Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Táo bón là hiện tượng số lần đi ngoài 3 lần/tuần kèm theo đó là phân cứng, gây đau và khó chịu khi đi ngoài ở phụ nữ sau sinh. Táo bón sau sinh không chỉ gây trướng hơi, đầy bụng, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi mà còn dễ dẫn đến bệnh trĩ nếu không được điều trị dứt điểm.

Táo bón là bệnh gì?

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Táo bón sau sinh

1. Táo bón sau sinh do đâu?

Sau sinh cơ thể người mẹ thường rất mệt mỏi nên phải hạn chế vận động, đi lại do phải kiêng cữ. Việc nằm một chỗ, ít vận động khiến cho hoạt động nhu động ruột yếu đi, phân di chuyển chậm lại bị tái hấp thu nước nhiều lần trở nên khô cứng gây ra táo bón.

Chế độ dinh dưỡng cũng là nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của mẹ sau sinh. Việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng để có nguồn sữa tốt cho con mà vô tình quên đi phải bổ sung rau củ quả vào bữa ăn khiến cho tình trạng táo bón dễ xảy ra.

Khi cho con bú, co thể mẹ phải chia sẻ một phần lượng nước cho con. Nhưng tâm lý nhiều người mẹ lại sợ uống nhiều nước sẽ làm loãng sữa, con bú không đảm bảo dinh dưỡng.

Một số bà mẹ khi sinh phải cắt nới tầng sinh môn để em bé được sinh dễ dàng. Thế nên sau sinh, vì đau đớn, sợ bục vết thương nên nhiều mẹ không dám đi đại tiện thường nhịn hoặc hạn chế số lần đi cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến táo bón.

2. Cách nhận biết táo bón sau sinh.

Một người bình có thể đi đại tiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, phân đóng thành khuôn và không gây đau đớn. Nếu quá 3 ngày mà không đi ngoài hoặc đi dưới 3 lần trong tuần kèm theo những cơn đau quặn thắt bụng, phân rắn, phải rặn mạnh, lâu mới đẩy được một ít phân hoặc thậm chí là không đẩy được phân ra thì đó là tình trạng táo bón. Táo bón xảy ra sau khi sinh nở một vài ngày thì được gọi là táo bón sau sinh.

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Nhận biết táo bón sau sinh

3. Chữa táo bón sau sinh như thế nào?

> Táo bón nên ăn gì?

Để chữa táo bón sau sinh hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, chế độ sinh hoạt, ăn uống là điều mẹ nên chú ý. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện táo bón sau sinh mà mẹ cần biết:

- Chế độ ăn giàu chất xơ: nên bổ sung đầy đủ các loại rau, hoa quả tươi vào bữa ăn mỗi ngày. Chất xơ giúp cho các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa phát triển, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Mặc dù chất xơ không tiêu hóa được nhưng nó giúp hút nước và trương nở, giúp cơ thể tống thải khối phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Cơ thể người lớn cần hấp thu khoảng 25 đến 30g chất xơ mỗi ngày bằng cách bổ sung các loại rau xanh, trái cây khô, hạt ngũ cốc vào khẩu phần ăn để kích thích nhu động ruột và tạo cảm giác mót rặn.

- Nên ăn sữa chua hằng ngày: vì trong thực phẩm này có chứa probiotic, giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, các loại trái cây nhuận tràng như: Chuối chín, táo, lê, cam, bưởi... cũng rất tốt cho hệ đường ruột.

- Hạn chế các loại thức ăn khó tiêu như: Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh. Không sử dụng các loại chất kích thích như: Cà phê, nước chè đặc...

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

- Nên ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa, thức ăn ở dạng lỏng. Không ăn đồ rắn gây khó tiêu.

- Uống nhiều nước, từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày. Giữ cho tinh thần thoải mái tránh stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung nước ở nhiều dạng như: Nước lọc, nước hoa quả, nước trong thức ăn... Mẹ sau sinh nên uống ngay một cốc nước ấm sau khi thức dậy sẽ được ruột non và ruột già hấp thu một phần để ngăn chặn táo bón hiệu quả.

- Mặc dù các mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi, nhưng việc đi lại, tập vài động tác nhẹ nhàng sẽ giúp tuần hoàn máu, lưu máu và còn kích thích nhu động ruột, cải thiện, ngăn chặn táo bón. Tuy nhiên, với các mẹ sinh mổ thì đợi khi sức khỏe đã ổn định và hết đau mới luyện tập nhé.  Với các mẹ sinh thường, có thể tranh thủ lúc nghỉ ngơi xoa bụng dọc theo khung đại tràng cũng giúp kích thích nhu động ruột đấy.

- Mẹ sau sinh nên cố gắng tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tuyệt đối không nhịn bởi sẽ gây áp lực lên đại tràng, lâu dần làm mất đi cảm giác mót rặn. Cũng không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh bởi nó sẽ tác động lên các tĩnh mạch, gây ra bệnh trĩ và táo bón.

- Tránh căng thẳng, stress, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc... cũng góp phần làm cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.

- Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị táo bón, nhưng với nhũng mẹ sau sinh, khi còn cho con bú phải hết sức lưu ý khi dùng các thuốc này. Vì vậy các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện nhẹ nhàng, uống nhiều nước… là cách an toàn mà không kém phầm hiệu quả.

- Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đẩy lùi táo bón bằng cách dùng các thực phẩm bổ sung hoặc thảo dược từ thiên nhiên như: Tỏi đen, rau diếp cá, đương quy, nghệ…

 TÌM HIỂU THÊM: phương pháp trị bệnh dạ dày - đại tràng dứt điểm

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Táo bón sau sinh có thể gây bục vết mổ, vết may tầng sinh môn hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ ở mẹ. Vậy mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng thường gặp sau sinh này?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ cho con bú không chỉ gây những xáo trộn tâm lý mà còn là nguyên nhân của chứng táo bón sau sinh. Táo bón có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu mẹ không tìm cách cải thiện và phòng ngừa.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng táo bón sau sinh, thường gặp nhất là:

Sự thay đổi nội tiết tố: sự tăng, giảm nồng độ hormone diễn ra từ khi mang thai và kéo dài đến sau sinh làm chậm chức năng ruột.

– Bổ sung vitamin: sau sinh, mẹ thường bổ sung sắt, canxi… bằng viên uống. Các thuốc này có tác dụng phụ là gây táo bón.

– Cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể để tạo sữa: nếu uống ít nước, mẹ sẽ gặp tình trạng táo bón sau sinh.

Tổn thương cơ vòng hậu môn: quá trình chuyển dạ và sinh con có thể khiến cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu tổn thương, gây ra chứng táo bón sau sinh.

Vết rạch tầng sinh môn bị đau: Vết rạch tầng sinh môn gây đau đớn khiến mẹ ngại đi đại tiện. Nhịn lâu dần có thể dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, một số thói quen trong sinh hoạt như chế độ ăn thiếu chất xơ, uống các loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, hạ huyết áp…), lười vận động… cũng là nguyên nhân gây ra chứng táo bón cho mẹ sau sinh.

Các triệu chứng của táo bón sau sinh

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của chứng táo bón:

  • Cảm giác đau đớn, khó chịu khi đi ngoài.
  • Đi ngoài phân nhỏ, cứng và khô.
  • Cảm giác như vẫn còn đầy bụng ngay cả sau khi đã đi ngoài.
  • Mất quá nhiều thời gian để rặn.
  • Chuột rút hoặc đau dạ dày.
  • Tâm lý mẹ căng thẳng quá mức.

Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón sau sinh có thể khắc phục nếu cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Trường hợp táo bón đi kèm với các dấu hiệu bất thường sau thì mẹ cần thăm khám.

  • Phân dính máu hoặc dính chất nhầy.
  • Sốt, nôn.
  • Táo bón kèm theo chứng tiêu chảy rất có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng hoặc cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
  • Táo bón kéo dài không cải thiện, thậm chí nghiêm trọng hơn dù đã nghỉ ngơi khoa học, ăn uống lành mạnh (bổ sung đủ nước, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế thức ăn cay nóng…)

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Hậu quả của táo bón sau sinh

Nếu không sớm khắc phục, táo bón thời kỳ hậu sản có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bệnh trĩ làm mẹ khó chịu và đau đớn.

– Đầy bụng, nhiễm độc hệ tiêu hóa nếu phân ứ đọng lâu ngày.

– Gây áp lực lên thành bụng dẫn đến bục vết mổ đẻ, gây đau hoặc bục vết may tầng sinh môn, sa dạ con

– Bị táo bón nên ăn gì?

Khi đang cho con bú, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để có lượng sữa dồi dào. Nhưng mẹ cần ăn gì, uống gì để phòng ngừa táo bón mà vẫn lợi sữa?

  • Các loại rau củ giàu vitamin, chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, đường ruột hoạt động tốt hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón. Những thực phẩm nhiều chất xơ gồm khoai lang, các loại hạt, đậu, súp lơ xanh, bơ, chuối, táo, lê, rau chân vịt, cà rốt…
  • Uống nhiều nước: Nước làm mềm phân, từ đó giúp mẹ dễ đi ngoài hơn. Tốt nhất, mẹ nên uống khoảng 10-12 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt khi đang cho con bú, mẹ cần bổ sung đủ nước.

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

– Bị táo bón hạn chế ăn gì?

  • Thịt đỏ: Hàm lượng đạm cao trong thịt đỏ có thể khiến hệ tiêu hóa tiêu tốn nhiều thời gian hơn để xử lý. Ngoài ra thịt đỏ cũng chứa một hàm lượng sắt đáng kể. Đây là những thành phần làm chứng táo bón khó cải thiện. Mặc dù sau sinh mẹ cần nhiều dưỡng chất để hồi phục nhưng tránh ăn quá nhiều đạm, gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua): Đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa làm tăng khí, gây đầy bụng, làm táo bón nặng hơn.
  • Thức ăn được tinh chế từ bột gạo, nguyên liệu nhiều dầu mỡ: Đây là “thủ phạm” khiến táo bón nghiêm trọng thêm.
  • Đồ ăn cay nóng: Những món ăn cay (ớt, tiêu), thực phẩm nhiều gia vị có tính “nhiệt” không chỉ làm mẹ táo bón và còn ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.
  • Thực phẩm chứa tanin: Chất tanin có trong rượu vang, trà đặc, cà phê và các loại quả còn xanh non có thể gây táo bón. Do đó, đây cũng là nhóm thực phẩm mẹ nên tránh khi bị táo bón.

Phòng ngừa táo bón sau sinh

Phòng ngừa táo bón sau sinh, bên cạnh dinh dưỡng như trên, mẹ đừng quên làm theo hướng dẫn sau:

– Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ sau sinh nên chia nhỏ lượng thức ăn bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn thường xuyên hơn. Trung bình khoảng 5-6 bữa mỗi ngày.

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng

Những người ít vận động thường có tỷ lệ táo bón cao hơn. Đó là lý do vì sao mẹ nên vận động cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày. Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu và oxy đến tất cả các cơ quan, bao gồm cả ruột. Ngay cả khi chỉ đi dạo một chút với bé cũng có thể đem lại hiệu quả ngăn ngừa táo bón sau sinh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi

– Bổ sung vitamin và chất khoáng

Vitamin và khoáng chất có thể giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón sau sinh. Một số vitamin hoạt động như chất làm mềm phân tự nhiên, chẳng hạn vitamin C, vitamin B5, B12, axit folic… Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.

Mục đích

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

– Rèn luyện thói quen đi vệ sinh

Thường xuyên nhịn đi ngoài có thể dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Vì vậy mẹ nên đi ngay khi có nhu cầu. Tốt nhất, mẹ nên tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định vào buổi sáng sau khi thức dậy.

– Giữ tinh thần thoải mái

Stress, căng thẳng có thể góp phần làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng táo bón. Do vậy, mẹ cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, tránh áp lực hay căng thẳng. Bên cạnh đó cần nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc (khoảng 8 tiếng mỗi ngày).

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị táo bón

– Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón. Vì vậy, nếu đang bị táo bón sau sinh, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách xoa bụng trị táo bón sau sinh

Ngay khi mới phát hiện tình trạng táo bón, mẹ nên tìm cách “dập tắt” ngay bằng cách xoa bụng kết hợp cải thiện chế độ ăn uống.

Xoa bụng chính là cách tăng cường nhu động ruột, giúp cho quá trình bài tiết chất thải trong ruột dễ dàng. Đây là cách trị táo bón cho mẹ sau sinh đơn giản nhưng hiệu quả nhanh chóng.

Hướng dẫn mẹ 2 cách xoa bụng trị táo bón như sau:

– Cách 1

  • Tay trái chống eo, tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng.
  • Thực hiện xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, xoa 36 lần.
  • Đổi tay, tay phải chống eo và thực hiện ngược lại, cũng xoa 36 lần.

– Cách 2

  • Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ.
  • Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải, thực hiện 50 vòng.

Khi áp dụng, mẹ lưu ý không nên xoa bụng ngay khi mới ăn xong vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, tạo tâm lý mệt mỏi.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về chứng táo bón sau sinh. Táo bón có thể là triệu chứng đáng lo ngại nếu đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, vậy nên mẹ đừng chủ quan nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.