Tại sao sữa mẹ từ chảy

Thông thường việc tiết sữa non khi mang thai là hiện tượng rất bình thường ở bà bầu từ tháng thứ 7 trở đi, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện sớm thì sẽ là nguy cơ cảnh bảo một sự thay đổi bất thường trong cơ thể mẹ. Hiện tượng bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung rất thường gặp của nhiều chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải tình huống này.

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp thời gian tiết sữa trong thai kỳ và có biểu hiện dấu hiệu như thế nào. Tuy nhiên các mẹ bầu luôn phải cảnh giác với hiện tượng này vì nguy hiểm nhất khi ra sữa non sớm ở mẹ bầu đó là dấu hiệu của thai chết lưu. Khi phát hiện ra sữa non sớm trong thai kỳ khi chưa tới ngày sinh con thì các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và có cách khắc phục kịp thời.

1. Dấu hiệu nhận biết ra sữa non

Dấu hiệu bình thường

Đầu tiên, mẹ sẽ thấy xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, nó khá giống như mụn. Dấu hiệu này có nghĩa là mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó hoặc là cả tuần, mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.

Dấu hiệu mẹ nên đi khám

Tiết sữa non quá sớm: Tiết sữa non từ tháng thứ 6 trở đi là bình thường ở thai phụ. Nhưng nếu mẹ thấy dấu hiệu tiết sữa non sớm hơn [tức là từ tháng thứ 5 trở về] thì bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Sữa non có lẫn máu: Nhiều thai phụ hoảng hốt, hoang mang vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Đây là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy vậy, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.


2. Ra sữa non sớm khi mang thai có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn cần biết thế nào là ra sữa non sớm khi mang thai. Thông thường các mẹ bầu thường ra sữa non khi thai đã lớn. Sữa non có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai thường là tháng thứ 7 trở đi và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con. Một số mẹ không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.

Thế nhưng, khi cơ thể gặp bất thường, các mẹ bầu ra sữa non sớm hơn tháng thứ 7 của thai kỳ thì có thể đây dấu hiệu nguy hiểm. Do vậy, nếu gặp hiện tượng ra sữa non sớm, các mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay lập tức.

Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu thai chết lưu: Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc đây chính là những cảnh báo nguy hiểm như thai chết lưu.

Nếu dấu hiệu này kèm theo hiện tượng như: đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin cao ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.


3. Mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non sớm

Thực thế, hiện tượng này không mang đến cảm giác đau đớn hay mệt mỏi, chỉ là một chút bối rối nếu mẹ bầu đang ở chốn công cộng mà thôi. Nếu muốn hạn chế tình trạng này, mẹ thử áp dụng một vài cách dưới đây nhé.

Tạo chút áp lực lên đầu ngực: Ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.

Dùng miếng thấm sữa: Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực và chúng sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực. Sau đó, mẹ hãy thay miếng lót khi cảm thấy chúng đã đủ ướt.

Chọn quần áo có hoa văn: Các loại vải có hoa văn sẽ giúp mẹ che giấu được vết sữa loang ra trong trường hợp sữa bị thấm ra lớp áo ngoài.

Mang theo áo ngực dự phòng: Nếu bị chảy sữa nhiều, tốt nhất mẹ nên để sẵn một chiếc áo ngực khác ở trong túi để thay thế cho chiếc bị ướt.

4. Hướng dẫn chăm sóc bầu ngực khi mang thai

Mẹ hãy nhớ chọn áo lót bằng chất liệu cotton, mềm và thoáng. Không nên mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Những chiếc áo ngực chật bó khít sẽ gây cảm giác đau nhức và khiến mẹ khó thở.

Thường xuyên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Lưu ý, mẹ nên tránh dùng xà phòng tắm hay các loại mỹ phẩm khác vì chúng có chứa độ kiềm cao sẽ thể khiến da vùng ngực bị dị ứng, gây tổn thương.

Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo, cảm giác khó chịu và hôi hám. Mẹ nên thay áo lót thường xuyên, sử dụng tấm vải xô hoặc tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực khô thoáng, sạch sẽ.

Nhiều mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn, đó là một sai lầm. Việc nặn sai cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.

Video liên quan

Chủ Đề