Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Cuối năm 2018, Tokyo sở hữu 234 nhà hàng đạt sao Michelin, chính thức đưa Nhật Bản thành đất nước có nhiều Michelin nhất thế giới. Giải thưởng danh giá vốn ra đời ở Mỹ, được người phương Tây bảo trợ, cuối cùng phần lớn lại thuộc về người Nhật, khiến đầu bếp năm châu đau đầu với câu hỏi: Một đất nước nhỏ bé, không tài nguyên, không khoáng sản, trồng trọt khó khăn, sao lại có thể sinh ra một nền ẩm thực tài hoa đến thế?

Đơn giản là, "cái khó ló cái khôn". Chính vì điều kiện thổ nhưỡng nghèo nàn, không thể sở hựu nấm truffle hay cá hồi thượng hạng, mà người Nhật đã hình thành tinh thần tiết kiệm triệt để, giúp họ sáng tạo ra các món ăn tuyệt vời từ những nguyên liệu bình thường nhất.

Triết lý Mottanaii

Nếu như bạn dùng cơm tại Nhật mà còn sót lại thức ăn trong bát, 90% người bản địa sẽ bất giác thốt lên: "Mottanaii!" – "Phí quá!". Thoạt nghe như một câu cảm thán bình thường, nhưng Mottanaii ẩn chứa cả một bầu trời triết lý liên quan đến Phật giáo, Thiền và cả lịch sử phát triển của Nhật Bản.

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Mottanai Grandma - một nhân vật truyện tranh dùng để giáo dục trẻ em Nhật về nguyên lí không phí phạm trong ăn uống.

Mottanai xuất hiện trong mọi khía cạnh cuộc sống nói chung và ẩm thực nói riêng, với 3 phương châm: Tận dụng – tái chế - và tôn trọng. Cái gì cũng có thể dùng được, cái bỏ đi cũng có thể tận dụng, đồng thời luôn giữ tâm thế biết ơn với mọi thứ thiên nhiên trao tặng. Hơn cả tính tiết kiệm, tư tưởng này bắt nguồn từ quan điểm sống trọn vẹn từng phút giây – vốn gắn liền với Phật giáo Nhật Bản. Ý thức cuộc sống ngắn ngủi, có đó mất đó, ta càng phải trân trọng và tận dụng những thứ có trong tay để không phải hối hận.

Mặt khác, là một đất nước gắn bó mật thiết với thiên nhiên, con người Nhật bẩm sinh đã có sự khiêm nhường lạ kì. Chỉ một hạt gạo, cành rau giản dị với họ cũng là thức quà đáng quý, nên họ tận dụng chúng trong ẩm thực với sự tôn trọng và biết ơn tuyệt đối. Lý giải điều này, nhiều nhà sử học cho rằng nước Nhật vốn nghèo tài nguyên, lại thường xuyên gặp thiên tai, hình thành tâm lý e sợ xen lẫn kính trọng với thiên nhiên – mà nói nôm na bình dân chính là "vì hiếm mới thấy quý".

Đẳng cấp tiết kiệm "thần sầu" trong ẩm thực Nhật

Quán triệt tinh thần nấu nướng với tất thảy lòng biết ơn, người Nhật đã sản sinh ra một nền ẩm thực "ăn không nhả xương" theo nghĩa đen – dù là thịt động vật hay rau củ cũng được tận dụng hết mức có thể, tạo ra những món ăn tinh tế và độc đáo bậc nhất thế giới.

Với các loại thịt, ẩm thực Nhật có thuật ngữ Horumon chỉ dòng ẩm thực từ nội tạng bò và heo. Sở dĩ phải phân loại rõ ràng như vậy, bởi vì nội tạng nặng mùi và khó xử lý hơn hẳn thịt thông thường, trong nhà bếp khác có thể bị đưa thẳng vào thùng rác. Nhưng với kĩ thuật nấu nướng và sự dày công nghiên cứu của người Nhật, đây lại là chuyện khác.

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Hình ảnh cơ bản phải biết khi nấu Horumon: Từng bộ phận trong con vật được phân loại đánh dấu, nắm rõ tính chất và kết cấu cũng như phương thức chế biến phù hợp nhất.

Ví dụ với reba (gan) thường có nhiều mỡ và gân đan xen, nướng tái là chuẩn nhất, giúp miếng gan mềm mượt bên trong mà không bị dai quá. Teppo (trực tràng) tuy nặng mùi nhưng phối hợp với miso lại rất cân bằng và ngon miệng. Sơ chế và tẩm ướp horumon cũng rất cực, vì nó góp phần quyết định món ăn nặng mùi hay thơm ngon. Thông thường, nội tạng mổ xong sẽ được xử lý ngay, tuyệt đối không để qua ngày. Hầu hết sẽ được làm sạch và tẩm ướp với rượu sake thượng hạng để khử mùi, cũng như nâng tầm hương vị. Miếng lòng bò khi đã "ngậm" hương sake đủ đầy, đem đặt lên lò than nóng hỏi, nướng vừa chín tới thì thơm lừng, sần sật và óng vàng xinh đẹp chả kém phần thịt thượng hạng nào.

Hải sản cũng cũng số phận, không bộ phận nào được phép bỏ đi. Với cá, đầu và mắt sẽ được làm sạch, ướp cùng nước tương và sake rồi đem chiên giòn. Mang cá thì đem đi nướng muối. Lòng được luộc để ăn với lẩu. Đỉnh điểm là phần khớp gắn với thịt sò và mang cũng được cắt ra, tẩm ướp, đem chiên giòn ăn sần sật rất vui miệng.

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Lòng cá - món ăn mà nhiều người bỏ nhưng vẫn được người Nhật tận dụng.

Đến với thế giới rau củ, kĩ năng tiết kiệm vi diệu này còn được nâng lên tầm cao mới: Tất cả các loại bã đều ăn được, còn ăn rất ngon! Cặp đôi vàng trong làng tái chế này bao gồm bã đậu và bã rượu. Tất cả đều là phần bỏ đi sau khi lên men của thức ăn, trong văn hóa nước khác thường được đem đi làm… thực phẩm gia súc. Nhưng bạn sẽ nhanh chóng quên điều này khi nhìn vào những món ăn ngon miệng đẹp mắt của Nhật Bản.

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Bã đậu chua nhẹ, thanh thanh đem xào cùng rượu mirin, cà rốt, rễ ngư bang và nấm, rất giàu hương vị nhưng không hề nặng bụng.

Và cuối cùng, hãy chú ý tới khẩu phần ăn của người Nhật. Từ bé, trẻ em Nhật đã được dạy là ăn vừa phải, từ hộp cơm bento nhỏ nhắn mẹ chuẩn bị cho tới bữa ăn trưa ở canteen trường. Người ta tính "sương sương" một đĩa thức ăn của người Nhật chỉ bằng 1/3 của người Mỹ. Nguyên nhân sâu xa đằng sau cũng là vì tính tiết kiệm. Người ta chỉ ăn vừa đủ no, không bày biện thức ăn ê hề nhằm để thừa hoặc rơi vào tình trạng "mắt to hơn bụng".

Điều này kéo theo sự "mini hóa" mọi yếu tố trong nhà hàng Nhật. Từ chén đĩa nhỏ nhỏ xinh xinh đến nhà hàng 3 sao Michelin mà chỉ vỏn vẹn… 4 chỗ. Đã quen với tinh thần tiết kiệm này từ thời lập quốc, người Nhật chẳng ngờ nó lại khiến họ tỏa sáng như thế trong mắt chuyên gia ẩm thực thế giới. Phong cách ăn uống nhỏ nhẹ, vừa phải đó vừa hay lại khớp như y với quan điểm trình bày của ẩm thực cao cấp: Khẩu phần nhỏ khiến món ăn tinh tế, giữ được vị ngon và sự thèm thuồng tiếc nuối cho thực khách.

Có lẽ, bí quyết sau mỹ danh "đất nước nhiều Michelin nhất thế giới" cũng không có gì cao siêu ngoài tinh thần yêu và kính trọng thực phẩm. Bất cứ khi nào vào bếp, người Nhật cũng quán triệt phải tận dụng mọi thứ quà quý từ thiên nhiên, trở thành động lực tạo nên những món ăn độc đáo, tinh tế và sáng tạo.

Bạn cần bổ sung thêm thông tin để hoạt động trên cộng đồng. Điền thông tin

Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?

du học nhật bản giá rẻ

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản  là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á Diện tích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu người Thủ đô Tokyo Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe Tôn giáo chủ yếu đạo Phật .

Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.   

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hàolà một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp  được đánh giá là 1 trong 10nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.

Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; hokkaido kyushushikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồngđỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúagạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là  một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ôtô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Các nhà nghiên cứu Nhật  luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.

Tại sao Nhật Bản nghèo tài nguyên nhưng vẫn phát triển

Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì  tiểu học, trung và đại học được ápdụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản ápdụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục họclên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáodục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học,điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto.Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.

Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anhđào (

sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, nhữngcánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được  người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ;  Là "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiệnnay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ).


Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều  kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong côngviệc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị, đâylà tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân  bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực . Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản  là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới .

THANH GIANG CONINCON.,JSC

Du học Nhật Bản