Sữa bột pha để được trong bao lâu

Vì nhiều lý do khác nhau, mẹ bỉm tìm đến sữa công thức như một phương pháp để bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Xoay quanh vấn đề này có khá nhiều thứ mà mẹ cần quan tâm. Cụ thể, tầm quan trọng và cách bảo quản sữa công thức đã pha để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng sẽ như thế nào? Hãy cùng Chilux tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Minh chứng thực tế cho việc không nắm rõ cách bảo quản sữa công thức, chị N.Q (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ. Một lần định pha sữa cho con uống, chị bổng hoang mang khi phát hiện hộp sữa bột có dấu hiệu vón cục, màu sắc bất thường. Phản hồi với bộ phận chăm sóc khách hàng, chị Q mới vỡ lẽ: “Hóa ra những bất thường từ sản phẩm gia đình đang sử dụng bắt nguồn từ việc tôi bỏ sữa trên bề mặt bếp. Mà không để ý rằng khu vực này dễ bị nóng và ẩm do nằm cạnh bếp ga và tủ lạnh”.

Lý giải nguyên nhân chính của vấn đề này phần lớn được nhà sản xuất khuyến cáo là do quá trình sử dụng và cách bảo quản sữa công thức chưa đúng cách.

Một số lỗi khác có thể kể đến trong quá trình sử dụng và bảo quản thường gặp khác. Bắt nguồn từ việc người dùng không rửa tay sạch trước khi pha sữa. Hay sử dụng muỗng chưa được vệ sinh kỹ thay vì sử dụng muỗng có sẵn bên trong hộp sữa. Chính thao tác này vô tình đưa vi khuẩn vào hộp sữa. Hoặc đóng mở nắp không chặt sau khi sử dụng khiến sữa bên trong bị ẩm.

Ngoài ra, khi sử dụng, cũng có nhiều trường hợp người tiêu dùng tự ý thay đổi công thức sữa. Bằng cách pha trộn sữa cùng những thực phẩm khác mà có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tất cả những cách bảo quản sữa công thức và sử dụng này đều tiềm ẩn nguy cơ. Khiến sữa công thức bị biến chất, mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.

>>Tham khảo thông tin: Tập cho bé bú bình dễ dàng

Sữa bột pha để được trong bao lâu
Tầm quan trọng của việc bảo quản sữa công thức

Mẹ bỉm nếu muốn pha sẵn sữa công thức để dành cho bé bú cữ sau. Hoặc trong trường hợp cả gia đình phải ra ngoài, có thể tham khảo cách bảo quản sữa công thức sau đây:

  • Sữa công thức đã pha sẽ để được trong khoảng thời gian tối đa là 2h.
  • Nếu bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh có thể giữ tối đa 24h.
  • Không tái sử dụng sữa bé bú còn thừa vì trong sữa đã hòa lẫn nước bọt của trẻ một khoảng thời gian nhất định. Sữa không còn tốt nữa.
  • Không nên cho bé bú sữa đã bị để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
  • Bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh hơn 24h, không nên cho bé bú.
  • Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24h.
  • Nếu phải đi ra ngoài, mẹ bỉm có thể bảo quản sữa công thức đúng cách. Bằng cách mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh có đặt đá bên trong và cho bé dùng trong vòng 4h đồng hồ.
  • Tuyệt đối không hâm nóng trên bếp hoặc lò vi sóng.
Sữa bột pha để được trong bao lâu
Cách bảo quản sữa công thức

Trả lời: Sữa công thức sau khi pha xong giữ được tối đa 1 – 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ thường. Để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa. Cần bảo quản sữa đã pha trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được khoảng 24h.

Trả lời: Sữa công thức ủ nóng sẽ để được khoảng 4 – 5 tiếng nếu được bảo quản bằng túi giữ nhiệt hoặc bình hâm sữa. Trước khi cho bé uống sữa, mẹ nên kiểm tra lại chất lượng sữa xem sữa đã bị sủi bọt hay chưa. Nếu có thấy hiện tượng sủi bọt vì lý do bất kỳ lý do gì mẹ hãy dứt khoát bỏ ngay và pha lại phần sữa mới cho em. Nhằm đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé cưng luôn khỏe mạnh nhé!

Trả lời: Sữa công thức hâm nóng để được tối đa 2 giờ đồng hồ. Mẹ nên đổ bỏ hoặc cho người thân uống hết nếu còn thừa sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không nên để dành cữ sau cho bé uống tiếp vì trong sữa đã có nước bọt của bé, sữa có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Trả lời: Cách bảo quản sữa bột công thức tốt nhất là những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và bếp lò. Nên sử dụng sữa trong vòng từ 20 – 30 ngày kể từ mở hộp. Nếu để quá lâu sữa bột sẽ hút ẩm làm biến chất, thậm chí là xuất hiện nấm mốc gây ngộ độc.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Sữa bột pha để được trong bao lâu
Sữa công thức để được bao lâu?

Pha sữa đúng cách là phần quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z. Dưới đây là các bước pha sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh:

Chuẩn bị dụng cụ pha sữa, nước đun sôi để nguội và rửa tay thật sạch.

Sử dụng máy tiệt trùng sấy khô và hâm sữa là cách đảm bảo 100% an toàn cho bé và giảm thiểu sự hư hại cho các dụng cụ pha sữa. Tiệt trùng dụng cụ pha sữa bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc cho bình sữa vào đun sôi trong vòng 5 phút. Đảm bảo lượng nước vừa đủ không để phần nhựa va chạm với đáy nồi gây biến dạng. Tiệt trùng xong, vớt bình sữa ra đợi ráo nước.

Rót nước đun sôi để nguội vào bình theo đúng tỷ lệ chuẩn, mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử chuyên dụng để đo nhiệt độ nước pha sữa phù hợp, tránh nước quá nguội hoặc quá nóng làm mất chất sữa hoặc làm bỏng bé.

Sử dụng muỗng đong ước lượng có sẵn trong hộp sữa, căn lượng sữa vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ y tế khuyên dùng. Đừng đong bằng mắt. Đảm bảo muỗng sạch sẽ, khô ráo khi lấy sữa. Một số loại hộp sữa có thiết kế vị trí treo muỗng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Lắc hoặc khuấy đều cho đến khi sữa công thức tan hoàn toàn, mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa và cho bé bú ngay sau khi quá trình pha hoàn tất là tốt nhất.

Lưu ý: Ngay sau khi bé bú xong nên vệ sinh bình ngay bởi vì sữa công thức sau khi pha để ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vi khuẩn này cùng sữa sẽ bám vào những nơi khó rửa. Một số trường hợp thực tế đã xảy ra bao gồm người chăm trẻ là bà nội, bà ngoại, người lớn tuổi không tinh mắt để cho bé bú bình có bám dính sữa kết tủa từ các lần trước gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 5. Hâm sữa đúng cách.

Sữa bột pha để được trong bao lâu
Cách pha sữa công thức đúng chuẩn

Thông thường, bạn không cần phải hâm sữa công thức. Bởi một số bé thích uống sữa ở nhiệt độ phòng hoặc có thể thấp hơn một chút. Đối với sữa được bảo quản trong tủ lạnh bạn chỉ cần mang sữa ra khỏi tủ trong một khoảng thời gian nhất định không quá 1 giờ đồng hồ là đã có thể dùng được.

Nếu muốn rút ngắn thời gian chờ đợi, mẹ có hâm nóng sữa công thức bằng cách đặt bình sữa vào bát nước ấm trong một vài phút hoặc làm ấm bình sữa dưới vòi nước nóng. Rồi lắc nhẹ. Mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ vài giọt sữa vào mu bàn tay trước khi cho trẻ bú nhé.

Tóm lại, ngoài sữa mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nếu mẹ muốn đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng dinh dưỡng cho con. Chilux gợi ý bé cách bảo quản sữa công thức trong cẩm nang làm mẹ để chăm con tốt hơn từng ngày.

>>> Xem thêm: Cách chọn sữa công thức phù hợp với trẻ

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

90% mẹ bỉm sữa Việt hầu như chưa biết rằng nếu để sữa công thức pha xong quá lâu rồi mới cho bé uống sẽ có thể khiến bé bị các bệnh nặng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, đau bụng tiêu chảy,… do sữa bột pha sẵn đã bị nhiễm khuẩn. Nếu các mẹ chưa biết sữa công thức có thể để ngoài được bao lâu thì Websosanh sẽ giúp mẹ tháo gỡ từng băn khoăn lo lắng với các trường hợp bảo quản cụ thể sau:

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha ở nhiệt độ thường ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tốt nhất mẹ nên pha sữa công thức ở nhiệt độ thích hợp rồi cho bé uống hết luôn một lần. Tùy theo cữ bú và nhu cầu của bé mà mẹ chỉ nên pha đúng liều lượng sữa rồi cho bé uống hết luôn, tránh việc pha một bình sữa lớn rồi cho bé uống dần và quá phụ thuộc vào các hình thức bảo quản như tủ lạnh, túi giữ nhiệt, máy hâm sữa,… để hạn chế tình trạng sữa công thức pha sẵn bị nhiễm khuẩn.

Sữa bột pha để được trong bao lâu
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha ở nhiệt độ thường ?

Khi mẹ pha xong và để sữa đã pha ở nhiệt độ thường thì chỉ nên cho bé uống hết trong vòng 1 tiếng. Nếu thời tiết thực tế mát mẻ không quá nóng thì mẹ có thể để sữa bột đã pha bên ngoài nhiệt độ thường tối đa là 2 tiếng. Sau khoảng thời gian 1 – 2 tiếng này, mẹ nên đổ bỏ phần sữa thừa và không nên cho bé dùng tiếp.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được bảo quản trong tủ lạnh ?

Một trong những cách bảo quản sữa bột công thức sau khi pha mà bé không uống hết phổ biến được các mẹ hay làm là nhét vào ngăn mát tủ lạnh. Đây là cách làm không sai nhưng có 2 điều mẹ cần biết đó là:

  • Với sữa bột đã pha chưa qua miệng bé mà để trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ để được tối đa 24 giờ.
  • Còn với sữa bột đã pha và đã qua miệng bé có dính nước bọt thì chỉ nên để từ 4 – 6 giờ rồi bỏ đi tránh để qua đêm để đảm bảo chất lượng sữa.
Sữa bột pha để được trong bao lâu
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được bảo quản trong tủ lạnh ?

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được đặt trong túi giữ nhiệt ?

Một trường hợp nữa cũng rất phổ biến đó là mẹ có việc bận cần ra ngoài với bé và phải pha sữa sẵn ở nhà để mang theo. Nếu chỉ mang bình sữa đã pha theo mà không có biện pháp gì bảo quản thì cũng chỉ để được tối đa 1 – 2 tiếng ngoài nhiệt độ thường. Còn nếu mẹ bảo quản sữa công thức đã pha trong túi giữ nhiệt thì có thể để được tối đa 4 – 5 tiếng.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha và được hâm lại với máy hâm sữa ?

Luôn đặt bình sữa của con trong máy hâm sữa là một sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa đều mắc phải. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay để bảo quản sữa đã dùng dở cho con một cách  thường xuyên. Kể cả có máy hâm sữa thì mẹ cũng chỉ nên cho bé dùng hết cữ sữa phù hợp trong vòng 1 – 2 tiếng. Cần tránh để sữa quá nóng khi không kiểm soát được máy hâm sữa hoặc hâm đi hâm lại sữa quá nhiều lần. Bởi việc này sẽ khiến cho sữa công thức bị mất chất ở nhiệt độ cao và không tốt cho sự hấp thu cũng như hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Sữa bột pha để được trong bao lâu
Mẹ có thể rã lạnh sữa với một bát nước ấm thay vì lạm dụng máy hâm sữa

Sau khi lấy sữa đã pha từ trong tủ lạnh ra, việc đầu tiên các mẹ thường làm là nhét ngay bình sữa đó vào máy hâm sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lạm dụng máy hâm sữa, với sữa được bảo quản lạnh mẹ có thể để rã lạnh tự nhiên ở nhiệt độ thường rồi cho bé uống hoặc đặt vào cốc nước ấm. Như vậy, dinh dưỡng trong sữa bột đã pha cũng đảm bảo hơn là khi cho sữa vào máy hâm ở nhiệt độ cao và quá lâu.

Tóm lại, để tránh sữa công thức đã pha bị nhiễm khuẩn các mẹ nên:

  • Chỉ để sữa bột đã pha ở ngoài nhiệt độ tự nhiên tối đa 1 – 2 tiếng.
  • Để sữa bột đã pha ở trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 tiếng với sữa sạch chưa qua sử dụng và 4 – 6 tiếng với phần sữa bé đang uống dở.
  • Để sữa bột đã pha trong túi giữ nhiệt tối đa 4 – 5 tiếng cả hình thức giữ nhiệt lạnh hoặc nóng.
  • Không nên hâm sữa quá lâu và hâm đi hâm lại sữa đã pha nhiều lần với máy hâm sữa. Nếu dùng máy hâm sữa để bảo quản sữa đã dùng mẹ cũng chỉ nên cho bé sử dụng tối đa trong vòng 1 – 2 tiếng.