Tại sao dòng điện tương tác được với nhau

Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. [tháng 7 năm 2018]

Đầu thế kỷ 19, nhà vật lý Pháp André-Marie Ampère phát hiện rằng: hai dây dẫn mang dòng điện cũng tương tác với nhau. Hai dây dẫn đặt song song với nhau sẽ hút nhau nếu trong hai dây có dòng điện chạy cùng chiều, và chúng đẩy nhau nếu dòng điện chạy ngược chiều. Như vậy, cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng hút hoặc đẩy nhau. Mỗi cuộn dây có dòng điện chạy qua, tương đương với một nam châm, cũng có hai cực. Cực tương đương với cực Bắc của nam châm được gọi là cực bắc của cuộn dây, đó là cực mà nếu nhìn từ ngoài vào cuộn dây, ta thấy dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ. Hai cuộn dây có dòng điện chạy qua hút nhau nếu hai cực khác tên của chúng gần nhau, và đẩy nhau nếu hai cực cùng tên gần nhau.

Lực tương tác giữa hai dòng điện phụ thuộc vào cường độ dòng điện, vào hình dạng của dây dẫn có dòng điện và vào khoảng cách giữa hai dây dẫn. Vì thế không thể xác định được một cách tổng quát lực tác dụng giữa hai dòng điện bất kỳ. Ta chỉ có thể xác định được định luật về lực tương tác giữa hai nguyên tố dòng điện.

Nguyên tố dòng điện là một phần nhỏ của dòng điện, có tiết diện ngang và chiều dài rất nhỏ so với khoảng cách giữa nó với nguyên tố khác mà ta xét. Người ta đặc trưng cho mỗi nguyên tố dòng điện bằng cường độ dòng điện chạy qua nó, độ dài d l {\displaystyle dl\,}   của nó và hướng của nó trong không gian, hay bằng đại lượng véc tơ I d l → {\displaystyle I{\vec {dl}}\,}   là tích của cường độ dòng điện I {\displaystyle I\,}   với véc tơ d l → {\displaystyle {\vec {dl}}}  . Khái niệm về nguyên tố dòng điện trong các định luật về tương tác từ đóng vai trò như khái niệm về điện tích điểm trong các định luật tương tác điện. Những kết quả thực nghiệm hoàn toàn xác nhận sự đúng đắn của việc tính toán lực tác dụng giữa 2 dòng điện bất kì dựa trên những nhận xét sau đây về lực tác dụng giữa 2 nguyên tố dòng điện.

Hai nguyên tố dòng điện trong không gian

Ta hãy xét lực tác dụng giữa 2 nguyên tố dòng điện I d l → {\displaystyle I{\vec {dl}}\,}   I 1 d l 1 → {\displaystyle I_{1}{\vec {dl_{1}}}\,}  . Lực tác dụng giữa 2 nguyên tố tỉ lệ với độ lớn của chúng.

d F ∼   I d l . I 1 d l 1 {\displaystyle dF\sim \ Idl.I_{1}{dl}_{1}\,}  

Lực này tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 nguyên tố:

d F ∼   1 r 2 {\displaystyle dF\sim \ {1 \over {r^{2}}}\,}  

Độ lớn và hướng của lực phụ thuộc vào hướng của các nguyên tố. Ta hãy xét hai nguyên tố xếp đặt bất kỳ trong không gian như trên hình.

Tổng hợp những kết quả trên đây, ta có thể xác định lực tác dụng giữa hai nguyên tố mạch điện như sau:

Lực từ d F → {\displaystyle {\vec {dF}}}   do nguyên tố dòng điện I d l → {\displaystyle I{\vec {dl}}\,}   tác dụng lên nguyên tố I 1 d l 1 → {\displaystyle I_{1}{\vec {dl_{1}}}\,}   cách nó một khoảng r → {\displaystyle {\vec {r}}}   là một véc tơ có:

  • Phương vuông góc với I d l → {\displaystyle I{\vec {dl}}\,}   và pháp tuyến n → {\displaystyle {\vec {n}}}   của mặt phẳng chứa I d l → {\displaystyle I{\vec {dl}}\,}   r → {\displaystyle {\vec {r}}}  .
  • Chiều theo quy tắc vặn nút chai, sao cho ba véc tơ theo thứ tự d l 1 → {\displaystyle {\vec {dl_{1}}}}  , n → {\displaystyle {\vec {n}}}   d F → {\displaystyle {\vec {dF}}}   lập thành một hệ véc tơ thuận.
  • Độ lớn:
d F = k . I d l . sin ⁡ d l → . r → . I 1 d l 1 . sin ⁡ d l → . n → r 2 {\displaystyle dF=k.{{Idl.\sin {{\vec {dl}}.{\vec {r}}}.I_{1}dl_{1}.\sin {{\vec {dl}}.{\vec {n}}}} \over r^{2}}\,}  

Trong đó k {\displaystyle k\,}   là một hệ số tỷ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị mà ta chọn.

Biểu thức trên chính là biểu thức của định luật Ampère về lực tương tác giữa hai nguyên tố dòng điện. Đó là định luật cơ bản về từ, đóng vai trò giống như định luật Coulomb trong tĩnh điện. Nhờ định luật này, ta có thể tính lực tương tác giữa các dòng điện có hình dạng bất kỳ.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tương_tác_từ&oldid=68483192”

Video liên quan

TỪ TRƯỜNG

I. Nam châm

- Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.

- Trên một nam châm, có những miền hút sắt vụn mạnh nhất, đó là các cực của nam châm. Mỗi nam châm có hai cực: Cực Bắc (kí hiệu là N) và cực Nam (kí hiệu là S).

- Một kim nam châm nhỏ được đặt tự do và có thể quay xung quanh một trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của kim nam châm luôn nằm định hướng theo hướng Nam - Bắc.

- Thực nghiệm chứng tỏ rằng, giữa các nam châm có tương tác với nhau thông qua các lực đặt vào các cực: Hai cực của hai nam châm đặt gần nhau sẽ đẩy nhau khi chúng cùng tên và hút nhau khi chúng khác tên.

=>Lực tương tác đó được gọi là lực từ và các nam châm được gọi là có từ tính.

Tại sao dòng điện tương tác được với nhau

- Các loại nam châm:

+ Nam châm chữ U

+ Nam châm thẳng

+ Nam châm tròn

+ Nam châm điện

II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện

1. Thực nghiệm chứng tỏ rằng, dây dẫn có dòng điện (gọi tắt là dòng điện) cũng có từ tính như nam châm. Cụ thể là:

a) Dòng điện có thể tác dụng lên nam châm;

b) Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện;

c) Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

2. Kết luận

- Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, giữa dòng điện với dòng điện có sự tương tác từ.

- Dòng điện và nam châm có từ tính.

III. Từ trường

1. Xung quanh một dòng điện hay một nam châm tồn tại một từ trường. Chính từ trường này đã gây ra lực tác dụng lên một dòng điện khác hay một nam châm khác đặt trong đó.

2. Định nghĩa

Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.

3. Hướng của từ trường

- Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào đó, người ta sử dụng kim nam châm nhỏ, đặt tại những vị trí bất kỳ trong khoảng không gian ấy. Kim nam châm nhỏ, dùng để phát hiện từ trường, gọi là nam châm thử.

- Quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

IV. Đường sức từ 

Để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại của từ trường trong không gian, người ta đưa ra khái niệm đường sức từ.

1. Định nghĩa

- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

- Quy ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.

- Có thể quan sát hình dạng của những đường sức từ bằng thí nghiệm từ phổ.

2. Các ví dụ về đường sức từ

2.1. Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng:

- Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.

- Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

2.2. Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U:

- Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vao cực Nam.

- Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

- Đường sức từ của từ trường trong khoảng thời gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

2.3. Từ trường của dòng điện thẳng rất dài

a) Các đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

b) Có chiều được xác định bởi quy tắc nắm tay phải sau đây:

Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều các đường sức từ.

2.4. Từ trường của dòng điện tròn

- Các đường sức từ của dòng điện tròn đều có chiều đi vào một mặt và đi ra mặt kia của dòng điện tròn ấy.

+ Đường sức từ ở tâm dòng điện là một đường thẳng vuông góc với mặt dòng điện tròn.

+ Quy ước: mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc thì ngược lại.

- Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

+ Ta có thể dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn: Khum bàn tay phải sao cho chiều cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện tròn, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ đi qua tâm của dòng điện tròn.

+ Người ta có thể dùng quy tắc cái đinh ốc hoặc quy tắc vặn nút chai phải để xác định chiều đường sức từ của từ trường của một số sòng điện dạng đơn giản.

3. Các tính chất của đường sức từ

Các đường sức từ có những tính chất sau:

a) Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

b) Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

c) Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)

d) Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.

Sơ đồ tư duy về từ trường

Tại sao dòng điện tương tác được với nhau