Tại sao việc tìm ra lửa lại là một phát minh lớn của con người

790 nghìn năm trước, con người đã tạo ra lửa

Các nhà khảo cổ làm việc tại vùng Gesher Benot Yaaqov.

Bằng việc phân tích các mẫu đá lửa trong khu vực khảo cổ bên bờ sông Jordan, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hebrew, Israel, phát hiện rằng, những nền văn minh sớm đã học cách tạo ra lửa, một bước ngoặt cho phép con người đi khám phá những vùng đất xa lạ.

Một nghiên cứu trước đó tại khu vực khảo cổ nói trên, được công bố năm 2004, chỉ ra rằng, ngay từ thời kỳ đầu, con người đã kiểm soát được lửa, như truyền lửa bằng các nhánh cây bị cháy. Nhưng giờ đây, các nhà khảo cổ học cho rằng, nhiều khả năng người cổ đại đã tự tạo ra lửa hơn là dựa vào các hiện tượng tự nhiên như sét.

Chính khả năng tạo ra lửa không dựa vào yếu tố tự nhiên đó đã thúc đẩy con người tiến dần lên phương bắc.

Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Quaternary Science, đã vẽ nên bản đồ 12 địa tầng khảo cổ tại Gesher Benot Yaaqov thuộc miền bắc Israel. Tại đây, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra sự tập trung của các viên đá lửa, giải thích cho dấu tích của những lò sưởi cổ đại.

Nhà khảo cổ học Nira Alperson-Afil nói, trong khi các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy dấu vết của diêm hay bật lửa nguyên thuỷ thì những mẫu đá lửa tìm được tại Gesher Benot Yaaqov là bằng chứng cho thấy khả năng tạo ra lửa, dù phương pháp sử dụng chúng còn chưa rõ ràng.

Bà Alperson-Afil khẳng định: Các dữ liệu mới này cho thấy lửa đã tiếp tục được tạo ra, được duy trì qua nhiều nền văn minh và nó hoàn toàn độc lập với lửa tự nhiên.

Khu vực khảo cổ nằm tại thung lũng Jordan, tuyến đường quan trọng giữa châu Phi và châu Âu, nên nó đã cung cấp bằng chứng về sự di cư của con người.

Một khi những người tiền sử đã điều khiển được lửa để bảo vệ họ khỏi dã thú và dùng để sưởi ấm và tạo ra ánh sáng, thì họ đủ tự tin để dời đến định cư ở những vùng đất xa lạ, bà Alperson-Afil nói.

THU TRANG [Theo Reuters]

Video liên quan

Chủ Đề