Tại sao giảm cân bị táo bón

Sự thay đổi của vi sinh vật trong ruột

Như tất cả chúng ta đều biết, chất xơ là một thành phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hoá được nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc tạomôi trường tốt cho các vi sinh vật dễ lên men, hút nhiều nước làm cho chất thải mềm, dễ dàng ra ngoài hơn. Do đó, chất xơ thường được xem là "vị cứu tinh" cho những người mắc bệnh táo bón.

Thực tế, nếu bạn ăn ít rau, nguy cơ mắc táo bón của bạn đúng là sẽ cao hơn người bình thường. Tuy nhiên đây không phải nguyên nhân chính để điều đó xảy ra trong Keto. Sự thực là chúng ta vẫn được phép ăn các loại rau ít carb, giàu chất xơ như cải xoăn, củ cải, rau chân vịt,... với nhiều loại đa dạng. Vấn đề chỉ là đôi khi vi sinh vật trong cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này nên cơ thể có thể bị khó tiêu, chướng bụng, xì hơi.

Giải pháp đưa ra là hãy ăn thử các loại rau và tìm ra cho mình loại rau phù hợp, dễ tiêu nhất. Ngoài ra bạn nên nấu kĩ rau, dùng cách hấp để giữ được nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Đặc biệt, nên ăn thêm các loại rau quả lên mennhư kim chi, dưa chuột bao tử, dưa ngâm... sẽ giúp tăng cường vi sinh vật trong ruột, rất dễ tiêu.

Mất nước

  • Tham khảo thêm Những đồ uống có cồn thích hợp trong chế độ ăn kiêng Keto
  • Tham khảo thêm 3 công thức smoothie tuyệt ngon sẽ cứu vớt tâm trạng của bạn những ngày đầu Keto
  • Tham khảo thêm 8 loại hạt vừa ngon vừa dinh dưỡng mà bạn có thể ăn trong chế độ Keto
  • Tiếp theo, khi ăn Keto, chúng ta thải ra ngoài rất nhiều nước thừa bám lấy carb ra khỏi cơ thể. Đi cùng với nước là các loại chất điện giải như Kali, Magie - hai loại chất điện giải giúp các chất cặn bã di chuyển trơn tru trong đường ruột và thúc đẩy quá trình bài tiết. Vì vậy, để giúp chất thải ra ngoài cơ thể được dễ dàng, bạn nên bổ sung thêm các chất điện giải này và tăng cường uống nhiều nước.

    Ăn nhiều các loại hạt

    Người ăn Keto thường được phép bổ sung protein vào cơ thể bằng các loại hạt tự nhiên như óc chó, hạnh nhân, macca, hướng dương,... Tuy nhiên các loại hạt này cũng chứachất kìm hãm[enzyme prohibitors] - có khả năng lập tức làm ngưng ngay quá trình tiêu hóa thức ăn, dễ khiến cơ thể bị táo bón. Để kiểm tra xem nguyên nhân táo bón của mình có phải do ăn hạt hay không, bạn có thể ngừng ăn chúng trong khoảng 1 tuần để xem cơ thể phản ứng thế nào.

    Nếu vấn đề thực sự đến từ hạt, bạn có thể thử một phương pháp nhỏ là ngâm hạt qua đêmrồi đem ra sao lại lửa nhỏ hoặc cho vào lò nướng nhiệt thấp sau đó mới ăn. Việc này có thể giúp giảm bớt các loại chất kìm hãm tiêu hóa, dễ tiêu hơn.

    Dị ứng lactose

    Không phải tất cả nhưng vẫn có những người bị dị ứng với sữa hoặc các loại đồ ăn có thành phần từ sữa như phô mai, sữa chua, kem sữa... Nguyên nhân trực tiếp được cho là bởi những người này bị dị ứng vớilactose [đường tự nhiên trong sữa] nên cơ thể thường khó hấp thụ, biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nhưđầy hơi, chướng bụng.

    Với phô mai, quá trình lên men để chế biến ranó đã loại trừ gần hết lactose. Tuy nhiên lượng casein -một loại protein trong các chế phẩm từ sữa vẫn tồn tại và có khả năng gây khó tiêu. Casein thường có nhiều trong phô mai cứng và ít hơn ở phô mai mềm, đặc biệt nhiều trong sữa chua Hi Lạp dù đây là loại sữa chua khá được ưa chuộng trong chế độ ăn Keto bởi giàu dinh dưỡng và chứa ít carbohydrate.

    Tóm lại, để cơ thể trải qua một chế độ ăn Keto lành mạnh, dễ dàng, bạn cần thêm rau, củ, quả vào chế độ ăn một cách hợp lí để không bị thiếu chất xơ. Ưu tiên ăn các loại rau, của lên men giúp dễ tiêu đồng thời uống nhiều nước và ăn vừa phải các loại hạt cũng như chế phẩm từ sữa để đề phòng táo bón.


    Ảnh: Thuốc giảm cân có gây táo bón không?
    • Do hoạt động của ruột: Táo bón có thể do hoạt động của ruột bị gặp vấn đề dẫn đến gây ra tình trạng khó khăn khi đi đại tiện.
    • Do ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Một chế độ ăn uống sinh hoạt không phù hợp như uống ít nước, ăn ít chất xơ, uống các loại đồ uống kích thích như trà, cafe, các chất kích thích. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo động vật, nhịn đại tiện mỗi khi có nhu cầu, lười vận động,… càng làm cho tình trạng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Nguyên nhân cấu trúc: Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hậu môn, đại tràng – trực tràng ví dụ như nứt hậu môn, trí chảy máu, không ung thư gây chèn ép làm tắc ống tiêu hóa, phì đại trực tràng không rõ nguyên nhân.
    • Nguyên nhân tại chỗ: Người bệnh mắc các bệnh liên quan tới hậu môn, đại trực tràng như nứt hậu môn, trĩ huyết khối, khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn.
    • Nguyên nhân toàn thân: Trường hợp bệnh nhân gặp các tình trạng calci máu cao, cường tuyến cận giáp, hạ nồng độ kali trong huyết tương, suy giảm chức năng tuyến giáp, đối tượng phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ,… cũng đều mang nguy cơ táo bón.
    • Rối loạn liên quan đến thần kinh: Các hội chứng liên quan như đột quỵ, bệnh Parkinson, vùng tủy sống bị tổn thương, chấn thương vùng đầu,…
    • Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc dễ gây táo bón: Các loại thuốc này có thể gồm thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc bổ sung có chứa kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống viêm non steroid,…
    • Người gặp các vấn đề tâm lý: Theo kiến thức Đông y, các bệnh nhân gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu do đại tràng tích nhiệt, phần khí trì trệ hoặc âm dương khí huyết hư tổn, dẫn đến tình trạng ruột già giảm chức năng điều khiển.

    Thuốc giảm cân hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc xổ, thuốc nhuận tràng. Đây là thuốc có tác dụng giảm cân thông qua việc làm giảm trọng lượng cơ thể do mất nước. Như bạn đã biết, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể sống con người, và hầu hết thành phần của máu. Chính vì vậy việc làm cơ thể bị mất nước sẽ làm cho tổng trọng lượng cơ thể bạn bị giảm đáng kể, và dẫn tới giảm được cân. Tuy nhiên việc giảm cân bằng cách dùng thuốc làm mất nước là một phương pháp không an toàn, đi ngược với nguyên tắc đảm bảo sức khỏe người dùng.

    Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà cho người già

    Vậy uống thuốc giảm cân có thật sự gây táo bón?

    Những thuốc giảm cân cấp tốc đầy rẫy trên thị trường hiện nay thường gây mất nước thông qua đường nước tiểu, đại tiện, ức chế hệ thần kinh gây cảm giác không muốn ăn uống, kích thích hệ thần kinh giao cảm làm cho bạn cảm thấy đầu chướng bụng, khó tiêu hóa thức ăn,… dẫn đến tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc giảm cân là táo bón, khó tiêu hóa,…

    Một số cách điều trị khi bị táo bón bởi thuốc giảm cân

    Một vài thực phẩm hỗ trợ giảm táo bón:

    Các loại rau xanh

    Ảnh: Các loại rau xanh

    Các loại rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, giúp giảm táo bón hiệu quả. Việc bổ sung các loại rau xanh vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp kích thích hoạt động của nhu động đại tràng, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách thuận lợi hơn.

    Các loại rau người bị táo bón nên ăn có thể nhắc tới như: rau mồng tơi, rau sam, rau má, rau cần,…

    • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi là một trong những loại rau khá quen thuộc trong mỗi bữa ăn hằng ngày ở vùng quê. Mùng tơi là một loại rau có nhiều chất xơ trong thành phần, cùng với đó l vitamin, khoáng chất tốt cho sự tiêu hoá thức ăn.
    • Rau má: Rau má cũng là một loại rau có tâc dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón. Bạn có thể dùng nước rau má tươi kết hợp với giấm hoặc một loại salad.
    • Rau diếp cá: Đây là một loại rau có tính hàn, vị chua nên thường được sử dụng trong dân gian để trị táo bón, khó tiêu. Chúng ta có thể ăn trực tiếp rau diếp cá sống hoặc xay nhuyễn làm sinh tố diếp cá.

    Các loại củ

    Ảnh: Các loại củ
    • Khoai lang: trong thành phần của khoai lang có chứa 1 lượng lớn chất xơ [4 gam chất xơ không hòa tan] giúp hỗ trợ làm mềm phân, tăng cường tiêu hóa, kích thích đào thải phân ra ngoài. Khoai lang có thể dùng cho người cao tuổi bị táo bón.
    • Củ cải: chứa nhiều vitamin C và hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp tăng kích thước phân, đào thải các chất độc cặn bã ra khỏi ruột già. Bên cạnh đó, ăn củ cải còn giúp tăng tiết dịch tiêu hóa và tăng tiết dịch mật.
    • Cà rốt: rất lợi ích trong trường hợp bé bị táo bón, nhưng không nên lạm dùng vì dễ gây ra vàng da cho bé.

    Xem thêm: [Chia sẻ] Hạt Chia có chữa táo bón được không? Giá và cách sử dụng

    Các loại trái cây

    Ảnh: Các loại trái cây

    Hoa quả chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin dồi dào cung cấp cho cơ thể. Dưới đây là một số loại trái cây nên dùng khi bị táo bón:

    • Táo: mỗi quả táo chứa đến 4.4 gam chất xơ. Do đó khi vào cơ thể, táo có tác dụng hấp thụ nước dẫn vào ruột kết, làm mềm phân hiệu quả.
    • Chuối: chuối là một loại quả rất phù hợp dành cho trẻ em bị táo bón cũng như người cao tuổi bị táo bón. Thành phần của mỗi quả chuối có đến 3.7 gam chất xơ hòa tan. Lượng chất xơ có trong chuối giúp làm mềm phân, giúp phân dễ được đào thải ra khỏi đại tràng.
    • Bơ: Bơ cũng chứa nhiều chất xơ và các vitamin, cùng khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa.
    • Kiwi: Kiwi chứa nhiều vitamin tốt đối với cơ thể. Bên cạnh đó, trong thành phần của kiwi còn có chứa các loại enzyme có khả năng kích thích nhu động ruột từ đó giúp tình trạng táo bón của bạn được cải thiện.
    • Lê: Theo y học phương đông, lê có công dụng thanh nhiệt, bổ máu, giảm ho, trừ độc, nhuận tràng,… Trong mỗi quả lê có chứa khoảng 5.5 gam chất xơ. Lượng đường trong lê còn giúp tăng nhu động ruột, đẩy lượng phân nhanh chóng xuống trực tràng.
    • Chanh: Nước cốt chanh có công dụng làm sạch ruột, giúp cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì cần cân nhắc trước khi sử dụng chanh.

    Một vài thực phẩm kiêng kị khi điều trị táo bón:

    Ảnh: Một vài thực phẩm kiêng kị khi điều trị táo bón

    Thực phẩm nhiều dầu mỡ, fast-food: chứa ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, gây cảm giác đầy chướng bụng, dẫn đến khó tiêu hóa, gây táo bón.

    • Đồ cay nóng: Các loại đồ có vị cay, nóng đều nên tránh đối với bệnh nhân bị táo bón. Nguyên nhân bởi chúng có nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích và làm tổn thương hệ tiêu hóa [về lâu dài].
    • Thực phẩm khô, cứng: Ví dụ như bánh mì hay ngô,… đều là các loại thực phẩm gây khó tiêu và có thể làm tổn thương hệ thống tiêu hóa.
    • Sữa: có thành phần lactose lớn, tạo cảm giác chướng bụng, khó khăn khi tiêu thức ăn. Do vậy, trừ sữa chua, người táo bón không nên tiêu thụ nhiều sữa tươi hay các loại phomai,…
    • Các loại thịt đỏ: các loại thịt đỏ có nhiều chất béo trong thành phần, làm quá tải cho sự tiêu hóa. Thành phần protein có trong thịt đỏ còn làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Bia, rượu, chất kích thích: dùng nhiều bia, rượu sẽ làm kéo dài thời gian bị táo bón. Nguyên nhân do bia, rượu làm giảm lượng hydrat khiến cho nhu động ruột bị trì trệ hoạt động, ức chế hormone chống lợi tiểu và làm cho cơ thể bị mất nước.

    Một số lưu ý

    Dưới đây là một số lưu ý chính:

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    • Nên tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
    • Nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm cân đã được chứng minh là an toàn về mặt lâm sàng với sức khỏe người tiêu dùng, không làm mất sức lực, ít gây rối loạn chuyển hóa, ức chế hoạt động hệ thần kinh.
    • Bạn cần ăn đủ bữa, ăn uống đúng giờ.
    • Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước.
    • Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày [8 tiếng]
    • Luôn giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh.
    • Không nên nhịn đi đại tiện. Tập cho mình một thói quen đại diện vào một thời điểm cố định trong ngày.
    • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp táo bón kéo dài, táo bón kèm chảy máu, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách kịp thời.

    Video liên quan

    Chủ Đề