Tại sao cục sạc smartphone

Củ sạc điện thoại luôn được cắm vào nguồn điện là thói quen của đại đa số người dùng công nghệ. Tuy hành động này được khuyên nên thay đổi, nhưng nhiều người vẫn còn khá thờ ơ vì chưa trực tiếp nhìn thấy tác hại của nó. Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu xem tại sao nên rút cục sạc ra khỏi nguồn điện khi không có nhu cầu nhé!

Tại sao cục sạc smartphone

Cắm sạc 24/24 không hề tiện dụng như bạn vẫn nghĩ!

Nguyên lí hoạt động của củ sạc điện thoại

Mỗi điện thoại đều được đính kèm một củ sạc riêng biệt. Để nạp pin cho điện thoại, củ sạc sẽ hoạt động theo nguyên lý của máy biến áp: biến điện áp cao thành điện áp thấp, đổi dòng từ xoay chiều qua 1 chiều. Hạ điện áp từ 220V xuống điện áp nạp (tùy từng dòng điện thoại). Sau đó nắn từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều để nạp cho điện thoại.

Tại sao cục sạc smartphone

Mạch vào của củ sạc điện thoại luôn kín khi được cắm điện

Về cấu tạo, củ sạc điện thoại gồm 2 bộ phận: sơ cấp nối với dòng điện vào và thứ cấp nối với dòng điện ra. Như vậy cho dù mạch ra có kín hay không (nghĩa là có sạc hay không) thì mạch vào luôn kín nếu được cắm điện.

Tiêu hao điện năng dù không sạc

Chính vì nguyên lý hoạt động như trên nên khi không sạc thì mạch sơ cấp với cấu tạo mạch kín vẫn tiêu thụ điện năng, chỉ là ở mức ít hơn so với khi mạch ra đóng kín (khi sạc). Chưa hết, khi cắm sạc vào nguồn điện nhưng không sử dụng còn khiến tuổi thọ của mạch sơ cấp giảm do các linh kiện của mạch này phải hoạt động liên tục nếu không được rút ra khỏi ổ điện.

Tại sao cục sạc smartphone

Chỉ cần cắm củ sạc vào nguồn điện thì dù có sử dụng hay không vẫn gây tiêu hao điện năng

Dễ xảy ra rủi ro

Tác hại trước tiên dễ thấy nhất chính là giảm tuổi thọ củ sạc điện thoại. Khi củ sạc bị lão hóa vì thói quen cắm vô tội vạ của người dùng, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất kì lúc nào. Vấn đề này đã được các cơ quan phòng cháy chữa cháy cảnh báo. Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, để các bé chơi đùa gần củ sạc và vô tình khiến đầu sạc bị ướt hay ngậm vào chuôi sạc sẽ gây ra tai nạn khó lường trước.

Tại sao cục sạc smartphone

Sự cố cháy nổ hoàn toàn có thể xảy ra chỉ vì một thói quen tưởng chừng vô hại của người dùng

Tốt nhất, khi không có nhu cầu, bạn nên rút sạc ra khỏi ổ điện. Đây là cách tránh gây lãng phí điện cũng như để đảm bảo các vấn đề an toàn về điện cho gia đình hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng điện thoại sẽ có lúc bạn gặp phải tình trạng điện thoại cắm sạc nhưng không vào pin. Những lúc như thế này có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất bối rối. Để gỡ rối vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý điện thoại sạc không vào pin.

1. Vì sao điện thoại sạc không vào pin?

Có nhiều lý do để gây ra tình trạng điện thoại sạc không vào pin hoặc có vào thì pin cũng khá chậm. Bạn cần biết nguyên nhân chính xác để tìm ra cách khắc phục phù hợp với từng lỗi thiết bị.

Tại sao cục sạc smartphone
Điện thoại sạc không vào pin

  • Nguyên nhân khá phổ biến chính là cáp sạc bị hỏng. Nếu cáp sạc không hoạt động được thì sẽ không vào được pin. 
  • Một nguyên nhân cũng thường diễn ra phổ biến là nguồn điện yếu hoặc không ổn định
  • Cổng sạc của bạn bị bám bụi, khiến cho việc sạc pin gặp trở ngại.
  • Ổ sạc sử dụng nguồn điện không phù hợp nên điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin 
  • Pin bị chai dần sau một thời gian sử dụng. Ban đầu khi mới mua điện thoại về bạn sẽ thấy pin hoạt động rất tốt với thời gian sử dụng lâu và quá trình sạc pin nhanh. Nhưng dần dà, thời gian lâu pin sẽ có dấu hiệu xuống cấp nếu bạn sử dụng và sạc pin không đúng cách.
  • Chân sạc bị hỏng nên không vào pin.
  • Phần mềm hay hệ điều hành bị lỗi
  • Có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm ở trong máy
  • Thói quen sạc pin không phù hợp. Nhiều người dùng có thói quen vừa sạc pin vừa dùng điện thoại, điều này sẽ khiến pin không thể tăng lên nhanh được.
  • Điện thoại bị rơi vào nước nên xảy ra vấn đề không sạc pin được.
  • Lỗi phần cứng từ thiết bị  cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cắm sạc pin không vào

2. Cách sửa điện thoại sạc không vào pin

Điện thoại sạc không vào pin thì phải làm sao, đừng lo lắng, bạn cứ xác định nguyên nhân trước đã. Sau khi đã tìm được nguyên nhân thiết bị của bạn không nhận pin khi sạc hoặc có vào pin nhưng chậm chạp. Bạn có thể tiến hành cách sửa lỗi với những cách khắc phục dưới đây.

2.1. Kiểm tra luồng điện trong nhà

Việc sử dụng nguồn điện yếu hoặc không ổn định hoặc bị mất điện có thể khiến  điện thoại sạc không vào pin hay không sạc nhanh được. Bạn nên kiểm tra thử nguồn điện hoạt động bình thường không. Cách kiểm tra luồng điện này là hãy cắm bút thử điện vào trong ổ điện, nếu sáng đèn chứng tỏ nguồn điện vẫn hoạt động bình thường.

Tại sao cục sạc smartphone
Kiểm tra luồng điện trong nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể  thử cắm bóng đèn vào rồi xem nó có bị chớp nhoáng không nếu không bị chớp nhoáng thì cho thấy điện không ổn định. Trường hợp này, bạn có thể nhờ thợ điện đến kiểm tra hệ thống điện trong nhà.

2.2. Tắt bớt các ứng dụng chạy ngầm

Bạn tải khá nhiều ứng dụng nhưng lại không dùng, bạn có thể xóa nó đi để tránh tình trạng ứng dụng chạy ngầm làm chậm quá trình sạc pin hoặc điện thoại sạc không vào pin. Bạn có thể áp dụng thử ngay, xóa đi những ứng dụng, phần mềm không cần thiết thì sẽ thấy rõ việc sạc pin trở nên nhanh hơn.

Tại sao cục sạc smartphone
Tắt bớt các ứng dụng chạy ngầm

2.3. Chờ và cập nhật phiên bản phần mềm mới

Việc sử dụng phần mềm không phù hợp sẽ làm tác động đến quá trình sạc pin. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ để cập nhật phần mềm phù hợp với thiết bị. Chẳng hạn như ở điện thoại iPhone từ thương hiệu Apple ra mắt hệ điều hành iOS 16, song nếu vẫn chạy mượt hệ điều hành hiện tại thì bạn không cần vội update hệ điều hành mới để tránh tình trạng lỗi thiết bị.

Tại sao cục sạc smartphone
Chờ và cập nhật phiên bản phần mềm mới

2.4. Khởi động lại điện thoại

Khởi động điện thoại không chỉ giúp khắc phục được lỗi điện thoại sạc không vào pin mà còn xử lý được những lỗi khác. Với cách này được dùng cho trường hợp bạn chưa biết nguyên nhân nào khiến thiết bị sạc không vào pin.

Tại sao cục sạc smartphone
Khởi động lại điện thoại

2.5. Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại

Nếu điện thoại của bạn cập nhật hệ điều hành và bị lỗi không phù hợp, bạn có thể khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại để đưa mọi thứ về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, bạn cần nhớ sao lưu dữ liệu trước khi reset máy để không bị mất dữ liệu.

Tại sao cục sạc smartphone
Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại

Mỗi dòng máy khác nhau sẽ có cách khôi phục cài đặt gốc không giống nhau. Cách reset máy Samsung sẽ có thao tác tiến hành khôi phục cài đặt gốc khác với iPhone.

2.6. Kiểm tra lại các linh kiện

Một nguyên nhân hiếm hoi xảy ra làm cho điện thoại sạc không vào pin đó là hỏng các linh kiện trong máy. Nếu máy của bạn rơi vào trường hợp này cần đem đến trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín để không làm hư hỏng đến các linh kiện khác trong máy và khắc phục được vấn đề smartphone cắm sạc không vào pin.

Tại sao cục sạc smartphone
Kiểm tra lại các linh kiện

2.7. Vệ sinh cổng sạc

Điện thoại khi dùng lâu sẽ không tránh khỏi bụi bẩn bám vào các khe của thiết bị như cổng sạc, loa…Nếu bụi bám vào lỗ cắm sạc của bạn sẽ khiến cho điện thoại sạc không vào pin hoặc sạc pin không hiệu quả. Vì thế, bạn cần thường xuyên vệ sinh điện thoại sạch sẽ. 

Tại sao cục sạc smartphone
Vệ sinh cổng sạc

Cách vệ sinh cắm sạc chỉ cần dùng chiếc tăm bông kích cỡ nhỏ để có thể đưa vào lỗ sạc điện thoại. Bạn có thể nhúng qua cồn rồi đưa vào lỗ sạc vệ sinh từng ngóc ngách khó lau chùi nhất.

2.8. Tự sửa cổng USB

Khi bề mặt kim loại bên trong các cổng sạc USB và microUSB tiếp xúc không tốt hoặc bị lỗi sản xuất, hoặc bạn thường xuyên rút ra cắm sạc liên tục sẽ dẫn đến lỗi cổng USB. Bạn có thể khắc phục nó bằng cách tắt nguồn điện thoại, tháo pin (nếu được) và sử dụng những công cụ nhỏ kiểu như tăm để đưa các tab nhỏ bên trong cổng USB trên smartphone lên.

Tại sao cục sạc smartphone
Tự sửa cổng USB

2.9. Thay chân sạc mới

Chân sạc là bộ phận nhận điện năng từ bộ sạc vào pin máy. Nếu chân sạc hỏng thì điện thoại sẽ sạc không vào pin. Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này là bạn nên đem đến cửa hàng có kinh nghiệm để sửa chữa. Trường hợp điện thoại vẫn còn hạn bảo hành thì nên đem đến nơi bảo hành để được hỗ trợ.

Tại sao cục sạc smartphone
Thay chân sạc mới

2.10. Thay củ sạc, cáp sạc mới

Khi củ sạc của bạn bị hư hoặc có năng suất thấp khiến điện  thoại cắm sạc không vào pin hay quá trình sạc pin bị chậm thì nên thay củ sạc mới để nạp pin hiệu quả hơn.

Tại sao cục sạc smartphone
Thay củ sạc, cáp sạc mới

2.11. Thay pin mới chất lượng sạc không vào pin

Nếu bạn thấy pin điện thoại bị có dấu hiệu xuống cấp hay bị chai, thậm chí là bị phù có thể tiến hành thay pin mới. Khi thay pin bạn cần chọn pin chất lượng chính hãng. Vì nếu thay nhầm pin kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện các của máy. Ngoài ra, khi thay pin cũng nên chọn những cửa hàng lớn bán các phụ kiện điện thoại uy tín.

Tại sao cục sạc smartphone
Thay pin mới chất lượng sạc không vào pin

2.12. Điện thoại sạc không vào pin do bị dính nước

Nếu không may điện thoại bạn bị vô tình ly nước đổ lên hay tiếp xúc với nước thì linh kiện điện thoại sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, pin sẽ bị hư hại nặng và điện thoại sạc không vào pin. Ngay lúc này, bạn cần xử lý tình huống khẩn cấp ngay bằng cách ngắt sạc và làm khô pin thiết bị. Cho đến khi máy khô hoàn toàn hãy kiểm tra thử pin điện thoại có hoạt động hay không.

Tại sao cục sạc smartphone
Điện thoại bị dính nước

2.13. Thay đổi thói quen sạc pin      

Nhiều người dùng có thói quen sai lầm là vừa chơi game vừa sạc pin. Điều này không chỉ làm chậm quá trình sạc pin mà còn cực kỳ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin lâu dài. Nếu không có vấn đề cần thiết bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại khi sạc pin.

Tại sao cục sạc smartphone
Thay đổi thói quen sạc pin 

2.14. Lưu tâm tới các quy tắc an toàn

Bạn không nên sạc điện thoại ở gần khu vực có nước để tránh tình trạng bị dính nước vào pin. Ngoài ra, bạn cũng không nên để máy trong điều kiện quá nóng hay ẩm ướt. Đồng thời, bạn cũng không nên sạc khi pin điện thoại đã đầy hay sạc qua đêm vì có thể dẫn đến tình trạng pin phát nổ hoặc gây hư hại điện thoại của bạn.

Tại sao cục sạc smartphone
Lưu tâm tới các quy tắc an toàn

Mặc dù có bộ chuyển mạch đóng vai trò tự ngắt khi pin đã được sạc đầy nhưng đôi khi bộ chuyển mạch này lại không hoạt động hiệu quả. 

Chưa hết, nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế một bộ sạc và cáp cũ thì hãy chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, hãy chắc chắn nguồn điện bạn đang sạc hoạt động ổn định.

3. Tổng kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về Điện thoại sạc không vào pin: Đừng hoảng hốt, đây là cách xử lý. Hy vọng với những bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết để áp dụng vào thiết bị của mình. Chúc mọi người thành công.

Ngoài ra, đừng quên theo dõi trang Dchannel của Di Động Việt mỗi ngày đều cập nhật những bài thủ thuật mới về công nghệ. Cảm ơn đã dành thời gian để đọc bài viết của mình.


Xem thêm:

  • Bỏ túi bí kíp sạc pin điện thoại đúng cách, an toàn, kéo dài tuổi thọ pin
  • Cách khắc phục lỗi rút sạc pin mà điện thoại vẫn báo sạc
  • Hướng dẫn cách hiển thị thời gian sạc pin trên iPhone và Android
  • 6 cách vệ sinh loa điện thoại đúng quy trình sạch bụi bẩn dễ thực hiện nhất

Di Động Việt