Tại sao trẻ không chịu đắp chăn

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC CON > Sức khoẻ của trẻ >

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi vutungduong, 12/11/2011.

Tags:

Trang 1 của 4 trang

1 2 3 4 Tiếp >

Nhiều bà mẹ chẳng thể an tâm ngủ ngon khi con liên tục đạp chăn, chân tay lạnh ngắt mà chẳng biết tự đắp lại cho mình.

Hầu như tất cả những ông bố, bà mẹ đều đã từng một lần trải qua cảm giác bật dậy giữa đêm và rồi giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy con đã tung hết chăn ra khỏi mình, có bé năm co quắp, chân tay lạnh ngắt nhưng lại không tự biết đắp chăn cho bản thân. Giải quyết vấn đề giữ ấm cho trẻ trong đêm và tránh đạp chăn khi ngủ luôn là nỗi đau đầu của rất nhiều bà mẹ, nhất là vào những ngày gió mùa Đông Bắc tăng cường như thế này, chẳng ai yên tâm mà ngủ cho được.

Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc thật nhiều quần áo cho bé, khiến bé không xoay được mình, bị nóng bức, mồ hôi cũng không thoát ra được, ngấm ngược trở lại cơ thể, gây viêm đường hô hấp.

Để khắc phục tình trạng này, xin mách chị em một số kinh nghiệm “xương máu” trị con ngủ hay đạp chăn của các bà mẹ đi trước:

- Dùng túi ngủ là phương pháp phổ biến của nhiều bà mẹ ở nước ngoài nhưng vẫn chưa quen thuộc lắm với nhiều chị em ở Việt Nam.

Túi ngủ thường được thiết kế dưới dạng một chiếc bao bố lớn, bằng vải dày, nỉ hoặc có chần bông mà trẻ chỉ có thể thò đầu hoặc một phần hai tay ra ngoài. Tuy nhiên, giá thành của túi ngủ hiện nay cũng khá đắt, dao động từ 300.000 – 1 triệu VNĐ/cái tuỳ độ dày mỏng và thiết kế.

- Tận dụng vỏ chăn có khoá kéo là cách làm mẹo của nhiều chị em. Khi bé ngủ, mẹ kéo vỏ chăn và đặt con ở bên trong. Khi ấy, vỏ chăn sẽ giống hệt một chiếc túi ngủ mà con chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người.

- Mặc cho con đồ ngủ kiểu pyjama dày.

Khi bé đã lớn, hiếm cô nhóc cậu nhóc 2,3 tuổi não vẫn còn chịu nằm túi ngủ hay vỏ chăn. Lúc này, lựa chọn pijama ngủ cho con là giải pháp hợp lý. Khi lựa chọn đồ pijama cho con, mẹ nên lưu ý mẹo nhỏ chọn phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Để bé nằm lọt thỏm cả người, tay chân trong áo, nên đêm đến có muốn đạp cũng không ra nổi. Nếu có thể, nên chọn pijama loại liền bụng để giữ ấm luôn phần bụng cho bé.

- Để con không lạnh chân khi đi ngủ, mẹ nên lựa chọn quần liền tất bàn chân hoặc quần ống chun dài, như vậy khi con ngủ, chân của bé sẽ hoàn toàn nằm trong phần ống quần mà không lo bị tuột

- Một mẹo nhỏ hay được nhiều bà mẹ sử dụng, đó là đắp ngực con bằng một chiếc yếm mềm hay khăn mỏng rồi mới hoặc áo cotton cổ thấp thoải mái. Như vậy vừa giữ ấm ngực, tránh ho mà con không khó thở.

- Với chăn đắp cho con, đừng nên “ki bo” mà lựa chọn chăn nhỏ, cho con đặp một chiếc chăn mỏng nhưng rộng, đêm bé cuộn người vài lần chăn sẽ quấn vào người chứ không tuột ra.

- Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.

- Đặt riêng cho bé nằm một bên, tránh nằm giữa bố mẹ.

- Đắp một khăn bông to lên bụng con và sau đó đắp một chăn mỏng là vừa. Khăn bông đắp lên bụng bé rất quan trọng. Dù bé có đạp chăn ra thì vẫn có khăn bông che bụng.

- Quan trọng nhất là phòng ngủ của bé phải ấm, không có gió lùa.

- Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.

- Những hôm trời rét đậm, có thể mặc cho bé bộ quần áo bông mỏng mềm nhưng rộng rãi.

[Theo Khám phá]

- Việc con trẻ đạp tung chăn khi ngủ dễ khiến con bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp khiến nhiều cha mẹ đau đầu tìm cách đối phó.

Tin liên quan

Giúp mẹ đối phó khi con không chịu mặc quần áo mùa đông

Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ ma sau lễ hội Halloween

Khi gió mùa về, trong khi hầu hết người lớn chỉ muốn nhanh chóng được chui vào chiếc chăn bông ấm áp để có một giấc ngủ bình yên cho tới sáng, thì đối với trẻ nhỏ, mọi việc diễn ra hoàn toàn ngược lại. Bé luôn cảm thấy việc đắp chăn rất vướng víu và khó chịu nên có thể đạp tung bất kỳ lúc nào. Cha mẹ cũng cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải liên tục dậy đắp chăn cho con.

Trẻ liên tục đạp tung chăn khi ngủ dù trời lạnh không phải là chuyện hiếm gặp trong các gia đình có con nhỏ. Ảnh: Huyền Linh

Trẻ dễ bị cảm lạnh nếu đạp chăn khi ngủ

Trẻ em được biết đến với tính cách hiếu động, không chỉ hoạt động không ngừng nghỉ khi thức, mà ngay cả khi ngủ, các bé cũng không chịu nằm yên. Việc trẻ đạp tung chăn khi ngủ không phải là chuyện hiếm gặp trong các gia đình có con nhỏ. Và việc các "mẹ bỉm sữa" không có nổi một giấc ngủ ngon vì phải liên tục dậy đắp chăn cho con với vòng tuần hoàn "đắp - đạp - đắp" trong đêm lạnh cũng là chuyện rất đỗi bình thường khi nuôi con.

Không ít bà mẹ chia sẻ rằng, từ khi có con nhỏ, chuyện ước mơ được một đêm ngủ ngon là chuyện xa xỉ. Việc con đói, con khóc, con đạp chăn đều đến tay người mẹ phải... giải quyết.

Mùa lạnh, chuyện trẻ ốm sốt, ho, sổ mũi và viêm họng, viêm phế quản là chuyện liên tục xảy ra, nguyên nhân cũng vì trẻ dễ bị nhiễm lạnh do mặc không đủ ấm, mặc quá nhiều áo khiến con ra mồ hôi rồi thấm ngược lại gây cảm lạnh. Mặt khác, trẻ thường xuyên đạp chăn khi ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về đường hô hấp ở bé.

"Mỗi đêm tôi phải dậy ít nhất 5 lần", đó là chia sẻ của chị Ngọc [ở Mê Linh - Hà Nội] khi đang nuôi con nhỏ hơn 18 tháng tuổi.

Theo lời chị Ngọc, thời con gái chị thường xuyên bị mẹ la rầy vì ngủ nướng, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, khi lấy chồng sinh con, chị mới thấm thía nỗi vất vả của việc nuôi con nhỏ, khi mà chị mong được một đêm ngủ ngon trọn vẹn cũng không thể. Đêm nào chị cũng phải giật mình thon thót kiểm tra tình trạng của con.

Đối với chị Ngọc, khó khăn nhất vẫn là chuyện con liên tục đạp chăn khi ngủ dù trời rất lạnh, do vậy, đêm nào không may chị ngủ quên chưa kịp đắp lại chăn cho con là hôm sau con có thể bị cảm lạnh, viêm phổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nhà chị Liên [ở Thanh Trì – Hà Nội] cũng tương tự, dù con gái 5 tuổi nhà chị đã ngủ riêng, nhưng đêm lạnh chị vẫn phải dậy liên tục để đắp chăn cho con. Vì mất ngủ nhiều lại sợ ngủ quên chưa kịp dậy kéo chăn khiến con dễ bị cảm lạnh, nên chị đành phải bật điều hòa chế độ làm ấm hoặc sử dụng máy sưởi cho con những hôm thời tiết khắc nghiệt.

Việc con trẻ đạp tung chăn khi ngủ dễ khiến con bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp khiến nhiều cha mẹ đau đầu tìm cách đối phó. Ảnh: Huyền Linh

Đối phó thế nào khi con đạp chăn trong lúc ngủ

Nhiều cha mẹ đau đầu tìm cách đối phó với con khi liên tục đạp chăn khi ngủ. Việc con đạp chăn khi ngủ dễ khiến con bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp nên các ông bố bà mẹ không thể thờ ơ.

Để đối với con liên tục đạp chăn khi ngủ, các bà “mẹ bỉm sữa” đã làm thế nào? Mời các bà mẹ đang mệt mỏi về về việc phải thức đêm đắp chăn cho con tham khảo nhé!

Trang bị túi ngủ cho con

Trang bị cho con một chiếc túi ngủ ấm áp là lựa chọn của nhiều cha mẹ khi phải dậy liên tục đắp cho con trong đêm.

Khi nằm trong chiếc túi ngủ, bé sẽ cảm thấy như được ôm ấp khiến trẻ ngủ ngon hơn và hết cơ hội đạp chăn, mẹ cũng không phải giật mình tỉnh giấc vì con nữa.

Mặt khác, khi nằm trong túi ngủ, dù trẻ có ngọ nguậy, xoay người thì cũng không bị chệch ra ngoài khiến con bị nhiễm lạnh.

Đắp chăn mỏng cho bé

Việc đắp hoặc cuốn cho bé một chiếc chăn mỏng quanh người từ ngực tới đầu gối, [tất nhiên không đắp cánh tay] trước khi đắp chăn lớn cho bé là lựa chọn tốt cho bé.

Với chiếc chăn mỏng quanh người, dù bé có giơ chân đạp tung chiếc chăn lớn trong đêm, thì bé cũng sẽ không bị nhiễm lạnh do trên cơ thể bé vẫn còn một lớp chăn giữ ấm.

Nếu không có chăn mỏng, mẹ có thể cuốn cho bé bằng chiếc khăn lớn để giữ ấm ngực và bụng cho con khi trời trở lạnh.

Mặc quần áo liền tất cho bé

Để đối phó con hay đạp chăn khiến bé dễ bị nhiễm lạnh khi ngủ, nhiều cha mẹ lựa chọn cách trang bị cho con bộ quần áo liền tất kín từ cổ tới chân.

Với bộ trang phục này, mẹ không cần phải lo lắng việc liên tục dậy đắp chăn khi trời lạnh nữa, bé cũng dễ dàng xoay người hay trở mình khi cần thiết.

Tuy nhiên, những bộ trang phục này chỉ phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Khi trẻ đã lớn, việc tìm mua cho bé 1 bộ quần áo theo mẫu trên là rất khó. Mặt khác, khi trẻ đã lớn, cha mẹ cũng cần sự hợp tác của trẻ trong việc chọn cho mình 1 bộ trang phục theo đúng ý, dù đó chỉ là quần áo ngủ.

Sau tất cả các cách trên, mẹ cũng lưu ý rằng, việc mặc quá ấm cho con trong thời tiết lạnh cũng không phải là cách tốt nhất. Mẹ luôn phải theo dõi nhiệt độ cơ thể con, nếu bé mặc quá ấm khiến cơ thể đổ mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể khiến bé dễ bị cảm lạnh.

Huyền Linh

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Video liên quan

Chủ Đề