Tại sao con mắt bị giật

TPO - Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh hoặc cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Hàng ngày, trừ khi ngủ, mắt của chúng ta phải hoạt động và làm việc, điều tiết liên tục. Vì vậy khi mắt quá mệt mỏi, căng thẳng sẽ xuất hiện tình trạng mắt giật liên tục để nhắc nhở chúng ta cần để cho mắt được nghỉ ngơi. Mắt giật cảnh báo điều gì là điều ai cũng cần lưu tâm để có thể bảo vệ đôi mắt luôn khỏe. Theo các nhà khoa học thì hầu hết hiện tượng giật mắt là không nguy hiểm, lành tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe sau.

Cơ thể bạn đang quá căng thăng, mệt mỏi

Co giật mí mắt là biểu hiện rõ rệt nhất phản ảnh tình trạng mệt mỏi căng thẳng của cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày hoặc hàng tuần thì cảnh báo cơ thể bạn đang quá áp lực, quá stress, ngủ không ngon hoặc thiếu ngủ trầm trọng.

Có thể chính bản thân bạn cũng không nhận ra rằng khi cơ thể mệt mỏi mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh, gây ra hiện tượng mắt giật.

Để cải thiện tình trạng này bạn cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động giúp xả stress, giúp tâm trạng thoải mái hơn.

Co giật mí mắt là biểu hiện rõ rệt nhất phản ảnh tình trạng mệt mỏi căng thẳng của cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày hoặc hàng tuần thì cảnh báo cơ thể bạn đang quá áp lực, quá stress, ngủ không ngon hoặc thiếu ngủ trầm trọng. Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể đang dung nạp quá nhiều caffein
Bạn không biết rằng việc uống cà phê mỗi ngày lại có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật mí mắt liên hồi ở những người trưởng thành. Chất caffein có trong cà phê kích thích quá trình trao đổi chất, khiến nhịp tim bị tăng và kích thích hoạt động của các cơ, trong đó có cả cơ mắt. Do các vùng cơ ở mắt rất nhạy cảm và nhỏ, nên một chút tác động nhẹ cả từ trong và ngoài cơ thể đều có thể khiến mắt co giật để phản ứng lại, từ đó gây ra hiện tượng mắt giật. Nếu bạn uống quá nhiều cà phê một ngày [quá 3 ly cà phê/ ngày] thì bạn nên cân nhắc lại, vì đó là một điều không hề tốt không chỉ cho đôi mắt mà còn khiến bạn dễ bị căng thẳng, tăng nhịp tim và ảnh hưởng tới não bộ.

Mắt giật vì mỏi mắt

Các trạng thái căng thẳng có liên quan đến mắt có thể xảy ra trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bạn thay mắt kính mới. Nguyên nhân mắt giật có thể là việc mắt bạn phải chịu áp lực hoặc hoạt động quá mức, dù chỉ là một ít căng thẳng. Ở trường hợp bạn thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, bạn nên đến bệnh viện để đo mắt hoặc thay kính để hạn chế chứng giật mắt.

Chứng mỏi mắt cũng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính cũng như điện thoại quá lâu, từ đó tăng nguy cơ mắt giật. Nếu bạn cần phải làm việc với máy tính thường xuyên, bạn có thể áp dụng quy tắc 20–20–20 để giảm bớt phần nào áp lực cũng như cho mắt bạn nghỉ ngơi.

Bạn không biết rằng việc uống cà phê mỗi ngày lại có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật mí mắt liên hồi ở những người trưởng thành. Chất caffein có trong cà phê kích thích quá trình trao đổi chất, khiến nhịp tim bị tăng và kích thích hoạt động của các cơ, trong đó có cả cơ mắt. Ảnh minh họa: Internet

Vì sử dụng thức uống chứa cồn Tương tự như các thức uống chứa nhiều caffeine, các loại thức uống chứa nhiều cồn cũng có thể là nguyên nhân mắt giật. Bạn có thể hạn chế các loại thức uống này trong một khoảng thời gian ngắn để giảm bớt nguy cơ giật mắt.

Mắt giật do khô mắt

Thông thường, những người lớn tuổi có nguy cơ bị khô mắt cao, đặc biệt là ở những người đã qua ngũ tuần. Không những thế, chứng khô mắt cũng khá phổ biến ở những người phải thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử hoặc những người đang chịu tác dụng phụ do phải sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và thuốc chống bệnh trầm cảm.

Mắt giật do thiếu chất

Một vài báo cáo thu được từ những nghiên cứu cho biết rằng việc thiếu một số loại dưỡng chất nhất định, chẳng hạn như magiê, có thể là nguyên nhân mắt giật.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tìm hiểu hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để thiết lập một chế độ dinh dưỡng thích hợp, cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết để tăng cường và duy trì sức khỏe cho mắt bạn. Áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng mắt giật.

Trường hợp nghiêm trọng nhất của biểu hiện giựt mắt là có khối u trong mắt. Tuy xác suất xảy ra tình huống này rất thấp nhưng bạn cũng không nên bỏ qua vì đây là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể dẫn đến hỏng mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa: Internet

Mắt giật do bị dị ứng Khi cơ thể bạn có các triệu chứng như ngứa mũi, khó thở, ngạt, nổi mẫn ngứa, co giựt mí mắt… thì có thể bạn đang bị dị ứng. Khi bạn bị dị ứng, các nhân tố gây dị ứng giải phóng histamine và tác động lên phức hợp protein. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh và kích hoạt cơ chế phòng thủ giúp chống lại các tác nhân gây dị ứng, được biểu hiện bao gồm việc co giật mí mắt. Nhiều người xem hiện tượng này là bình thường, nghĩ chúng không đáng quan tâm. Nhưng nếu không có giải pháp kịp thời, để mắt co giựt quá lâu sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: khô mắt, viêm giác mạc, hoặc thậm chí là mù mắt tạm thời… Trong trường hợp này bạn nên nhỏ mắt bằng các loại thuốc có tác dụng giảm kích thích, làm dịu đôi mắt của bạn. Tốt nhất là nên hỏi sự tư vấn của bác sĩ để dùng loại thuốc phù hợp với đôi mắt của bạn.

Có thể bạn đang có một khối u trong mắt

Trường hợp nghiêm trọng nhất của biểu hiện giựt mắt là có khối u trong mắt. Tuy xác suất xảy ra tình huống này rất thấp nhưng bạn cũng không nên bỏ qua vì đây là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể dẫn đến hỏng mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chứng mỏi mắt cũng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính cũng như điện thoại quá lâu, từ đó tăng nguy cơ mắt giật. Nếu bạn cần phải làm việc với máy tính thường xuyên, bạn có thể áp dụng quy tắc 20–20–20 để giảm bớt phần nào áp lực cũng như cho mắt bạn nghỉ ngơi. Ảnh minh họa: Internet

Điều trị co giật mí mắt

Nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể dùng miếng gạc ấm đắp vào mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể. Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo. Co giật mí mắt do nhạy cảm với ánh sáng có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính. Co giật mí mắt do thiếu ngủ sẽ được thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc. Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt. Co giật mí mắt do căng thẳng và mệt mỏi cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe. Nếu do uống quá nhiều chất kích thích thì cần hạn chế tiêu thụ. Nếu được chẩn đoán là thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả… Nếu tình trạng co giật mí mắt kèm theo một số triệu chứng như mắt đỏ, sưng, chảy dịch, mí mắt rũ xuống, sụp xuống, co giật kéo dài nhiều tuần hay ảnh hưởng đến các phần khác của mặt… cần được cấp cứu y tế. Điều trị co giật mí mắt có thể cần sử dụng đến giải pháp phẫu thuật loại bỏ mọt vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như Coenzyme Q10, châm cứu, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga…

Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh.

Có thể nói, mí mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý.

Co giật mí mắt là gì?

Co giật mí mắt là hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới hoặc 2 mắt.

Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Tuy nhiên, một số người khác thì co giật mí mắt có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức.

Triệu chứng của co giật mí mắt

Co giật mí mắt thường xảy ra trong vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ sự co giật nào trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt không gây đau nhưng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật ở các phần khác trên mặt hoặc các chuyển động không thể kiểm soát được.

Co giật mí mắt thường gặp ở phụ nữ sau 50 – 60 tuổi. Khi có triệu chứng co giật mí mắt liên tục, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị, khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân của co giật mí mắt

Rất nhiều người đã từng gặp tình trạng co giật mí mắt nhưng thường không quá để ý đến. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi theo y học, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Một số trường hợp có thể do hậu quả của chấn thương vùng mặt hoặc bị liệt dây thần kinh số 3, 7. Dù không đau nhưng co giật mí mắt có thể gây phiền toái trong cuộc sống, công việc. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.

Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân gì, hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hiếm gặp. Nếu không được điều trị khắc phục kịp thời, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu xảy ra kèm các hiện tượng như:

  • Chóng mặt
  • Mắt bị kích thích
  • Căng mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Luyện thể thao quá nhiều
  • Phản ứng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein.

Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…

Co giật mí mắt lành tính thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.

Đa số tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng không tự biến mất cần cố gắng làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách như:

  • Uống ít các thức uống có chứa caffein hơn.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luon ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt.

Co giật mí mắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Hầu hết các trường hợp co giật mí mắt là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mí mắt bị giật là biểu hiện đầu tiên của một vài chứng bệnh như:

  • Khối u ở mắt: Xác suất xảy ra thấp nhưng bạn không nên coi thường hiện tượng này vì đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến mắt bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Uống quá nhiều caffein: Trong caffe chứa chất caffein khiến nhịp tim bị tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.
  • Cơ thể bị dị ứng: Những lúc cơ thể cảm thấy ngạt, khó thở, ngứa mũi… chính là biểu hiện của dị ứng, trong đó bao gồm cả ngứa và co giật mí mắt.
  • Cơ thể đang căng thẳng: Một trong những biểu hiện phản ánh cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng là co giật mi mắt biểu hiện rõ nhất. Mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn không thể nhận ra. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mắt bị lão hóa hoặc mù lòa.
  • Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ được xem như một căn bệnh nguy hiểm và hệ lụy ngầm là dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động đến các dây thần kinh, đôi mắt co giật liên hồi chính là cảnh báo gần của tình trạng này.

Các tật về mắt: Co giật mí mắt chính là biểu hiện rõ nhất cho các chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến đôi mắt như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nếu thường xuyên cảm thấy mắt co giật khi đang đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc xem ti vi thì cần đi đo khúc xạ và khám mắt.

Điều trị co giật mí mắt

Nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể dùng miếng gạc ấm đắp vào mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.

Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.

Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.

Co giật mí mắt do nhạy cảm với ánh sáng có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính.

Co giật mí mắt do thiếu ngủ sẽ được thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc.

Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt.

Co giật mí mắt do căng thẳng và mệt mỏi cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe.

Nếu do uống quá nhiều chất kích thích thì cần hạn chế tiêu thụ.

Nếu được chẩn đoán là thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả…

Nếu tình trạng co giật mí mắt kèm theo một số triệu chứng như mắt đỏ, sưng, chảy dịch, mí mắt rũ xuống, sụp xuống, co giật kéo dài nhiều tuần hay ảnh hưởng đến các phần khác của mặt… cần được cấp cứu y tế.

Điều trị co giật mí mắt có thể cần sử dụng đến giải pháp phẫu thuật loại bỏ mọt vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như Coenzyme Q10, châm cứu, thôi miên, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga…

Tài liệu tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề