạo điều kiện cho họ mở mang tri thức, tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động xã hội và chính trị.

Nhiều phụ nữ hiện đại đã nắm giữ các chức vụ lãnh đạo quan trọng của đất nước, hay đơn giản hơn là có sự nghiệp riêng, có khả năng cùng chồng xây dựng kinh tế gia đình, nhiều người thậm chí còn trở thành trụ cột.


Phụ nữ thời nay cởi mở, tự tin hơn, nhiều người có sự nghiệp riêng và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong xã hội.

Những công việc chăm sóc chồng con vẫn được phụ nữ hiện đại chu toàn, nhưng không còn quá khắt khe như trước. Những bữa cơm gia đình với các món ăn cầu kỳ, mất nhiều thời gian chế biến có thể được thay thế bằng những buổi đi ăn ngoài hoặc được hỗ trợ bởi thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, miễn là gia đình êm ấm, hạnh phúc.


Cuộc thi PHỤ NỮ CHUẨN 10

Phụ nữ chuẩn 10là cuộc thi do aFamily tổ chức với mục đích tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt.

  • Chủ đề cuộc thi:chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống [của mình hoặc những người phụ nữ xung quanh]. Sự thay đổi đó có thể là những điều hết sức bình thường như cách vun vén gia đình, công việc nội trợ, niềm đam mê cá nhân... những thay đổi nhỏ nhưng mang lại giá trị tốt đẹp.
  • Gửi bài dự thi tại địa chỉ://phunuchuan10.afamily.vn/
  • Giải thưởng:
Giải tuần: 12 giải cho 4 tuần [mỗi tuần ba giải]
03 bài viết được hay nhất trong tuần:
  • 01 Giải Nhất:2.000.000đ tiền mặt+ 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel [tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel]
  • 02 Giải Nhì:1.000.000đ tiền mặt+ 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel [tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel]

Giải chung cuộc:5.000.000Đ tiền mặt+ 03 tháng sử dụng bột giặt Ariel [tương đương 09 gói 800g bột giặt Ariel]


Phụ nữ ngày nay và điểm gặp gỡ giữa truyền thống - hiện đại

Thứ tư - 03/04/2019 11:20

Nếu như ngày trước, phụ nữ khi lấy chồng phải biết hy sinh sự nghiệp, lui về hậu phương thì trong xã hội ngày nay, phụ nữ trở nên quyết đoán, sẵn sàng theo đuổi ước mơ...

Vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống còn mãi với thời gian

Ranh giới giữa “truyền thống” và “hiện đại” dường như rất mong manh và mơ hồ nếu không đặt vào một ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, đối với những đặc điểm và phẩm chất của người phụ nữ thì chúng lại có những điểm gặp gỡ rất đặc biệt. Sống trong xã hội hiện đại, người phụ nữ có thể giữ được bao nhiêu những giá trị truyền thống?

Dưới góc độ của một người phụ nữ trẻ tuổi, nhà văn trẻ Phan Ý Yên đã có những góc nhìn khá thú vị.

Sự thay đổi từ nhận thức

Có thể nói, ở khu vực Á Đông, hiếm có đất nước nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng như Việt Nam. Trong quan niệm của người Việt, phẩm chất của một người phụ nữ luôn phải đủ đầy 4 yếu tố: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Những yếu tố này là “khuôn vàng, thước ngọc” đối với người phụ nữ dù sống trong thời đại nào. Tuy nhiên, theo thời gian, quan niệm này ít nhiều cũng bị thay đổi. Thực tiễn cho thấy xã hội thay đổi, người phụ nữ hôm nay cũng đã khác trước rất nhiều. “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” không còn là thước đo chuẩn xác để đánh giá phẩm chất của một người phụ nữ.

Dễ nhận thấy, phụ nữ hiện nay không còn bị áp đặt bởi những khuôn phép, định kiến như ngày trước. Bởi vậy mà trong thời buổi hiện đại, phụ nữ độc lập, mạnh mẽ và bản lĩnh hơn rất nhiều. Nếu như ngày trước, phụ nữ khi lấy chồng phải biết hy sinh sự nghiệp, lui về hậu phương làm điểm tựa vững chãi cho chồng thì trong xã hội ngày nay, phụ nữ trở nên quyết đoán, sẵn sàng theo đuổi ước mơ và sống cho bản thân nhiều hơn.

Trong suy nghĩ của nhiều phụ nữ hiện nay, phụ nữ không chỉ khoác lên mình những bộ cánh xinh đẹp, sở hữu khuôn mặt khả ái mà còn phải tự tin. Chính sự tự tin sẽ giúp cho phụ nữ trở nên xinh đẹp và quyến rũ hơn trong mắt người khác. Không những thế, phụ nữ của thế kỉ 21 phải là người phụ nữ mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống của mình. Họ chủ động trong mọi việc và không phụ thuộc nhiều vào người khác, đặc biệt là đàn ông.

Không thể phủ nhận được rằng nhiều phụ nữ hiện đại đã thay đổi những khuôn phép, chuẩn mực của thời xưa và chứng minh được rằng sự thay đổi đó là đúng đắn. Tuy nhiên, quan niệm về người phụ nữ hiện đại và phụ nữ truyền thống vẫn còn rất mâu thuẫn trong suy nghĩ của nhiều người.

Nhiều người sống trong xã hội hiện đại luôn cố gắng giữ được những nguyên tắc, định kiến xưa mà thế hệ đi trước truyền dạy nhưng cũng muốn được thể hiện bản thân, vượt qua những định kiến đó. Và rõ ràng, không ai có thể làm tốt hai việc cùng một lúc. Trong họ, tư tưởng và mong muốn vẫn luôn đấu tranh để tìm ra một cách sống phù hợp.

Tuy nhiên, tư tưởng cũ hay mới từ bên ngoài không quan trọng. Quan trọng là đến bây giờ, phụ nữ đã thực sự nhìn nhận chính mình như thế nào? Bởi ngay cả khi thế giới có hô hào bình quyền, thúc đẩy bình quyền, thậm chí đến tận cửa mời chào bình quyền mà tận sâu trong thâm tâm, phụ nữ không ý thức được vị trí của mình, làm chủ được hạnh phúc của mình thì mọi thứ khác đều vô nghĩa.

Truyền thốngsẽ không mất đi

Quan niệm về “Tam tòng và tứ đức” đã thay đổi nhưng dù ở thời nào, phẩm chất của người phụ nữ cũng giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Mỗi người phụ nữ hiện đại luôn biết tìm cho mình một quan niệm sống và phong cách sống khác nhau, điều đó cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức về cuộc sống chứ không còn gò ép bản thân vào chuẩn mực đạo đức của những quan niệm cũ.

Vốn dĩ hình ảnh người phụ nữ truyền thống Việt Nam cứ hay bị hiểu nhầm thành một kiểu chỉ biết dành thời gian hoàn toàn trong bếp hay không có chính kiến gì, cả đời hi sinh vô vọng. Không đâu, phụ nữ hiện đại vẫn học và phát huy được rất nhiều đức tính tốt đẹp từ các mẹ các chị ta ngày trước: Nhường nhịn nhưng không nhu nhược; đảm đang nhưng biết yêu cầu sẻ chia thông cảm; hi sinh nhưng không mê muội hay chấp nhất. Đó mới đúng là con đường mà phụ nữ ngày nay thực sự trở thành.

Nguồn tin: Phụ nữ Thủ đô

Lo Nam, lo Bắc việc mình không lo”

và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam.

“Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.

Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu “cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người có một lòng yêu nước rộng lớnmột tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó là con người sẵn sàng chịu đựng với một sức bền kỳ diệu những gay go gian khổ, những hy sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất, không sức mạnh thống trị nào có thể đè bẹp nổi, những con người rất mực kiên cường, không sức mạnh xâm lược nào có thể bẻ gãy được.

Đấy là những chiến sĩ dũng cảm. Và chúng ta hiểu rằng, đối với người phụ nữ Việt Nam, đấy là phẩm chất của những người chiến sĩ có sức mạnh sở trường ở phương diện tinh thần, tình cảm. Trong hoàn cảnh khó khăn gò bó thường xuyên, khả năng vât chất và kỹ thuật của những chiến ở đây không nhiều. Nhưng những cơ sở và điều kiện để tạo ra những khả năng đó, lúc nào cũng có. Đó là những phẩm chất của người lao động và người nội trợ ở trong con người phụ nữ Việt Nam. Khi cần thiết, chỉ cần thời gian, sự tổ chức và tập hợp. Và đấy là điều đặc sắc, thuân lợi và may mắn cho người phụ nữ và cho dân tộc: lúc nào cũng có con người chiến sĩ với những phẩm chất rất tốt nằm trong những người phụ nữ Việt Nam.

Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - những con người ấy cùng với những thuộc tính, phẩm chất tinh thần của nó đã hợp thành tính cách cơ bản của người phụ nữ Việt-nam. Ở một tính cách đa dạng và phong phú như thế, có thể lọc ra, tìm lấy điều gì chung nhất, điều gì bao trùm, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt-nam?

Trong những lúc vận nước gặp cơn sóng gió, con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam vụt trội lên. Hiện nay, đây là điều đang thu hút sự chăm chú của nhiều người. Nhưng hãy tìm đọc cuốn sổ tay tác chiến của đại đội trưởng pháo bờ biển nữ dân quân xã N. [Quảng Bình], chi tiết kỹ thuật và tình hình chiến sĩ với vũ khí, khí tài, tự nhiên có những dòng rõ ràng không đúng điều lệnh quân sự: “Nếu nạp lên, trên không nhận, sẽ cho giữ vỏ đạn lại, chờ đánh xong giặc Mỹ, sẽ đem đúc nồi đồng”! Con người lao động và nội trợ trong người chiến sĩ Ngô Thị The ấy đang để lộ tính cách cơ bản của mình. Và hình ảnh quen thuộc, gần gũi về vị Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Nguyễn Thị Định, cũng là hình ảnh một người mẹ, một người chị, ngồi trên chiếc võng đã chiến, kim chỉ và chiếc áo trong tay, trìu mến nhìn và chăm chú nghe chiến sĩ. Đấy chính là một phụ nữ:

“Lúc tiến lệnh đều trăm đội ngũ,

Đêm về ngồi vá áo chiến binh!”[1]

Như thế, con người lao động và con người nội trợ ở trong mỗi người phụ nữ Việt Nam mới chính là hình ảnh thường hằng về họ, Con người chiến sĩ, lúc nổi lên thật rạng rỡ, nhưng nhiều lúc vẫn lẩn vào con người lao động và nội trợ, có khi ngay cả vào dịp đang xuất hiện rõ rệt nhất, nó cũng mang cốt cách của hai con người kia. Người phụ nữ nông dân Cao Thị Thả ở Tĩnh Gia [Thanh Hoá], chèo thuyền xông ra biển dưới bom đạn của máy bay Mỹ, diệt cả bọn giặc lái nhảy dù lẫn máy bay đậu trên nước và máy bay lên thẳng của giặc, nhưng vẫn nói rất đúng: “Phải nói công bằng rằng không có thằng giặc Mỹ thì đàn bà chúng tôi mới không phải cầm đến khẩu súng này”. Và bà mẹ Suốt, lập nên kỳ tích trong phục vụ chiến đấu: hàng chục, hàng trăm lần chèo thuyền đưa cán bộ, bộ đội vượt sông trước mưa bom bão đạn, khi được nhà thơ Tố Hữu thán phục hỏi: “Gan chi gan rứa mẹ nờ?”, vẫn chỉ coi trận chiến đấu của mình như là những lần làm ăn bình thường của ông lão ở nhà: “Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!”.

Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt-nam đã được tìm thấy ở trong những trường hợp đó. Đấy là sự bình dị, là lòng nhân ái, là ân tình và yêu thương đằm thắm. Chính những điều đó đã làm cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại, dẻo dai, căn cơ, tần tiện, chịu khổ, chịu khó mà lao động đảm đang. Bản thân người phụ nữ dường như không còn thấy đặt ra nhu cầu hưởng thụ gì to tát, nhưng chính là vì chồng con, họ hàng rồi xóm làng, rồi là vì đất nước, vì tình thương yêu tất cả mà họ đã lao động. Cũng chính là với tấm lòng trung hậu, với tình thương yêu mênh mông đối với người thân của mình, rồi với đồng bào chân chính của mình mà người phụ nữ đã thuỷ chung hy sinh, quán xuyến, trong khi làm nghĩa vụ nội trợ. Và cũng chính là vì tấm lòng nhân ái bao trùm mà người phụ nữ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh oanh liệt.

Khi nhà thơ Chế Lan Viên hỏi một nữ anh hùng: “Vì sao em chiến đấu?” thì thật cảm động là câu trả lời: “Em thương. Em thương các anh quá, nên em liều. Em thấy máu đổ là em thương...”. Cũng thế, hỏi cô Cam Thị Thưng vì sao 17 tuổi, với người bé nhỏ nhưng đã vượt qua bom đạn, cõng bổng được một đồng chí bộ đội bị thương về nơi cứu chữa an toàn; chúng ta cũng được nghe câu trả lời của cô qua nụ cười ngượng nghịu: “Em nghĩ thương các anh mà cõng thấy nhẹ...”. Trái tim nhân ái của phụ nữ Việt Nam là một trái tim lớn. Trái tim đó mang nặng tình thương yêu chính nghĩa nên có lòng căm giận kẻ thù bất nhân mà chiến đấu. “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” - Nguyễn Đình Chiểu xưa đã phát hiện và khẳng định đặc điểm tâm lý ấy của Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.

Lòng nhân ái có thể xem như là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam. Lòng nhân ái đó lớn mênh mông trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, làm nền cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của họ.

Chúng ta cũng biết rằng sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam, xưa và nay, cũng có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Từ Hùng Vương, Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, tinh thần ấy là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Phải chăng, tinh thần ấy chính là từ người phụ nữ Việt Nam mà truyền đi và được nhân lên gấp bội? Bởi vì ở đây, hơn ở đâu hết, có vai trò của những người mẹ Việt Nam, những người mẹ xứng đáng với lời biểu dương của Hồ Chủ tịch: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh ra và nuôi dạy nên những thế hệ anh hùng của nước ta”[2].

B.Những phẩm chất tiêu cực

Chế độ phong kiến cùng với lễ giáo Khổng Mạnh và chế độ tôn pháp không những đã áp bức, bóc lột, gò bó, kìm hãm phụ nữ mà còn là chế độ coi khinh và làm nhục phụ nữ. Chính vì thế từ cuối thế kỷ XV trở đi đã dấy lên phòng trào phản kháng của phụ nữ chống phong kiến với một tư thế dũng cảm, ý chí quyết liệt và hành động tích cực.

Để đáp lại thuyết “nam tôn nữ ty” phong kiến là những lời lẽ trào động dân gian:

“Ba đồng một mớ đàn ông,

Đem bỏ vao lồng cho kiến nó tha.

Ba trăm một mụ đàn bà.

Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi!”

Phản bác lại mệnh lệnh “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là câu ví sắc sảo:

“Một trăm con trai không bằng lỗ tai con gái”

Cự tuyệt lời dụ dỗ đường mật của bọn quyền quý:

“Ăn góc quả hồng, ăn cạnh quả hồng

Còn hơn ăn cả chùm sung chát sì”

là lời tuyên bố dứt khoát và thông minh:

“Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng!”

Trả lời câu quyết rũ xỏ xiên:

“Một đêm quân tử nằm kề,

Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm”

là thái độ dửng dưng mà đằm thắm tuyệt đẹp:

“Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người!”

Đó là sự phản ánh hành động phản kháng quyết liệt chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến của những phụ nữ đương thời. Tuy nhiên, do trải qua hàng nghìn năm thống trị của chế độ phong kiến cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với người phụ nữ.

Trong hàng nghìn năm bị gạt ra khỏi cuộc sống xã hội, mặc dầu cố vươn lên như bông sen, lá súng ngoi khỏi bùn nước để trổ ra với trời mây, nhưng mất địa vị tương xướng với vai trò của mình, bị cả một chế độ với những áp lực nặng nề bao vây, lại thêm ảnh hưởng dai dẳng của mấy chữ “tòng”, chữ “hiếu”, trong những con người phụ nữ xưa, dần dần cũng tồn tại tư tưởng an phận, tự ti, thái độ cam chịuthụ động. Hạt mưa, tấm lụa là hình ảnh người phụ nữ xưa thường so sánh với thân phận của mình:

“Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

“Thân gái như hạt mưa sa

Hạt rơi gác tía, hạt ra ngoài đồng!”

Cuộc sống tù túng chật hẹp trong các gia đình, hằng ngày phải va chạm với nhiều việc không tên: thu vén từng cọng rơm cái rác để đun một nồi cơm nhỏ, nuối lấy vài ba con gà nhưng chẳng may lại có một con… bị mất, người phụ nữ xưa có phần bị bó lại trong những tính toán thiển cận, thái độ hẹp hòi, nhiều khi bị đắm đuối vào ngay những xích mích nông nổi, vụn vặt giữa những người cùng giới và cùng chung cảnh ngộ với nhau. Có khá nhiều trường hợp người phụ nữ phải mất hầu trọn tâm tư và tài trí của mình vào giải quyết mối quan hệ vợ cả vợ lẽ, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng,… trong khuôn khổ chật hẹp của các gia đình xưa.

“Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày!”

“Chị em dâu như bàu nước lã”.

Cũng vì bị cấm cửa đối với xã hội, không được học hành, lại bị vây hãm trong một chế độ trì trệ, các thế hệ phụ nữ giữa “đêm trường trung cổ” không thể nào mở mang trí tuệ, nên nhiều khi suy nghĩ và hành động lúng túng trong bóng tối của mê tín dị đoan, sự hiểu biết nhiều khi nông cạn, thiếu hẳn ánh sách của văn hóa khoa học. Đây là một điều thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng cống hiến cua họ và đã góp phần đắc lực vào việc kìm hãm, áp bức họ.

Kết luận

Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - đấy là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Và đấy là những truyền thống đã hình thành ổn định trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những người phụ nữ Việt Nam hiện đại mang trong mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Khẳng định điều này, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt-nam đã tặng danh hiệu “Dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước” cho thế hệ phụ nữ Việt-nam hiện đại. Và Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã tuyên dương danh hiệu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” cho phụ nữ toàn miền Nam.

Trong thời đại phát triển hiện nay, chính những phẩm chất tinh thần ấy đã tạo ra một sức mạnh mới cho người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh xây dựng đất nước. Phụ nữ Pháp đã nói với phụ nữ Việt Nam: “Cảm ơn gương sáng của các bạn đã làm cho danh từ “phẩm chất” giữ được trọn vẹn ý nghĩa thực sự của nó”[3]. Phụ nữ Lào cũng đã nhận xét: “Những thành tích to lớn và vẻ vang của chi em phụ nữ Việt Nam là một tấm gương quí báu và sự cổ vũ to lớn, động viên phụ nữ chúng tôi quyết tâm, dũng cảm trong đấu tranh vì sự tiến bộ của mình”[4]

Những ý kiến trên đây là xuất phát từ sự nhận thức của các bạn quốc tế về phẩm chất tinh thần truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Mọi người đều biết rõ: về nhiều mặt, phụ nữ Việt Nam còn đang gặp những khó khăn trở ngại, còn đang có những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Nhưng chính là, với những phẩm chất tinh thần đặc sắc của mình, phụ nữ Việt Nam đã được phụ nữ thế giới ca ngợi, đã được xem như một trong những hình tượng đẹp đẽ và trong sáng và thế giới cách mạng.

Với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp thực sự to lớn trong suốt tiến trình lịch sử xã hội Việt Nam đối với sợ phát triển dân tộc Việt Nam đã quy định đặc thù của người phụ nữ Việt Nam. Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn để phụ nữ Việt Nam cùng với cả dân tộc mình khắc phục những nhược điểm và khó khăn, phát huy những ưu điểm và thuận lợi, nhằm đẩy mạnh đổi mới đất nước, tăng cường khả năng để không những hòa nhập mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới ở thế kỷ XXI.



[*] Nhà nghiên cứu Nhân học Xã hội, Giám đốc sáng lập Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển [CGFED]

[1] Lưu Trong Lư: Người con gái Sông Gianh.

[2] Lời Hồ Chủ Tịch, tháng 10 - 1966

[3] Thư của Hội Liên hiệp phụ nữ Pháp gửi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt-nam, ngày 18 – 2 – 1969.

[4] Thư của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào gửi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt-nam, ngày 20 – 7 –1967.

Video liên quan

Chủ Đề