Tại sao bài hát chiều tây đô bị cấm

Chụp lại hình ảnh,

Một góc hào nhoáng của TP Hồ Chí Minh

Lại đến ngày 30/4, ngày mà nhiều người đã trải qua một phần đời trong chế độ Sài Gòn không muốn nhìn thấy pháo bông được bắn cuối ngày như một sự phồn vinh giả tạo.

Hẳn là bao nhiêu vấn nạn, bao nhiêu cảnh đời vẫn khốn khó không vì mươi phút đám đông nhìn tia pháo hoa lóe sáng trên bầu trời mà quên và khỏa lấp được.

Nhất là trong bối cảnh hàng vạn người dân miền Trung nay đang đau đáu không biết sinh kế của mình ngày mai ra sao sau vụ cá chết hàng loạt.

Hôm 29/4, một tổ chức phi lợi nhuận đã gửi thư thỉnh cầu Bí thư Đinh La Thăng dừng bắn pháo bông hôm 30/4 để lấy chi phí đó giúp những ngư dân bị ảnh hưởng.

Mỗi năm đến ngày 30/4, tôi lại bị ám ảnh bởi những câu hát trong ca khúc ‘Chiều Tây Đô’ [1984] của nhạc sĩ Lam Phương:

“Bao năm giải phóng như thế này phải không anh? Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường. Nay nghe sao khác từ tên đường. Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương…”

Chụp lại hình ảnh,

Một Sài Gòn của ngày hôm qua vẫn còn trong ký ức của người thành phố hôm nay

Tại Việt Nam hôm nay, có buồn không khi rất nhiều người bàng quan với thời cuộc, né tránh hai từ ‘chính trị’ vì sợ rầy rà. Họ sợ cái mũ ‘phản động’ được dùng để ‘trùm’ lên những ai mấp mé có ý định hoặc hành động lên tiếng trước những bất công xã hội và phản kháng sự áp bức.

Vừa qua, một cô giáo ở tỉnh Hà Tĩnh, tâm điểm của vụ cá chết, sau khi được công an “nhắc nhở” đã phải gỡ bỏ bài thơ mang tính thời sự do cô sáng tác đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

Nhưng bài thơ, ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”, vẫn đang lan truyền như một hồi chuông góp phần thức tỉnh nhiều người về vận mệnh của đất nước và vận mệnh của chính mình.

Vài hôm trước trên mạng xã hội đã xuất hiện lời kêu gọi mọi người xuống đường vì môi trường hôm 1/5. Theo đó, nếu ngại rầy rà khi xuống đường, người ta vẫn có thể ‘xuống đường’ tại nhà và truyền hình ảnh biểu thị qua mạng xã hội.

Hôm 29/4, đã có tin biểu tình ở tỉnh Quảng Bình. Ngòi nổ sẽ khó được tháo nếu chính quyền không có động thái làm rõ thủ phạm thật sự của thảm họa môi trường này, đồng thời trấn an lòng dân về sinh kế.

Những kiểu xử lý khủng hoảng như phát ngôn của vị thứ trưởng môi trường tại cuộc họp báo ngắn ngủi hôm 27/4 có nguy cơ ‘đổ dầu vào lửa’ trong bối cảnh dân trí thời internet và mạng xã hội đã khác trước.

41 năm sau ngày 30/4, bây giờ người dân có chọn lựa nên đặt niềm tin và ước vọng vào đâu.

Đã có không ít người có điều kiện tài chính chọn lựa đưa cả gia đình đi định cư ở nước ngoài, hy vọng làm thế sẽ đảm bảo tương lai an toàn cho con cái.

Lại cũng có những người trẻ chọn con đường thành nhà hoạt động chính trị. Họ cho rằng nếu không lên tiếng, hành động vì chính mình và người thân bây giờ, ai sẽ làm thay họ đây?

Chụp lại hình ảnh,

Vụ cá chết hàng loạt khiến người dân miền Trung đau khổ

41 năm đi qua, không thể phủ nhận Việt Nam, từ một nước bước ra khỏi cuộc chiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đã đạt nhiều thành tựu, giàu có hơn. Tỷ lệ nghèo cùng cực từ 60% thập niên 1990 đã xuống dưới 3% vào năm 2016.

Nhưng vì sao trong lòng nhiều người Sài Gòn vẫn còn đó một câu hỏi khắc khoải: ‘Bao giờ cho đến ngày xưa?’

Và ở tầm mức rộng hơn, trong lòng người dân Việt vẫn còn đó mong muốn về một xã hội công bằng, minh bạch, thượng tôn pháp luật.

Lam Phương là một trong những nhạc sĩ thế hệ trước 1975 hiếm hoi vẫn giữ được sức sáng tác rất mạnh mẽ cho đến sau khi sang hải ngoại. Ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thời gian khác nhau, qua những thăng trầm của cuộc đời, ông lại sáng tác những ca khúc mang sắc thái tình cảm khác nhau, và hầu hết đều trở thành bất hủ, được nhiều thế hệ khán giả yêu thích.

Những ca khúc sau năm 1975 của nhạc sĩ Lam Phương có thể chia thành 2 loại với 2 sắc màu trái ngược: Nhạc vui tươi yêu đời và những bài rất buồn bã u sầu. Những bài nhạc buồn đó đã được ông sáng tác sau những lần bị đỗ gãy cuộc tình, đầu tiên là cuộc hôn nhân 20 năm với Túy Hồng bị tan vỡ năm 1979, rồi sau đó là chia tay người vợ thứ 2 là Cẩm Hồng vào đầu thập niên 1990.

Nhưng xen lẫn giữa 2 lần đau khổ đó thì nhạc sĩ Lam Phương đã có một thời gian hạnh phúc tuyệt vời bên người đẹp Cẩm Hồng, là người đã mang lại những niềm cảm xúc to lớn để ông sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng vào thập niên 1980, như là Bài Tango Cho Em, Chỉ Có Em, Thiên Đàng Ái Ân, Mùa Thu Yêu Đương, Nửa Đời Yêu Em…

người đẹp Cẩm Hường

Người đẹp Cẩm Hường tên thật là Lê Thị Cẩm Hường, sinh năm 1950, sinh quán ở Cần Thơ. Theo lời ca sĩ Băng Châu, cũng là một người lớn lên ở Cần Thơ, cho biết cô và Cẩm Hường rất thân vì cùng tuổi, đi học cùng lớp đệ thất, đệ lục vào năm 12,13 tuổi ở trường Thủ Khoa Huân. Băng Châu là một nữ ca sĩ xinh đẹp nức tiếng, nhưng cô tự nhận nhan sắc của mình không là gì cả nếu so với Cẩm Hường.

người đẹp Cẩm Hường

Quê hương Cần Thơ của Cẩm Hường và Băng Châu cũng là nơi được mệnh danh là Tây Đô, trong nhiều thế kỷ qua được xem là đô thị lớn nhất của miền Tây. Theo ca sĩ Hương Lan, là một người thân thiết với Cẩm Hường trong thời gian 2 người cùng ở Pháp sau năm 1975, thì Cẩm Hường chính là người đề nghị nhạc sĩ Lam Phương viết 1 ca khúc về quê hương Cần Thơ, từ đó mới có bài hát mang tên Chiều Tây Đô, một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lam Phương sau năm 1975:


Nghe Hoàng Oanh hát Chiều Tây Đô

Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về
Thăm quê xưa với vườn cau thề
Bàn tay anh đan dìu em bước trên cỏ khô
Đi trong hoang vắng chiều Tây Đô

Bờ sông yêu xưa tà áo thướt tha mỹ miều
Sao anh không thấy về Ninh Kiều
Dường như anh nghe đời nặng trĩu trong màu đen
Đen như manh áo buồn chưa quen

Ninh Kiều xưa

Thời điểm sáng tác Chiều Tây Đô, nhạc sĩ Lam Phương vừa quen biết với Cẩm Hường khoảng đầu thập niên 1980 tại Pháp. Đó cũng là thời điểm cao trào của thuyền nhân vượt biển rời quê hương. Những ngày đầu trên xứ người của người Việt tị nạn là những tháng ngày vô cùng cơ cực, cuộc sống chưa ổn định, phải vất vả mưu sinh, khi đó thì ai cũng thấy “đời nặng trĩu trong màu đen”, luôn cảm thấy nhớ về quê hương xứ sở vào thời vẫn còn yên vui.

Trong tâm thức đó, nhạc sĩ Lam Phương sáng tác bài hát này cùng với giấc mơ là được dắt người tình về thăm lại Tây Đô, thăm lại những nơi đã từng yêu dấu gắn bó với một quãng đời mình. Tuy nhiên khi đó thì quê xưa đã không còn yên bình nữa, tất cả còn lại là một khung cảnh tang thương:

Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van
Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển

Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay
Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày
Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm
Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?

Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường
Nay nghe sao khác từ tên đường
Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương
Tây Đô sẽ sống lại yêu thương

Nhạc sĩ Lam Phương và “người đẹp Tây Đô” Cẩm Hường

Sau khi được giới thiệu đến công chúng qua giọng hát Hương Lan, bài hát đầy cảm xúc này đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo đồng hương người Việt trên xứ người, là một trong những ca khúc được thu âm nhiều nhất tại hải ngoại thập niên 1980.

Yên Linh [nhacvangbolero.com]

Video liên quan

Chủ Đề