Tại sao ngân hàng cần phải thực hiện bước Lập hồ sơ cấp tín dụng

Mục đích sử dụng vốn vay và phương thức giải ngân vốn vay

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Có bắt buộc xét mục đích vay vốn khi cho vay?
  • 3. Quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay như thế nào?
  • 4. Vay vốn ngân hàng cần đáp ứng điều kiện gì?
  • 5. Vay tiền ngân hàng bắt buộc có tài sản thế chấp không?
  • 6. Thủ tục vay vốn ngân hàng như thế nào?

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật các tổ chức tín dụng năm 210 sửa đổi bổ sung năm 2017

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN

- Thông tư 21/2017/TT-NHNN

2. Có bắt buộc xét mục đích vay vốn khi cho vay?

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc về vấn đề vay vốn tại ngân hàng. Thông thường đi vay tiền thì người vay sử dụng vào mục đích gì người cho vay cũng sẽ không can thiệp mà chỉ quan trọng việc bên vay đảm bảo trả nợ đúng thời hạn. Vậy trong trường hợp vay vốn ngân hàng thì ngân hàng có quy định mục đích vay vốn cần được xác định cụ thể hay không? Rất mong được luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!

Chào bạn, thắc mắc của bạn chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Trong giao dịch cho vay dân sự, thương mại nói chung, việc xác định mục đích vay là không bắt buộc. Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. [Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2015]

Còn trong lĩnh vực ngân hàng thì mục đích sử dụng vốn vay là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, được pháp luật quy định như sau: [Khoản 16 Điều 4, Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và khoản 2 Điều 24 Thông tư 39/2016/NĐ-CP]

>> Xem thêm: Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật ? Các thức kiểm tra nợ xấu ?

Thứ nhất, phương án sử dụng vốn phải có một trong các thông tin là mục đích sử dụng vốn. về nguyên tắc, bên vay vốn được sử dụng vốn vay vào bất kỳ mục đích hợp pháp nào, nếu không bị pháp luật cấm;

Thứ hai, tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp trước khi quyết định cấp tín dụng;

Thứ ba, mục đích sử dụng vốn vay luôn được xác định trong hợp đồng cho vay;

Thứ tư, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn;

Thứ năm, khách hàng vay vốn phải cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng, trong đó có báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng cho vay;

Thứ sáu, tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, trong đó có mục đích sử dụng vốn vay;

Thứ bảy, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, trong đó có mục đích sử dụng vốn vay.

Pháp luật trong một số lĩnh vực khác cũng có quy định về mục đích sử dụng vốn đã huy động, trong đó có vốn vay của tổ chức tín dụng như sau:

Thứ nhất, tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác; [khoản 4 Điều 68 Luật nhà ở năm 2014]

Thứ hai, cấm sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết. [Khoản 5 Điều 8 về “Các hành vi bị cấm”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014]

>> Xem thêm: Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam là gì ?

Thứ ba, một trong các nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là, “ngưòi phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả”. [Điểm c khoản 2 Điều 23 về “Huy động vốn”, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 [sửa đổi, bổ sung năm 2018]

Việc cho vay để chứng minh khả năng tài chính khi làm thủ tục du học, chữa bệnh ở nước ngoài là nhu cầu vay vốn để gửi tiền tại tổ chức tín dụng nhằm chứng minh khả năng tài chính. Vì vậy, nó không phải là nhu cầu vay vốn cho việc du học, chữa bệnh ở nước ngoài, nên không phải là nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống theo quy định của pháp luật.

Đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống thì không bắt buộc phải có thông tin về phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống. [Điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN]

3. Quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay như thế nào?

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc về vấn đề giải ngân vốn vay tại ngân hàng. Ngân hàng có thể giải ngân vốn vay bằng tiền mặt cho mọi trường hợp vay không? Điều này quy định tại văn bản pháp luật nào? Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Khuê, thắc mắc của bạn chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Phương thức giải ngân vốn cho vay cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích.

Tổ chức tín dụng cho vay phải thực hiện phương thức giải ngân vốn cho vay như sau: [Thông tư 21/2017/TT-NHNN]

Thứ nhất, phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ các trường hợp được phép giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng và giải ngân bằng tiền mặt;

Thứ hai, phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp như: pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán; khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đã ứng vốn tự có để thanh toán; khách hàng trực tiếp thanh toán tiền mua sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân;

>> Xem thêm: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì ? Điều kiện hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thứ ba, giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong trường hợp khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng;

Thứ tư, không bắt buộc phải giải ngân không bằng tiền mặt trong trường hợp khoản giải ngân không quá 100 triệu đồng hoặc là trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt.

Theo đó, không phải trong mọi trường hợp cho vây ngân hàng đều được giải ngân bằng tiền mặt. Chỉ trong trường hợp sau:

+ Khách hàng vay thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng;

+ Trường hợp khoản giải ngân không quá 100 triệu đồng hoặc là trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt.

4. Vay vốn ngân hàng cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

>> Xem thêm: Nợ quá hạn là gì ? Nợ quá hạn bao lâu sẽ bị chuyển nợ xấu trên CIC ?

- Có khả năng tài chính để trả nợ;

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này [vay ngắn hạn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…] thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

5. Vay tiền ngân hàng bắt buộc có tài sản thế chấp không?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:

Điều 15. Bảo đảm tiền vay

1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Theo đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận.

Nếu ngân hàng không yêu cầu tài sản thế chấp, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc cho vay.

Khách hàng phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

6. Thủ tục vay vốn ngân hàng như thế nào?

Theo quy định trên, thủ tục vay vốn cụ thể phụ thuộc vào từng ngân hàng và mục đích khoản vay. Tuy nhiên, hầu hết quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung như sau:

>> Xem thêm: Hoạt động cấp tín dụng là gì ? Phân tích về hoạt động cho vay

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Giấy tờ pháp lý [chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân/đã ly hôn theo quy định của pháp luật].

- Giấy tờ chứng minh tài chính.

- Giấy tờ kê khai mục đích sử dụng vốn vay.

- Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo dùng để vay thế chấp [sổ đỏ/sổ hồng]...

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, nhân viên ngân hàng sẽ trả lại và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân

>> Xem thêm: Giải ngân vốn vay là gì ? Tư vấn phương thức giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng năm 2022

Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Quy định pháp luật về mục đích sử dụng vốn và phương thức giải ngân vốn vay của ngân hàng".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề