Tại sao nói kết hôn sớm thì cha mẹ sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với con cái

  • Giáo dục và chiến lược cho cha mẹ

Một khi vấn đề hành vi đã được xác định và nguyên nhân của nó đã được đánh giá, can thiệp sớm là mong muốn bởi vì các hành vi sẽ khó thay đổi chúng tồn tại lâu hơn.

Bác sĩ lâm sàng trấn an cha mẹ rằng đứa trẻ đó khoẻ mạnh [nghĩa là hành vi bất thường của đứa trẻ không phải là biểu hiện của bệnh tật]. Bằng cách xác định về sự thất vọng của cha mẹ và chỉ ra tuần suất của các vấn đề hành vi, bác sĩ lâm sàng thường có thể làm dịu các cảm giác có lỗi của cha mẹ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra các biện pháp có thể và điều trị các vấn đề. Đối với những vấn đề đơn giản, giáo dục của phụ huynh, sự đảm bảo và một số gợi ý cụ thể thường là đủ. Phụ huynh nên được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc dành ít nhất 15 đến 20 phút mỗi ngày để có một hoạt động thú vị với đứa trẻ và kêu gọi sự chú ý đối với các hành vi mong muốn khi đứa trẻ biểu hiện chúng ["nắm bắt hành vi tốt"]. Cha mẹ cũng có thể được khuyến khích để thường xuyên dành thời gian cho con.

Tuy nhiên, đối với một số vấn đề, cha mẹ được lợi từ các chiến lược bổ sung cho sự kỷ luật và sửa đổi hành vi.

  • Cha mẹ nên xác định các yếu tố gây nên hành vi và các nhân tố [ví dụ như chú ý thêm] có thể vô tình củng cố nó.

  • Hành vi mong muốn và không mong muốn cần được xác định rõ ràng.

  • Các quy tắc và giới hạn phù hợp phải được thiết lập.

  • Cha mẹ cần phải theo dõi sự tuân thủ trên cơ sở liên tục và đưa ra các phần thưởng thích hợp cho thành công và nhận xét đối với hành vi không thích hợp.

  • Cha mẹ nên cố gắng giảm bớt sự tức giận khi thực hiện các quy tắc và tăng sự giao tiếp tích cực với đứa trẻ.

  • Tích cực củng cố cho hành vi thích hợp là một công cụ mạnh mẽ mà không có tác dụng phụ.

Giúp cha mẹ hiểu rằng "kỷ luật" hàm ý phương pháp và không chỉ là hình phạt cho phép họ tạo ra phương thức và kỳ vọng rõ ràng rằng mà trẻ em cần. Kỷ luật không hiệu quả có thể dẫn đến hành vi không thích hợp. Việc lăng mạ hoặc hình phạt thể xác có thể nhanh chóng kiểm soát hành vi của một đứa trẻ nhưng cuối cùng có thể làm giảm ý thức về bảo vệ và lòng tự trọng của đứa trẻ. Đe dọa bỏ mặc hoặc dẫn đến hư hỏng. Việc mắng mỏ, đe dọa và trừng phạt thể xác cũng dạy trẻ rằng những lời khiển trách này là phản ứng thích hợp đối với các tình huống mà đứa trẻ không thích.

Phương pháp thời gian nghỉ [time-out Phương pháp Time-Out ], trong đó đứa trẻ phải ngồi một mình ở một nơi đứa trẻ không thích [một góc hoặc phòng [ngoài phòng ngủ của đứa trẻ] không tối hoặc đáng sợ và không có tivi hoặc đồ chơi] trong một khoảng thời gian ngắn, là cách tiếp cận tốt để thay đổi hành vi không thể chấp nhận. Thời gian nghỉ là quá trình học tập cho trẻ và được sử dụng tốt nhất cho một hành vi không thích hợp hoặc một vài lần cùng một lúc. Điểm mấu chốt & sai lầm Nên tránh sự giam cầm đứa trẻ Đối với những đứa trẻ tăng mức độ phản ứng khi được đưa vào time-out, phụ huynh có thể lựa chọn di chuyển nhanh hơn để chuyển hướng khi họ nhận thấy rằng trẻ thừa nhận trẻ sự khiển trách đối với hành vi không thích hợp.

Kiểu hành vi mặc định lặp đi lặp lại có thể bị gián đoạn nếu cha mẹ bỏ qua hành vi khi nó không làm phiền người khác [ví dụ như từ chối ăn] và sử dụng phân tâm hoặc cách ly tạm thời để hạn chế hành vi mà không thể bỏ qua [cơn cáu giận công khai].

Một vấn đề về hành vi không thay đổi trong 3 đến 4 tháng nên được đánh giá lại; Có thể chỉ định huấn luyện quản lý hành vi chuyên sâu hơn hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu của Viện Công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2017

Người bạn đời có lẽ là một tên gọi phù hợp nhất, thiêng liêng nhất để chỉ những người đã kết hôn bởi không chỉ bên nhau như những người yêu, họ còn giữ vai trò là người bạn bên cạnh nhau suốt cả cuộc đời. Người vợ là người tình, người bạn tri kỷ cùng sánh bước với chồng trong hành trình cuộc sống. Sự đồng hành, gắn bó từ những tháng ngày yêu cho đến khi làm vợ/làm chồng, làm cha/làm mẹ khiến người vợ thực sự hiểu và tôn trọng người chồng của mình. Không chỉ là sự ủng hộ sau mỗi quyết định đúng đắn mà mỗi người vợ còn phải mang trong mình sự sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, đồng cảm với người chồng mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu châm ngôn ấy luôn phù hợp dù bối cảnh xã hội có thay đổi như thế nào. Một ngôi nhà chỉ thực sự thành tổ ấm với những ánh lửa hạnh phúc được thắp lên từ người phụ nữ trong gia đình.

Sự đồng hành bên nhau còn là sự nâng đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người chồng để thực hiện được những mơ ước, mục tiêu trong công việc, trong cuộc sống đồng thời có ý thức chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp, giá trị của bản thân, tránh tâm lý tự  tin, an phận, cũng như không lấn lướt, thiếu tôn trọng người chồng.

Đặc biệt khi gia đình hoặc người chồng gặp khó khăn, thất bại, người vợ cần là chỗ dựa để lắng nghe, chia sẻ, động viên và tìm cách hỗ trợ, cùng giải quyết những khó khăn ấy. Trong lúc này, nên hạn chế việc trách móc, hờn giận mà nên xác định cần đồng lòng để vượt qua những thử thách, vì mục đích giữ gìn mái ấm gia đình.

* Giữ vai trò làm vợ

Đời sống hôn nhân của không ít đôi vợ chồng bắt đầu trục trặc khi đứa con đầu lòng chào đời. Người vợ đôi khi vì dành hết thời gian chăm sóc con mà quên đi quyền lợi và nghĩa vụ làm vợ của mình, khiến cho người chồng cảm thấy hụt hẫng. Hãy lấy lại cân bằng cho cả hai vai trò quan trọng này bằng cách dành thời gian và tận dụng mọi cơ hội để hai người được bên nhau, đặc biệt là những khoảnh khắc riêng tư. Đồng thời, tạo điều kiện cho người chồng tham gia vào quá trình chăm sóc con để cùng chia sẻ ý nghĩa của việc làm cha mẹ cũng như tạo sự gắn kết giữa vợ chồng với đứa trẻ và giữa vợ chồng với nhau. Bạn có thể đặt ra những “quy định” nhỏ về việc bố trí thời gian dành cho người chồng như dành một buổi tối trong tuần để nấu bữa tối, xem một bộ phim trên ti vi hoặc chỉ là để cùng đi siêu thị. Những khoảnh khắc riêng tư sẽ tạo cho cả hai những cảm xúc, động lực để không bị xa cách bởi sự bận rộn dành cho con cái cũng như để củng cố vị trí người vợ/người chồng trong suy nghĩ của nửa kia.

* Duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu

Truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng sự riêng tư trong những mối quan hệ thân mật như vợ chồng. Đó là một truyền thống tốt và phù hợp với văn hóa Việt Nam, tuy nhiên đôi khi nó cũng làm ngăn trở sự phát triển tự nhiên của cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình. Các nghiên cứu khoa học đưa ra một số kết luận như trẻ em sống trong môi trường gia đình nhiều tình yêu sẽ có điều kiện để phát triển tự tin, lạc quan hơn và có xu hướng hành xử tích cực với mọi người xung quanh khi trưởng thành.

Là người vợ, bạn nên bày tỏ tình yêu, sự chăm sóc, gắn bó với người chồng trước mặt các con để các con ý thức được về mối quan hệ giữa cha mẹ, học được cách bày tò tình cảm, quan tâm tới người khác. Đồng thời sự khéo léo của người vợ khi duy trì ngọn lửa tình yêu sẽ làm sự đam mê giữa vợ chồng thêm dài, tránh tạo cảm giác nhàm chán, nhạt nhẽo, không cần thiết dễ làm tăng các nguy cơ phai nhạt tình cảm.         

Công việc và gia đình có thể làm bạn mệt mỏi và bận rộn, nhưng đừng quên tặng chồng những nụ cười, ánh mắt vui tươi, câu chuyện cần chia sẻ, cũng như lắng nghe tâm tư của chồng một cách cởi mở, chân thành. Vì nếu cả hai ít trò chuyện với nhau hoặc tệ hơn là không có gì để nói thì quan hệ vợ chồng sẽ xấu đi.

Đặc biệt, cần quan tâm tới mối quan hệ giữa vợ và chồng trong chốn phòng the, bởi đây là bí quyết duy trì hôn nhân bền vững. Bạn hãy cùng chồng chủ động và sáng tạo khơi nguồn đam mê để đời sống tình dục luôn được mới mẻ. Ham muốn tình dục có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố như mệt mỏi, stress, trầm cảm hoặc sự tẻ nhạt, nhàm chán... Do vậy, bạn đừng giam hãm và ngừng sinh hoạt vợ chồng mà hãy quyến rũ, thể hiện ham muốn và duy trì đều đặn "ngọn lửa đam mê" cùng chồng. Sự thờ ơ, rập khuôn trong tình dục dễ giết chết tình yêu. Khi chồng gặp "sự cố",  bạn hãy cảm thông và động viên, không vội thất vọng, chê trách.

* Thủy chung: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp duy trì hạnh phúc, tình yêu và sự bền vững của mỗi gia đình. Cho dù có thể có những người đàn ông mang trong mình những phẩm chất, điều kiện tốt hơn chồng bạn nhưng tình yêu, sự quan tâm, sự gắn bó giữa hai người không phải dễ dàng có được trong một sớm một chiều. Đừng nên vội vã từ bỏ hạnh phúc của mình chỉ vì một vài giây phút yếu lòng.

* Trung thực và tin tưởng: Sự lừa dối và thiếu lòng tin là kẻ thù của hạnh phúc gia đình, của tình yêu. Hôn nhân cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cam kết trung thực với người bạn đời của mình đến trọn đời. Sự trung thực và tin tưởng là hai mặt của một vấn đề về sự cho và nhận, bạn cho đi sự trung thực và sẽ nhận lại sự tin tưởng, toàn tâm toàn ý. Do vậy, cho dù trong cuộc sống có những thay đổi, bất trắc, khó khăn thì người vợ cần giữ sự trung thực với người chồng của mình bằng việc tạo thói quen luôn chia sẻ những vấn đề trong gia đình, không ngần ngại nói ra những khúc mắc, khó khăn hai vợ chồng, không dấu giếm những bí mật có thể gây tổn hại tới quan hệ của hai người và hạnh phúc của gia đình.

Sự tin tưởng cũng là một trong những viên gạch quan trọng để xây dựng nên nền móng tình yêu của vợ và chồng. Tin tưởng là cách thể hiện sự ủng hộ, giao phó cuộc đời cho người bạn đời của mình. Cuộc sống hiện đại với nhiều cám dỗ dễ làm ảnh hưởng tới sự chung thủy của người chồng với người vợ, vậy làm thế nào để duy trì sự tin tưởng cũng như làm thế nào để lấy lại được sự tin tưởng khi người chồng đã trót sai 

lầm một lần. Khi ấy, hãy thẳng thắn nói với người chồng về việc bạn đã suy nghĩ và trăn trở những gì khi lừa dối và giờ đây đang muốn cho người đó một cơ hội mới. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn sống và thấp thỏm rằng lịch sử có thể lặp lại một lần nữa, hãy tự vấn tại sao bạn rộng lượng ở lần đầu tiên. Nếu bởi đó là vì tình yêu, hãy cho người bạn đời biết những hoài nghi của bạn, còn bản thân bạn hãy tự cho phép mình tin tưởng một lần nữa. Một khi bạn không thể tin tưởng được nữa thì chắc chắn mối quan hệ của vợ chồng bạn sẽ rất khó khăn.          

* Giữ hòa khí trong gia đình         

Trong cuộc sống gia đình sẽ có nhiều lúc sóng gió, bất hòa. Để tránh xung đột, bạn hãy học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Trước hết là bằng lời nói. Đừng vội to tiếng tranh cãi, khiển trách, chê bai mà hãy biết tìm một điểm tốt dùng lời khen ngợi trước khi phê bình. Thứ hai là cần biết thấu hiểu và cảm thông. Chính lòng nhân ái, vị tha sẽ giúp bạn giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình tĩnh để phân biệt sự đúng – sai, nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh. Thứ ba, biết nhận lỗi khi bạn có lỗi, tránh "bé xé ra to" hoặc tranh cãi không cần thiết. 

* Tổ chức đời sống gia đình ngăn nắp và chi tiêu hợp lý: 

Tổ chức cuộc sống gia đình là trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới và do đặc thù của sự phân công vai trò trong gia đình Việt Nam thì đến nay, trách nhiệm này vẫn thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Người vợ phải là người chủ gia đình, nắm vững được điều kiện hiện có về tài chính, đặc thù công việc, thời gian sinh hoạt cũng như nhu cầu, đặc điểm của từng thành viên để có kế hoạch sắp xếp cuộc sống cho phù hơp. Mọi hoạt động trong gia đình từ sinh hoạt thường ngày như ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi cho tới việc chăm sóc sức khỏe các thành viên hay kế hoạch tiết kiệm, phân bổ chi tiêu thì người phụ nữ đều cần có kế hoạch.

Bạn phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm, tránh quá tằn tiện hoặc hoang phí. Ngoài ra, bạn cần cùng chồng và con tổ chức những bữa cơm ngon và đủ dinh dưỡng. Một cuộc sống gia đình được tổ chức tốt, thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên và có sự chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương chính là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình bạn.

2.2. Trách nhiệm của người chồng         

* Cùng xây nhà và xây tổ ấm         

Trong gia đình, người vợ là người neo giữ con thuyền hạnh phúc để bạn trở về bến đậu sau những dặm trường mệt mỏi, là mẹ của những đứa con yêu dấu của bạn. Ngày nay, phụ nữ cũng là người lao động giỏi, có hiểu biết, học vấn cao và có địa vị trong xã hội. Họ cũng đóng góp công sức để phát triển kinh tế gia đình. Vậy với tư cách là một người chồng, bạn cùng vợ mình xây đắp cuộc sống gia đình như thế nào? Đừng suy nghĩ theo lối truyền thống rằng người chồng chỉ cần kiếm tiền là đã đóng góp cho 

hạnh phúc gia đình. Ngày nay, vai trò làm chồng, làm cha đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là những dấu ấn của người nam giới thể hiện qua sự quan tâm  

*Trung thực và tin tưởng: Người vợ thường đặt niềm tin yêu vào chồng, do đó sự gắn kết và tin tưởng giữa hai vợ chồng phụ thuộc  rất lớn vào sự cởi mở, trung thực của người chồng. Người vợ sẽ rất thất vọng và đau khổ nếu người chồng lừa dối.          

* Giữ gìn sự thủy chung: Sự thủy chung với vợ hay chồng giúp cho mỗi thành viên tìm thấy ý nghĩa đích thực trong đời sống hôn nhân. Trong cuộc đời, không mấy ai không bị ngả nghiêng trước sóng gió, chính sự thủy chung sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng, sự ngưỡng  mộ và tin yêu của vợ, con.

Những nghiên cứu xã hội học gần đây về vấn đề bạo lực gia đình cho thấy ngoại tình không phải là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình. Nhưng ngoại tình là một trong những lý do được nhắc đến khá nhiều trong nội dung trao đổi với các phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình khi họ bị chồng đối xử tệ bạc, đánh đập, hắt hủi vì lý do muốn bỏ vợ để đến với người tình.

Cảm xúc của người vợ khi ấy ngoài nỗi đau về thể xác còn là sự tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn, của lòng tin. Do vậy, nếu như không còn tình yêu và mục đích sống chung thì cả hai nên lựa chọn những cách cư xử khác để tránh việc làm tổn thương tình cảm của người vợ.

Hiện nay, pháp luật về hôn nhân, gia đình đã ban hành những quy định với chế tài xử phạt nghiêm khắc hành vi làm tổn hại tới quan hệ vợ chồng, cuộc sống gia đình trong đó có hành vi ngoại tình.         

* Biết rộng lượng, tha thứ, yêu thương và chia sẻ: Người chồng có trách nhiệm là người vị tha và tận tụy với gia đình, luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ công việc, niềm vui, nỗi buồn... với người vợ để cả hai vợ chồng luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn.         

* Không sử dụng bạo lực gia đình, không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ:         

Trong gia đình ngày nay, vợ chồng đều bình đẳng. Nếu người chồng chỉ muốn thỏa mãn "cái tôi", coi vợ phải phục tùng chồng, không cho vợ bày tỏ quan điểm, chính kiến, không lắng nghe và tôn trọng vợ thì người chồng không chỉ xúc phạm nhân cách của vợ mà còn tự phá hoại hạnh phúc của chính mình và gia đình. Hãy biết tôn trọng nhu cầu và nhân cách của vợ, bạn sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc gấp đôi.         

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của vợ/chồng trong gia đình. Những số liệu về bạo lực gia đình gần đây ở Việt Nam cho thấy có tới 70% số vụ bạo lực gia đình có đối tượng gây ra là nam giới và thường nạn nhân là phụ nữ – người vợ. Điều này cho thấy bạo lực gia đình 

đối với phụ nữ phổ biến hơn đối với nam giới và như vậy là có nhiều người chồng đã lựa chọn cách hành xử này trong mối quan hệ vợ chồng.

          Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp mà cũng trải qua những sóng gió, khó khăn, bất đồng. Không phải ai cũng có những kỹ năng tốt để xử lý cơn nóng giận hoặc đối mặt với khó khăn một cách bình tĩnh, tuy nhiên người chồng – vốn được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa vững chãi của người vợ không nên hành xử cộc cằn, thô lỗ, bạo lực mà hãy cố gắng trao đổi, xử lý mọi khúc mắc theo chiều hướng tích cực.

Những điều người chồng nên tránh

- Phó mặc mọi việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cho vợ, dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, giao tiếp xã hội: Tổ chức cuộc sống gia đình và chăm sóc nuôi dạy con là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Người chồng không thể chỉ lo kiếm tiền và khoán trắng mọi việc gia đình cho vợ mà cần cảm thông, chia sẻ việc nhà và cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con. Những đứa con được cả cha và mẹ quan tâm nuôi dạy sẽ phát triển nhân cách toàn diện hơn, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn.

- Hành động không trong sáng, minh bạch: Vợ hay chồng đều cần có một "khoảng trời riêng" nhưng không vì thế mà hành động lén lút, mờ ám hoặc giữ khoảng cách lạnh lùng, vợ con bất khả xâm phạm. Khoảng trời riêng là cần thiết để vợ chồng thấy hấp dẫn nhau hơn, tăng thêm tình yêu thương, chứ không phải để đẩy nhau xa hơn.

- Chiều vợ một cách thái quá hoặc thiếu quan tâm đến vợ: Quan tâm, chiều chuộng nhau là liều thuốc bổ của tình yêu. Nhưng không nên chiều theo mọi sở thích của vợ một cách mù quáng; hoặc thờ ơ, vô tâm, bỏ mặc, không quan tâm đến suy nghĩ, tâm tư của vợ.

- Coi thường sự hòa hợp trong quan hệ tình dục: Người chồng luôn phải biết giữ gìn và duy trì tốt sức khỏe tình dục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tình dục của hai vợ chồng. Đừng bao giờ coi thường sự bất hòa trong quan hệ tình dục, bởi điều đó sẽ khiến cho tổ ấm của bạn có nguy cơ bị tan vỡ rất lớn. Khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quan hệ tình dục của hai vợ chồng, cả hai cần cùng nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ và đưa ra các giải pháp để cải thiện, giải quyết.

- Tìm thú vui ngoài hôn nhân: Hiện nay, rất nhiều người cho rằng có "những phút giây ngoài vợ ngoài chồng" là chuyện bình thường. Quan niệm đó thật sai lầm vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ, sự "có mới nới cũ" càng làm cho chúng ta “cả thèm chóng chán”. Hôn nhân không thể tồn tại bởi sự lừa dối, chưa kể những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà người chồng có thể mang về truyền bệnh cho vợ con./.

Trần Kiên [Nguồn: Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình năm 2020 - Vụ Gia đình - BVHTTDL]

Video liên quan

Chủ Đề