Tại sao bạn nên làm việc sâu

Deep work là khả năng làm việc ở mức tập trung cao độ mà không có bất kỳ sự sao lãng nào làm ảnh hưởng đối với những công việc đòi hỏi sự nhận thức tốt.

Làm việc “nông” (Shallow work) là những kiểu công việc có tính logic, không đòi hỏi sự tập trung cao độ, lặp đi lặp lại và thường dễ bị sao lãng.

Deep Work được ví như một yếu tố siêu mạnh cần phải có trong thời kỳ nền kinh tế cạnh tranh của thế kỷ 21 ngày nay.

Tại sao bạn nên làm việc sâu

5 ý tưởng lớn

  1. Thay vì chỉ đưa ra những việc nằm trong khả năng làm tốt, làm được của mình, bạn nên bắt đầu thực hiện và cam kết với cách thức Deep work.
  2. Khả năng nắm bắt, làm chủ nhanh chóng những việc khó và khả năng đạt đến trình độ chuyên môn kiệt xuất trong cả chất lượng công việc lẫn tốc độ làm việc chính là hai yếu tố thiết yếu mà mỗi cá nhân cần trang bị trong nền kinh tế thời đại.
  3. “Để học được nhanh chóng những việc khó, bạn cần khả năng tập trung cực kì cao độ mà không có bất kỳ sự phân tán nào”.
  4. “Có công mài sắt, có ngày nên kim. Công việc chính là cái nghề của bạn. Và khi bạn làm việc bằng cả sự tôn trọng, nâng niu và chăm chút cho nó, chắc chắn thành quả sẽ đến xứng đáng với những gì bạn đã làm và cống hiến”.
  5. “Chìa khóa để nắm bắt và xây dựng cách thức Deep Work chính là phát triển những thói quen và ‘nghi thức’ nhỏ, biến chúng thành các hoạt động hàng ngày của bạn nhằm mục đích tối thiểu lượng ý chí cần thiết để chuyển đổi công việc và duy trì sự tập trung, không bị gián đoạn”.

Định nghĩa Deep Work

Deep Work là làm việc chuyên nghiệp và đòi hỏi trạng thái tập trung cao độ mà không hề có bất kì sự sao lãng nào, khiến cho khả năng nhận thức của bạn đạt đến cực hạn. Từ đó, những giá trị mới được hình thành, kỹ năng được cải thiện lên đáng kể và khó bị sao chép.

Làm việc “nông” (Shallow Work): là những kiểu công việc có tính logic, không đòi hỏi sự tập trung cao độ, lặp đi lặp lại và thường dễ bị phân tán. Điều này không giúp ích cho việc tạo ra giá trị và rất dễ bị sao chép.

Cal Newport, tác giả cuốn sách nổi tiếng Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê (TGM BOOKS) đã chỉ rõ rằng nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho Shallow Work, bạn sẽ dần đánh mất cơ hội hoặc khả năng để có thể thực hiện cách Deep Work. Thực chất, Deep Work không phải là thứ viển vông, hoa mỹ mà đơn giản chỉ là một kỹ năng cực kỳ quý giá trong thời đại ngày nay, với tên gọi “siêu anh hùng thế kỷ 21”.

Giả thuyết về Deep Work: sở hữu khả năng Deep Work chính là biến bản thân vừa hiếm vừa có giá trị trong thời buổi kinh tế hiện nay. Một khi đã biến nó trở thành kỹ năng làm việc thiết yếu, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công.

Như Newport có chia sẻ rằng bản thân anh khi lên kế hoạch hằng ngày của mình cũng cần phải vừa chi tiết vừa phối hợp khéo léo giữa Deep Work và Shallow Work. Bởi chúng ta hầu hết không thể nào tránh khỏi hoàn toàn những công việc mang tính chất hậu cần được. Cách tốt nhất xử lý loại công việc “nông” này chỉ có thể là tối giản nó ở mức có thể và sắp xếp nó ở thời điểm phù hợp nhất. Cứ 5 ngày/tuần, mỗi ngày dành 3-4 tiếng để tập trung hoàn toàn vào công việc “sâu”, anh đã thấy được rất nhiều lợi ích và giá trị tích cực trong công việc từ sự tập trung đó.

Khả năng nắm bắt, làm chủ nhanh chóng những việc khó và khả năng đạt đến trình độ chuyên môn kiệt xuất trong cả chất lượng công việc và tốc độ làm việc chính là hai yếu tố thiết yếu mà mỗi cá nhân cần trang bị trong nền kinh tế thời đại. Sự khác nhau giữa người có chuyên môn và người bình thường nằm ở khoảng thời gian phấn đấu, nỗ lực lên từng ngày để nâng cao kỹ năng cần thiết trong một lĩnh vực nhất định nào đó.

Những yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công trong quá trình rèn luyện chuyên môn đó là:

  • Tập trung hoàn toàn vào những kỹ năng quan trọng cần thiết mà bạn muốn cải thiện hoặc muốn trở thành chuyên gia.
  • Luôn đón nhận những đóng góp, góp ý để có thể sửa đổi phương pháp sao cho hoàn chỉnh nhất và hướng sự tập trung vào đúng mục tiêu.

Trích đoạn sách:

“Phương pháp làm việc khoa học mới này giúp cho bạn cải thiện kỹ năng lên từng ngày, giống như cách hình thành thêm nhiều bao myelin cho nơ-ron não bộ, từ đó tạo ra một hệ thống tương ứng, kích thích năng suất làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Trở thành chuyên môn trong một lĩnh vực nghĩa là phải có kỹ năng làm việc thật chất lượng cũng tương tự như những bao myelin cần thiết cho dây thần kinh não bộ”.

“Bằng cách tập trung cao độ vào kỹ năng cần thiết cụ thể, bạn đang đưa những việc làm cụ thể hỗ trợ cải thiện kỹ năng đó phải vào khuôn khổ và áp dụng đều đặn để tiến bộ lên từng ngày. Tương tự như sự hình thành các tế bào oligodendrocyte hỗ trợ kiến tạo bao myelin cho nơ-ron thần kinh, khả năng Deep Work sẽ giúp tạo những kỹ năng vững chắc cho bạn”.

“Để học được nhanh chóng những việc khó, bạn cần khả năng tập trung cực kì cao độ mà không có bất kỳ sự sao lãng nào”.

“Khi bạn chuyển từ công việc A sang công việc B, sự tập trung của bạn không thể chuyển đổi ngay lập tức. Thường sẽ vẫn còn một chút ‘lưu luyến’ đến công việc trước đó, đặc biệt nếu công việc đó không có giới hạn hoặc không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Thậm chí, kể cả khi bạn đã bắt đầu làm công việc B thì sự chú ý của bạn dường như vẫn bị chia tách khoảng một lúc”.

Khi tập trung một việc, hãy thôi chú tâm vào việc quá khứ

Theo Sophie Leroy, giáo sư kinh tế tại Đại học Minnesota (Mỹ), việc chúng ta vẫn còn để tâm vào một việc trước đó khi đã chuyển sang việc khác rồi thì sẽ rất khó có thể tập trung hoàn toàn vào công việc tiếp theo. Càng “lưu luyến” việc cũ nhiều thì độ tập trung vào những việc tiếp theo càng kém. Để đạt được đến trình độ cao, bạn cần phải làm việc trong khoảng thời gian dài với khả năng tập trung tốt, đặc biệt mỗi phần công việc đều phải chú tâm hoàn toàn, không hề có bất kì phân tán hay mất tập trung.

Quan điểm về Deep Work

Nên nhớ rằng:

“ Làm rõ vấn đề quan trọng sẽ giúp hiểu rõ những vấn đề nào không hề quan trọng”.

S bn rn – yếu t biu trưng cho năng sut làm vic: trong trường hợp thiếu đi sự chỉ dẫn đúng đắn làm thế nào để đạt được hiệu quả và năng suất trong công việc, thì rất nhiều công nhân tri thức quay trở lại với dấu hiệu năng suất đặc trưng của công nghiệp: làm rất nhiều thứ theo kiểu trông thấy được.

“Deep Work không dành cho việc sử dụng kèm với các thiết bị công nghệ bởi nó được xây dựng dựa trên các giá trị ý nghĩa hơn như chất lượng, sự thành thạo, tinh thông, nắm quyền ưu thế theo kiểu cổ điển mà dứt khoát không sử dụng công nghệ nào”.

“Con người đạt tới đỉnh điểm của khả năng và trình độ là khi họ hoàn toàn chìm đắm vào một công việc hoặc một thứ gì đó mang đầy tính chất thử thách”.

“Tạo dựng một vòng đời sự nghiệp bám sát với những trải nghiệm cùng phương pháp Deep Work sẽ thực sự trở thành quãng đường đáng nhớ để lại cho bạn nhiều cảm giác hài lòng nhất”.

 “Có công mài sắt, có ngày nên kim. Công việc chính là cái nghề của bạn. Và khi bạn làm việc bằng cả sự tôn trọng, nâng niu và chăm chút cho nó, chắc chắn thành quả sẽ đến xứng đáng với những gì bạn đã làm cống hiến”.

“Nhưng nên nhớ rằng, ý chí chỉ có hạn nên bạn phải biết cách kiểm soát và sử dụng nó thật thông minh, khéo léo”.

“Chìa khóa để nắm bắt và xây dựng thói quen Deep Work chính là phát triển những thói quen và ‘nghi thức’ nhỏ, biến chúng thành các hoạt động hàng ngày của bạn nhằm mục đích tối thiểu lượng ý chí cần thiết để chuyển đổi công việc và duy trì sự tập trung không bị gián đoạn”.

“Bạn cần xây dựng quan điểm, triết lý sống và phương pháp của riêng mình để tự tích hợp phong cách Deep Work một cách chuyên nghiệp vào cuộc sống của bạn. Quan điểm, triết lý sống đó cần phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Hãy để nó là cầu nối phục vụ thói quen Deep Work tích cực, đừng biến nó trở thành một mảnh ghép lỗi làm hỏng điều đó”.

“Donald Ervin Knuth, một giáo sư danh giá về ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Stanford, đã triển khai khái niệm Deep Work này như một ‘quan điểm tôn giáo’ về phương pháp làm sao để ‘chìm đắm’ hoàn toàn trong công việc. Quan điểm này tối đa hóa thành quả của sự nỗ lực bằng cách giảm thiểu triệt để hoặc loại bỏ các công việc mang tính chất ‘nông’ ”.

“Còn quan điểm về Deep Work của nhà tâm lý học nổi tiểng người Thụy Sĩ Carl Jung lại là triết lý hai mô thái. Triết lý này yêu cầu bạn phân chia thời gian hợp lý, một khoảng là dành cho việc cống hiến hoàn toàn vào những công việc sâu và quan trọng mà bạn luôn theo đuổi, khoảng còn lại là để mở cho những việc không quá quan trọng”.

“Một quan điểm khác mang tính chất hài hòa hơn, chỉ rõ rằng cách dễ nhất để tạo thói quen Deep Work một cách liên tục chính là biến chúng thành một thói quen thường nhật hàng ngày”.

Nhà báo người Mỹ Walter Isaacson lại có triết lý quan điểm rằng bạn có thể “Deep Work” ở bất cứ đâu, bất cứ vào việc gì mà bạn muốn trong thời gian biểu của mình. Lấy ví dụ khi anh viết về đồng nghiệp của mình, một tấm gương điển hình áp dụng Deep Work rất hiệu quả –  John Paul Newport, anh nói rằng ông ấy biến mọi công việc trở nên thật tuyệt vời và kỳ diệu. Ông ấy có thể thoải mái về giường nghỉ ngơi sau công việc trong khi những người khác còn đang ngồi suy nghĩ, đắn đo về nó ở hành lang. Khi đang soạn thảo cho cuốn sách của mình, ông ấy sẽ hoàn toàn tập trung cao độ, mọi người chỉ có thể nghe thấy tiếng gõ văn bản liên tục của ông trong một tiếng đồng hồ. Sau đó, ông ra ngoài nghỉ ngơi như bình thường với các đồng nghiệp một cách rất thoải mái. Dường như công việc chưa bao giờ là thứ làm khó ông. Và ông cứ vui vẻ, thoải mái đi làm việc khi ông có thời gian rảnh rỗi.

“Để tối ưu hóa phương pháp Deep Work, bạn cần tạo ra một nguyên tắc thống nhất giữa kỷ luật và phong cách riêng của mình. Trong đó, việc tìm một vị trí đắc địa để nỗ lực làm việc và tận dụng phương pháp Deep Work sao cho tốt nhất là thứ cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, hãy chắc chắn cho mình một khoảng thời gian cụ thể để vừa giữ cho sự thách thức diễn ra vừa đủ, trôi chảy, vừa khiến cho công việc có một vòng lặp của sự thoải mái, không có sự ép buộc, mệt nhọc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có các quy định và quy trình để duy trì sự nỗ lực cho bạn. Đó là bằng cách thúc đẩy thay đổi môi trường bình thường xung quanh bạn, cộng thêm những “khoản đầu tư” đáng kể về công sức hay tiền bạc,…, những thứ dành riêng cho việc hỗ trợ Deep Work, khiến bạn nâng tầm nhận thức về sự quan trọng của công việc đó”.

“Một ví dụ điển hình nữa là về Peter Shankman, doanh nhân thành đạt, nhà diễn thuyết tài ba tại New York (Mỹ), có kể về trải nghiệm khi mua tấm vé bay khứ hồi hạng thương gia tới thành phố Tokyo (Nhật Bản). Trong suốt chuyến bay, ông chỉ ngồi uống một cốc espresso và hoàn toàn tập trung hoàn thành bản thảo luận cho tới khi đến Nhật Bản. Rồi sau đó ông bay về Mỹ, lại một lần nữa ngồi viết bản thảo và hoàn thành nó sau 30 tiếng rời Nhật”.

4 nguyên tắc kỷ luật

  1. Hoàn toàn tập trung vào việc quan trọng.
  2. Làm việc dựa trên sự tính toán rõ ràng, chi tiết với thước đo chuẩn mực.
  3. Duy trì tính hấp dẫn của thử thách và thành quả sau đó.
  4. Rèn tính kỷ luật, có trách nhiệm với công việc.

“Đối với mỗi cá nhân khi tập trung vào Deep Work, bạn nên ‘bổ sung’ thêm một chút nhỏ khát vọng lớn để giúp bạn có thêm động lực chìm đắm vào công việc của mình”.

David Brooks, nhà báo nổi tiếng cho tờ New York Times có nói rằng: “Nếu bạn muốn chiến thắng trong cuộc chiến giành lấy sự tập trung, đừng mong rằng mình sẽ tránh khỏi những phiền nhiễu, sao lãng tầm thường trong hàng triệu các thông tin ‘thập cẩm’ xảy ra hàng ngày. Hãy trực tiếp nhìn nhận nó và dũng cảm chinh phục những công việc gợi lên cho bạn một khao khát đáng sợ lấn át tất cả mọi thứ”.

“Trong 4 nguyên tắc kỷ luật, có hai loại thước đo hành động phân biệt đó là Thước đo phụThước đo chuẩn mực:

  • Thước đo phụ: miêu tả những thứ sau cùng mà bạn cố gắng muốn cải thiện.
  • Thước đo chuẩn mực: miêu tả những hành động tạo nên thành công trong việc cải thiện các công việc nằm vùng Thước đo phụ.

Thước đo chuẩn mực sẽ hỗ trợ bạn tập trung vào việc cải thiện, kiểm soát hành vi đúng mực trong tương lai gần, dẫn đến những tác động tích cực cho mục tiêu dài hạn về sau.

Sau một ngày làm việc, hãy ngưng tất cả các hoạt động có liên quan đến công việc  của bạn cho tới ngày hôm sau, kể cả việc suy nghĩ. Không kiểm tra e-mail công việc trong bữa tối, không thảo luận online về công việc hay bàn về cách xử trí một thách thức trong công việc sắp tới. Hãy phân biệt rõ ràng việc gì đi việc đó!”.

Tại sao lại như vậy?

  • Lý do #1: thời gian nghỉ giúp cho bạn có khoảnh khắc ngưng lại, bình tĩnh nhìn nhận mọi sự vật thấu đáo hơn.
  • Lý do #2: trong thời gian nghỉ, bạn có thể nạp lại năng lượng cần thiết để phục vụ cho các khoảng Deep Work tiếp theo sau.
  • Lý do #3: những công việc sau thời gian nghỉ tối thường không quá quan trọn

Khi rèn luyện thói quen Deep Work, cần chú ý hai mức quan trọng cần đạt được đó là: cải thiện khả năng tập trung cao độvượt qua khoảng sao lãng. “Để làm được điều này, hãy lên lịch trình làm việc thật chi tiết, đâu là thời gian để nghỉ ngơi lướt web, đâu là thời gian làm việc, hai khoảng thời gian này cần phải tách biệt nhau hoàn toàn”.

Phương pháp tiếp cận khôn ngoan với tư duy “Thợ lành nghề”

Đó chính là xác định rõ các yếu tố cốt lõi của sự thành công, hạnh phúc, sự chuyên nghiệp trong công việc lẫn đời sống cá nhân của mình. Hãy áp dụng một công cụ hỗ trợ duy nhất nếu như sự tác động tích cực của nó có ảnh hưởng bao trùm đến nhiều yếu tố cốt lõi quan trọng, lấn át cả những tiêu cực ảnh hưởng bên ngoài.

“Bước đầu tiên đó chính là xác định các mục tiêu lớn nhất, thiết yếu và chuẩn mực nhất trong cả công việc lẫn cuộc sống của bạ Lưu ý, danh sách mục tiêu cần phải có giới hạn, chỉ dành cho những mục tiêu thực sự quan trọng và luôn phải giữ yêu cầu tiêu chuẩn cao. Khi hoàn tất nó, bạn nên tạo ra một số các mục tiêu nhỏ cần đạt được cho con đường lớn hướng đến mục tiêu chuẩn mực trong công việc và cuộc sống của mình. Một khi đã xác định được những mục tiêu, hãy lên danh sách mỗi mục tiêu khoảng 2-3 hoạt động quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu. Những hoạt động này nên đủ cụ thể, cho phép bạn hình dung rõ ràng bức tranh toàn cảnh của việc thực hiện điều đó. Mặt khác, những hoạt động đó nên tổng quát vừa đủ để không bị bó buộc”.

“Bước tiếp theo trong chiến lược này, hãy cân nhắc về những công cụ mạng hỗ trợ mà bạn đang sử dụ Đối với mỗi công cụ, hãy quan sát kết quả trong các hoạt động chính và xem xét kỹ lưỡng về độ hiệu quả của chúng tác động đến hoạt động, độ tích cực hay tiêu cực nhiều hơn, mức ảnh hưởng vào sự thành công cho mỗi hoạt động là nhiều hay ít? Bây giờ, hãy đưa ra quyết định: Tiếp tục sử dụng công cụ này chỉ khi bạn kết luận chắc chắn rằng nó có tác động đáng kể và mang lại nhiều sự tích cực hơn những tác động tiêu cực”.

“Sau 30 ngày tạm dừng truy cập các trang mạng xã hội, hãy suy nghĩ về 2 câu hỏi sau trước khi đi đến quyết định ngưng sử dụng mỗi dịch vụ mạng đó: 30 ngày vừa qua sẽ có tiển triển tốt hơn không nếu như tôi đã sử dụng dịch vụ mạng này? Có ai quan tâm đến tôi không nếu tôi ngưng sử dụng dịch vụ này?”.

Nếu câu trả lời cho cả hai là “Không”, hãy bỏ dịch vụ vĩnh viễn. Nếu câu trả lời là “Có”, hãy quay trở lại sử dụng nó. “Nhưng hãy cảnh giác: loại công việc mang tính chất nông mà càng chiếm ưu thế về cả thời gian lẫn sự tập trung của người lao động tri thức dường như rất dễ xảy ra ở thời điểm này”.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là khoảng “chìm đắm” trong công việc của mỗi cá nhân có thể duy trì trong bao lâu cho 1 ngày?

“Tiến sĩ tâm lý học Anders Erickson đưa ra lời khuyên cho những người mới (với lý do đặc biệt là giống như một đứa trẻ đang trong giai đoạn đầu phát triển kỹ năng chuyên môn) về khoảng thời gian hợp lý nhất đó là 1 tiếng/ngày. Đối với những người đã quen với quen với sự ‘khắc nghiệt’ này rồi thì có thể nới rộng thời gian ra khoảng 4 tiếng, nhưng nhiều hơn nữa thì rất hiếm”.

“Chúng ta đã dành quá nhiều thì giờ vào việc thụ động mà chẳng có suy nghĩ nhiều vào việc ta sẽ làm gì có ích trong khoảng thời gian của chính mình. Vì thế, trước đầu mỗi ngày làm việc, hãy mở một trang giấy mới trong cuốn sổ của bạn. Bên dưới cùng phía bên trái của trang giấy, đánh dấu mỗi dòng là mỗi tiếng đồng hồ, tổng hợp toàn bộ thời gian bạn cần để làm việc trong ngày. Sau đó, đến phần quan trọng nhất, là hãy chia các giờ làm việc trong ngày của bạn vào các khối và phân công hoạt động cụ thể trong các khối”.

Ví dụ:

Bạn có một khối thời gian với giới hạn là từ 09:00-11:00 để viết thông cáo báo chí cho khách hàng. Để làm được như vậy, hãy vẽ hẳn một cái hộp khối ra, để cách dòng để viết ‘thông cáo báo chí’ ngay bên trong khối đó.

“Mỗi khối không cần phải dành riêng cho một nhiệm vụ, một công việc. Đó có thể là khối thời gian dành cho ăn trưa, nghỉ ngơi hoặc thư giãn. Để mọi thứ phù hợp và rõ ràng hơn, thời gian của mỗi khối cần tối thiểu 30 phút. Có nghĩa là, giả sử thay vì chỉ có duy nhất một khối nhỏ cho mỗi công việc nhỏ lẻ trong ngày (trả lời email của sếp, nộp mẫu đơn hoàn chỉnh,..) thì bạn có thể gộp chúng vào nhóm khối nhiệm vụ chung. Bạn sẽ thấy rất bất ngờ về độ hiệu quả của nó. Trong trường hợp này, đó là việc chia khối công việc sao cho phù hợp và khoa học, sao cho khi sang đến mặt phải của trang giấy sẽ chỉ là khối công việc chung bao gồm các việc nhỏ lẻ. Khi thực hiện xong việc chia kế hoạch cho thời gian biểu của ngày, hãy nhớ rằng sau đó, mỗi phút sẽ phải là một phần của khối, biến nó trở thành giây phút công việc trong ngày của bạn. Và bây giờ, hãy dùng thời gian biểu đó làm kim chỉ nam cho hoạt động hằng ngày của bạn”.

4 Nguyên tắc Deep Work

NGUYÊN TẮC #1: “Chìm đắm” trong công việc

Phụ thuộc vào quan điểm, mục tiêu, triết lý của riêng bạn:

  1. Phù hợp quan điểm tôn giáo. Tối đa hóa những nỗ lực sâu sắc bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu triệt để những loại công việc có tính chất “nông”.
  2. Triết lý hai mô thái: phân chia thời gian hợp lý, một khoảng là dành cho việc cống hiến hoàn toàn vào những công việc sâu và quan trọng mà bạn luôn theo đuổi, khoảng còn lại là để mở cho những việc không quá quan trọng.
  3. Hài hòa. Biến cách thức Deep Work trở thành những công việc theo thói quen thường nhật.
  4. Áp dụng thói quen Deep Work vào bất cứ công việc nào ở bất cứ nơi đâu trong lịch trình của bạn.

Thống nhất nguyên tắc

Tạo ra một nguyên tắc thống nhất giữa kỉ luật và phong cách riêng của mình. Hãy quyết định:

  1. Nơi bạn làm việc và khoảng thời gian làm việc.
  2. Cách bạn làm việc như thế nào.
  3. Cách bạn sử dụng các phương pháp hỗ trợ cho công việc.

Bước thay đổi nhận thức

Nâng tầm nhận thức về sự quan trọng của công việc cũng như phương pháp Deep Work bằng cách thúc đẩy thay đổi môi trường bình thường xung quanh bạn.

Đừng làm việc một mình!

  1. Hoàn toàn tập trung vào việc quan trọng: “bổ sung” thêm một chút nhỏ khát vọng lớn để giúp bạn có thêm động lực chìm đắm vào công việc của mình.
  2. Làm việc dựa trên sự tính toán rõ ràng, chi tiết với Thước đo chuẩn mực: hướng sự tập trung vào việc cải thiện, kiểm soát hành vi đúng mực trong tương lai gần, dẫn đến những tác động tích cực cho mục tiêu dài hạn về sau.
  3. Duy trì tính hấp dẫn của thử thách và thành quả sau đó: mỗi người sẽ có những cách duy trì thử thách thú vị khác nhau.
  4. Kiến tạo tính kỉ luật, có trách nhiệm với công việc.

Hãy “lười biếng” đúng cách

Sau một ngày làm việc, hãy ngưng tất cả các hoạt động có liên quan đến công việc  của bạn cho tới ngày hôm sau, kể cả việc suy nghĩ. Không kiểm tra email công việc trong bữa tối, không thảo luận online về công việc hay bàn về cách xử trí một thách thức trong công việc sắp tới. Hãy phân biệt rõ ràng việc gì đi việc đó!

NGUYÊN TẮC #2: Vượt qua sự nhàm chán

Hãy “huấn luyện” khả năng tập trung cho não bộ

Đừng nghỉ ngơi khi đã sao lãng. Hãy để sự nghỉ ngơi là phần thưởng sau khoảng thời gian hoàn toàn tập trung làm việc

Lên lịch trình làm việc thật chi tiết, đâu là thời gian để nghỉ ngơi lướt web, đâu là thời gian làm việc, hai khoảng thời gian này cần phải tách biệt nhau hoàn toàn.

Hãy làm việc như Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt

Hãy xác định việc làm quan trong nhất cần được tập trung sâu trong danh sách công việc quan trọng nhất của bạn. Định lượng thời gian, đặt thời hạn hoàn thành phù hợp mà khó có thể tạo ra khoảng sao lãng.

Thiền định

Dành ra một khoảng thời gian mà bạn đang làm một việc gì đó (nhưng không suy nghĩ linh tinh) và bắt đầu dồn sự chú ý vào một vấn đề duy nhất được xác định rõ ràng.

Luyện trí nhớ

Sử dụng thuật học ghi nhớ Cung điện tâm thức (Method of Loci) hoặc các phương pháp rèn trí nhớ khác như Phương pháp Lộ trình (Journey Method), Căn phòng La Mã (Roman Room),…

NGUYÊN TẮC #3: Tránh tác động tiêu cực của mạng xã hội

Chỉ sử dụng một công cụ mạng nếu như bạn kết luận chắc chắn rằng nó có tác động đáng kể và mang lại nhiều sự tích cực hơn những tác động tiêu cực.

Tuân theo những Quy luật về số ít quan yếu (The Law of Vital View) cho thói quen sử dụng mạng của ban:

  1. Xác định những chuẩn mực, mục tiêu cao cho công việc chuyên nghiệp lẫn đời sống thường nhật.
  2. Một khi đã xác định được những mục tiêu, hãy lên danh sách mỗi mục tiêu khoảng 2-3 hoạt động quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu ấy.
  3. Bước tiếp theo trong chiến lược này, hãy cân nhắc về những công cụ mạng hỗ trợ mà bạn đang sử dụng. Đối với mỗi công cụ, hãy quan sát kết quả trong các hoạt động chính và xem xét kỹ lưỡng về độ hiệu quả của chúng tác động đến hoạt động, độ tích cực hay tiêu cực nhiều hơn, mức ảnh hưởng vào sự thành công cho mỗi hoạt động là nhiều hay ít? Bây giờ, hãy đưa ra quyết định: Tiếp tục sử dụng công cụ này chỉ khi bạn kết luận chắc chắn rằng nó có tác động đáng kể và mang lại nhiều sự tích cực hơn những tác động tiêu cực.

Tạm ngưng sử dụng mạng xã hội

Sau 30 ngày tạm dừng truy cập các trang mạng xã hội, hãy suy nghĩ về 2 câu hỏi sau trước khi đi đến quyết định ngưng sử dụng mỗi dịch vụ mạng đó: 30 ngày vừa qua sẽ có tiển triển tốt hơn không nếu như tôi đã sử dụng dịch vụ mạng này? Có ai quan tâm đến tôi không nếu tôi ngưng sử dụng dịch vụ này?

Đừng sử dụng mạng Internet để giải trí!

Hãy cân nhắc trong việc lựa chọn những thứ chất lượng dành cho não bộ

NGUYÊN TẮC #4: Tối ưu hóa Làm việc “nông”

Lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày

  1. Trước đầu mỗi ngày làm việc, hãy mở một trang giấy mới trong cuốn sổ của bạn để ghi cụ thể các công việc ra.
  2. Bên dưới cùng phía bên trái của trang giấy, đánh dấu mỗi dòng là mỗi tiếng đồng hồ, tổng hợp toàn bộ thời gian bạn cần để làm việc trong ngày.
  3. Sau đó, đến phần quan trọng nhất, là hãy chia các giờ làm việc trong ngày của bạn vào các khối và phân công hoạt động cụ thể trong các khối.
  4. Khi thực hiện xong việc chia kế hoạch cho thời gian biểu của ngày, hãy nhớ rằng, tiếp theo sau đây, mỗi phút sẽ phải là một phần của khối, biến nó trở thành giây phút công việc trong ngày của bạn. Và bây giờ, hãy dùng thời gian biểu đó làm kim chỉ nam cho hoạt động hằng ngày của bạn

Định lượng “độ sâu” của mỗi hoạt động

Đưa ra quyết định rõ ràng và nhất quán về thời điểm mà công việc rơi vào trạng thái từ “nông” đến “sâu”.

Định lượng khoảng thời gian mà mình sẽ cần bỏ ra thực hiện mục tiêu, kế hoạch đó.

Hỏi lời khuyên từ cấp trên về khoảng thời gian phù hợp nên dành ra cho Làm việc “nông”.

Nếu bạn tự hỏi rằng mình nên dành bao nhiêu phần trăm trong quỹ thời gian của mình cho Làm việc “nông”,  câu trả lời sẽ nằm trong khoảng từ 30-50% tổng thời gian tùy vào sự sắp xếp của mỗi cá nhân.

Hoàn thành công việc trước 5h30 chiều

Đặt mục tiêu hoàn thành những công việc quan trọng nhất và bước ra khỏi văn phòng lúc 5h30 chiều mỗi ngày. Nói không với những việc không quan trọng. Thời gian còn lại sẽ dành cho sự nghỉ ngơi và làm những công việc cá nhân khác theo ý thích.

Tạo sự thử thách khó khăn

  1. Ai gửi email cho bạn, bạn sẽ phải làm thêm việc.
  2. Làm thêm việc bù thời gian bạn trả lời hoặc gửi mail.
  3. Đừng trả lời những thứ không quá quan trọng.

Người dịch: CTV Alice, Biên tập: Edward 

*Bài dịch độc quyền tại Tâm Lý Học Ứng Dụng                                                                          

Theo nguồn Samuel Thomas Davies:

https://www.samuelthomasdavies.com/book-summaries/business/deep-work/

Link PDF:

https://docs.google.com/document/d/1Bk8zNzIi4hPIAHV8BhAbFEgjQcRPXmbnVXoaBA86cko/edit

[ga_thuonghieu]