Tại sao phải Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non

BÁO CÁO Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”

Tại sao phải Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi
– Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng giáo dục và Chính quyền địa phương về công tác chăm sóc trẻ em trên địa bàn.
– Tập thể CB,GV,NV trong nhà trường luôn nhiệt tình và nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm, yêu thương trẻ, không bạo hành trẻ, không phân biệt đối xử với trẻ…
– Cha mẹ luôn quan tâm đến trẻ, mặc dù cha mẹ bận đi làm được ông bà đưa đón trẻ hàng ngày.
– Tập thể nhà trường luôn đoàn kết, yêu thương và cùng nhau thi đua trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
– Trường chưa có điều kiện tổ chức chuyên đề hội thảo về “Phòng, chống bạo hành trẻ” đến với cha mẹ trẻ. Vì đa số cha mẹ trẻ đều đi làm công nhân, nên nhờ ông bà đưa đón.
– Trường chưa được dự Hội thảo về chuyên đề này, nên còn ngại khi Tổ chức một buổi Hội thảo lớn để tuyên truyền trực tiếp đến cha mẹ trẻ.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
a) Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề (các cấp);  ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, hướng dẫn….(Nêu rõ tên, số hiệu văn bản)
Trường thực hiện các kế hoạch và triển khai đến tập thể Sư phạm về các văn bản, kế hoạch như sau:
– Kế hoạch phối hợp “Về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục Mầm non đến năm 2025” ngày 15 tháng 4 năm 2020;
– Kế hoạch Triển khai công tác trẻ em trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2020, ngày 23 tháng 4 năm 2020.
– Kế hoạch Triển khai, tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em năm 2020” ngày 15 tháng 6 năm 2020.
– Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, ngày 10 tháng 6 năm 2020
b) Công tác đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ
– Tất cả các bộ phận đều quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ theo các kế hoạch được phân công.
– 100% trẻ luôn đảm bảo an toàn tốt về thể chất lẫn tinh thần, trẻ không xảy ra tai nạn gì trong trường.
– Các đồ dùng, đồ chơi các bộ phận thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo, phù hợp, an toàn khi trẻ sử dụng.( bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sàn nhà vệ sinh khô ráo, sạch thoáng khí)
– Có bổ sung, thay mới, sửa chữa kịp thời những đồ dùng, đồ chơi không an toàn .( như đồ chơi ngoài trời các thanh gỗ bị hở đinh, đồ chơi rỉ sét sơn lại, cắt tỉa cành cây  xanh..)
– Giáo viên thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh covid-19 theo chỉ đạo và có tuyên truyền đến PHHS qua Zalo và bản tin của trường lớp.
– Trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh covid-19, vấn đề lấy thông tin cha mẹ cho trẻ nghỉ học tiếp và đi học trở lại.
– Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, các bộ phận thực hiện nghiêm túc và có triển khai đến tập thể cách rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách.
– Giáo viên các lớp thực hiện dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch bệnh (rửa tay, đeo khẩu trang) hình thức quay video clip gửi cha mẹ trẻ qua zalo để dạy bé.
– Giám sát giáo viên các lớp hàng ngày về bạo hành trẻ (thể chất + tinh thần).Tất cả giáo viên thực hiện tốt, không có trường hợp bạo hành trẻ xảy ra.
c) Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Chuyên đề ở các lớp.
– Chỉ đạo và bồi dưỡng cho giáo viên triển khai chuyên đề và thực hiện các chuyên đề của trường về giáo dục kỹ năng sống đến với trẻ như:
+ Chuyên đề: “ Đảm bảo an toàn”
+ Chuyên đề: GDKNS “Bảo vệ vùng riêng tư”, “ Nhận thức của bản thân”
+ Chuyên đề: “ Chăm sóc và bảo vệ mắt”
– Ngoài ra giáo viên lồng ghép vào hoạt động giáo dục và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi về nhận thức về “giới” và “ đảm bảo an toàn bản thân khi có dấu hiệu nghi ngờ xâm hại”  “Không đi theo người lạ”

– Công khai đường dây nóng phòng chống bạo hành và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ngay khu vực cổng trường; khu vực hành chính có hòm thư góp ý để cha mẹ, nhân dân thực hiện nhận xét đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của đội ngũ CB-GV-NV.
2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện)
Nội dung Hình thức Phương pháp thực hiện
Giáo dục về Giới Triển khai cách học đến tập thể CB,GV Học Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
Đảm bảo an toàn cho trẻ Phân công nhiệm vụ từng bộ phận Kiểm tra giám sát sau khi thực hiện nhiệm vụ
Bạo hành hoặc xúc phạm trẻ về thể chất, tinh thần Tổ chức họp HĐSP quán triệt đến tập thể giáo viên Phân công bộ phận kiểm tra, giám sát hàng ngày và báo cáo kịp thời khi giáo viên nhân viên có dấu hiệu vi phạm.
Tập huấn về Giới Học tập trung CBQL và GV Tạo điều kiện cho CBQL, GV được tham dự tập huấn theo yêu cầu của lãnh đạo PGD
Đảm bảo an toàn trong trang trí sắp xếp môi trường lớp học Tập trung xem băng đĩa rút kinh nghiệm. Tổ chức buổi họp chuyên môn, kết hợp xem và rút kinh nghiệm trong việc sắp xếp môi trường lớp học thuận tiện, an toàn.

3. Công tác thanh, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ.
Phân công nhiệm vụ từng người trong ban kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên công tác đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của các nhóm lớp
Kiểm tra hàng ngày về chất lượng đồ chơi ngoài trời, nếu hư loại bỏ, hoặc kém chất lượng tu sửa lại kịp thời.
Phân công  tổ chuyên môn, công đoàn, Chi đoàn tham gia hỗ trợ giám sát giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nếu có hành vi vi phạm bạo hành trẻ thì báo ngay cho BGH nhà trường biết để xử lý.
Kết quả: Trong năm học này đảm bảo an toàn tốt cho trẻ về thể chất lẫn tinh thần.
4.  Kết quả triển khai Kế hoạch ở các cơ sở GDMN
4.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo hành trẻ.
– Tuyên truyền trên bản tin pháp luật của trường về những câu chuyện bạo hành trẻ.
– Nhắc nhở giáo viên không được xúc phạm thân thể trẻ và không được phân biệt đối xử với trẻ
– 100% trẻ được đảm bảo an toàn tốt, không xảy ra tai nạn và không xảy ra bạo hành trẻ trong nhà trường.
4.2. Thực hiện nội dung phòng, chống bạo hành trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở các cơ sở GDMN
– Giáo viên giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn, không được đánh bạn, không giành đồ chơi xô đẩy hoặc cào cấu bạn. Kết quả: 8/8 lớp thực hiện tốt, không xảy ra bạo lực học đường.
– Giáo viên lựa chọn đề tài phù hợp thực hiện hoạt động “giáo dục kỹ năng sống” trên tiết học như: Biết quan tâm chia sẻ, không đi theo người lạ, qui tắc năm gón tay, Kỹ năng tự vệ….
– Thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em”, kết hợp ngày 01/6. Tổ chức cho 100%  trẻ trong trường tham dự. Kết quả trẻ biết được ý nghĩa và hứng thú tham gia tích cực các trò chơi.
4.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
– Giáo viên các lớp đầu tư xây dựng môi trường trong lớp đầy đủ các góc theo hướng mở, bổ sung đồ chơi vào các góc, bố trí đồ dùng phù hợp với trẻ để trẻ tiện sử dụng. Trong lúc trẻ vui chơi các góc, giáo viên cùng lớp có phối hợp nhau quản góc chơi, gợi ý trẻ các kỹ năng chơi, đồng thời xử lý tình huống trẻ tranh giành góc chơi, đồ chơi.
– Xây dựng môi trường thiên nhiên lấy trẻ làm trung tâm, trường vận động giáo viên làm thêm đồ chơi ngoài trời, trẻ được vui chơi thoải mái và phát triển tốt thể lực. Tăng cường thêm những trò chơi dân gian mới lạ, (như bắt cá thật, leo dây, đu dây, đá bóng, nhảy sạp. Tất cả trẻ lớp mẫu giáo được tham gia tích cực)
4.4. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ.
– Tạo điều kiện cho CBQL, GV được tham gia tập huấn đạo đức nghề nghiệp do PGD tổ chức.
– Nhắc nhở Cb,Gv,Nv về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trên các buổi họp Hội đồng Sư phạm nhà trường.
– Bồi dưỡng lý thuyết về kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ thông học qua Bồi dưỡng thường xuyên.
4.5. Phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về bạo hành
trẻ.
– Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về bạo hành trẻ.
5. Tổ chức đánh giá, tổng kết, tôn vinh, nhân rộng những cơ sở GDMN điển hình làm tốt công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ
Chưa thực hiện
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả nổi bật
– Trường luôn đảm bảo an toàn toàn cho trẻ tốt.
– Không có trường hợp nào về bạo hành trẻ và không có bạo lực học đường.
– Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên về đảm bảo an toàn và bạo hành trẻ.
– Kiểm tra giám sát hàng ngày trong công tác đảm bảo an toàn cũng như bạo hành trẻ ở các lớp.
– Tất cả tập thể GV,NV đều thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, yêu thương trẻ, đoàn kết với tập thể và quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt.
2. Khó khăn, hạn chế
Trường chưa có kinh phí để khen thưởng và nhân rộng gương điển hình làm tốt công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với địa phương
Đề xuất lãnh đạo địa phương quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp gần khu vực nhà trường để tránh ô nhiễm môi trường không khí vì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong trường.
2. Đối với Phòng GDĐT
Kiến nghị, đề xuất: Không
Hình ảnh công khai của nhà trường:

Tại sao phải Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
Tại sao phải Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
Tại sao phải Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non