Tại sao ngày thất tịch lại ăn chè đậu đỏ

Theo văn hóa phương Đông, Thất Tịch được xem như là ngày lễ tình yêu hay là ngày Valentine Đông Á đối với các nước phương Tây. Lễ thất tịch thường được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm và gần tới ngày này thì có khá nhiều các bạn trẻ tăng dần việc ăn đậu đỏ. Vậy tại sao lại ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?

Ý nghĩa ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch

Trước khi tìm hiểu lý do thì các bạn hãy cùng Nafoods Store tìm hiểu nhanh về một sự tích của Trung Quốc liên quan đến ngày lễ Thất Tịch này.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch được bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ tại Trung Quốc. Truyện kể rằng, Chàng là Ngưu Lang, một chàng chăn trâu nghèo nhưng lại rất chăm chỉ và lương thiện. Nàng là Chức Nữ, một nàng tiên dệt vải, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Cả hai người đem lòng yêu nhau và kết duyên vợ chồng.

Ngưu Lang - Chức Nữ - Ngày Thất Tịch

Nhưng rồi mối tình của họ bị Ngọc Hoàng Thượng Đế chia cách vì “ kẻ tiên, người phàm “, bắt Chức Nữ phải trở về thiên đình. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà - ranh giới giữa 2 cõi phàm tiên. Quá đau lòng cả hai khóc than bên dòng sông nhưng Ngưu Lang vẫn chung tình đợi chờ Chức Nữ quay lại.

Ngưu Lang - Chức Nữ - Ngày Thất Tịch

Vương Mẫu Nương Nương vì cảm thương tấm chân tình này nên đã sai đàn quạ kết thành một cây cầu Ô Thước để 2 người gặp nhau đúng một lần trong năm. Và đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch - ngày Thất Tịch mà chúng ta được biết đến ngày hôm nay.

Ở nhiều giai thoại khác, vào ngày này trời sẽ đổ mưa ngâu và những giọt mưa chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau sao bao ngày xa cách.

Mưa ngâu ngày Thất Tịch

Đậu đỏ và ngày Thất Tịch có ý nghĩa liên quan gì?

Vì sao ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch lại là trào lưu của các bạn trẻ. Tất cả đều được bắt nguồn từ anh chàng Blogger khá nổi tiếng tên Qing An ở Trung Quốc. Vào khoảng năm 2019, anh chàng đã đăng một dòng trạng thái kêu gọi bạn bè ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch để cầu duyên. Trước đó, câu chuyện đậu đỏ có tác dụng cầu tình duyên càng được tin tưởng hơn vì bài thơ "Tương tư" của Vương Duy thời Đường:

"Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỷ chi

Nguyện quân đa thái hiệt

Thử vật tối tương tư."

Bài thơ nói về một loại hồng đậu chỉ nở vào xuân nên đừng ngại tay hái, chúng là vật thể hiện lòng tương tư đấy!

Cây Hồng Đậu Trung Quốc

Tuy nhiên, hồng đậu này không phải đậu đỏ, cũng không dùng để ăn. Nhưng khi phát âm thì lại tương tự đậu đỏ. Có thể chính vì vậy mà giới trẻ đặc biệt tin rằng ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch sẽ giúp họ "đỏ tình duyên", tìm được ý trung nhân yêu sâu đậm dù có gặp bao nhiêu trắc trở như mối tình của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Tuy chè đậu đỏ và ngày Thất Tịch không liên quan gì nhau, song chè đậu đỏ vẫn là một món ăn bổ dưỡng, dễ nấu và thưởng thức chúng vào ngày Thất Tịch cũng là một thú vui, một kiểu "dạo phố Thất Tịch" tại gia.

Ăn chè đậu đỏ - Đỏ đường tình duyên

Đó cũng chính là lời giải thích cho nguyên do tại sao lại ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch mà Nafoods Store gửi đến bạn. Không chỉ là chè đậu đỏ mà các món ăn khác từ đậu đỏ cũng được các bạn trẻ, nhất là các bạn độc thân, hưởng ứng nhiệt liệt. Các quán bán chè đậu đỏ luôn rất đắt hàng trong ngày này.

Ngày Thất tịch [7/7 âm lịch] là ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Sự tích này có trong kho tàng truyện dân gian của cả Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Trong câu chuyện của người Việt, chàng trai nghèo tình cờ gặp Chức nữ [tiên nữ dệt vải] trong rừng khi nàng cùng các tiên nữ khác xuống hồ tắm. Bị chàng trộm mất đôi cánh tiên, Chức nữ không thể về trời và ở lại làm vợ chàng. Khi đã có với nhau một mặt con, một hôm khi chồng đi vắng nàng phát hiện ra đôi cánh tiên của mình giấu trong thúng thóc, bèn đưa con chiếc lược dặn trao cho cha, rồi về trời mất.

Người chồng mang con lặn lội trải qua bao nhiêu khó khăn mới lên được cung trời tìm vợ, nhưng mối nhân duyên của họ không được nhà trời chấp nhận nên họ chỉ có thể lén lút gặp nhau. Luật trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Cùng với cơm ăn đường, nàng đưa cho 2 cha con chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để trên này biết mà cắt dây.

Dọc đường, con đói, người chồng mang cơm ra cho con ăn. Đứa trẻ làm cơm vãi lên mặt trống, đàn quạ sà vào mổ. Chức nữ nghe tiếng trống, cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển. Ngọc hoàng biết chuyện thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu [vì thế chàng được gọi là Ngưu lang] ở bên kia sông Ngân. Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau 1 ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ. Ngày hội ngộ này vợ chồng Ngưu lang ôm nhau khóc nên trời mưa tầm tã...

Chè đậu đỏ là món ăn được ưa chuộng trong lễ Thất Tịch.

Ở Việt Nam xưa, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Những năm gần đây, cư dân mạng trẻ, nhất là dân mạng Trung Quốc, rất quan tâm đến ngày Thất tịch, thậm chí còn gọi đây là Valentine phương Đông. Vào dịp này, các bạn trẻ thường rủ nhau ăn các món từ đậu đỏ để cầu nhân duyên, mong sớm gặp ý trung nhân.

Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn, bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc. Ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch được coi là cách cầu nhân duyên, hoặc giúp cho tình cảm lứa đôi được vững bền, không bị chia cắt.

Trong giới trẻ ngày nay, nhiều bạn không tin câu chuyện "đậu đỏ giúp thoát ế" nhưng vẫn hứng khởi hô hào ăn chè đậu đỏ như một trào lưu vui vẻ, giúp cuộc sống thêm màu sắc. Vì thế, cứ gần đến ngày 7/7 âm lịch là thanh niên độc thân bắt đầu rủ nhau ăn chè đậu đỏ hoặc chia sẻ công thức chế biến món ăn từ loại hạt này.

Thiên An [Tổng hợp]

Ăn chè đậu đỏ và các món liên quan đến đậu đỏ trong lễ Thất tịch liệu có đem lại may mắn trong chuyện tình duyên “như lời đồn” hay không?

Trong một vài năm trở lại đây, cứ đến ngày Thất Tịch [7/7 Âm lịch], chè đậu đỏ và các món liên quan đến đậu đỏ được dịp “lên ngôi” và trở thành một trong những món nhất định phải thưởng thức nếu nhanh chóng muốn thoát ế. Thế nhưng trào lưu này đến từ đâu? Liệu ăn đậu đỏ vào Thất tịch có giúp người ta thoát ế “như lời đồn” hay không? Cùng 2Đẹp lí giải về “hiện tượng” ăn chè đậu đỏ gây sốt này nhé.

Thất Tịch là ngày gì? Lễ thất tịch vào ngày mấy? Nguồn gốc của Lễ Thất Tịch?

Ngày Thất Tịch [ mùng 7 tháng 7 Âm lịch] còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện chàng chăn bò dưới hạ giới Ngưu Lang gặp gỡ và đem lòng yêu Chức Nữ, nàng con gái út của Ngọc Hoàng.

Hai người đã có một khoảng thời gian sống hạnh phúc, cùng làm lụng và nuôi hai con dưới hạ giới. Thế nhưng tình yêu chốn nhân gian này bị phát hiện và chia cắt. Ngưu Lang – Chức Nữ bị giữ lại ở hai đầu dải sông Ngân Hà, Ngọc Hoàng chỉ cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 Âm lịch. Trong ngày này thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, theo dân gian thì đây chính là nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày gặp lại người thương.

Hình ảnh Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau trên cây cầu Ô Thước đã trở thành biểu tượng của lễ Thất Tịch.

Thất Tịch vốn được coi là Valentine của Trung Quốc, thế nhưng đây không phải một ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Do ảnh hưởng của truyền hình và các phương tiện truyền thông, nhiều ngày lễ của Trung Quốc như lễ Thất Tịch [7/7 Âm lịch], Lễ độc thân [11/11]… bỗng trở thành “hot trend” thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. 

Vì sao thất tịch ăn chè đậu đỏ? Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch để “thoát ế” có đúng không?

Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch để “thoát ế” đang được lan truyền rộng rãi ở Việt Nam có đúng “như lời đồn” không? Như đã nói lễ Thất tịch được xem là Valetine của Trung Quốc nên rất nhiều cặp đôi tranh thủ dịp này để tỏ tình. Và cũng giống ngày 14/2 người ta tặng nhau chocolate, lễ Thất tịch, người Trung Quốc sẽ dùng tới "đậu đỏ" như một cách trao tình.

Có điều đậu đỏ để tỏ tình dịp Thất tịch ở Trung Quốc không phải đậu đỏ người trẻ Việt "hò" nhau ăn. Thực tế, “đậu đỏ” được biết đến như “bùa yêu” của lễ Thất Tịch của Trung Quốc có tên gọi là hồng đỏ hay đậu tương tư. Đây là một loại đậu có kích cỡ chỉ bằng đầu ngón tay út, vỏ bóng và có hình dáng khá giống với hình trái tim. Do có màu đỏ tươi, để lâu vẫn giữ được màu mà không lo bị hỏng và có hình dáng “na ná” trái tim, thế nên hồng đậu thường được xem như biểu tượng của tình yêu chân thành, chung thuỷ.

Hồng đậu biểu trưng cho một tình yêu chung thuỷ.

Hồng đậu thường mọc nhiều ở khu vực Hồ Nam, Vân Nam… của Trung Quốc. Vì là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ, thuần khiết và chân thành nên loại hạt này thường được người Trung Quốc, đặc biệt là những người yêu nhau gửi gắm, giãi bày nỗi niềm tương. Chính vì vậy, hồng đậu thường được dùng để kết thành những chuỗi vòng tay hoặc bỏ vào các lọ thuỷ tinh nhỏ hay túi vải trang trí như một vật kỉ niệm nhiều ý nghĩa. 

Những chiếc vòng tay làm từ hồng đậu là món quà thường được các cặp đôi trao cho nhau.

Vì hồng đậu và đậu đỏ trong tiếng Trung đều được gọi là “hóng dòu” [红豆], thế nên khi chuyển ngữ, một fanpage đã hiểu sai và biến biểu tượng của lễ Thất Tịch thành loại đậu đỏ thường dùng để nấu ăn ở Việt Nam. Từ đó, mỗi khi đến ngày Thất Tịch, chè đậu đỏ và các món làm từ đậu đỏ được "săn đón" như một loại "bùa cầu duyên" dành cho hội FA.

Chè đậu đỏ là món ăn thừờng được được hội FA "truyền tai" nhau để mong thoát ế.

Sự khác biệt giữa hồng đậu và đậu đỏ? Ý nghĩa của hạt đậu đỏ

Đậu đỏ là một loại hạt có giá trị dinh dưỡng lớn và có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ như giúp hỗ trợ giảm cân, bổ sung vitamin, tốt cho tiêu hoá, tốt cho làn da, kiểm soát lượng đường, huyết áp… Đặc biệt, khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác, đậu đỏ có thể làm ra được vô số các món ăn hấp dẫn như chè đậu đỏ, bánh bao đậu đỏ, sữa chua đậu đỏ, thạch đậu đỏ… 

Đậu đỏ là loại hạt có lợi cho sức khoẻ.

Khác với đậu đỏ, hồng đậu lại là một loại hạt độc. Nếu không may ăn phải, bạn có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng của ngộ độc như đau bụng dữ dội, nôn oẹ, khó thở và co giật. Chính vì vậy, loại hạt này chỉ được dùng làm các vật lưu niệm chứ không được sử dụng làm đồ ăn.

Ảnh: @phoenix6701.

Mặc dù chè đậu đỏ không phải một món ăn giúp “cầu duyên”, thế nhưng thưởng thức một cốc chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch cũng là một trải nghiệm khá thú vị đúng không nào.

Video liên quan

Chủ Đề